Cập nhật thông tin chi tiết về 10+ Các Món Đãi Khách Ngày Tết Ngon ✅ Dễ Làm ✅ Tại Nhà ✅ mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tết Nguyên đán ở Việt Nam là một dịp rất đặc biệt. Ở mọi nơi bạn nhìn thấy trong những ngày này trên mảnh đất hình chữ S sẽ có những câu đối, đèn lồng, hoa và những màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Nhưng lễ kỷ niệm này không chỉ dành cho mắt, mà còn cho dạ dày nữa. Dưới đây là tổng hợp các món ăn truyền thống để đãi khách trong dịp năm mới của người Việt, chúng thực sự đặc biệt hấp dẫn và rất dễ làm.
1. Bánh chưng
Chiếc bánh này có một lịch sử lâu đời gắn liền với truyền thuyết về vua Hùng Lang thứ 16. Để bày tỏ lòng biết ơn của mình với cha và trái đất, Hoàng tử Lang Liêu đã tạo ra những chiếc bánh – bánh chưng. Là bánh có lịch sử lâu đời nhất về văn hóa ẩm thực Việt Nam, nguyên liệu chính làm bánh chưng bởi vậy là gạo nếp. Lí do là vì chiếc bánh chưng có ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của cây và gạo tự nhiên trong văn hóa trồng lúa nước. Ngoài ra, trong chiếc bánh chưng còn có đậu xanh, thịt lợn, tất cả chúng được đóng thành hình vuông và đem đi luộc luộc. Bánh chưng được gói bằng lá dong.
2. Trái cây sấy
Những món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe này được gọi là Ô mai – và có nhiều loại, cũng như những cách làm ra những món ăn nổi tiếng này. Về cơ bản, nó là một loại trái cây – mận, chanh, me, đào, mít, xoài, táo và dứa được liên tục sấy khô trước khi được ngâm trong một số hỗn hợp muối, vôi, đường và / hoặc ớt.
3. Mứt gừng
Những ngày đầu năm mới ở Việt Nam thường được dành cho gia đình và bạn bè thân thiết. Đây là thời gian để mọi người họp mặt và thăm hỏi nhau. Mặc dù bữa tối rõ ràng là điểm thu hút chính cũng là bữa đặc biệt quan trọng trong các gia đình, nhưng không có Tết nào qua đi mà người Việt không có một bàn thức ăn gồm các món ăn nhẹ – và không có bàn nào đón khách nào mà thiếu mứt gừng.
4. Xôi gấc
Còn được gọi là xôi đỏ. Màu đỏ đặc biệt của món ăn này rất quan trọng trong dịp Tết vì nó tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Xôi gấc được làm bằng cách nấu xôi và kết hợp với thịt của quả gấc đã chín. Xôi gấc đích thực không bao giờ sử dụng màu thực phẩm .
5. Thịt gà
Gà đóng một vai trò quan trọng trong các sự kiện ở Việt Nam, không chỉ trong những ngày Tết. Món ăn thường thấy được chế biến là thịt gà hấp hoặc luộc.
Một con gà trống thiến và luộc trong ngày Tết là biểu tượng của sự tinh khiết. Chúng ngon nhất khi được chấm trong nước sốt chanh và muối.
6. Hạt dưa
Hạt dưa rang luôn hoàn hảo khi đi kèm với một tách trà. Để ăn chúng, bạn sử dụng răng cửa của bạn và đào ra phần ngon nhất ở trung tâm của hạt dưa, gọi cách khác là nhân.
Hạt dưa giờ có thể mua sẵn hoặc bạn hoàn toàn có thể tự tay rang chúng.
7. Chả giò
Tương tự như các món nem được tìm thấy ở Trung Quốc, món ngon này thường được làm bằng thịt lợn xay, nấm và cà rốt xắt nhỏ. Trước kia phổ biến ở miền Nam Việt Nam, nhân được gói trong một tờ bánh tráng và chiên giòn.
8. Giò nạc
Giò nạc có thể được làm từ nhiều loại thịt, nhưng thường được làm bằng thịt lợn hoặc thịt bò. Thịt được xay nhuyễn, sau đó bọc trong lá chuối để luộc. Thành phẩm cuối cùng là một tay thịt trắng mịn được cắt thành các khúc khi bày lên mâm.
9. Thịt kho nước dừa
Món ngon này bao gồm thịt lợn được ướp và om. Sau đó, nó được nấu với nước dừa và trứng. Sự kết hợp này là hoàn hảo!
10. Nem chua
Như một loại xúc xích lên men, nem chua có vị cay, ngọt và chua. Thịt sống hoặc chín (tùy nơi) thường được gói cùng với tỏi và ớt trên đầu; sau đó để trong một thời gian cho thực phẩm chua đi.
11. Canh khổ qua nhồi thịt
Mướp đắng là một trong những loại trái cây phổ biến ở các nước châu Á, chúng có vị đắng. Đây là một món ăn liên quan đến vấn đề tâm linh, mướp đắng nhồi thịt như một tượng trưng cho năm mới nhiều may mắn, những nỗi khổ đau của năm mới sẽ được qua đi.
Thông thường, mướp đắng sẽ được làm sạch, lấy hết ruột ra. Sau đó nhồi thịt lợn thái hạt lựu cùng hành vào và luộc.
12. Dưa hành
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là câu ca cao Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Dưa hành là một món ăn không thể thiếu được trong những ngày đặc biệt này như một món ăn truyền thống nhiều ý nghĩa.
13. Thịt đông
Món thịt đông của miền Bắc thường được tự làm trong thời tiết lạnh. Trong không khí se se, thịt đông ngày Tết trở nên ngon hơn. Món ăn này được làm từ thịt lợn ba chỉ, đôi khi được nấu từ cả con gà, cộng với một mảng da heo. Tất cả đều được hầm. Sau khi nấu chín, để nhiệt hạ tự nhiên, sau đó chúng sẽ tự đông lại. Một miếng thịt đông ăn kèm một củ hành muối chính xác là hương vị của năm mới.
Những món ăn trong ngày Tết luôn mang đậm hương vị của quê hương. Trong dịp Tết, mọi nhà đều không thể không có món ăn này khi các thành viên hoặc khách khứa cùng quây quần bên mâm cơm mừng năm mới. Tự làm những món ăn truyền thống bởi vậy không chỉ như một cách tưởng nhớ đến tổ tiên mà còn là cách thức để lưu giữ những nét đẹp văn hóa tự bao đời.
Độc Đáo Với Món Rươi Chiên Xù ❤️?✅
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Con rươi: tùy theo nhu cầu của gia đình mà bạn hãy chuẩn bị lượng rươi tương ứng. Với Món Rươi Chiên Xù bạn cần chọn những con rươi to mập thì chế biến thành món ăn càng ngon. Tránh những con nhỏ, ươn chết vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị món ăn và nguy hiểm hơn, những con rươi kém chất lượng này có thể sản sinh độc tố, ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nếu là rươi đông lạnh thì phải tiến hành rã đông rươi bằng cách để rươi dưới ngăn làm lạnh khoảng 1 giờ rồi mới chế biến. Không được rã đông rươi bằng lò vi sóng hay ngâm trong nước lạnh.
Bột chiên xù và bột chiên giòn: bạn chọn mua loại bột chiên theo ý thích và mua số lượng phù hợp với số lượng rươi sẽ chế biến.
Trứng gà: 2 đến 3 quả.
Vỏ quýt: 1-2 vỏ quả quýt hôi. Đây là nguyên liệu không thể thiếu để tạo thêm hương vị và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa khi thưởng thức các món ăn được chế biến từ rươi.
Lá lốt: 3-5 lá lốt to, chọn loại lá lốt không quá non không quá già.
Hành khô: 1 củ
Gia vị: Hạt nêm, mì chính, dầu ăn.
Tiến hành chế biến món rươi chiên xù
Con rươi sau khi mua về phải được sơ chế thật sạch sẽ: đầu tiên là nhặt hết mọi rác bẩn, con ươn chết có màu xanh rồi rửa trong nước lạnh cho sạch nhờn bẩn, sau đó vớt rươi ra và tiếp tục trần chúng qua nước nóng để cho lông rươi rụng hết. Cứ trần liên tục như vậy khoảng 3 lần là con rươi sẽ hết nhớt và sạch sẽ. Quá trình sơ chế rươi phải làm cẩn thận và nhẹ tay, không để cho con rươi bị vỡ bụng. Sau khi trần xong thì vớt rươi ra rá, để cho ráo nước.
Vỏ quýt và hành khô rửa sạch băm nhỏ cho vào tô lớn rồi cho rươi vào, nêm nếm hạt nêm mì chính vừa ăn rồi để trong khoảng 15 phút cho hỗn hợp ngấm đều gia vị.
Trứng gà đập ra bát riêng rồi đánh đều, cho gia vị rồi tiếp tục đánh cho hỗn hợp tan đều. Đổ bột chiên giòn và bột chiên xù ra hai chiếc bát rộng khác nhau để tẩm bột chiên cho con rươi.
Con rươi sau khi đã ráo nước, bạn dùng thìa nhỏ múc vài con một vào bát bột chiên giòn rồi vớt rươi ra nhúng vào bát trứng, tiếp tục vớt chúng ra cho vào bột chiên xù, vì con rươi rất nhỏ nên bạn có thể làm 3,4 con một lần tẩm bột chiên. Được lần nào thì cho vào chảo dầu nóng và chiên luôn.
Chú ý không để lửa to vì sẽ làm con rươi bị vỡ bụng, mất ngon, lại dễ làm món rươi chiên xù bị cháy xém. Trong lúc chiên phải chú ý căn lửa nhỏ, lật miếng rươi chiên liên tục để chín bên trong và vàng đều ở bên ngoài. Trong lúc chiên, số ít con rươi có thể bị vỡ bụng khi còn chưa chín vì quá nóng, vẫn cần kiên trì nhỏ lửa và chiên kỹ cho con rươi chín vàng đều.
Sau khi chiên xong gắp rươi ra giấy thấm dầu để ráo dầu rồi bày ra đĩa và trang trí sao cho thật đẹp mắt. Bạn có thể trang trí cùng với lá lốt thái nhỏ rán giòn, vừa đẹp mắt vừa tạo thêm mùi vị thơm ngon cho món rươi chiên xù.
Nước chấm: nước chấm rươi là nước mắm ngon pha loãng với một chút nước lọc, sau đó cho ớt, vỏ quýt, tỏi băm nhỏ vào là có thể thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tương ớt hoặc tương cà thay cho nước mắm cũng rất thích hợp với món chiên xù này.
Rươi Chiên Xù ăn ngon nhất khi vừa mới chế biến và để cho ráo dầu xong. Khi ăn, lớp vỏ bên ngoài đã hơi nguội nhưng vẫn giòn ruộm, vừa thơm vừa ngậy, bên trong con rươi vẫn còn nóng, đậm vị ngọt thơm béo ngậy của rươi, thoang thoảng mùi thơm của lá lốt và vỏ quýt.
Cách Làm Món Nem Rươi Ngon Thật Dễ Dàng Tại Nhà ❤️?✅
Nếu ai đã từng về Hải Dương và nếm thử các món ngon hấp dẫn của vùng đất này thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon, béo ngậy của các món ngon từ đặc sản rươi của Hải Dương. Trong số các món đặc sản làm từ rươi thì có lẽ món nem rươi để lại cho thực khách nhiều ấn tượng nhất.
Nguyên liệu
Rươi tươi hoặc rươi đông lạnh: 300g
Thịt nạc xay: 100g
Bánh đa nem: 2 tệp
Hành tây: 1 củ
Giá đỗ, củ đậu, cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ, hành tươi: mỗi thứ 1 ít
Miến dong: 50g
Trứng vịt (hoặc trứng gà): 2 – 3 quả
Vỏ quýt: 1-2 vỏ quả quýt hôi
Lá lốt: 5-6 lá
Gia vị khác: Hạt nêm, nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu, dầu ăn…
Sơ chế nguyên liệu
Rươi: Thả rươi vào chậu nước sạch rồi dùng tay khoắng nhẹ cho sạch nhớt bẩn, nhặt sạch rác và những con bị vỡ bụng rồi nhẹ nhàng vớt rươi ra rá. Đun nước nóng khoảng 50-60 độ, tiếp tục dùng nước này để chần qua rươi từ 2-3 lần cho rươi rụng bớt lông rồi với rươi ra, để ráo nước.
Thịt: Nên chọn loại thịt có cả nạc và mỡ để nhân nem mềm ngon, không bị khô. Thịt rửa sạch, lọc bỏ bì, băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn.
Miến dong: Ngâm miến với nước ấm trong 15 phút, đợi miến mềm thì vớt ra rửa lại với nước cho sạch, cắt khúc, để ráo nước.
Nấm hương, mộc nhĩ: Ngâm trong nước nóng cho đến thì vớt ra rửa sạch, cắt chân, để ráo nước rồi băm nhỏ hoặc thái sợi nhỏ.
Cà rốt, hành tây, củ đậu bỏ vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ.
Lá lốt, vỏ quýt rửa sạch, băm nhỏ.
Chế biến
Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu
Trộn đều các nguyên liệu đã sơ chế sạch vào một cái tô lớn: rươi, thịt xay, hành lá, giá đỗ, cà rốt, miến, mộc nhĩ, trứng… Nếu thích ăn con rươi còn nguyên hình dạng thì để rươi lại trộn cuối cùng và đảo nhẹ tay cho rươi khỏi bị nát. Nêm một chút mắm, hạt nêm, hạt tiêu, mì chính…
Bước 2: Rán nem
Lấy bánh đa nem ra, trải đều trên mặt phẳng. Rẩy lên lá đa nem vài giọt nước hoặc vài giọt giấm để khi cuốn nem lá không bị vỡ.
Múc một lượng nhân nem vừa đủ đã làm ở bước 1 vào bánh đa nem, ép hai đầu lại và cuốn tròn như cách gói nem truyền thống. Tránh gói quá lỏng hay quá chặt.
Bắc chảo mỡ lên bếp, đun cho mỡ nóng già rồi vặn nhỏ lửa. Nhanh tay thả nem vừa gói xong vào chảo, lật nem đều tay, mỡ phải gần ngập nem thì nem mới chín thấu, chín vàng đều và giòn ngon.
Sau khi Nem Rươi chín vàng thì vớt ra, để ráo dầu và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Bước 3: Làm nước chấm nem
Nước chấm nem đóng vai trò quan trọng để hoàn tất món Nem Rươi Rán chuẩn vị Hải Dương. Cách làm nước chấm không quá cầu kỳ nhưng cần cân đối các nguyên liệu sao cho hợp lý.
Mắm để làm nước chấm phải là mắm ngon pha cùng một chút giấm, chanh và đường. Sau đó cho vào bát hỗn hợp tỏi sống và ớt tươi băm thật nhỏ. Cuối cùng là thêm vài thìa nước lọc, vài lát dưa chuột, cà rốt, đu đủ và thêm vài sợi sau thơm là món nước chấm nem rươi chua ngọt đã hoàn thành.
Tủy theo khẩu vị mỗi người mà tỉ lệ của các thành phần làm nước chấm có thể thay đổi cho phù hợp.
Nem rươi ăn nóng là ngon nhất, ăn kèm với rau sống và nước chấm chua ngọt, có thể ăn với cơm, bún… Chiếc nem bên ngoài giòn rụm, bên trong mềm ngon, thơm ngọt. Nhân nem thơm hơn, béo ngậy vị rươi mà không bị khô và dễ ngấy như nem rán truyền thống.
Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Hướng Dẫn Làm Vịt Quay Tại Nhà
Đăng ngày 29/03/2016
Vịt quay một món ăn ngon hấp dẫn, một ý tưởng tuyệt vời cho bữa cơm cuối tuần hay để đãi tiệc. Với cách thực hiện món vịt quay rất đơn giản, bạn sẽ dễ dàng thực hiện món ăn này.
Nguyên liệu làm món vịt quay tại nhà
– Chuẩn bị 1 nồi nước táu để trần vịt bao gồm các nguyên liệu sau:
+ Bột ngũ vị hương: 1 thìa cà phê
+ Rượu mai quế lộ: 3 thìa cà phê
+ Mật ong (hoặc mạch nha): 1 thìa phở
– Chuẩn bị 1 bát quét màu cho vịt gồm:
+ Hắc xì dầu: 2 thia cà phê
Cách làm vịt quay tại nhà
– Vịt làm sạch (xát muối, rửa bằng rượu gừng cho hết hôi). Lưu ý khi chọn vịt nên chọn vịt xiêm, thịt mềm ít mỡ, nhiều nạc.
– Rang thơm quế hồi thảo quả.
– Đun nồi nước táu sôi chừng 20 phút cho thơm, thả vịt vào đun 10 phút, sau đó tiếp tục ngâm vịt trong nồi nước táu đến khi vịt mềm. Vớt vịt ra để thật khô ráo.
– Tạo màu cho phần da vịt: Hòa tan mật ong, hắc xì dầu, màu đỏ thực phẩm. Đeo bao tay nilon xoa màu đều lên mình vịt. Sau đó treo vịt lên cho khô.
– Đổ dầu vào chảo sâu lòng, dầu sôi thả vịt vào, xối dầu liên tục vào mình vịt cho phần da có màu đẹp. Lưu ý, nên chiên ngập dầu, ban đầu để lửa to sau đó giảm nhỏ lửa để vịt tiếp tục chín bên trong.
– Vịt chín vớt ra ráo dầu, chặt vừa ăn.
Cách pha nước chấm vịt: Đun nước tương cùng một ít chút mạch nha (hoặc mật ong), dầu hào cho tan, trước khi bắc xuống thêm 1 ít rượu mai quế lộ cho thơm. Để nguội cho tỏi ớt băm nhỏ.
Ngoài ra có thể chấm muối tiêu chanh.
– Trình bày trên đĩa bầu dục, bên dưới đĩa có thể trải ít rau xà lách, rau thơm cho đẹp.
– Ăn nóng cùng cơm hoặc bánh mì và dưa leo
Chỉ cần bỏ chút thời gian, các bạn sẽ giúp bữa cơm gia đình trở nên ngon miệng hơn. Giữ ấm gian bếp cũng chính là cách bạn giữ ấm cho hạnh phúc gia đình.
Bạn đang xem bài viết 10+ Các Món Đãi Khách Ngày Tết Ngon ✅ Dễ Làm ✅ Tại Nhà ✅ trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!