Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Cách Nấu Các Loại Xôi Từ Bắc Vào Nam mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách nấu CÁC LOẠI XÔI từ Bắc vào Nam. Xôi là món ăn rất phổ biến khắp cả nước, thường xuất hiện trong các bữa ăn sáng tiện lợi đỡ mất thời gian cho tới tiệc tùng đám giỗ…
📌 Nguyên liệu:
– Nếp dẻo 300 gr – Khoai môn 200 gr – Lá cẩm 100 gr – Dừa non – Đậu phộng rang Mè trắng, muối, đường
📌 Cách làm:
Nếp vo sạch, để ráo. Khoai môn cắt hạt lựu. Cho lá cẩm vào nồi nấu với khoảng 0,7l nước cho ra màu tím, chắt lấy nước. Luộc qua khoai môn với 1/2 phần nước lá cẩm.
Cho nếp vào phần nước lá cẩm còn lại, thêm chút muối vào nấu sôi lên. Nước vừa sôi là chắt hết nước và đổ phần nếp này và khoai môn vào chõ nồi cơm điện nấu chín.
Dừa non nạo sợi mỏng. Đậu phộng rang giã nhỏ; mè trắng rang vàng, trộn với đậu phộng và đường. Rắc dừa non lên xôi, ăn cùng muối mè đậu phộng. Ăn nóng sẽ ngon hơn.
2. XÔI LÁ DỨA ( LÁ CƠM NẾP)
📌 Nguyên liệu:
– 250g gạo nếp – 10 lá dứa (lá nếp) – 50g dừa nạo sợi – 20g vừng (mè) -30g đường.
📌 Cách làm:
Gạo nếp vò sạch. Lá dừa rửa sạch, thái nhỏ, đem xay với ít nước lọc cho nhuyễn.
Lược bỏ xác lấy nước, giữ lại một bát nhỏ, còn lại đem ngâm gạo nếp 8 – 10 tiếng.
Sau đó đổ xôi cho chín mềm.
Vừng rang chín, giã giập.
Xôi chín lấy ra, trộn vào xôi phần nước lá dứa để lại với dừa nạo sợi, vừng rang và đường cho đều.
Dùng nước đun sôi để nguội để xay lá dứa vì phần nước này sẽ được giữ lại để trộn xôi, vì thế không nên dùng nước lã, và lá dứa phải được rửa thật sạch
3. XÔI TRẮNG ĂN KÈM VỚI RUỐC – LẠP XƯỞNG – SƯỜN XÀO CHUA NGỌT
📌 NGUYÊN LIỆU :
– Gạo nếp : 1 kg ( cho 5 người ăn ) – Sườn non : 0.5 kg – Lạp xưởng : 2 cây , ruốc mua sẵn – Tương ớt chin su : 3 thìa – Đường : 2 thìa – Bột canh : 2 thìa – Mắm : 1 thìa – Hành khô : 3 cử – Dấm : 2 thìa – Ít muối hạt
📌 THỰC HIỆN :
XÔI TRẮNG ĂN KÈM VỚI RUỐC – LẠP XƯỞNG – SƯỜN XÀO CHUA NGỌT thì còn gì bằng ạ4. XÔI NGŨ SẮC
📌 Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc cho 4 người:
– 1,5kg gạo nếp – 1 bó lá cẩm – 1 bó lá dứa – ½ quả gấc – 100g nghệ tươi – 5 thìa cà phê muối – Rượu trắng – 3 thìa cà phê đường – 3 thìa canh nước cốt dừa
Cách làm xôi ngũ sắc cho 4 người:
Sơ chế nguyên liệu làm xôi ngũ sắc:
– Trước hôm nấu vo sạch gạo nếp rồi ngâm với nước để qua đêm.
Ngâm gạo nếp làm xôi ngũ sắc
– Rửa sạch các loại lá cẩm, lá dứa và nghệ. – Giã nhuyễn nghệ tươi.
📌 Các bước làm xôi ngũ sắc:
– Bước 1: Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn đổ thêm khoảng 1lít nước lọc, lọc lấy nước vàng và bỏ bã đi.
Lá cẩm cắt thành khúc rồi cho vào nồi, thêm 1lít nước lọc và đun sôi trong khoảng 10 phút. Khi đó nước sẽ nhuộm màu tím của lá cẩm, lọc lấy phần nước màu tím còn bỏ lá đi.
Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ vào 1 lít nước lọc, lọc lấy nước cốt màu xanh qua rây, bỏ bã đi.
– Bước 2: Lấy 1 bát đựng gấc, thêm chút rượu trắng vào, dùng tay đeo bao ni long bóp thật kỹ đến khi tách hết phần thịt gấc ra khỏi hạt, bỏ hạt đi.
– Bước 3: Chia phần gạo nếp đã ngâm qua đêm làm 5 phần. Cho mỗi phần ngâm vói một loại nước (nước lá cẩm, nước lá dứa, nước nghệ), 1 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối. Ngâm trong khoảng 3 giờ thì ta được 3 loại màu.
Còn một phần trộn đều với thịt gấc thêm 1 thìa cà phê muối trộn đều, một phần giữ nguyên và cũng thêm muối.
– Bước 4: Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào nồi đồ xôi, để lửa lớn để hạt gạo nếp được nở chín đều. Sau 30 phút dùng đũa để xới tơi, nếu thấy xôi có vẻ khô thì có thể rưới thêm chút nước lên trên.
Lưu ý khi làm xôi ngũ sắc:
– Bạn có thể không sử dụng nước cốt dừa, nhưng khi ngâm gạo với nước cốt dừa thì xôi sẽ dẻo bùi, mùi vị còn tuyệt hơn nữa đấy.
📌 Nguyên liệu làm xôi mít lá cẩm:
– 8-10 múi mít to – 1 bát con gạo nếp – Muối, đường – 200ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô – 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím – Dừa bào sợi, vừng rang chín – Nếu không dùng lá cẩm, bạn có thể xay nhuyễn lá nếp để tạo màu xanh.
📌 Cách làm xôi mít lá cẩm:
– Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi để lá cẩm ra màu, đun khoảng từ 7-10 phút thì vớt ra bỏ lá, giữ lại phần nước màu lá cẩm, để nguội.
– Gạo nếp đãi sạch, ngâm gạo nếp vào âu nước lá cẩm, khi ngâm gạo hòa lẫn nửa thìa nhỏ muối, ngâm gạo nếp qua đêm.
– Gạo nếp sau khi ngâm qua đêm, cho vào chõ hấp xôi, nấu chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn. Không nêm quá ngọt vì bạn sẽ dùng kèm với mít đã ngọt sẵn.
– Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít.
– Vừng rang chín, giã vừng, thêm muối, đường cho vừa ăn.
– Dừa bào sợi đổ ra bát để riêng.
– Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.
– Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.
6. XÔI GÀ NẤM HƯƠNG
200g thịt gà, 30g nấm hương khô, 300g gạo nếp, gia vị, nước mắm, hành khô, dầu ăn, hành lá.
📌 Cách làm:
Thịt gà bỏ xương thái lát. Hành khô bóc vỏ đập dập, băm nhỏ.
Nấm hương ngâm nước sôi, rửa sạch, thái chỉ.
Gạo nếp ngâm khoảng 3-4 tiếng.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm hành khô, cho thịt gà vào xào cùng gia vị.
hành khô bóc vỏ thái mỏng, phi hành khô ròn vàng đều thì vớt ra. Mỡ vừa phi hành cho hành lá thái vào để cả mỡ. xòn xối mỡ hành lá lên trên xôi.
Khi thịt gà chín, cho nấm vào xào.
Chia thịt gà đã xào làm 2 phần. Trộn đều 1 phần gà nấm với gạo nếp đã ngâm, cho lên chõ, đồ xôi.
Khi xôi chín, xới xôi ra bát, cho gà nắm, hành hoa xào mỡ , hành khô chiên giòn lên trên xôi
📌 Nguyên liệu:
– 1 kg gạo nếp – Đỗ xanh: 200 g – Hành khô (mua loại thái sẵn nhưng chưa phi) – Bột nghệ: 1 thìa nhỏ – Muối tinh: 1 thìa nhỏ – Dầu ăn: 100 ml.
📌 Cách làm:
– Gạo nếp vo sạch. Ngâm gạo ít nhất 8 tiếng cùng với 1 thìa bột nghệ hoặc ngâm qua đêm, sáng hôm sau dậy chỉ cần cho gạo vào đồ. Nếu không có thời gian hoặc đột xuất nhà có việc thì các bạn có thể ngâm với nước ấm.
– Đỗ xanh cũng ngâm bằng thời gian với gạo nếp
– Rửa qua hành với nước, để ráo, trộn cùng chút bột chiên giòn rồi đợi mỡ nóng già thì cho hành vào phi. Cách này sẽ giúp hành phi được giòn và không bị cháy. Khi thấy hành ngả màu hơi vàng thì tắt bếp luôn, để một lúc hành sẽ vàng hơn. Phần mỡ thừa do phi hành đổ ra bát nhỏ.
– Đỗ xanh sau khi ngâm nở thì trộn với ít muối, đem đồ chín.
– Giã bông đỗ khi đỗ còn nóng rồi cho vào khăn sạch nắm đậu thành viên tròn.
– Xôi đồ chín, khi ăn múc xôi ra bát, thái đỗ thành lát mỏng lên trên, rưới một chút mỡ hành đều lên xôi, rắc hành phi.
– Xôi xéo có thể ăn kèm cùng thịt kho, ruốc hoặc lạp xưởng chiên.
Công thức bánh cho 15 khúc vừa miệng (nhỏ nhỏ giống bánh khúc ngon tuyệt ở chợ Con, Hàng kênh)
1. Công thức vỏ:
– Gạo nếp: 1kg
– Bột nếp: 400 g (nên chọn bột nếp loại mới, vì để lâu, bột bị có mùi
– Một mớ rau cải cúc, (lá khúc, lá nếp, rau chân vịt)
– 1 thìa canh gia vị/ hạt nêm
2. Công thức nhân
– 200 g đỗ xanh
– 1.5 lạng ba chỉ thái hạt lựu, mỏng vừa
– 70 g mỡ phần, thái hạt lựu
– Hạt tiêu: (nhiều một chút cho thơm)
– hành phi
– mỡ hành phi
– dầu ăn
– gia vị/hạt nêm
3. Cách làm
a. Nhân bánh
– Đỗ xanh: Ngâm khỏang 3h với một chút muối, đồ lên cho chín, giã nhuyễn (1)
– Trộn (1) với 1 thìa hạt nêm, hành phi (khoảng 2 thìa canh), tiêu bắc, mỡ hành phi, mỡ từ thịt xào, đánh cho hỗn hợp thật mịn, chia thành 15 viên tròn.
– Chia thịt thành 15 phần và cho vào giữa cục nhân đỗ
b. Vỏ bánh
– Rau cải cúc xay ra, lọc lấy khoảng 300ml nước. Đun sôi nước rau
– Trộn bột nếp vào nước rau, nhào thật mịn (hơi nóng nên nhào cẩn thận không bỏng tay). Thêm một chút dầu ăn vào và nhào đến khi hỗn hợp đều mịn.
– Chia bột thành 15 phần bằng nhau, vo tròn và cho nhân đỗ vào giữa ( giữ tay ướt để khỏi dính bột). (3)
– Gạo nếp ngâm 8h, để ráo nước
– Cho (3) vào lăn qua gạo thành một lớp và xếp ra đĩa
c. Cách hấp:
– Dùng một cái khăn lót dưới đáy nồi
– Đổ 1/2 gạo vào nồi, xếp hết bánh vào nồi, mỗi bánh cách nhau khoảng 1-2 cm
– Đổ tiếp gạo lên.
– Đậy một cái khăn ẩm khác lên bánh. Đậy vung
– Đặt đồng hồ hấp trong 60-90 phút
– Bánh dùng nóng (có thể làm nhiều, cất trữ trong tủ lạnh, khi nào đem ra dùng thì hấp lại hoặc cho vào lò vi sóng quay lại)
– Bánh ăn kèm muối vừng ngọt, hành phi, dừa tươi rất ngon.
Chúc cả nhà ngon miệng
9. XÔI SẦU RIÊNG MIỀN TÂY
– Gạo nếp: 1kg – Đỗ xanh: 0,3kg – Nước cốt dừa đóng hộp: 1 chén – Muối đường – Sầu riêng: 2 múi
📌 Cách làm:
Gạo nếp ngâm trong nước lạnh qua đêm, sau đó vo sạch để ráo. Lấy chút muối trắng trộn vào gạo cho gạo đậm, trộn thêm một nhúm đậu xanh rồi cho gạo nếp vào nồi đồ xôi đồ chín. Trong quá trình đồ xôi thi thoảng mở nắp rưới 2 thìa cafe nước cốt dừa vào xôi sau đó dùng đũa xới đều và đồ tiếp. Làm như thế 2 lần tới khi xôi chín.
Đậu xanh cũng cho vào nước lạnh ngâm trước. Cho toàn bộ số đậu xanh đã ngâm vào nồi cơm điện đổ lấp xấp nước cho 1/2 chén nước cốt dừa và một chút muối nấu chín như nấu cơm.
Đậu xanh nấu đến khi nở mềm và rút cạn nước thành hỗn hợp sền sệt, dùng muỗng tán đều cho thêm đường và nêm nếm cho vừa khẩu vị của gia đình. Tiếp đó, lấy sầu riêng bỏ hột và dùng muỗng hoặc tay xé nhỏ trộn chung với hỗn hợp đậu xanh.
Xôi chín bắc ra cho một chút đường vào và trộn đều.
Xới xôi ra đĩa, múc hỗn hợp đậu xanh và sầu riêng phủ lên bề mặt xôi là món ăn hoàn tất
10. XÔI GÀ BÓ LÁ SEN
Làm nước sốt: – 20ml xì dầu – 2.5g hạt tiêu – 15ml dầu hào – 2.5g ngũ vị hương – 15g gừng băm nhỏ – 15ml rượu trắng .
Các nguyên liệu khác: – 4 đùi gà đã lọc xương; cắt thành các miếng nhỏ – 4 bát gạo nếp – ; dầu ăn – 6 cái nấm hương – hành lá thái nhỏ – 5g muối trắng – 5 chiếc lá sen, ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ, rửa sạch, cắt đôi .
Bước đầu tiên bạn cần làm là trộn thịt gà và các nguyên liệu trong một bát lớn. Sau đó cho vào tủ lạnh.
Bạn ngâm gạo trong 2 giờ, để ráo, trộn gạo với xì dầu. Sau đó để sang một bên.
Tiếp theo, bạn làm nóng chảo, thêm 30ml dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng gần như bốc khói thì thêm một nửa chỗ nấm vào xào cho đến khi nấm chín vàng, mềm. Tắt bếp, để sang một bên. Làm tương tự như vậy với chỗ nấm còn lại. (Bạn lưu ý chia nấm làm 2 lần xào rồi như vậy để nấm không ra quá nhiều nước). Để nấm sang một bên.
Sau đó, bạn đun nóng chảo trên lửa vừa rồi thêm 1 muỗng canh dầu. Cho gà vào xào. Trộn nấm, hành lá, muối vào rồi đổ vào chảo gà xào một vài phút cho các nguyên liệu quyện vào với nhau.
Bạn trộn hỗn hợp thịt gà với gạo ngâm. Trải dầu ăn lên bề mặt lá sen sau đó cho một lượng vừa đủ hỗn hợp gạo nếp vào, gói lá sen lại thành hình chữ nhật.
Những Món Mắm Từ Bắc Vào Nam Ngon Độc Đáo
Mắm tép (Ninh Bình)
Mắm tép ngon nhất là Ninh Bình. Loại mắm này được làm từ loại tép riu còn tươi, già, thân tròn nhỏ và màu xanh lam. Sau khi chế biến, người ta phải bịt kín để từ một tháng trở lên mới đem nấu chín ăn. Lúc này mắm
mới ngon ngọt, đậm đà, rất hấp dẫn.
Mắm cáy (Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng)
Là loại mắm làm từ con cáy – một loại cua sống nhiều ở vùng duyên hải, mắm có màu xanh nâu, vị dịu, mùi hơi gắt. Mắm cáy là món ăn dân dã của người dân vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh Thái
Bình, Hải Dương, vùng Tiên Lãng (Hải Phòng). Con cáy làm sạch, để ráo, bóc yếm và giã nhuyễn, được trộn muối theo đúng tỷ lệ rồi cho vào chum vại ủ nơi thoáng mát. Sau khoảng 10 ngày, người làm mang lọ mắm ra
phơi ngoài trời chừng 1 tuần cho ngấu. Cuối cùng, mắm được trộn thêm thính gạo và men rượu để khử mùi hôi của cáy.
Mắm cáy phù hợp với các món ăn dân dã như chấm cùng ngọn rau lang, rau muống hay thịt ba chỉ luộc thái mỏng.
Mắm tôm (Thanh Hóa)
Món mắm tôm trứ danh Thanh Hóa đã nổi danh trên cả nước với màu tím đặc trưng, hương nồng, vị đậm đà đặc biệt. Dù có mùi hương không mấy dễ chịu nhưng mắm tôm vẫn được ưa thích bởi nó trở thành gia vị không
thể thiếu trong nhiều món ngon như bộ đôi “bún đậu – mắm tôm”, bún riêu cua, thịt giả cầy, bún thang…
Nổi tiếng nhất là mắm tôm vùng biển Hậu Lộc (Thanh Hóa). Nghề chế biến mắm tôm có từ lâu đời, xuất hiện vào thế kỷ thứ 12. Khác với nhiều loại, mắm được làm từ moi biển và muối. Nhờ kinh nghiệm chọn nguyên liệu
và chế biến kỹ từng công đoạn đã tạo ra món mắm đặc trưng riêng.
Mắm cua đồng (Hà Tĩnh)
Cua đồng rang muối, lẩu cua đồng, canh cua nấu với rau khoai lang, rau cải, măng rừng, bún cua… đều đã làm nên những món ăn mang hương vị riêng biệt đầy hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam.
Những món ấy hầu như người dân vùng quê nào cũng biết ăn, biết làm. Riêng có một món mà chỉ một số nơi như Hương Sơn, Đức Thọ, Thạch Hà của tỉnh Hà Tĩnh… đã “sáng chế” và duy trì đến tận bây giờ – mắm cua
đồng.
Mắm cua đồng có cách chế biến khá đơn giản. Chọn những con cua đồng nhỏ, nướng chín vàng, tách mai, tách yếm, bỏ ngoe càng, giả nhỏ, rồi quyết nhuyễn cùng với ớt đỏ, lá é xanh. Cuối cùng trộn đều với mắm, bột
ngọt tạo thành một hỗn hợp xanh um, thơm phức.
Mắm tôm chua, mắm sò, mắm ruốc (TT-Huế)
Ẩm thực vùng cố đô nổi tiếng với nhiều món ngon từ bình dân tới cao lương mỹ vị. Trong đó, tạo nên hương vị đậm đà trong các món ăn không thể bỏ qua mắm Huế.
Mắm Huế đa dạng, phong phú nhiều loại từ bình dân đến cao cấp. Mắm tôm chua, mắm sò, mắm ruốc hay mắm nêm được ưa thích hơn cả. Mỗi loại có cách làm riêng với hương vị đặc trưng khác biệt. Trong đó, mắm tôm
chua được làm từ tôm rảo tươi ủ chua, chín màu đỏ rực, thơm lựng mùi ớt, tỏi, riềng, nổi vị chua ngọt đậm. Mắm sò chỉ có ở vùng biển Lăng Cô, đậm đà chua cay, thích hợp chấm cùng thịt ba chỉ. Còn mắm ruốc tham gia
hầu như tất cả các món ăn của vùng đất này.
Song song với món mắm ruốc có màu nâu cánh gián thường thấy, vào mỗi vụ ruốc, người dân địa phương cũng không quên chuẩn bị cho mình một hũ mắm ruốc chua. Mắm ruốc chua khác mắm ruốc mặn ở chỗ ruốc
được ủ với tỏi và ớt.
Mắm nêm (Đà Nẵng)
Còn mắm nêm có nguyên liệu chính là cá ướp muối và lên men, được trộn thêm thính, đường, dễ kết hợp cùng nhiều món. Mắm nêm dùng để chấm bánh tráng cuốn thịt heo luộc hoặc thịt heo quay là món ngon nổi tiếng
của vùng đất Đà Nẵng.
Mắm cái (Quảng Ngãi)
Cùng nguyên liệu là cá cơm như mắm nước, song mắm cái hay mắm cá cơm không chắt lọc nước từ thân cá mà được tẩm, ướp theo cách khác để sử dụng cả xác cá. Cá cơm là đặc sản nổi tiếng của miền Trung và được
dùng nhiều nhất ở Quảng Ngãi.
Một lọ mắm cái ngon phải hội tụ đủ hương thơm, vị mặn và độ sánh đặc trưng. Đặc biệt, xác cá không được nhũn nhão mà săn chắc, cắn đã miệng.
Nếu không hảo những con cá cơm thơm mặn, bạn có thể cho cả mắm và cá vào cối xay nhuyễn.
Kho quẹt (Cần Thơ)
Kho quẹt từng được coi là “món ăn nhà nghèo” của dân bản xứ. Kho quẹt ngày nay vào nhà hàng, được cải tiến thêm bằng các nguyên liệu như tôm khô, thịt băm nhuyễn hay chỉ mắm kho với hành phi. Rắc thêm chút
tiêu, món này còn làm gia vị cho đĩa rau tập tàng (nhiều loại rau luộc trong một đĩa). Đặc biệt, kho quẹt ăn cùng cơm cháy là một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Mắm chua Tây Ninh
Đây là món ăn ngon đặc sắc khác của cư dân Tây Ninh mà chỉ những người ở Nam Bộ lâu năm mới quen ăn và “mê” nhất. Vào khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch là mùa cá con xuống sông, suối theo nước đổ, người ta đi
xúc hoặc là sa để bắt tép, cá nhỏ (cá lòng tong, rễ tren, cá đỏ đuôi) làm mắm chua.
Cách chế tạo mắm chua có lẽ phần nào chịu ảnh hưởng ở người Khơmer, nó được cải tiến đôi chút cho phù hợp với khẩu vị người Việt.
Mắm còng, mắm cá lóc chưng dừa (Bến Tre)
Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng Châu Bình – Bến Tre. Và cũng chỉ tại vùng đất này, ngoài việc dùng chung với cơm, hay cuốn chấm với thịt luộc, rau sống, bánh tráng, người ta còn dùng mắm còng nguyên chất để
tăng vị cho bún riêu.
Mắm cá lóc chưng dừa cũng ngon nổi tiếng ở Bến Tre. Mắm cá lóc đem chưng cùng dừa là món ăn dân dã nhưng rất hấp dẫn. Người ta cho mắm cùng các gia vị như tiêu, hành, tỏi, ớt, gừng, bột nêm rồi cho nước cốt dừa
vào chưng cách thủy hay cho vào nồi cơm, ăn kèm với chuối chát, khế chua, rau sống hoặc ngọn rau lang, rau muống luộc, ngon hết sảy.
Mắm ong rừng (Cà Mau)
Ở Cà Mau, cứ đến mùa ong mật, người dân gác kèo ong dùng dao bén cắt phần tổ vắt lấy mật. Trong tổ có những con ong còn non bé xíu mũm mĩm, mềm béo thơm ngon. Quanh đi quẩn lại xưa nay loại ong này chỉ để
nấu cháo, xào mỡ hay kho khô… Ăn hoài cũng ngán nên nhiều người nghĩ ra cách chế biến món ăn mới cho lạ miệng, “lai rai” cho đỡ buồn, chưa kể dự trữ được lâu hơn. Thế là món mắm ong ra đời.
Dùng đũa gắp miếng mắm ong rừng kẹp thêm miếng dưa leo, chuối chát, lá cóc cho vào miệng nhai chậm rãi sẽ cảm nhận vị mềm béo, thơm của ong, chua nhẹ của mắm và lá cóc, chát chát của chuối, giòn giòn của dưa
leo… cùng mùi thơm đặc trưng của thính lan tỏa.
Không chỉ ngon cơm, mắm ong rừng còn được nhắm với rượu đế càng “bắt”.
Mắm nhum (Bình Định)
Ngoài ăn sống, nướng mỡ hành, cháo, loại nhuyễn thể đầy gai này còn tạo ra món nước mắm vang danh.
Mắm nhum là một trong những đặc sản thú vị của Bình Định, tuy nhiên do độ khó của nguyên liệu cùng cách chế biến, chỉ những người sành ăn hay dân địa phương mới biết tên hay có dịp thưởng thức món ăn này.
Cách “ủ” mắm như sau: nhum đen bắt về, rửa sơ, cắt một vòng nhỏ trên đầu rồi, khoét lấy ruột, ủ cùng gia vị. Mắm nhum ngon là loại mắm lên màu đẹp cùng hương thơm đặc trưng.
Mắm mực (miền trung)
Có cách chế biến khá đơn giản, song mắm mực được liệt vào danh sách những món mắm chỉ dành đãi người quen. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ việc chỉ có thể làm mắm mực từ những con mực còn tươi nguyên.
Điều này khá khó khăn bởi những tàu đánh bắt mực thường đi dài ngày nên khi thuyền cập bến, mực không còn đủ điều kiện để làm mắm. Điều đó đồng nghĩa món mắm này phải được ngư dân chế biến ngay trên tàu. Bù
lại, hầu như thực khách nào có dịp thưởng thức điều không thể cưỡng hương thơm, vị ngon của món mắm có màu hơi đen này.
Mắm me (Sài Gòn)
Nước mắm me là món nước chấm đặc trưng của miền Nam. Chuẩn bị me vừa chín, cho me vào nước sôi, quấy đều, bỏ hạt và xơ. Sau đó cho tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào nước me. Thêm đường và nước mắm vào. Trộn
tất cả cho đều, nước chấm hơi sệt nhờ có cơm me. Nước mắm me được dùng với các món lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt hoặc các món cá kèo chiên giòn, món khô cá khoai nướng…
Mắm cá, mắm thái (An Giang)
Nhắc đến mắm cá, người ta nghĩ ngay đến miền Tây, nơi bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm, Tuy vậy, mắm cá nổi tiếng nhất phải kể đến là mắm cá Châu Đốc (An Giang). Châu Đốc được mệnh danh là “vương quốc
mắm” nhờ nằm ngay ngã ba sông Hậu, một trong hai nhánh của sông Mekong nổi tiếng với trữ lượng cá trong tự nhiên vô cùng phong phú. Đến Châu Đốc, bạn sẽ bắt gặp các loại hấp dẫn như mắm cá linh, cá lóc, cá trèn,
ba khía, cá sặc… hay nổi tiếng nhất là mắm Thái được bày bán khắp nơi.
Mắm thái có hai nguyên liệu chính là cá lóc và đu đủ xanh (cả hai đều được xắt nhuyễn, nhiều giả thuyết cho rằng vì lý do này mà loại mắm này có tên như thế). Có nhiều cách thưởng thức mắm thái nhưng ngon nhất là
một mâm đầy đủ với bún tươi, rau xanh, thịt luộc, bánh tráng.
Mắm rươi (Trà Vinh)
Nếu miền Bắc có món chả rươi nổi tiếng thì tại Trà Vinh, nhất là các xã (Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải, Trà Vinh) lại nức tiếng với món mắm rươi tươi ngon, đậm đà.
Cũng như cách thưởng thức cơ bản nhất của họ mắm, mắm rươi ngon nhất là cuốn chấm với thịt luộc, rau xanh. Điểm khác là để át mùi tanh đặc trưng của loại mắm này, các loại rau ăn cùng nếu không cay thì ít nhất
cũng có hăng nồng hay hương thơm mạnh như cải cúc, là cần, là hành hoa cắt khúc, là húng.
Mắm ba khía (Cà Mau)
Ba khía là một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh (Cà Mau). Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía.
Mỗi năm ba khía chỉ “hội” (tập trung) một lần vào 3-4 đêm của tháng 10. Mắm ba khía thường ăn cơm kèm khế chua, gừng và rau thơm.
Mắm bò hóc (Sóc Trăng, Trà Vinh)
Mắm bò hóc hay còn gọi là pohook được làm từ cá là một trong những món mắm đặc trưng của người Khmer. Tuy vậy, ngày nay, nó có mặt hầu khắp các gia đình ở Sóc Trăng, Trà Vinh…
mắm này, dù nó kết hợp với bất kỳ nguyên liệu gì, thực khách vẫn dễ dàng nhận ra sự có mặt của loại mắm này bởi nó luôn có một đĩa rau, củ sống dọn kèm.
Tùng Anh (th)/Báo Gia đình & Xã hội
Các Món Xôi Ngon &Amp; Cách Nấu Xôi Ngon Để Bán Đắt Khách!
Bán xôi vỉa hè, mở cửa hàng bán xôi đang là lĩnh vực kinh doanh Hot, mang lại lợi nhuận cao. Nhưng không phải ai cũng biết cách làm các món xôi ngon để bán đông khách. Chính vì thế, trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn công thức, kinh nghiệm để nấu các món xôi ngon được nhiều người yêu thích nhất
Xôi sáng – món ăn sáng quen thuộc của người dân Việt
Xôi là một món ăn không chỉ thơm ngon, dễ ăn mà còn chắc bụng nên được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm điểm tâm sáng. Mỗi sáng chỉ với 5.000 – 15.000đ, là bạn có thể mua được một gói/ hộp xôi thơm phức, đầy ú ụ, ăn no cả buổi sáng, vừa tiết kiệm, lại vừa nhanh gọn.
Do đó, kinh doanh bán xôi sẽ là một ý tưởng – mô hình khởi nghiệp đầy tiềm năng. Chỉ với một chiếc thúng xôi,, xe đẩy bán xôi vỉa hè, cửa hàng…mà rất nhiều người đã thành công, mang về cho mình một khoản lợi nhuận, doanh thu không hề nhỏ.
Theo như chị Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: Kinh doanh ăn sáng lời lãi rất cao, chẳng mất tiền thuê mặt bằng, chỉ đầu tư một chiếc xe đẩy khoảng 10 triệu đồng là đã có thể bán hàng. Mỗi ngày tính nhẩm qua chị cũng thu về khoảng trên 1 triệu đồng, tính ra mỗi tháng thu nhập của chị trên 30 triệu đồng.
Đó là lý do tại sao, có rất nhiều người đang làm việc nhà nước, văn phòng lại nghỉ việc, để mở cửa hàng kinh doanh bán xôi nhiều đến vậy.
Các món xôi ngon để bán phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, có nhiều cách nấu xôi ngon để bán khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và khẩu vị riêng của từng khách hàng. Tùy vào từng khu vực kinh doanh, đối tượng khách hàng mà bạn có thể lựa chọn các món xôi khác nhau như
Các món xôi ngọt: Xôi xéo, xôi lạc, xôi gấc, xôi ngô, xôi đậu xanh, xôi đậu đen, xôi dừa, xôi lá dứa
Các món xôi mặn: xôi gà, xôi thịt kho, xôi chả, xôi sườn cay…
Một một món xôi khác nhau sẽ có một hương vị đặc biệt và cách nấu riêng. Bạn có thể tham khảo các công thức nấu xôi trên mạng, từ những người bán hàng đi trước hoặc tham gia các khóa học dạy nấu xôi
Chia sẻ cách nấu xôi ngon để bán “cực đắt khách”!
Yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng và món xôi đó có thơm ngon hay không chính là gạo nếp. Theo chia sẻ của những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề bán xôi thì gạo nếp quyết định 70% độ ngon. Vì vậy, trong quá trình nấu xôi, tìm nguyên liệu nấu, bạn nên chọn lựa chọn loại nếp ngon nhất
Vậy chọn loại nếp ngon như thế nào, bạn biết hay chưa. Nếu chưa thì bạn hãy áp dụng cách chọn sau đây
Khác với việc nấu cơm thường ngày, xôi thường được nấu chín bằng hơi nước (hay còn gọi là đồ xôi/hấp xôi). Vì thế, việc ngâm hạt gạo nếp trước khi nấu là điều rất quan trọng, nó sẽ giúp hạt gạo nở đều, dẻo mềm, thơm ngon
Tuy nhiên, mỗi loại gạo nếp lại có một tính chất và thời gian ngâm khác nhau. Nhưng thông thường thời gian hợp lý, vừa đủ nhất là từ 6 – 8 tiếng. Bạn có thể thử ngâm 1 đến 2 lần và tự rút ra cho mình một thời gian ngâm gạo phù hợp nhất.
***Lưu ý: Không nên ngâm gạo quá lâu sẽ làm hạt gạo bị chua, nhão nát khi nấu. Trong quá trình ngâm gạo bạn nên cho thêm một chút muối để khử mùi, tạo hương vị đậm đà khi xôi chín tới.
Bạn đang thắc mắc tại sao phải làm điều này đúng không? Đơn giản là bởi, nếu bạn cho gạo vào nồi không đúng cách, cho quá nhiều hoặc quá ít, không tạo độ thoáng để thông hơi thì xôi sẽ không thể chín đồng đều. Khi nấu sẽ xảy ra trường hợp chỗ thì chín, chỗ lại nhão, sống…
Để hạn chế tình trạng như trên thì điều bạn cần làm là trước khi nấu xôi đó là cho từng chút một gạo vào nồi, không nên đổ cả ào vào cùng một lúc. Với cách làm này, bạn sẽ rải đều được hạt gạo, không bị chèn vào nhau gây “bí thở”, giúp không khí được lưu thông đều khắp nồi khi hấp và chất lượng món xôi sẽ ngon hơn
Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu khó nhất trong việc nấu xôi ngon chín đều, mềm dẻo. Việc cho nhiều nước quá thì sẽ làm xôi bị nhão, ngược lại ít nước sẽ làm xôi bị khô
Theo kinh nghiệm của những thợ nghề gia truyền nấu xôi chia sẻ thì lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Đây là lượng nước vừa đủ, để làm hạt xôi chín đều, không nhão. Nếu chưa biết cách canh nước vừa đủ thì bạn nên học hỏi mẹo này.
Ông cha ta thường có câu “dục tốc bất đạt”, do đó trong quá trình nấu xôi bạn không nên để nhiệt độ nấu quá cao. Khi nhiệt độ nấu quá cao, sẽ làm xôi chín không đều, bị cháy xén bên dưới và nhão nát phần trên.
Nói như vậy, không có nghĩa là bạn sẽ cho lửa nhỏ quá. Bởi việc cho lửa nhỏ quá cũng làm cho chất lượng xôi không ngon, mất nhiều thời gian nấu hấp. Tốt nhất, khi nấu bạn nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải để hơi nước bay lên đồng đều giúp xôi chín và nở đều.
Tùy vào từng loại gạo và số lượng nấu khác nhau mà thời gian xôi chín cũng sẽ khác nhau. Vì thế, để canh chỉnh được thời gian xôi chín đúng chuẩn thì cứ 10 phút bạn nên mở nắp để lau khô hơi nước đọng lại ở phần nắp nồi và đảo đều gạo để xôi chín đều
Để kiểm tra xem xôi đã chín đều hay chưa thì bạn có thể lấy hạt gạo miết nhẹ. Nếu mềm và dẻo thì xôi đã chin, ngược lại còn cứng chưa được mềm thì bạn nên đun thêm một lúc nữa
Để món xôi của bạn được thơm ngon hơn thì bạn nên đồ xôi hai lửa – đây là kinh nghiệm gia truyền mà những người bán xôi thường truyền tai nhau. Vậy bạn có hiểu thế nào là đồ xôi hai lửa hay không?
Đó chính là khi xôi chín tới thì bạn cho xôi ra một chiếc mâm hoặc thúng to, dàn đều ra để xôi nguội bớt. Sau đó, khi có khách mua xôi thì bạn lại cho vào nồi hấp xôi một lần nữa để xôi chín mềm và thơm ngon hơn
Một trong những mẹo hay giúp món xôi ngậy thơm, căng bóng, mềm mượt mà bạn có thể áp dụng đó là rưới một chút dầu ăn hoặc mỡ gà lên bên trên. Tiếp đó, bạn dùng đũa đảo đều phần xôi lên và cuối cùng là bắc xôi ra ngoài
Đối với công việc bán xôi thì việc giữ và ủ xôi nóng lâu cũng là một trong những mẹo hay để bán hàng. Bạn có thể chuẩn bị một thùng xốp hoặc một chiếc thúng thật sạch, lót một lớp lá sen hoặc lá chuối bên dưới và bên trên trên.
Nếu dùng thùng xốp thì bạn chỉ việc đợi nắp lại là xong. Ngược lại, nếu dùng thúng thì bạn nhớ quấn thêm một lợp bông dày để giữ nóng lâu hơn.
Ẩm Thực Miền Bắc :Các Loại Bánh Trứ Danh Ở Miền Bắc
Bánh tẻ, bánh gai, bánh đúc, bánh gio… là các loại bánh thân thuộc, gắn bó với đời sống và con người Bắc Bộ.
1. Bánh cuốn
Bánh cuốn là loại bánh được làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, ăn khi còn ướt, bên trong có nhân thịt hoặc mộc nhĩ, nấm hương, hành lá…Miền Nam cũng có một món bánh cách chế biến tương tự nhưng không có nhân gọi là bánh ướt. Bánh cuốn thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm chả lụa.
2. Bánh tẻ
3. Bánh đúc lạc
4. Bánh gai
Bánh gai ngọt bùi, thơm ngậy, dẻo dai, thường dùng làm đồ tráng miệng sau bữa chính. Một số nơi làm bánh gai ngon nổi tiếng có thể kể tới bánh gai Tứ Trụ(Thanh Hóa), bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), Bánh gai Làng Giá (Hoài Đức, Hà Nội)…
5. Bánh gio
6. Bánh khúc
Ở Hà Nội, bánh thường được rao bán vào các buổi tối, người bán (thường là nam) đội thúng bánh trên đầu đi dọc các phố và rao “Xôi nóng bánh khúc đê, xôi nóng bánh khúc nào…” hay “Ai bánh khúc nóng đây!” cùng rất nhiều cách rao khác nhau với một âm điệu rất đặc biệt trở thành nét đặc trưng của người Hà Nội.
7. Bánh trôi – bánh chay
Bánh trôi – bánh chay, có xuất xứ từ Hồng Kông nhưng ngày nay đã trở thành hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là “ngày bánh trôi bánh chay”.
Cách làm bánh trôi – bánh chay khá đơn giản, cùng nguyên liệu bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, thêm viên mật vê tròn luộc chín là thành bánh trôi; đổi nhân đậu xanh, nhân dừa, đặt trong bát nước đường quấy bột sắn sánh sệt, thêm chút hương liệu thơm tho là được bát bánh chay. Từng viên bánh trắng muốt, ngọt ngào, phảng phất hương hoa bưởi khiến món bánh luôn có sức hấp dẫn lòng người.
8. Bánh cốm
Bạn đang xem bài viết 10 Cách Nấu Các Loại Xôi Từ Bắc Vào Nam trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!