Xem Nhiều 3/2023 #️ 10 Món Ngon Đặc Sản Bắc Ninh Nổi Tiếng &Amp; Địa Chỉ Ăn # Top 9 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # 10 Món Ngon Đặc Sản Bắc Ninh Nổi Tiếng &Amp; Địa Chỉ Ăn # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Món Ngon Đặc Sản Bắc Ninh Nổi Tiếng &Amp; Địa Chỉ Ăn mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Đậu gù Trà Lâm – đặc sản Bắc Ninh bình dị, dân dã

Đậu gù Trà Lâm là món ngon đặc sản Bắc Ninh vừa bình dị vừa dân dã. Dẫu ở địa phương nào cũng có đậu phụ bởi đây là món ăn quen thuộc trong nếp sống của người Việt. Nhưng ở Bắc Ninh, đậu gù Trà Lâm lại có hương vị ngon hơn hẳn so với những nơi khác.

Cũng là quen thuộc là đỗ tương và nước nhưng dưới sự khéo léo trong việc đun bột đủ lửa, tạo men hợp lý, chắt bột non sẽ tạo đậu ngon, bảo quản lâu hơn… của người dân làng Trà Lâm đã sản xuất ra thứ đậu phụ thơm ngon, ngậy béo khó đâu sánh bằng.

2. Thịt chuột Đình Bảng: món ngon Bắc Ninh thử thách lòng dũng cảm

Nói đến món ngon đặc sản Bắc Ninh thử thách lòng cam đảm – thịt chuột Đình Bảng phải là cái tên đi đầu trong danh sách. Thịt chuột tưởng như chỉ có ở miền Tây sông nước nhưng lại là đặc sản Bắc Ninh nổi tiếng ở làng Đình Bảng.

Trước đây, người dân làng Đình Bảng săn chuột để bảo vệ ruộng đồng rồi dần dần thịt chuột trở thành món ăn quen thuộc với người dân và thu hút khách du lịch. Tuy vậy, thịt chuột sẽ có quanh năm chứ không chỉ riêng vào mùa gặt (tháng 6 và tháng 11).

Chuột khi mới bắt về bẻ răng rồi sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch, bỏ ruột chỉ lấy tim gan cật, treo lên cho ráo nước. Chuột được thui qua với lửa rơm trông cho vàng ươm trước khi đem đi chế biến.

Thịt chuột có vị giống như thịt gà, kết hợp với các loại gia vị khác nhau để chế biến thành nhiều món từ đơn giản cho đến phức tạp như: chuột luộc ép chanh, chuột om đậu, chuột xào sả ớt, chuột quay,…hãy nhắm mắt lại thưởng thức còn lại hãy để hương vị dẫn lối. Chỉ cần bạn dám thử, chắc chắn rằng thịt chuột Đình Bảng sẽ không làm bạn thất vọng. Thế nên, khi đến với Bắc Ninh, bạn đừng bỏ qua món đặc sản này nha.

3. Dồi sụn nướng ngon giòn sần sật

Dồi sụn nướng là món ngon đặc sản Bắc Ninh mà ai cũng nghiền chẳng kể mỗi dân nhậu. Sự kết hợp độc đáo hài hòa giữa dồi và sụn đã tạo nên một món ngon đặc sản của Bắc Ninh.

Nhân dồi thay vì chỉ có mỡ heo,tiết, đậu phộng với rau thơm thì được thay thế bằng nhiều nguyên liệu khác như: Thịt xay, sụn heo băm băm nhỏ, dầu điều, hạt tiêu,… Tất cả các nguyên liệu được cân đối, tẩm ướp gia vị vừa vặn rồi đem nhồi vào lòng non, cuộn chặt hai đầu xong luộc sơ với nước sôi rồi đem đi nướng trên bếp than hoa. Chỉ sau độ 2-3 phút bạn sẽ cảm nhận được một mùi hương quyến rũ lan tỏa khắp không gian.

Dồi sụn thường được ăn kèm với rau thơm, chấm thêm chút sốt cay cay cho dậy vị. Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với một ít đồ chua cho đỡ ngấy.

4. Phở gan cháy: Món ngon đặc sản Bắc Ninh độc và lạ

Có vô vàn những loại phở ở Việt Nam nhưng chỉ đến Bắc Ninh bạn mới được thưởng thức phở gan cháy. Phở gan cháy là món ngon Bắc Ninh độc và lạ được người dân địa phương vô cùng ưa thích.

Món phở gan cháy khác biệt hoàn toàn so với phở thông thường. Bình thường mọi người sẽ quen thuộc với phở gà, phở bò,… nhưng nguyên liệu để làm nên món phở gan cháy này hoàn toàn là từ lợn. Từ việc nước dùng được ninh bằng xương lợn, cho đến topping trong bát là gan lợn, cật, và thịt thăn.

Tất cả nguyên liệu được tẩm ướp đậm đà rồi chế biến theo từng cách riêng: cật và thịt được luộc lên, gan đem đi rán. Sau đó, trụng qua bánh phở, bày nguyên liệu lên bát, cho thêm giá và hành rồi chan nước hầm xương lên là chúng ta đã có được bát phở gan cháy ngon tuyệt.

Món ăn sẽ tròn vị hơn khi thêm chút giấm tỏi cùng tương ớt cay cay. Hương vị thơm ngon, béo ngậy nhưng không hề ngấy, đậm đà hấp dẫn khó quên. Đây chính là món ăn các bạn bắt buộc phải thử khi đến Bắc Ninh.

5. Cỗ chay Đào Xá thanh tịnh

Một trong những món ngon đặc sản Bắc Ninh hay có mặt trong các dịp hội chùa, hội làng đầu xuân chính là cỗ chay. Cỗ chay ở Bắc Ninh ngon nhất phải kể đến cỗ chay Đào Xá.

Nguyên do là quan họ thường gắn liền với hội chùa, vào dịp hội làng đầu xuân – mùng bảy tháng giêng âm lịch hàng năm, người Đào Xá có quy định mỗi nhà làm một mâm cỗ chay để mời khách thập phương thưởng thức.

Mâm cỗ chay của người làng Đào Xá vô cùng đa dạng, hấp dẫn. Mâm cỗ đãi khách ở đây thường có ba tầng đếu được bày trên mâm đan,bát đàn. Một mâm thường có khoảng 10 món ăn khác nhau, nhưng hai món bắt buộc phải có là bánh cắp và cháo cái.

6. Bánh khúc làng Diềm – món ngon đặc sản Bắc Ninh có từ lâu đời

Bánh khúc làng Diềm là món ngon đặc sản Bắc Ninh có từ lâu đời ở xứ quan họ. Không ai biết bánh khúc ra đời từ khi nào, mọi người truyền tai nhau là có từ thời Vua Bà song song với sự xuất hiện của dân ca quan họ Bắc Ninh.

Ngoài đặc điểm là vỏ bánh khúc được làm từ gạo và rau khúc giống những nơi khác. Điểm khác biệt của bánh khúc làng Diềm so với nơi khác là ở phần nhân bánh.

Ở làng Diễm, nhân bánh khúc được chia làm hai loại: nhân đỗ và nhân thịt. Với nhân đỗ, đỗ được làm sạch, hấp chín rồi trộn cùng thịt ba chỉ, hành khô, hạt tiêu nấu chín nêm nếm gia vị cho vừa vặn. Với nhân thịt, thì thịt ba chỉ được thái hạt lựu, trộn với mộc nhĩ, hành thái nhỏ và hạt tiêu. Sau khi nặn bánh xong, đem hấp khoảng 30 phút sẽ chín. Bánh được ăn lúc còn nóng hổi là lúc bánh ngon nhất.

Bánh thơm bùi, ngậy ngậy cùng với vị hơi hăng của bánh khúc tạo nên hương vị đi sâu vào tiềm thức người dân cùng du khách. Thế nên, bánh khúc làng Diễm đã trở thành một thức quà không thể thiếu đối với khách du lịch mỗi khi đến nơi đây.

7. Xôi nèn nét đẹp truyền thống của người dân Kinh Bắc

Một trong những món xôi ngon nhất xứ Kinh Bắc là xôi nèn. Xôi nèn là món ngon đặc sản Bắc Ninh có mặt trong đời sống của người dân địa phương. Xôi nèn – nét đẹp truyền thống độc đáo mang tính vùng miền của người dân Bắc Ninh.

Cách làm món xôi nèn vô cùng công phu. Gao nếp được ngâm qua một đêm, vớt ra để ráo. Cho gạo vào một chiếc nồi được lót lá chuối, rồi cho lên bếp củi để nấu. Xôi nấu chín được đem ra rồi dùng gậy tre giã nhuyễn, dẻo dai. Lúc này, quệt một lớp mỡ mỏng lên mâm rồi bày xôi nèn lên trên. Sau đó có thể đem cắt ra thành từng miếng vừa ăn. Xôi nèn có thể ăn kèm với giò, chả, ruốc, muối vừng.

8. Bún làng Tiền – món bún nổi tiếng Bắc Kỳ

Mỗi khi ăn bún ốc, bún riêu,… người ta lại nhớ đến bún làng Tiền – đặc sản Bắc Ninh. Đây không chỉ là một món ăn đơn thuần, nó còn đại diện cho một làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh.

Trước đây, bún được làm theo phương pháp thủ công, mất nhiều thời gian mà số lượng làm ra lại không nhiều. Nhưng bây giờ, nhờ công nghệ máy móc hiện đại, thời gian làm được rút ngắn, bún được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn.

9. Gà Hồ – đặc sản Bắc Ninh tiến vua xưa

Gà Hồ là đặc sản Bắc Ninh tiến vua từ xưa kia. Gà hồ là một giống gà vô cùng quý hiếm, được coi là linh vật động vật của Việt Nam. Gà Hồ được nuôi và chăm sóc vô cùng cẩn thận chu đáo. Trọng lượng của một con gà có thể lên đến 5-6 kg. Gà Hồ cho chất lượng thịt và độ thơm ngon tuyệt vời. Thịt gà ngọt, thơm, chắc. Da gà giòn, ít mỡ, ăn có vị dai giòn sần sật.

Gà Hồ – một giống gà được nuôi chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Gà Hồ chỉ luộc không thôi cũng đã đủ độ ngon. Nếu muốn cầu kỳ bạn có thể chế biến thành nhiều món như gỏi gà, cháo gà, gà quay,… Tuy nhiên giá thành gà Hồ không hề rẻ, tầm 500.000 hoặc gần 1 triệu kg. Vào dịp lễ tết, rất nhiều nơi đổ về Bắc Ninh để mua được gà Hồ để biếu tết.

10. Cháo thái Đình Tổ thơm ngon nhẹ bụng

Cháo Thái – món ngon đặc sản Bắc Ninh truyền thống ở làng Đình Tổ. Vào ngày hội làng (12/8 âm lịch) hay các dịp lễ tết quan trọng, người trong làng lại nấu cháo thái rồi mang ra đình dâng cúng để bày tỏ lòng thành.

Cách nấu cháo khác lạ. Gạo được đem ngâm nước, sau đó xay nhuyễn rồi để khô. Người ta lấy bột gạo trộn với nước rồi nặn thành một nắm to. Sau đó lấy dao thái nắm gạo thành những lát mỏng rồi đem thả vào nồi nước hầm xương. Có thêm thịt băm hoặc thịt gà xé nhỏ để ngọt nước. Khi bột chuyển màu trong tức là cháo đã chín và vẫn giữ nguyên được hình dạng ban đầu. Nên người dân làng Đình Bảng ăn cháo bằng đũa – đây chính là nét đặc biệt của món cháo thái này.

Một quà quê làm say lòng biết bao du khách này bạn sẽ không thể tìm ở đâu khác ngoài Bắc Ninh.

10 Món Ngon Đặc Sản Nổi Tiếng Của Ninh Bình

Cơm cháy Ninh Bình là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng nhất của Ninh Bình. Cơm cháy được chế biến khác với các vùng khác từ cách chiên cho đến nước sốt đi kèm. Khi ăn, những miếng cơm cháy không hề khô khan mà cứ giòn tan trong miệng, thơm ngon mà phảng phất chút hoang sơ quyện trong từng hạt gạo.

Với loại cơm cháy không tẩm ướp sẽ được đem chấm kèm với một thứ nước sốt sóng sánh của vị nước mắm, mỡ hành, ruốc…

Trong tỉnh Ninh Bình có nhiều nơi giới thiệu món ăn này, nhưng gỏi cá nhệch ở Kim Sơn được coi là ngon nhất. Để chế biến ra món ăn đặc sắc gỏi cá Nhệch này cần một chuỗi nhiều khâu hết sức kì công. Món ăn này mang hương thơm bùi bùi của gạo nếp rang, vị chua thanh thanh của dấm xen vào cái vị cay ấm của gừng với tỏi, ớt, tiêu, sả. Gỏi cá nhệch thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.

Bên cạnh tái dê, người Hoa Lư còn chế biến nhiều món khác như: Nem dê, dê hấp, nhựa mận, dê nướng, tiết canh dê, mật, cà đem ngâm rượu, nhưng món tái dê vẫn đứng nhất bảng. Cái ngon của tái dê ngoài bí quyết chế biến khéo léo còn ở gia vị, gia giảm. Đó là các loại lá, quả ăn kèm theo và đặc biệt là món tương gừng. Tái dê vừa là món ăn ngon dùng bồi dưỡng cơ thể, vừa là bài thuốc chữa bệnh bởi lẽ dê ăn nhiều loại lá, có chứa dược liệu rất quý.

Nhắc đến nem chua, nhiều người thường nghĩ tới Thanh Hóa, nơi nổi tiếng với những chiếc nem thơm ngon. Nhưng nếu có dịp ghé qua Ninh Bình, du khách cũng có thể thưởng thức hương vị có phần khác lạ của món ăn này. Nem chua Ninh Bình được làm từ thịt nạc mông lọc bỏ mỡ, bì lợn luộc, thính và một số gia vị như mì chính, muối,.. sau đó gói lại bằng lá ổi để tạo vị thơm đặc trưng và lá chuối để tạo vỏ ngoài đẹp mắt. Món ăn này được ăn cùng nước mắm pha chanh tỏi.

Ốc núi là một đặc sản nổi tiếng tại Ninh Bình vì có vị ngọt tự nhiên, đậm đà do ốc ăn lá cây cỏ và một số loại thuốc quý. Bởi thế, ốc núi được chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, xào me hay xào tỏi,…nhưng ưa chuộng nhất vẫn là món ốc núi luộc.

Ốc núi sau khi bắt về được rửa sạch và đem luộc cùng sả. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng món ngon dân dã này lại hấp dẫn nhiều người. Thực khách có thể ăn không để cảm nhận vị ngọt tự nhiên của ốc hoặc chấm cùng nước mắm chanh ớt.

Đến Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món đặc sản mắm tép Gia Viễn để tân hưởng cái độc đáo trong văn hoá ẩm thực của người Ninh Bình. Loại mắm này được làm từ loại tép riu còn tươi, già, thân tròn nhỏ và màu xanh lam.

Sau khi chế biến, người ta phải bịt kín để từ một tháng trở lên mới đem nấu chín ăn. Lúc này mắm mới ngon ngọt, đậm đà, rất hấp dẫn.

Rượu Kim Sơn đặc sản Ninh Bình là một loại rượu có thương hiệu, hiện được đề cử kỷ lục “Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam”.Rượu được sản xuất từ các làng nghề truyền thống thuộc huyện miền biển Kim Sơn, Ninh Bình. Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao.

Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon.Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp… Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam.

Gáo là một loại cây được tìm thấy khá nhiều tại một số khe suối hoặc chân đồi ở Ninh Bình, có nhiều công dụng như làm thuốc và nấu ăn. Cây có hai loại khác nhau được sử dụng trong món kho cá là gáo xanh và gáo vàng.

Dù sử dụng loại nào thì khi kho, gáo đều được xếp một lớp dưới đáy nồi, sau đó xếp cá cắt khúc cùng gáo thái lát hoặc xắt miếng lên trên. Món cá kho gáo có hương vị khá lạ và hoàn toàn không bị ngấy hay có mùi tanh của cá do được khử bởi quả gáo. Cá kho gáo xanh sẽ có vị hơi chát còn gáo vàng sẽ có vị hơi chua.

Đúng như tên gọi, bún mọc Tố Như gồm có bún, mọc, rau sống và nước dùng, thành phần tuy đơn giản nhưng người làm bín phải rất kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu và cách ăn thì không như những nơi khác, chan nước vào bát to bỏ sẵn bún và mọc mà được để riêng thành từng đĩa, tùy người dùng lựa chọn ăn nhiều, ăn ít, ăn đến đâu lấy đến đó. Nếu bạn có dịp ghé chân nhà thờ Phát Diệm – Kim sơn đừng bở lỡ món bún độc đáo này.

10. Xôi trứng kiến Nho Quan

Ngo Quan là vùng đồi núi đá vôi lởm chởm, nơi cư ngụ của loài kiến nâu có trứng dùng để là nên món xôi trứng kiến lạ lẫm. Hàng năm vào tháng 2 âm lịch, người dân địa phương lại bắt đầu hành trình đánh trứng kiến. Phải quan sát kỹ, chọn những tổ căng tròn có nhiều trứng.

Trứng kiến mang về được rửa nước ấm, ráo nước, tẩm ướp gia vị rồi chế biến thành món ăn độc đáo này. Xôi trứng kiến Nho Quan là quà đặc biệt mà thiên nhiên ưu ái cho con người và vùng đất Ninh Bình, ai một lần được thưởng thức hẳn sẽ nhớ mãi không quên.

10 Món Đặc Sản Ngon Nổi Tiếng Của Đồng Tháp

Du khách du lịch Đồng Tháp không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú mà còn có cơ hội được thưởng thức những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.

Đến thăm Đồng Tháp Mười bạn không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên với những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen bạt ngàn, những vườn cò sân chim hoang sơ của miệt vườn đặc sắc, mà còn có cơ hội được thử những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê như cá lóc nướng lá sen, ốc treo giàn bếp, chuột đồng quay lu, nem Lai Vung, hủ tiếu Sa Đéc ….

1. Cá lóc nướng cuốn lá sen non

Đến Đồng Tháp và các khu du lịch trong tỉnh, hầu như chỗ nào cũng có món cá nóng nướng trui hoặc nướng rơm. Dù nướng kiểu nào, cá cũng được nướng nguyên con, giữ lại bộ đồ lòng. Cá nướng xong được bổ đôi dọc sống lưng và rưới lên hành lá trụng qua dầu sôi cùng một ít đậu phộng… Nước chấm được chế biến từ nước mắm cá linh và me chín dốt, nêm thêm ít gia vị, tỏi, ớt sao cho có vị mằn mặn, thơm lừng của nước mắm gốc, vị chua của me, vị ngọt của đường, cay của ớt. Tuy nhiên, người đân địa phương đã chế biến cá lóc xứ mình thành món ăn đặc biệt đặc sản của xứ sen Đồng Tháp đó là món cá lóc nướng cuốn lá sen non.

Lá sen non được xem là loại rau sạch, trồng ở môi trường nước không bị ô nhiễm. Đó là lá sen vừa nhô lên mặt nước, hai mép lá cuốn tròn vào giữa. Vẫn là dĩa cá lóc nướng trui, dĩa rau sống, chuối chác, khế chua nhưng món này có lá sen non đặt vòng quanh con cá. Lá sen non có vị nhẫn ăn cùng với miếng cá lóc nướng chấm vào nước mắm me, có vị ngọt ngon của thịt cá hòa cũng bùi bùi đậu phộng, beo béo mỡ hành, mướt mát rau thơm, và chua chua mặn mặn mắm me, cùng với mùi thơm mát lá sen chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên.

Con ốc để làm món ốc treo gác bếp là ốc lác. Ốc bắt được đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp để lâu 4-5 tháng vẫn sống. Ốc treo giàn bếp béo mập, để hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu.

Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm, béo ngậy, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả, thật không thể tả nổi. Ai đã từng thử món ốc treo giàn bếp sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.

3. Chuột quay lu Cao Lãnh

Đến Đồng Tháp mùa nước nổi, bạn phải ghé qua Cao Lãnh để thưởng thức món thịt chuột đồng Chuột đồng có thể chế biến thành nhiều khác nhau : chuột xào lăn, xé phay, chuột nướng, chuột xối mỡ, chiên rôti, luộc cơm mẻ, thịt chuột bằm nhỏ xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng… Mỗi món là một hương vị khác nhau nhưng đặc biệt nhất phải nói đến là món chuột quay lu.

Chuột quay lu phải là những chú chuột đồng đã ăn no lúa chín, béo múp míp vì thế chuột sau mùa gặt béo múp là ngon nhất. Chuột được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Khi chín, mở nắp lu, nhòm những chú chuột đồng đang chín vàng, mùi thơm hấp dẫn được bày ra với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm thật là ngon không kém gì thịt nai rừng nên người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê.

Dồi rắn đặc sản Đồng Tháp là một món ngon đặc biệt, vì chỉ mùa nước nổi mới có và hương vị độc đáo, lạ miệng không giống bất kỳ món ăn nào khác. Rắn ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi nhiều vô kể: rắn hổ, ri voi, hổ hành đến rắn bông súng, rắn nước nhưng để làm món dồi rắn người dân thường chọn rắn bông súng và rắn nước để chế biến vì loài rắn này khá “hiền lành” ít khi cắn người và không độc thịt rắn mềm và ngọt lịm.

Rắn bắt về, thui hoặc trụng nước nóng cho tróc vảy, rút ruột, rửa sạch bụng để ráo nước, rồi lột da. Thịt rắn bằm nhuyễn, nêm chút gia vị, tiêu, bột ngọt. Phần nguyên liệu này sau đó được dùng để dồn vào phần da rắn cho đến khi căng tròn, rồi dùng dây buộc kín hai đầu hoặc có thể phân thành từng đoạn rồi mang nấu lên. Dồi rắn có thể đem hấp, chiên hoặc nướng, mỗi cách chế biến đều có hương vị thơm ngon khác nhau. Món này ăn kèm với các loại rau sống, tía tô, xà lách, hoặc thêm gỏi bông điên điển nữa thì rất tuyệt.

5. Lẩu cá linh hoa điên điển

Mùa nước nổi của Đồng Tháp bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, xuất hiện nhiều cá linh, đặc biệt đầu mùa chính là thời điểm cá ngon nhất của năm, bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo. Loại cá này được xem là đặc sản của mùa nước nổi và đây cũng là mùa mà loại hoa điên điển nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, mang màu sắc “hương đồng cỏ nội”.

Loài cá này chiến biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh, làm mắm . Bên cạnh đó, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến món lẩu cá linh bông điên điển. Tuy là một món ăn bình dị, nhưng đây là đặc sản nổi tiếng, một niềm tự hào của người dân miền Tây mỗi khi nước lũ về.

Bên cạnh nồi nước lẩu bốc khói là đĩa cá linh tươi roi rói, đĩa bông điên điển vàng rực, kèm theo đó là các loại rau khác như rau muống, rau nhút… . Cá linh rất dễ chín nên khi bắt đầu ăn, mới cho cá linh vào nồi nước lẩu đang sôi, khi nồi nước sôi lại thì cho các loại rau vào và thưởng thức. Ăn kèm với món này là bún tươi hoặc cơm trắng và dĩ nhiên không thể thiếu chén nước mắm ớt nguyên chất ăn kèm. Món lẩu cá linh hoa điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.

Ở vùng quê Đồng Tháp, không ai lại không biết đến bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có. Mỗi năm, hễ ăn tết xong là bà con bắt đầu tát mương, vũng, đìa để bắt cá đồng, con to đem bán, con nhỏ mang về làm mắm, chờ qua mùa nước nổi thì giở ra ăn dần…

Muốn kho mắm cho ngon, phải đổ nước dừa nạo vào xâm xấp, cao hơn mắm cỡ vài phân rồi bắc lên bếp cho tới khi thịt con mắm nhuyễn nhừ rồi mới nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương. Sau đó nêm nếm gia vị và đừng quên ớt, sả – hai thứ không thể thiếu trong món mắm kho là thịt ba rọi, kho với tép bạc, cá rô, cá trê… càng ngon. Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ cỡ chiếc đũa ăn cơm, ăn mới mềm, ngọt… Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng, nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để trong rổ cho ráo nước. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng, bông súng bỏ vào chén, chan nước mắm kho lên trên. Ăn mắm kho, nhớ ngắt bông súng thành từng đoạn ngắn, bóp nhẹ để mắm kho thấm vào khi chấm, cộng với mùi thơm của các loại rau sẽ cho một cảm giác không thể nào quên. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, cái dòn bông súng tạo thành món ăn tuyệt vời mang đầy màu sắc đồng nội.

Vùng Đồng Tháp Mười bao la ngút ngàn có nhiều tắc kè và món ăn khá phổ biến của người dân nơi đây.

Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vảy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất chúng tôi thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt.

Lai Vung là làng nghề làm nem nổi tiếng của Đồng Tháp đã có trên 60 năm nay với những “bí kíp” riêng. Nem Lai Vung làm từ thịt và bì heo ,các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt, nhưng nem ở đây lại thơm ngon đặc biệt. Đến nỗi có câu ca dao cứ truyền đi như một niềm tự hào:

Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”.

Mỗi miếng nem là chắt chiu của bao nhiêu công sức người làm, qua các công đoạn phức tạp, nghiêm ngặt với tỉ lệ thịt, bì, gia vị riêng, đảm bảo cân đối, hài hòa. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm mùi vị đậm đà thơm ngon .

Hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.

Không chỉ có thịt heo, đầu bếp còn cho vào tô hủ tiếu thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan, phèo… được làm kỹ, nóng hổi, ngon lành. Phía trên cùng là hành lá xắt nhuyễn với mấy cọng ngò xanh non. Đặc biệt, tô nào cũng có “tăng xại” – cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, khách trộn tất những thành phần ấy lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ thấy hủ tiếu Sa Đéc quả thật ngon tuyệt.

10. Bánh phồng tôm Sa Giang

Đặc sản của Sa Đéc thì ngoài hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng khắp nơi thì không thể không kể đến bánh phồng tôm Sa Giang. Thị xã Sa Đéc là nơi chuyên sản xuất bánh phồng tôm nhiều nhất cả nước và Sa Giang là một thương hiệu nổi tiếng từ rất lâu.

Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, bánh được cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Lúc ăn, nướng chín, bánh có hương vị nồng thơm, cay cay, đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Bánh phồng tôm Sa Giang ăn không bị cứng, dai mà trở nên giòn, xốp. Cắn một miếng, thấy tan trong miệng với hương tôm thơm, béo ngậy và cay cay rất tuyệt vời. Bánh phồng tôm ăn không cũng ngon, ăn chơi cùng các món gỏi càng đậm đà.

10 Món Đặc Sản Nổi Tiếng Của Bến Tre

Cơm dừa, đuông dừa, kẹo dừa, bánh xèo ốc gạo, chuối đập… là những món ăn dân dã thơm ngon tuyệt hảo như chính bản tính con người nơi xứ dừa Bến Tre.

Bến Tre là xứ sở của dừa, những rừng dừa bạt ngàn và đời sống con người cũng gắn bó rất nhiều với cây dừa. Bên cạnh những món ăn ngon được chế biến với dừa, đặc sản Bến Tre còn được nhiều người biết đến với những món ăn dung dị nhưng sự căng tràn phóng khoáng đã được gửi gắm vào từng món ăn dân giã như chính con người nơi đây.

Món cơm dừa ngày nay hiếm có người nấu vì món ăn này rất cầu kỳ và tốn thời gian. Để làm cơm dừa, người ta dùng gạo ngon và phải vo sạch bằng nước dừa, để cho ráo rồi cho vào trái dừa đem chưng cách thủy. Trái dừa dùng nấu cơm phải là dừa xiêm. Chọn trái dừa ngon, người ta để nguyên trái mà không động chạm gì đến phần bên trong quả dừa, chỉ gọt cho quả dừa có hình dáng bắt mắt. Sau đó, họ cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy “nồi cơm dừa”. Tiếp theo là cho gạo vào trái dừa, sau đó đổ nước dừa tươi vào vừa đủ rồi đậy nắp lại.

Cơm dừa ăn nóng mới ngon. Nếu để lâu, hạt cơm trắng sẽ bị thấm thêm hơi dầu từ dừa sẽ ngả sang màu vàng nhạt. Món ăn kèm với cơm dừa là tôm rang thì mới “đúng điệu”. Sau khi bỏ tôm lên chảo rang người ta cho nước cốt dừa vào chảo để lửa riu riu. Đến khi tôm ngấm nước cốt dừa chuyển sang màu đỏ quạch là coi như đã xong món tôm rang dừa. Lúc này thịt tôm ngấm dừa sẽ có mùi vị dai, giòn.

Mỹ Lồng, Bến Tre trứ danh nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng. Bánh tráng nướng trên bếp than cho vừa chín hai mặt, dậy mùi của dừa quyện với bột, lấy ra ăn nóng là ngon nhất. Giòn giòn như bất cứ loại bánh tráng nào nhưng dừa đem lại cho nó vị thơm ngọt không bánh tráng ở đâu sánh bằng.

Bánh phồng là niềm tự hào của người dân Sơn Đốc, Bến Tre. Mùi hương gạo nếp, hương dừa phảng phất trong từng chiếc bánh phồng nhỏ nhắn luôn khiến những người xa quê nhớ hoài. Bánh phồng ở đây còn có tên gọi dân gian là bánh phồng chuồi. Miếng bánh nhỏ nhưng dày hơn nơi khác, khi nướng sẽ phồng to. Nướng bánh tráng lẫn bánh phồng ngon nhất là trên ngọn lửa rơm hoặc lửa than. Người Nam Bộ thường chẻ một đoạn sống lá dừa xòe ra như nan quạt để nướng bánh. Người nướng phải nhanh tay lăn trở để bánh nóng chín và giòn đều.

Món ăn vô cùng đặc trưng của xứ dừa này không những là món khoái khẩu của các cô cậu thích ăn vặt mà còn là nỗi nhớ nhung của những người xa quê. Chuối đập khá khó tìm, thường chỉ bán ở những hàng gánh rong ngoài lề đường. Chuối được lựa chọn phải là chuối xiêm vỏ còn xanh vừa chuyển vàng, người miền Tây hay gọi là “chín hường hường”. Nếu lựa chuối chín quá thì nướng lên bị nhão, không ngon.

Sau khi bóc vỏ, chuối được cắt lát cho vào túi ni lông đập dẹt rồi cho lên bếp nướng đến khi chuyển sàng màu vàng óng và dậy mùi thơm. Chuối nướng được chấm cùng với nước cốt dừa đặc quánh, là món ăn lót dạ mỗi buổi chiều rất thú vị.

Bánh xèo không còn là món xa lạ với người Nam Bộ nhưng bánh xèo ốc gạo lại là món đặc sản của cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách – Bến Tre). Cồn này là một trong những nơi hiếm hoi ở miền Tây có số lượng sinh sản của ốc gạo đông đảo nhất. Hàng năm, ốc gạo sinh sôi nhiều nhất vào tháng 4-5 âm lịch, nhưng con ốc gạo đạt đỉnh điểm về số lượng phải vào Tết Đoan Ngọ.

Ốc gạo thịt trắng đục, béo thơm và thường được chế thành món ốc gạo xào sả ớt và làm nhân bánh xèo thay cho tôm, thịt. Ốc cùng hành tây xắt mỏng được xào chín rồi làm nhân bánh, cuốn cùng rau thơm làm cải bẹ, xà lách, đọt bứa…. mùi vị rất khác biệt. Khi ăn cảm nhận con ốc ngọt, sần sật lẫn trong các mùi rau khiến thực khách cứ muốn ăn mãi mà không bị ngán.

Miền Tây là xứ sở của bánh canh bột xắt, những vùng khác còn gọi là bánh canh bột gạo. Tựu chung, nguyên liệu chính của món bánh canh này là bột gạo, tùy vào cách chế biến mà có tên gọi khác nhau. Để làm bánh canh bột xắt, người nấu phải cán bột ra thớt rồi xắt từng thanh mỏng bỏ vào nồi nên có tên gọi là bánh canh bột xắt.

Bánh canh bột xắt thường là bánh canh vịt chấm với nước mắm gừng. Nhiều nơi người nấu cho tép non hay tôm khô vào để nước ngọt hơn. Thứ nước lèo trắng đục do bột gạo tạo nên làm cho bánh canh bột xắt khó mà lẫn được với các loại khác. Ở Sài Gòn và một số tỉnh thành khác cũng có phổ biến món này nhưng thưa thớt. Khi ăn bánh canh bột xắt ở Bến Tre, đừng quên kêu thêm chén huyết nếp béo ngậy.

Một điều khá ngộ nghĩnh là ngày nay, Bến Tre còn được biết đến với một món đặc sản chế biến từ loài làm hại cây dừa, đó là món chuột dừa. Chuột dừa có hình dạng giống như chuột đồng, nhưng có bộ răng sắc nhọn hơn, chuyên phá hoại cây dừa. Chúng ăn, hút chất ngọt từ tất cả các trái dừa tươi, khô. Vì thế thịt chuột dừa cũng thơm ngon và béo bùi. Chuột dừa sống trên cây, khá tinh khôn nên cần đến những người săn chuột chuyên nghiệp mới có thể bắt được.

Chuột dừa được chế biến thành nhiều món như nướng, hấp, nấu cà ri… Nhưng theo những người sành ăn thì ngon nhất vẫn là thịt chuột dừa hấp trong nồi cơm. Chuột được làm sạch, khi nấu cơm, lót một miếng lá chuối lên nồi cơm, rồi để chuột lên trên. Khi cơm chín cũng là lúc chuột chín. Thịt chuột dừa trắng phau và có một mùi thơm đặc biệt. Lấy chuột ra xé chấm với muối tiêu ớt và rau răm thì không thể chê được. Món này cũng giống như món đuông dừa, “chống chỉ định” cho những ai “yếu đuối”, “yếu tim” hay những cô nàng sợ chuột.

Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến xứ sở của dừa. ” Anh về miền đất xứ dừa/ Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông “. Đuông dừa hay còn gọi là sâu dừa – một trong những đặc sản Bến Tre. Phần củ hũ dừa béo ngậy, ngọt là nguồn thức ăn bổ dưỡng giúp cho những con đuông dừa phát triển.

Từ những con đuông dừa, người ta đã chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như đuông lăn chiên bột, đuông nướng, thậm chí là ăn sống. Món đuông dừa chiên bột ăn giòn và rất béo. Để giảm độ béo có người ăn kèm với rau sống. Nhiều người sành ăn ở Việt Nam cũng phải công nhận đuông dừa là món ngon được liệt vào “siêu hạng”, vượt hẳn các thức ăn khác.

Về xứ ruộng mà không ăn cua đồng thì coi như chưa về ruộng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long ruộng lúa bao la, cua đồng là sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân miệt ruộng. Cháo cua đồng phải nấu trong nồi đất mới bài bản, theo như cách của lưu dân phương Nam từ xưa tới đây đã biết cách dùng nồi đất nấu nướng để giữ nguyên hương vị của món ăn.

Cua đồng tách vỏ lấy gạch để nấu nước dùng, còn phần cua xay nhuyễn làm riêu cua. Cách làm này chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người dù ở Bắc hay Nam. Trong nồi cháo cua đồng ở Bến Tre, người ta thường cho cá, thịt, nấm, trứng vịt lộn, tôm. Quyết định cháo cua đồng ngon hay dở là ở rau ăn kèm. Cháo thường cùng rau đắng, ngắt đọt non bỏ vào nồi để vị đắng của rau át vị tanh của cá, cua. Thi thoảng, những ngày mát trời người ta còn bưng ra cho rổ rau đắng nhưng mát. Để tăng độ ngọt cho nồi cháo, rổ rau ăn kèm còn có mướp hương, mồng tơi, rau ngót, kèo nèo, bông bí, bông thiên lý tùy mùa.

” Bến Tre nước ngọt sông dài/ Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan… ”

Kẹo dừa Bến Tre ngon nhất nước và kẹo dừa Mỏ Cày là đặc biệt nhất Bến Tre. Không nơi nào làm kẹo dừa giống được ở đây. Không chỉ một loại, kẹo dừa còn mang trong nó sự kết hợp với sầu riêng, đậu phộng… tạo ra hương vị đa dạng cho người ăn, thể hiện sức sáng tạo trong lao động của người dân. Kẹo dừa dẻo, thơm, nồng nàn, ngọt đủ cho người đi xa nhớ, người ở gần thân.

Bạn đang xem bài viết 10 Món Ngon Đặc Sản Bắc Ninh Nổi Tiếng &Amp; Địa Chỉ Ăn trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!