Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Món Giòn Sần Sật Từ Sụn Gà ‘Nhìn Là Thèm’ mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên liệu:– Sụn gà: 1kg
– Bột năng
– Lá chanh
– Sả: 5 củ
– Bột muối
– Cách làm bột muối: 1 nắm tay gạo nếp, 1 nắm tay đậu xanh đã đãi vỏ, 1/2 thìa cafe muối hạt. Gạo nếp đậu xanh đem ngâm, rửa sạch để ráo nước rồi rang lên. Rang đến khi chín vàng đều, cho muối hạt vào rang cùng. Tắt bếp, để nguội cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn là được hỗn hợp bột muối.
– Sụn gà trộn sơ qua nước sôi, rồi rửa sạch để ráo nước. Tiếp theo, cho 2-3 muỗng bột năng vào trộn đều.
– 5 củ sả thái nhỏ, dọc dài 3 – 5cm, sau đó chiên lên cho vàng rồi vớt ra đĩa.
– Dầu chiên sả còn lại ta dùng để chiên sườn sụn, ta chiên đến khi vàng đều và giòn, vớt ra để ráo dầu.
– Cho sụn gà đã chiên vào 1 cái bát hoặc nồi, cho sả đã chiên vào, thái nhỏ lá chanh và cho bột muối vào, trộn đều tất cả. Sau đó, cho ra đĩa, rắc thêm chút lá chanh lên mặt cho thơm.
Sụn gà chiên nước mắm Nguyên liệu:
– Sụn gà
– Dầu ăn
– Cà chua
– Các loại gia vị: đường, bột ngọt, tỏi, …
– Sụn gà rửa sạch cho vào nước sôi từ 10-15 phút cho mềm rồi vớt ra, chần qua nước lạnh, để ráo.
– Đun nóng dầu ăn, cho sụn gà vào chiên đến khi chín vàng.
– Tỏi băm nhuyễn, phi vàng rồi trộn đều cùng hỗn hợp nước mắm, đường, bột ngọt.
– Cho sụn gà và hỗn hợp trên vào chảo, đảo nhanh tay cho đến khi nghe mùi thơm.
– Tắt bếp, cho gà ra đĩa, trang trí cho đẹp cùng cà chua cắt lát mỏng.
Sụn gà chiên nước mắm là một món ăn đưa cơm Sụn gà xóc tỏi ớt Nguyên liệu:
– 500g sụn gà
– 2 củ hành tím
– 1 cây hành lá
– 3 tép tỏi
– 2 quả ớt đỏ
– 2 muỗng canh muối và hạt tiêu
– 50g bột chiên giòn
– 200ml bia lạnh
– 1 quả trứng
– Muối, tiêu vừa ăn
– Gia vị ướp thịt gà: 1 muỗng canh rượu gạo; 1 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng canh dầu mè; 1 muỗng cà phê đường, hạt tiêu
– Hành tím và tỏi bóc vỏ lụa, bằm nhỏ. Ớt thái khoanh tròn.
– Sụn gà rửa sạch, đem ướp với xì dầu, dầu mè, đường và hạt tiêu trong 20 phút cho thấm.
– Chuẩn bị một bát trộn, thêm trứng, bột chiên và bia vào trộn đều, để yên trong 15 phút.
– Làm nóng chảo với lượng dầu ngập mặt, nhúng sụn gà vào hỗn hợp bột thành một lớp áo mỏng rồi thả vào chảo dầu chiên cho đến khi vàng đều thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu cho ráo bớt dầu thừa.
– Làm nóng một chảo khác với chút dầu láng mặt, trút hành tây và tỏi, ớt vào phi thơm.
– Trút sụn gà, muối và hạt tiêu vào xóc đều trong 15 giây. Rắc hành lá xắt nhỏ lên trên mặt, xóc lại vài lần nữa thì tắt bếp.
3 Cách Làm Nộm Sứa Giòn Sần Sật
Nộm sứa (cách làm nộm sứa) là món ăn mùa hè được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi sự thơm ngon mà còn nhờ vào lượng dinh dưỡng mà nó mang lại.
Bạn có thể kết hợp sứa với nhiều nguyên liệu đi kèm như dưa chuột, hoa chuối,… Và gia vị khác nhau để tạo nên một món sứa ” tuyệt hảo” – nộm sứa thập cẩm.
Để tạo nên một đĩa nộm sứa giòn sần sật, đậm vị mà không hề tanh thì công thức sau đây của #wikiohana sẽ giúp bạn.
1. Cách làm nộm sứa thập cẩm ngon đúng chuẩn
Sứa: Món ăn nào cũng vậy nguyên liệu chính cực kì quan trọng. Sứa tươi mới đánh bắt là ngon nhất nhưng nếu không tìm được thì bạn có thể tìm mua loại sứa đông lạnh ở bất kì chợ hay siêu thị nào.
Lạc rang: Đã nói đến nộm thì lạc rang là thứ không thể thiếu. Vậy nên hãy chuẩn bị nửa bát con lạc đã xát vỏ.
Rau củ trộn nộm: Phần này tùy thuộc vào sở thích của bạn. Nhưng cơ bản ta cần có 1 củ cà rốt, 1 quả dưa chuột ( hoặc hoa chuối, xoài xanh), nửa củ hành tây và một ít giá đỗ.
Rau thơm: Húng quế, rau mùi, kinh giới kèm một ít rau mùi sẽ tạo nên hương vị đặc trưng của nộm sứa.
Nguyên liệu khác: Bên cạnh các nguyên liệu trên, bạn cũng cần chuẩn bị thêm vừng trắng, lá chanh, sả, nước mắm, chanh, đường,… để pha chế nước trộn gỏi.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sứa: Để loại bỏ mùi tanh và nhớt bẩn, bạn cần rửa sạch sứa với chanh, giấm và muối nếu không các chất độc trong xúc tua sẽ gây ngứa, rát khi ăn.
Dưa chuột: Trước khi chế biến, ngâm sơ qua với nước muối sau đó bỏ hai đầu. Sau đó nạo vỏ, bỏ ruột và thái lát mỏng 9 hạn chế việc ra nước của dưa sẽ làm mất độ giòn của món gỏi).
Đu Đủ, xoài xanh: Nếu dùng đu đủ hay xoài xanh thì bạn chỉ cần rửa sạch, bóp ít muối cho bớt chua, hăng rồi thái chỉ.
Cà rốt, hành tây: Cà rốt gọt sạch vỏ rồi nạo sợi. Hành tây cũng làm sạch nhưng không băm nhuyễn mà bổ múi cau mỏng. Ngâm hai phần nguyên liệu này vào với dấm ăn trong 10 phút rồi vớt ra để ráo.
Giá đỗ: Giá đỗ thì vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch rồi ngâm qua nước muối loãng. sau đó vớt ra để ráo nước.
Các loại rau thơm: Đầu tiên rửa qua nước, nhặt lấy phần non,ngâm trong nước muối loãng 15 – 20 phút để loại bỏ chất bẩn. Sau đó, bạn vớt rau ra và thái nhỏ.
Bước 2: Pha nước mắm trộn và trộn
Pha nước trộn: Món nộm của chúng ta ngon hay không phụ thuộc vào nước chấm. Cho gia vị tỉ lệ như sau: 2 thìa nước lọc, 2 thìa dấm, 1 thìa cốt chanh, 1 thìa đường, 1,5 thìa dầu ăn, 1 thìa muối vào một chén nước sạch ( có thể gia giảm tùy theo khẩu vị người ăn). Khuấy tan rồi cho ớt đã thái nhỏ vào.
Trộn nộm: Cho phần sứa đã sơ chế vào trong một chiếc bát tô lớn. Tiếp theo lần lượt cho cà rốt, hành tây, dưa chuột, đu đủ và giá đỗ vào. Sau khi cho nước trộn nộm vào, bạn từ từ trộn đều phần nộm ( trộn nhanh làm cho các nguyên liệu nhanh tiết nước, mất độ giòn)
Nêm nếm lại gia vị. Trước khi ăn, cho phần rau thơm vào đảo đều tiếp và cuối cùng là rắc lạc rang lên phía trên.
Đây là một món ăn thanh mát vào mùa hè, không quá cầu kỳ hay yêu cầu cao về nguyên liệu nên bạn chỉ cần thận trọng trong khâu làm sạch đảm bảo sứa được giòn và không gây dị ứng.
2. Công thức làm nộm sứa hoa chuối
Bước 1: Sơ chế sứa
Nguyên liệu chính ( sứa): Nên mua sứa đã đóng gói sẵn vì nếu không biết cách làm sạch sứa sẽ gây nổi mẩn, dị ứng khi ăn. Sứa mua về rửa thật sạch rồi chần qua nước sôi có pha ít gừng khoảng 5-7 phút để khử mùi tanh.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
Tai heo: Mua về rửa sạch, chần qua nước sôi 2-3 phút để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn. Sau đó luộc chín và thái mỏng ( còn thời gian có thể ngâm qua nước đá khoảng 10p để tai heo thêm giòn).
Hoa chuối: Rất dễ bị chuyển màu nên sau khi thái mỏng, bạn hãy cho ngay vào một cái bát nước có pha nước vo gạo ,một ít giấm ăn cùng muối để hoa chuối được giòn và trắng. Màu sắc đẹp cũng kích thích vị giác của chúng ta hơn nhiều đó.
Xoài xanh và cà rốt: Sơ chế đơn giản bằng cách rửa sạch, loại bỏ vỏ và nạo sợi chỉ.
Lạc và vừng: ta có thể mua loại chế biến sẵn hoặc rang riêng từng loại, xát vỏ và giã nhỏ.
Rau thơm:Các loại rau kinh giới, mùi tàu thì rửa sạch và thái nhỏ.
Bước 3: Tiến hành làm nộm
Sau khi sơ chế nguyên liệu, ta bắt tay và làm nộm.
Đầu tiên, cho sứa và tai heo vào một nồi lớn rồi nêm chút gia vị cho ngấm( khoảng 5-10 phút). Sau đó tiếp tục bỏ các nguyên liệu khác đã sơ chế vào trộn đều rồi gia giảm gia vị, nước chanh hoặc giấm cho vừa miệng. Trước khi ăn, cho rau thơm đã trộn ít tỏi vào và trộn đều.
Và bước cuối cùng là rắc ít lạc và vừng lên trên. Vậy là ta đã hoàn thành món nộm sứa hoa chuối thơm ngon và thanh mát rồi.
Với những nguyên liệu và cách làm đơn giản, bạn đã có thể dễ dàng trổ tài đảm cho gia đình và bạn bè thưởng thức rồi.
3. Bí quyết làm gỏi sứa xoài ngon chuẩn vị
Nếu bạn là fan của các loại hải sản nhưng tôm, cua, bạch tuộc,… lại quá ” chát” thì hãy tìm đến sứa. Một loại hải sản vừa tươi ngon vừa dễ chế biến mà giá lại vô cùng hạt dẻ đã giúp Sứa trở thành món ăn được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là mùa hè.
Và gỏi sứa xoài chính là món ăn như vậy. Nó không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà vị hơi chua chua của xoài kết hợp cùng cái dai giòn của sứa sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại được.
– Sơ chế sứa: Vì sứa đã được làm sạch trước khi đóng gói nên bạn chỉ cần rửa sạch để ráo nước. Sau đó chần qua nước sôi có pha chút gừng để tăng vị thơm ngon.
– Xoài, cà rốt( có thể thêm dưa chuột) : ngâm qua nước muối, rau sạch và thái sợi ( dưa chuột cần bỏ ruột)
– Rau thơm: Rửa sạch, ngâm nước muối sau đó thái nhỏ
– Đậu phộng: rang chín, xát vỏ và giã nhỏ
– Pha chế nước trộn gỏi theo công thức: 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng dấm ( hoặc chanh), 2 muỗng đường, ½ thìa cà phê muối Nước trộn có thể pha tùy vào khẩu vị của người ăn. Sau khi khuấy tan, cho thêm ớt thái chỉ và tỏi đã băm nhuyễn vào.
– Khi trộn gỏi, bạn cho tất cả nguyên liệu đỡ sơ chế gồm sứa, xoài, cà rốt, dưa chuột vào tô rồi cho nước trộn gỏi vào. Đảo đều, gia giảm lại gia vị và cho rau thơm. Cuối cùng là cho ra đĩa, rắc thêm chút đậu phộng, vừng.
Ta đã hoàn thành món gỏi sứa xoài ngon miệng.
Còn bạn, bạn đã thành công chưa?
Kết bài
Trong ngày hè nóng nực, một đĩa gỏi sứa đẹp mắt trên bàn ăn sẽ kích thích vị giác của ta hơn đấy. Đặc biệt là các chị em đang muốn giữ dáng. Hãy chế biến ngay món gỏi sứa xoài xanh để vừa tăng chất xơ vừa không lo về chất béo nào. Thật tuyệt vời làm sao!
Vậy nên đừng ngần ngại nấu ăn, #ohana luôn bên bạn!
Cập nhật 28/06/2020
Đơn Giản Với Những Món Ngon Từ Lòng Dai ‘Giòn Sần Sật’
Từ lòng gà, lòng lợn, lòng bò… đều có thể chế biến dễ dàng thành những món ngon để thay đổi khẩu vị bữa ăn gia đình bạn.
1. Bí xanh xào lòng gà
Nguyên liệu: Bí xanh, lòng gà, hành hoa, mùi tàu, rau mùi, hành khô, gia vị.
Cách làm:
– Lòng gà sau khi sơ chế cho 2 thìa canh muối hạt và một thìa giấm ăn vào bóp cho thật kỹ và xả lại thật sạch với nước. Để ráo thái miếng mỏng vừa ăn.
– Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng mỏng cỡ 0,5 cm. Hành khô thái mỏng. Hành hoa và các loại rau thơm thái khúc.
– Phi thơm 1/2 hành khô cùng với 2 thìa canh dầu ăn, cho lòng gà vào xào săn. Nêm 1/2 thìa nhỏ hạt nêm, 1/2 thìa nhỏ nước mắm. Xào vừa chín tới, trút ra đĩa để riêng.
– Dùng luôn chảo vừa xào lòng, cho 1 thìa canh dầu ăn vào phi nốt chỗ hành còn lại. Cho bí xanh vào xào, nêm 1/2 thìa nhỏ hạt nêm, 1/2 thìa nhỏ gia vị, trút phần nước vừa tiết ra từ lòng, đảo đều cho ngấm các gia vị. Khi bí gần chín, cho phần lòng đã xào lúc nãy vào đảo, thêm hành hoa, rau mùi tàu vào đảo đều, nêm nếm lại gia vị, bột ngọt cho vừa ăn. Cho ra đĩa, trang trí thêm vài cọng mùi. Ăn nóng.
2. Lòng non xào dưa chua
Nguyên liệu: Lòng non, dưa chua, tỏi, hành, gia vị, cà chua.
Cách làm:
– Lòng non rửa sạch bằng giấm, muối sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Cho lòng vào chần qua trong nồi nước sôi, để nguội, cắt khúc vừa ăn.
– Dưa chua vắt khô nước. Nếu dưa muối mặn có thể rửa qua nước lạnh, món ăn sẽ ngon hơn.
– Bắc chảo lên bếp, cho tỏi vào phi thơm, đổ dưa vào xào săn, nêm gia vị, nước mắm vừa ăn. Đợi một chút cho dưa ngấm gia vị thì cho cà chua cắt miếng cau và lòng vào xào gần chín thì cho tiếp hành hoa cắt khúc vào đảo đều. Tắt bếp, đổ ra đĩa, rắc chút hạt tiêu. Món này ăn nóng sẽ ngon hơn.
3. Phá lấu lòng bò
Nguyên liệu: Tổ ong bò, xà lách bò, nước dừa, nước dùng gà, nước cốt dừa, sả, rượu nấu ăn, gừng, chanh, gia vị các loại, rau răm, bánh mì, mì gói.
Cách làm:
– Chà sạch lòng bò với muối và chanh, rửa thật sạch.
– Bắc một nồi nước sôi, cho gừng giã nhuyễn, giấm, muối, rượu nấu ăn cùng với lòng vào luộc. Đợi cho nước sôi trở lại thì hạ bớt lửa và để sôi khoảng 3-5 phút thì tắt bếp, đổ bỏ nước luộc lòng, rửa lại lòng dưới vòi nước lạnh cho thật sạch rồi cho ra rổ để ráo.
– Pha gia vị ướp lòng vào một cái tô to, gồm: 3 thìa canh rượu nấu ăn, 4 thìa canh nước tương, 2 thìa canh dầu điều, 1 thìa nhỏ bột cà ri, 1 thìa nhỏ bột ngũ vị hương, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ ớt bột, 1 củ tỏi giã nhuyễn.
– Khuấy tất cả các nguyên liệu trên rồi cho lòng vào, mang bao tay trộn cho thấm đều gia vị. Ướp lòng khoảng 3-4 tiếng.
– Bắc nồi nước dừa và nước dùng gà đun sôi, cho sả đập dập, vài lát gừng cùng khăn lông bò vào. Đun sôi, hạ nhỏ lửa, đun liu riu khoảng 20 phút sau đó mới cho tổ ong vào nấu sôi lên trở lại, cho nước cốt dừa vào (lượng nước dừa vừa phải sao cho có vị thơm ngậy chứ không cho nhiều béo quá giống cà ri).
– Cuối cùng cho phá lấu vào nồi ủ đun qua đêm. Lưu ý nước dùng phải ngập lòng, nếu thiếu thì đổ nước lạnh vào.
4. Cà tím nướng lòng non
Nguyên liệu: Cà tím, lòng non, hành phi, tỏi, chanh, nước mắm.
Cách làm:
– Cà tím rửa sạch, lòng non rửa cùng muối chà cho sạch và để ráo.
– Bắc chảo lên bếp, cho 3 muỗng dầu. Dầu nóng cho lòng vào chiên giòn.
– Cà tím đặt lên bếp nướng, nhớ lấy dao rạch vài đường trên quả cà để khi nướng sẽ không bị nổ. Khi cà chín lột bỏ phần vỏ, cắt từng miếng nhỏ cho lên đĩa cùng với phần lòng chiên giòn và chấm cùng nước mắm chua ngọt.
5. Miến nấu lòng mề
Nguyên liệu: Lòng mề gà hoặc vịt, miến dong, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô thái nhỏ, hành lá, rau múi, nước dùng gà hoặc nước dùng xương, hạt nêm, mì chính, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn, muối tinh.
Cách làm:
– Miến rửa sạch, cắt ngắn, ngâm miến cho mềm ra rồi với ra để cho ráo nước.
– Hành lá, rau mùi rửa sạch thái nhỏ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nở thái sợi to.
– Lòng và mề gà bóp cùng với một ít muối tinh cho sạch, sau đó rửa lại lòng mề. Rửa sạch tim và gan gà. Thái lòng, mề, tim, gan và tiết thành miếng vừa ăn.
– Cho dầu ăn vào nồi, thêm hành khô vào xào thơm, tiếp đó cho bộ lòng mề đã sơ chế vào đảo chung, nêm thêm ít mắm, hạt nêm, mỳ chính cho ngấm gia vị. Xào săn lòng mề. Cho nấm hương, mộc nhĩ vào đảo chung cho đến khi nguyên liệu chín, bạn thêm chút hạt tiêu vào đảo đều rồi trút lòng mề ra bát.
– Trong nồi vừa xào lòng mề, cho nước dùng gà vào và thêm lượng nước lọc vừa ăn vào đun sôi, nêm thêm ít hạt nêm cho nước dùng đậm đà. Khi nước sôi bạn cho miến vào và đun sôi trở lại thì tắt bếp, cho hành lá và rau mùi vào là xong.
Với những nguyên liệu đơn giản, cách chế biến nhanh gọn, những món ăn từ lòng qua bàn tay khéo léo của các bà nội trợ đều trở nên dai dòn hấp dẫn. Hãy vào bếp trổ tài nấu nướng cho các đức lang quân thưởng thức những món ngon mỗi ngày này chị em nhé.
Theo VietNamNet
Chia Sẻ Cách Làm Chân Gà Ngâm Sả Tắc Xoài Ngon, Giòn Sần Sật
Cách làm chân gà ngâm sả tắc xoài đang được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, bởi đây là một món ăn đơn giản, dễ làm và được rất nhiều người yêu thích. Món này có thể làm món nhậu thì vô cùng tuyệt vời, chắc chắn mọi người thưởng thức đều phải tấm tắc khen ngon. Chân gà ngâm sả tắc có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng chân gà ngâm sả tắc xoài non vẫn là món ăn được khen ngợi nhiều nhất, bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng của xoài, chân gà giòn giòn. Góc hạnh phúc sẽ mách bạn cách làm chân gà ngâm sả tắc xoài non thơm ngon.
Nguyên liệu chuẩn bị làm chân gà ngâm sả tắc xoài
10 chiếc chân gà
1 quả xoài xanh
10 quả tắc (quất)
7 cây sả
5 quả ớt chỉ thiên
Lá chanh
1 củ tỏi
1 nhánh gừng nhỏ
Gia vị gồm nước mắm, đường, giấm, muối
Cách chọn mua chân gà tươi ngon
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mặt hàng tồn đọng, cập bến với chất lượng không đảm bảo…. Chính vì vậy, nếu như bạn không may mắn sẽ mua phải loại chân gà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chân gà bơm nước hoặc hóa chất… nên khi ăn có thể bị ngộ độc. Do vậy, khi đi mua chân gà về chế biến món chân gà ngâm sả tắc xoài bạn nên đi siêu thị hoặc mua ở ngoài chợ truyền thống.
Chọn những chiếc chân gà khi cầm lên trực tiếp bóp nhẹ sẽ phồng thịt ra, bốn ngón chân cong gập vào.
Khi mua nên chọn những chiếc chân gà có màu trắng hồng tự nhiêm, không có sắc lạ đốm đỏ, đốm xanh, vàng.
Sờ vào chân gà cảm thấy không bị nhớt
Nếu như chân gà khi bóp nhẹ thấy chắc đều thì là loại chân gà ngon, tươi mới. Để bảo vệ sức khỏe cả gia đình, bạn bè nên chọn những chiếc chân gà tươi, vừa đảm bảo sức khỏe mà khi ăn có độ giòn ngon.
Bước sơ chế tất cả nguyên liệu
Rửa sạch chân gà với muối, rồi rửa sạch lại với nước. Rửa chân gà cùng với giấm và nước sạch một lần nữa để loại bỏ hết chất màng bản bám vào chân gà. Chặt bỏ phần móng chân, chặt đôi chân gà làm đôi
Xoài gọt vỏ, cắt thành khúc nhỏ vừa ăn
Sả bóc lớp ngoài bị già, đập dập và thái lát nhỏ
Tắc (Quất) rửa sạch để ráo nước và cắt làm đôi
Tỏi bóc bỏ, cắt lát nhỏ
Ớt rửa sạch, để ráo nước và thái khúc nhỏ
Lá chanh rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ
Cách luộc chân gà giòn, trắng và không bị nứt
Cho 2 của sả đập dập, và gừng thái lát và một ít lá chanh cùng với chân gà vào nồi. Đổ nước chìm chân gà.
Khi chân gà sôi thì hạ lửa nhỏ và đun thêm khoảng 5 – 6 phút thì tắt bếp
Chuẩn bị một âu bát đá lạnh to khi chân gà luộc chín vớt chân gà ra âu bát đá, ngâm chân gà trong vòng 5 phút. Việc này sẽ giúp chân gà trắng, giữ được độ giòn
Bước làm nước ngâm chân gà sả ớt xoài xanh
Cho 800ml nước lọc, 7 thìa canh nước mắm, 4 thìa canh giấm gạo, 5 thìa đường, 1 thìa canh muối cho vào nồi, bắp lên bếp, khuấy đều. Khi hỗn hợp nước ngâm chân gà sôi thì tắt bếp để nguội
Cách ngâm chân gà sả tắc xoài ngon
Chuẩn bị một nồi to, cho chân gà và nước ngâm và sả, ớt , tắc, xoài vào trộn đều. Tiếp theo múc toàn bộ hỗn hợp chân gà vào hộp đựng chân gà ngâm, để ngăn mát tủ lạnh 1 ngày là có thể thưởng thức.
Một số chú ý khi làm chân gà ngâm sả tắc xoài
Ngâm xoài trong hộp đựng thủy tinh sẽ giữ được hương vị và đảm bảo an toàn thực phẩm
Món chân gà ngâm sả tắc xoài chỉ nên để trong tủ mát từ 2 – 3 ngày, không nên để quá lâu sẽ mất đi vị ngon
Nước ngâm nên để nguội hẳn thì khi cho tắc vào ngâm mới không bị đắng
Chân gà luộc cho ra nước đá lạnh sẽ giúp chân gà trắng, có độ giòn hơn.
THam khảo thêm: 6 Cách Pha Nước Chấm Xoài Thần Thánh “Ngon Mê Li”
Bạn đang xem bài viết 3 Món Giòn Sần Sật Từ Sụn Gà ‘Nhìn Là Thèm’ trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!