Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Cách Chế Biến Rau Mầm Siêu Bổ Dưỡng, Chữa Trị Bệnh mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách chế biến rau mầm rất đa dạng để tạo thành các món ăn đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào. Rau mầm là loại rau sạch, có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau thường. Hơn nữa, rau mầm không chứa các mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người.
Rau mầm là loại loại rau non và sạch nên hàm lượng dinh dưỡng có trong rau mầm cao gấp 5 lần rau thông thường. Rau mầm được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: Củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ… Mùi vị của rau mầm thơm ngon hơn các loại rau khác.
Rau mầm có thời gian canh tác ngắn, từ 4-15 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Rau mầm được chia làm 2 loại rau mầm trắng và rau mầm xanh:
– Rau mầm trắng: Tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến nhất là: giá đỗ xanh, giá đậu tương, mầm cỏ linh lăng…
– Rau mầm xanh: Tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện có ánh sáng nên thân hơi xanh và lá mầm xanh như rau mầm các loại cải, một số loại đậu, đỗ…
Rau mầm có nhiều mùi vị khác nhau: cay, nồng, ngọt tùy theo loại. Mỗi thứ có vị ngon riêng nhưng rau mần cải củ được chọn nhiều hơn vì giá rẻ có vị cay nồng rất hấp dẫn có thể ăn nhiều không chán, dễ tiêu và có cảm giác ấm bụng. Rau mầm được sử dụng trong việc chế biến thành các món ăn đa dạng như xào, lẩu, súp, các món cuộn, trộn salad hay ăn kèm cùng các loại bánh, thịt, hải sản, …
Rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không phải rau mầm nào cũng tốt, cũng vô hại. Một số loại rau mầm không được sử dụng như: Mầm cây sắn, mầm khoai lang, mầm khoai tây, mầm đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim vì chúng có hàm lượng lớn glucozid sản sinh axít cyanhydric khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc. Vì thế, khi chọn mua rau mầm bạn nên chọn mua loại có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của rau mầm với sức khỏe?
Trong rau mầm có các vitamin cần thiết cho sức khỏe như A, B, C, E, Canxi, các loại khoáng chất (Fe++, Zn++), các axit amin, đạm dễ tiêu, giàu chất xơ và protein … giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Ví dụ, trong 1 chén giá đậu xanh cung cấp cho chúng ta 32 calo năng lượng, 0,84 gam chất xơ và 21-28% protein. Đồng thời, rau mầm cũng chứa các enzym tiêu hóa và một số thành phần của chất chống oxy hóa. Với chỉ 1 chén rau mầm thì nó đã cung cấp tới 119% vitamin C mà cơ thể chúng ta cần thiết để hoạt động trong 1 ngày. T rong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng Canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây.
Đặc biệt, rau mầm còn có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe có thể chúng ta chưa biết như sau:
Như vậy, mình đã giới thiệu cho các bạn những kiến thức mới về loại rau mầm này. Mình tin rằng, sau khi đọc bài viết trên các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên về những tác dụng không ngờ của rau mầm. Và một điều quan trọng không kém nữa là cách chế biến rau mầm thành những món ăn bổ dưỡng chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.
3. Các cách chế biến rau mầm thành món ăn siêu Bổ Dưỡng.
3.1. Cách chế biến rau mầm Salad trộn thịt bò.
Cách chế biến rau mầm Salad trộn thịt bò
Rau mầm Salad trộn thịt bò là 1 cách chế biến rau mầm giúp bạn có 1 món ăn rất bổ dưỡng, giàu vitamin và mang lại cảm giác rất ngon miệng. Vào những ngày thời tiết nóng bức, khi ăn nhiều rau sẽ giúp bạn bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cũng như giải nhiệt cho cơ thể. Cách chế biến món ăn này cũng đơn giản dễ thực hiện, mời các bạn cùng theo dõi.
– 150g thịt bò phi-lê. – 01 củ cà rốt. – 100g rau mầm. – 150g bông cải xanh hoặc cải trắng (bông cải hay còn gọi là súp lê). – 01 quả cà chua, 03 củ hành tím. – Gia vị: giấm, đường, bột nêm, dầu trộn xà lách, tỏi xay, dầu ăn.
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu: Các bạn rửa sạch thịt bò, để nguyên miếng rồi ướp thịt bò với 1 thìa lớn bột nêm và 1 thìa lớn dầu ăn. Rau mầm mang đi rửa sạch rồi để ráo, cà rốt gọt vỏ rồi bào mỏng, hành tím ta cắt khoanh tròn, cà chua thái thành hình múi cau, bông cải ta cắt miếng vừa ăn và chần sơ qua nước sôi cho sạch.
Bước 2 – Pha chế nước trộn: Ta cho 4 thìa lớn nước giấm, 2 thìa lớn đường, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa lớn dầu trộn xà lách và 2 thìa cà phê tỏi xay vào tô. Dùng đũa khuấy đều thành 1 loại nước hỗn hợp gọi là nước trộn.
Bước 3 – Cách nấu: Cho thịt bò đã ướp gia vị vào lò nướng hoặc vào chảo chiên đến chín tái. Sau đó, lấy thịt bò đã chín tái thái thành miếng mỏng vừa ăn là được. Tiếp theo, ta trộn chung rau mầm, bông cải, cà rốt, cà chua, hành tím đã chế biến sẵn ở trên cùng với nước trộn thật đều làm thành món salad (trộn như làm gỏi vậy nha các bạn). Cuối cùng, ta trình bày salad ra đĩa rồi xếp thịt bò đã thái mỏng lên trên phần salad.
3.2. Cách chế biến rau mầm xào thịt bò.
Cách chế biến rau mầm xào thịt bò
– 300g rau mầm. – 300g thịt bò. – 01 củ hành tây, 01 quả cà chua, một ít ngò rí, – 02 củ tỏi. – Gia vị: dầu hàu, xì dầu (nước tương), bột nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn.
Chú ý: tùy thuộc vào khẩu phần của mỗi gia đình mà các bạn có thể ước chừng để tăng thêm rau mầm hoặc thịt bò. Có thể linh hoạt với rau nhiều hay thịt bò nhiều tùy vào ý thích của mỗi người và gia đình. Rau mầm để xào thì nên chọn loại có thân không quá nhuyễn và mỏng mà nên chọn loại rau mầm có thân to và dài như rau mầm củ cải, rau muống mầm, rau mầm hạt hướng dương.
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu: Thịt bò rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Rau mầm rửa sạch rồi để cho ráo nước. Hành tây bóc vỏ, cắt thành từng lát chẻ sợi dọc hoặc cắt thành khoanh tròn tùy ý. Cà chua rủa sạch rồi cắt thành khoanh hay tép tùy ý. Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn khoản chừng 3 thìa cà phê.
Bước 2 – Ướp gia vị : Cho thịt bò vào tô cùng với 1 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê dầu hàu, 1 thìa cà phê xì dầu (nước tương), 1/2 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt và 1/2 thìa cà phê muối ăn rồi trộn đều với nhau, để khoảng 15-20 phút cho thịt bò thấm gia vị.
Bước 3 – Cách nấu: Bật lửa cho chảo nóng rồi cho khoảng 5 thìa cà phê dầu ăn vào chảo, đợi cho dầu nóng và bắt đầu xuất hiện các bong bóng thì ta cho phần tỏi băm nhuyễn còn lại vào. Nhanh tay đảo đều tỏi băm đến khi tỏi có màu vàng và có mùi thơm thì ta tiếp tục cho phần thịt bò đã ướp vào rồi đảo nhanh. Sau đó, nhanh tay cho hành tây vào rồi tiếp tục đảo đều đến khi thấy thịt bò vừa chín tái thì tắt bếp (nếu để thịt bò chín quá thì thịt sẽ bị dai) và nêm lại gia vị tùy theo mỗi người. Vẫn để chảo trên bếp, ta cho tiếp phần rau mầm vào rồi đảo đều trong khoảng 1-2 phút thì ta có thể cho ra đĩa để dùng. Xếp cà chua cùng với ngò rí lên đĩa thịt bò xào để trang trí cho món ăn thêm phần đẹp mắt. Có thể dùng chung với nước tương ớt.
3.3. Cách chế biến Salad thịt gà và mầm đậu hà lan.
Cách chế biến Salad thịt gà và mầm đậu hà lan
– 100g đậu Hà Lan. – 100g rau mầm (giá đỗ). – 150g thịt lườn gà. – 50g bắp cải tím. – 01 củ hành tây, 1/2 củ cà rốt, 1/2 cây xà lách. – Gia vị: giấm, đường, muối, bột nêm, tỏi, dầu ăn.
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu: Đậu hà lan cắt làm đôi, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Rau mầm (giá đỗ) rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Thịt lườn gà làm sạch sau đó đem nướng hoặc luộc chín rồi thái lát mỏng. Bắp cải tím, cà rốt rửa sạch rồi thái sợi. Xà lách rửa sạch, để ráo nước rồi thái vừa ăn là được. Hành tây thái lát rồi ngâm giấm cho bớt hăng.
Bước 2 – Pha nước trộn : Cho 4 thìa cà phê giấm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê bột nêm và 4 tép tỏi vào chén rồi khuấy đều để tạo thành hỗn hợp nước trộn.
Bước 3 – Cách trộn: Cho tất cả các nguyên liệu gồm thịt gà, rau mầm, đậu hà lan, bắp cải tím, hành tây, cà rốt, xà lách vào chảo rồi trộn đều. Sau đó, đổ nước trộn đã pha chế sẵn vào và đảo đều đến khi các nguyên liệu thấm đều nước trộn thì có thể bày ra đĩa để dùng.
3.4. Cách chế biến rau mầm cuộn cá.
Cách chế biến rau mầm cuộn cá
Với cách chế biến rau mầm cuộn cá này sẽ làm phong phú thêm các món ăn trong bữa ăn gia đình, vừa đơn giản dễ thực hiện, vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong một món ăn. Cách chế biến như sau, mời các bạn theo dõi.
– 100g rau mầm củ cải trắng hoặc củ cải đỏ. – 200g cá lóc phi-lê. – 100g bông hẹ tươi. – 01 củ gừng. – 01 cà rốt. – Gia vị: mắm, đường, bột nêm, nước cốt chanh, tỏi xay, ớt xay, tương ớt.
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu: Cá lóc phi-lê cắt thành những miếng dài, đun sôi nước và cho vào một miếng gừng đập dập cùng với 1 thìa cà phê bột nêm, sau đó cho cá vào luộc vừa chín rồi vớt ra để ráo. Rau mầm rửa sạch rồi để ráo nước. Bông hẹ rửa sạch rồi chần sơ qua nước nóng. Cà rốt gọt vỏ cắt thành que dài.
Bước 2 – Làm nước sốt : Trộn đều theo công thức 2 thìa lớn nước mắm với 3 thìa lớn đường, 2 thìa lớn nước cốt chanh, 1 thìa cà phê tỏi xay, 1/2 thìa cà phê ớt xay, 1 thìa lớn tương ớt.
Bước 3 – Cách cuộn: Xếp 1 miếng cá, 1 miếng cà rốt, 1 nhúm rau mầm, rồi lấy bông hẹ buộc lại ở giữa các nguyên liệu để thành cuộn. Trình bày các cuộn cá ra đĩa để thưởng thức cùng với nước sốt chua cay đã pha chế sẵn.
Nấm Mối Món Ăn Bổ Dưỡng Trị Bệnh
Tìm hiểu về nấm mối
Nấm mối có tên khoa học là Termitomyces albuminosus. Loại nấm sạch này chỉ mọc trong tự nhiên, ở khu vực có nhiều mối sinh sống. Những con mối làm tổ to dưới đất, khu ở của mối thường có màu trắng hoặc hơi vàng. Loại nấm này thường mọc ở nơi đất cao vì mối chỉ làm tổ ở những nơi có độ ẩm vừa phải.
Điều đặc biệt là loại nấm này chỉ mọc tự nhiên chứ không thể trồng. Thực tế, đã có không ít công trình nghiên cứu trồng nấm mối nhưng không có kết quả. Nấm này chỉ xuất hiện vào mua mua, rộ khoảng 2 – 3 tháng. Thường là vào thời điểm tháng 5 – 8 âm lịch.
Nấm mối có những công dụng gì?
Cũng như nhiều loài nấm khác, nấm mối vừa là một món ăn bổ dưỡng, vừa có tác dụng trị bệnh.
Loại thực phẩm bổ dưỡng
Nấm mối có vị ngọt, thơm rất đặc trưng. Không chỉ là một món ăn, loài nấm này còn trở thành đặc sản của vùng đất Quảng Ngãi. Với nấm mối, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn đặc sắc. Một số món ăn trứ danh từ loài nấm này như: Nấm mối cuốn lá lốt, nấm kho tương, cháo nấm,…
Đây là một trong những công dụng hết sức đặc biệt của loại nấm này. Các nhà nghiên cứu tại thành phố Osaka của xứ sở Hoa anh đào đã cho ra mắt một loại mỹ phẩm dành cho làn da dị ứng. Đặc biệt là trẻ em, phụ nữ. Trong thành phần của loại mỹ phẩm này có chứa các hoạt chất chiết xuất từ bí đỏ, nha đam, rau ngót và nấm mối.
Công dụng của mỹ phẩm này là giúp làn da tránh khỏi nguy cơ bị viêm nhiễm, dị ứng do tia hồng ngoại.
Nấm mối với công dụng điều trị bệnh hiệu quả
Khi tìm hiểu về nấm mối mà không nhắc đến công dụng này của chúng thì quả là một thiếu sót rất lớn. Bởi loại nấm này không chỉ là đặc sản mà còn rất tốt cho sức khỏe, điều trị bệnh hiệu quả.
Tăng cường sức đề kháng
Trong loài nấm này có chứa hoạt chất polysaccharide. Đây là một chất có khả năng tăng cường sức đề kháng, hoạt hóa miễn dịch cho các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng tác động, đẩy nhanh quá trình phát triển tế bào lympho và kích hoạt 2 tế bào khác là lympho T, B.
Chống lão hóa, tốt cho tiêu hóa
Sử dụng loại nấm này sẽ loại bỏ được những gốc tự do có hại và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Điều này giúp làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, nấm mối còn hỗ trợ đường tiêu hóa, điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, tá tràng, biếng ăn,… rất hiệu quả.
Sử dụng nấm mối sẽ làm giảm tác hại các chất làm tổn hại tới tế bào gan. Thêm vào đó là hạ men gan và tăng hàm lượng glucogen.
Với những chị em phụ nữ đang lo lắng vì kinh nguyệt không đều thì nấm mối chính là một giải pháp “cứu cánh”. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, nếu như sử dụng loại nấm này thường xuyên thì không chỉ chu kỳ kinh nguyệt mà cả làn da của phái đẹp cũng được cải thiện đáng kể.
Ngăn ngừa, điều trị bệnh ung thư
Đây là một trong những công dụng rất lớn của loài nấm này. Với các hoạt chất cho trong nấm, loại thực phẩm này có khả năng thúc đẩy cơ thể sinh ra chất interferon. Như vậy, các virus sẽ bị kìm hãm và ức chế sự di chuyển, phát triển. Một số bệnh ung thư mà loài nấm này có thể điều trị như: ung thư phổi, gan, thận, vú, tế bào máu. Với những phụ nữ từ 28 – 40 tuổi được khuyến khích ăn nấm mối để phòng tránh bệnh ung thư vú.
Nấm mối xào mướp hương
-Nguyên liệu: -Cách thực hiện:
Bước 1: Nấm sau khi hái về rửa sạch, chẻ đôi những cây lớn. Ngâm nấm với nước muối pha loãng, rửa sạch, vớt ra để ráo.
Bước 2: Mướp hương nạo sạch vỏ, cắt thành miếng vừa ăn. Lưu ý, bạn nên chọn những quả mướp hương, non và nhỏ vừa.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn, phi thơm hành khô.
Bước 4: Cho mướp vào đảo đều sau đó thêm nấm. Nêm gia vị cho vừa ăn. Khi canh chín tới thêm hành lá.
-Nguyên liệu: -Cách thực hiện:
B1: Nấm sơ chế cho sạch, muối hột giã cùng ớt xiêm xanh.
B2: Làm nóng chảo, thêm dầu, sau đó thêm muối và ớt đã chế biến.
B3: Xào lửa lớn để nấm có độ giòn.
-Nguyên liệu: -Cách thực hiện:
Bước 1: Nấm làm sạch, ngâm nước muối pha loãng, vớt ra để ráo. Rau rửa sạch, cắt khúc dài vừa ăn.
Bước 2: Đặt lên bếp một nồi nước, đun sôi. Thêm bột nêm, rau, nấm vào. Sau đó cho gia vị vừa ăn.
Bước 3: Đun sôi canh trong 5 phút. Để món ăn này đậm vị hơn thì bạn có thể dùng nước nấu từ củ cải.
-Nguyên liệu:
Nấm mối
Gia vị: muối, ớt xanh, đường, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xanh, hành lá
Giấy bạc
Bước 2: Muối + ớt + hành lá + hạt nêm giã nhuyễn. Thêm tiêu xanh và cho dầu ăn vào trộn đều hỗn hợp.
Bước 3: Cho nấm vào hỗn hợp đã pha, trộn đều.
Bước 4: Cho nấm vào giấy bạc, cuộn lại và cho vào lò vi sóng. Nướng khoảng 20 phút.
Nấm nấu tôm
-Nguyên liệu: -Cách thực hiện:
Bước 1: Ngâm gạo tẻ 30 phút, sau đó xả sạch, trộn đều cùng hành tím băm nhỏ. Nấm rửa sạch.
Bước 2: Hành tím phi thơm, cho nấm vào đảo đều.
Bước 3: Tôm bóc vỏ, xay cùng hành tím. Thêm nước mắm, hạt nêm rồi vo viên. Ướp từ 5 – 10 phút.
Bước 4: Phi thơm hành, cho tôm viên vào trộn và quay tới khi có mùi thơm.
Bước 5: Rang gạo đến khi chuyển màu vàng.
Bước 6: Bỏ gạo vào nồi nước, hầm thật kỹ. Khi cháo chín nhừ thêm nấm và tôm. Thêm gia vị cho vừa.
-Nguyên liệu: -Cách thực hiện:
Bước 1: Nấm cắt gốc, ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Trần nấm qua nước sôi. Bước này giúp cho nấm không bị nát, nhìn đẹp mắt hơn.
Bước 3: Cà rốt rửa sạch, thái lát tròn. Mỡ heo thái hạt lựu. Khi rán mỡ nên thêm tép tỏi để tạo mùi thơm.
Bước 4: Tỏi + hành tím + ớt giã nhuyễn, cho vào chảo phi thơm.
Bước 5: Thêm nấm và cà rốt vào xào. Nêm muối, nước mắm, đường, bột ngọt vào.
Bước 6: Thêm tóp mỡ, hành lá, đảo qua sau đó tắt bếp.
Đối với nấm mối khô: Để nơi khô ráo, thoáng mát, không cho vào túi nilon. Trước khi dùng nên ngâm trong nước ấm để cánh nấm nở. Sau đó rửa sạch, cắt bỏ chân. Với cách này, bạn có thể bảo quản nấm trong khoảng thời gian từ 3 – 4 ngày.
Đối với nấm mối tươi: Cắt rễ để nấm tươi lâu và không mất chất. Sau đó trần nấm qua nước sôi 1 – 2 phút rồi rửa lại với nước sạch. Cho nấm vào hộp, thêm nước bằng mặt nấm và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu không dùng nước bảo quản thì có thể cạo phần đất dính trên thân, bỏ túi hút chân không và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào sử dụng đến bạn mới rửa sạch nấm.
Đồng Xanh – Địa chỉ mua nấm, nông sản uy tín, chất lượng
Với nạn thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, chúng ta ăn gì, uống gì đều phải lựa chọn thật kỹ. Một trong những cách để có được thực phẩm sạch chính là tìm kiếm địa chỉ cung cấp đáng tin cậy, uy tín trên thị trường.
– Giá cả phải chăng, có nhiều ưu đãi
– Vận chuyển hàng nhanh chóng, giao đúng, đủ hàng
– Đóng gói sản phẩm đúng quy trình, đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
– Tất cả các sản phẩm đều đảm bảo tiêu chí: Sạch, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng
– Đội ngũ tư vấn và phục vụ nhiệt tình
– Có xuất hóa đơn đỏ
CÔNG TY TNHH TM NÔNG SẢN THỰC PHẨM ĐỒNG XANH Chuyên cung cấp các mặt hàng rau, củ, quả 34/23 Hoàng Ngọc Phách, P. Phú Thọ Hoà, Q.Tân Phú, chúng tôi Hotline :0936.68.52.68
Cách Chế Biến 6 Món Ngon, Lạ Miệng Từ Rau Mầm
(Baonghean.vn) – Rau mầm dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin, chất khoáng hữu cơ, axit amin, chất đạm, các enzym có ích, và các chất phytochemical, do các chất này cần thiết để cho cây mới nảy mầm có thể phát triển. Là loại rau đang được các bà nội trợ lựa chọn để cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình. Xin giới thiệu cách chế biến 6 món ngon hấp dẫn từ rau mầm:
” Bí quyết trồng rau mầm an toàn và hiệu quả
Gỏi rau mầm thịt bò: Gỏi rau mầm trộn thịt bò vô cùng hấp dẫn ngay tại nhà. Nguyên liệu gồm có: rau mầm, thịt bò, hành củ, tỏi, đậu phộng, ớt, giấm ăn, đường, dầu mè. Cách chế biến: Rau mầm rửa sạch để ráo. Cà rốt bào sợi, ngâm nước muối pha loãng cùng 1 muỗng giấm trong 30 phút. Hành củ thái lát, phi vàng rồi để ráo mỡ. Thịt bò cắt miếng, ướp tiêu, hạt nêm, dầu mè cho mềm thịt. Sau khi thịt bò ngấm gia vị, xào cho chín tới. Cho tất cả nguyên liệu rau mầm, cà rốt vào âu trộn đều sau đó cho thịt bò vào cùng gia vị vừa ăn rồi trộn đều cho các nguyên liệu thấm gia vị. Gắp gỏi bò rau mầm ra dĩa rồi rắc hành phi và lạc rang lên là thưởng thức được.
Cá cuộn rau mầm củ cải: Với nguyên liệu: rau mầm củ cải trắng/đỏ, cà rốt, cá lóc, bông hẹ, gừng, nước mắm, đường, nước cốt chanh tỏi, ớt, tương ớt. Cách chế biến: Gọt vỏ cà rốt, cắt que dài, luộc chín. Cắt phi-lê cá thành miếng dài. Đun sôi nước, cho vào một miếng gừng đập giập và 1 thìa cà phê bột nêm, cho cá vào luộc vừa chín, vớt ra, để ráo. Rửa sạch bông hẹ, chần sơ. Làm nước sốt với nước mắm, đường, chanh, tỏi xay, ớt xay, 1 thìa súp tương ớt. Rửa sạch rau mầm, để ráo. Xếp 1 miếng cá, 1 miếng cà rốt, 1 nhúm rau mầm, rồi dùng bông hẹ buộc lại để thưởng thức.
Salad nấm trứng cua rau mầm: Nguyên liệu của món ăn gồm trứng cua, hấp chín; nấm kim châm tước thành chùm nhỏ trụng sơ qua nước sôi; rau mầm rửa sạch để ráo nước, cà chua. Ngoài ra, bạn cần nửa củ hành tây thái lát mỏng, dầu trộn salad, dấm đỏ, đường, hạt tiêu, muối. Cách chế biến: Nấm kim châm cho vào chảo xào sơ, nêm chút muối, múc ra để nguội. Bạn bỏ trứng cua, nấm, rau mầm, hành tây vào tô trộn salad. Kế đến, rộn dầu, dấm, đường chút muối chút tiêu đều trong một cái chén, rưới đều lên phần rau và trứng cua, trộn nhẹ tay. Cuối cùng, bạn bày salad ra đĩa, trang trí bằng trái cà chua xung quanh.
Nộm rau mầm chua ngọt: Chỉ với rau mầm, trứng gà hoặc vịt, gia vị, giấm ăn, đường, vừng rang, ớt. Cách chế biến: Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng để riêng, đánh bông lên với một xíu gia vị rồi tráng thật mỏng rồi thái trứng thành từng sợi nhỏ. Cuối cùng, rau mầm rửa sạch, để ráo bỏ vào bát to, đổ trứng vào, sau đó thêm giấm, đường, gia vị vào trộn đều. Rắc thêm vừng cho thơm nữa là có thể thưởng thức.
Súp tôm rau mầm: Nguyên liệu gồm có rau mầm, tôm, nước dùng gà, hạt nêm, cà-rốt, dầu vừng, tiêu, bột ngô. Cách chế biến: Rửa sạch tôm, để ráo, rồi cho vào nồi luộc vừa chín, vớt ra, để hơi nguội, bóc vỏ, bỏ đầu đuôi, thái hạt lựu. Cà-rốt thái hạt lựu. Rau mầm rửa sạch, để ráo, cắt thành khúc ngắn. Đun nước dùng gà, cho cà-rốt vào nấu vừa chín. Tiếp đến cho tôm vào. Nêm hạt nêm cho vừa ăn. Hòa tan bột ngô với ít nước, từ từ rưới vào súp cho đến khi súp có độ sánh vừa. Tắt bếp, cho rau mầm, ít dầu vừng vào đảo đều, nhưng không khuấy mạnh tay (Không nên nấu rau mầm lâu vì rau sẽ mất độ giòn ngon).
Sò điệp xào rau mầm: Nguyên liệu gồm rau mầm, cồi sò điệp, cà-rốt, hành tỏi, hạt nêm, muối, đường, nước tương, dầu ăn. Cách chế biến: Cải mầm rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo. Cà-rốt thái sợi. Phi thơm hành tỏi băm với 1/2 thìa súp dầu ăn, cho cồi sò điệp và cà-rốt vào xào. Nêm hạt nêm, đường, muối. Xào nhanh tay trên lửa lớn, cho tiếp rau mầm vào đảo đều, tắt bếp. Để cải mầm giữ được độ giòn, bạn không nên xào lâu. Dọn kèm với nước tương.
Hoa Lê
(Tổng hợp)
Quả Vả #10 Cách Chế Biến Thành Món Ăn Điều Trị Bệnh!
1. Sườn non hầm trái vả:
Sườn non rửa sạch, chặt miếng nhỏ. Vả gọt vỏ, bổ múi cau mỏng. Phi thơm hành tím, cho sườn vào xào săn. Cho vả vào đảo đều, nêm gia vị.
Châm nước dùng vào, hầm khoảng 15 phút cho đến khi sườn mềm, tắt bếp, múc ra tô, rắc tiêu, dùng nóng với cơm trắng.
Lấy dao bào gọt mặt ngoài trái vả ngâm. Sau đó bào mỏng thả vào thau nước có vắt vài múi chanh để giữ độ trắng. Khi nào chuẩn bị mang ra thì vớt ra, vắt ráo nước trước khi trộn. Thịt luộc, xắt sợi nhỏ. Riêng tôm thì cắt nhỏ cỡ đầu ngón tay út. Phi ít hành rưới vào gỏi để tạo vị thơm. Pha nước mắm tỏi, ớt.
Dùng bao tay trộn tất cả nguyên liệu gồm cả mè và đậu phộng (rau húng quăn cũng được trộn vào, chỉ chừa vài nhánh để trang trí trên mặt đĩa gỏi cho đẹp) cùng chung với phần nước mắm đã chuẩn bị. Sau cùng dọn ra đĩa, rải ớt và rau húng quăn lên.
3. Vả trộn xúc bánh tráng:
Chọn những trái vả thật tươi, vỏ xanh biếc, ruột đỏ hồng. Đun nước thật sôi rồi mới cho vả vào luộc đến khi mềm, vớt ra cho vào nồi nước lạnh để nguội rồi đem gọt vỏ. Lấy dao cắt lát mỏng hình chữ C, dùng tay trực tiếp hoặc cho vào vải màn vắt mạnh cho kiệt nước.
Mè rang chín vàng, thịt nạc và da heo cắt thành hột lựu. Cuối cùng cho vả bóp tơi và thịt, da heo, tôm, mè vào xoong trộn đều với mía, bột ngọt, tiêu, ớt,.. sao cho vừa miệng. Khi cho ra dĩa nên trang trí trên bề mặt ít rau thơm, rau ngò sao cho bắt mắt.
4. Vả chua ngọt:
Trước tiên, chọn những trái không quá già, dầm với nước pha một ít muối, vài giọt chanh cho bớt vị chát. Sau đó khứa từng lát mỏng theo hình tròn của trái vả cho đẹp mắt.
Sắp vả vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp dấm và đường đã đun sôi để nguội, thêm ít ớt đỏ tươi, một vài múi tỏi để có vị cay, lưu ý là phải có gừng để có được mùi thơm và giúp bụng ấm hơn.
Ngoài ra, vả còn là món ăn kèm trong rau sống, để ăn với bánh khoái, nem lụi, vả với tôm chua thịt phay… Đơn giản nhất, trái vả gọt vỏ cắt miếng vừa phải chấm mắm ruốc ăn kèm thịt heo luộc.
5. Vả trộn tôm thịt
Trái vả có đặc biệt nhiều ở Huế, có thể nấu được nhiều món. Trái vả cũng rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú, giúp tăng lợi sữa. Thời còn sinh viên, theo bạn ra Huế chơi, nhìn cây vả ra trái mà mê mẩn luôn, còn được mẹ bạn đãi món vả trộn xứ Huế nữa chứ, ngon gì đâu.
Nguyên Liệu
4 quả vả 100 gram thịt heo 100 gram tôm đậu phộng, rau răm, muối, tiêu, đường, bột nêm
Vả để nguyên vỏ, luộc khoảng 10ph. Muốn biết vả chín chưa dùng đũa xiên nhẹ vào quả vả, nếu đũa đâm xiên được thì vả đã chín rồi, không nên luộc vả chín quá sẽ không được ngon. Vớt vả đã chín ra gọt vỏ rồi cắt miếng vừa ăn.
Tôm lột vỏ, thịt heo thái nhỏ. Cho chảo lên bếp phi hành khô cho thơm rồi cho thịt heo và tôm vào xào, thêm đường, nước mắm, bột nêm cho thấm vừa ăn
Khi thịt và tôm đã chín, để nguội 1 chút cho vả vào trộn đều, có thể nêm thêm 1 ít đường, muối cho vừa ăn, tiếp tục cho rau răm, đậu phộng vào trộn đều.
Cho vả trộn ra dĩa, món này có thể ăn kèm bánh tráng nướng rất ngon.
6. Vả trộn chay
Nguyên Liệu
5 trái vả rau hứng đậu phụng rang
Vả gọt vỏ bắt lên luộc chín. Vớt ra cắt mỏng vắt khô. Rau hứng rửa sạch, đậu phụng giã sơ.
Cho vả ra tô cho bột nêm chay muối vị tinh cho xí bao rô phi dầu vào trộn đều cho thấm, tiếp bỏ rau thơm đậu phụng vào trộn sơ cho ra dĩa.
7. Vả trộn Huế
Nguyên Liệu
5 quả vả tươi 100 gr tôm đất 100 gr thịt ba chỉ Dầu ăn, bột nêm, nước mắm, tiêu, muối, mì chính. Mè rang, đậu phọng, rau thơm. Bánh tráng
Vả luộc chín, gọt sạch vỏ, sau đó thái mỏng, vắt khô nước .
Tôm lột vỏ bỏ chỉ đen và đầu, ướp tiêu hành, nước mắm
Thịt ba chỉ rửa sạch cắt miếng mỏng vừa ăn
Cho ít dầu vào chảo bắt lên bếp cho thịt ba chỉ vào lăn đều cho mỡ trong miếng thịt ba chỉ teo lại sau đó cho ít bột nêm , nước mắm , tiêu , hành tím vào ướp sơ khoảng 2 phút . Bật lửa lên xào cho thịt thấm gia vị , đồng thời cho tôm đã ướp gia vị vào xào chung , lưu ý lửa nhỏ cho thịt và tôm thấm đồng thời không bị cháy.
Sau khi thịt và tôm xào xong , tắt bếp cho vả vào trộn đều rắc thêm mè rang và đậu phọng giả nhỏ trộn chung . Trộn đều tay , sau đó nêm lại cho vừa ăn . Cuối cùng cho rau thơm vào trộn lại một lần nữa , rau trộn sau cùng để không bị bằm rau . Như vậy là đã hoàn tất món vả trộn
Yêu cầu thành phẩm vả trộn là sau khi trộn ko có vị chát , ăn vào miệng có vị béo của mè rang và bùi bùi của trái vả , món này dùng chung với bánh tráng thì ngon tuyệt
8. Canh quả vả nấu giò heo
Nguyên Liệu
300 gr giò heo 5 quả vả tươi 2 củ hành tím 1 muỗng canh hạt nêm, muối, tiêu, mì chính 2 muỗng canh nước mắm 1 muỗng cafe ruốc 1 muỗng canh dầu gấc để tạo màu 2 cây hành lá
Giò heo chặt theo từng khoanh nhỏ, rửa sạch để ráo. Nấu nước sôi để trụng sơ giò heo. Sau đó vớt thịt ra cho vào nồi áp suất để hầm cho thịt mềm.
Sau khi thịt mềm vớt ra tô ướp gia vị muối,tiêu, hạt nêm nước nắm và hành tím vào để thấm thịt.
Vả tươi đem luộc chín, gọt sạch vỏ, sau đó thái lát mỏng 3-4cm.
Nước hầm giò heo vớt sạch bọt, cho vả đã cắt mỏng, thịt đã ướp gia vị vào trong nồi nước bắt lên bếp, cho thêm nước lạnh vào mặt nước phải sấp sấp vả và thịt. Tiếp theo cho 2/3 muỗng cà fe ruốc lọc bỏ cặn, sau đó cho vào nồi canh để nấu, nấu đến khi nước sôi hạ lửa nhỏ liu riu cho vả mềm và thấm gia vị. Nấu khoảng 10-15 phút là xong nêm nếm vừa miệng cho mì chính và hành lá vào là xong món canh vả. Vả sau khi nấu phải mềm ko có vị chát, nước canh ngọt của vị thịt.
9. Trái Vả Om Dừa
Trái vả giàu chất xơ, kali, canxi, vitamin A giúp cải thiện hệ tiêu hóa, an thần, tốt cho mắt. Nghiên cứu cho thấy trái vả giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Vả xanh có thể làm gỏi, ăn sống, vả chín già có thể kho, hầm canh, còn có thể làm vả ngâm muối chua dành ăn cả năm.
Nguyên Liệu
4 trái vả 1 trái dừa xiêm 15 g đậu phộng dầu phộng muối biển
Rửa sạch vả, luộc vả, khi nước sôi chờ sôi khoảng 2 phút rồi tắt bếp, cho vả vào nước lạnh khoảng 30 phút
Trong thời gian chờ ngâm vả, đổ nước dừa xiêm vào nồi, nạo lấy phần cơm dừa để riêng (nếu cơm dừa dày, mềm và dẻo vừa ăn thì có thể kho chung). Nếu đậu phộng khô thì ngâm nước khoảng 1 giờ. Đun nước dừa nóng nhưng chưa sôi.
Vả sau khi ngâm cạo vỏ, bạn có thể dùng dao nhỏ cạo theo vòng tròn, vừa nhanh vừa dễ vì vỏ vả mỏng và đã mềm. Cắt vả thành khúc vừa ăn, chiên sơ với dầu phộng
Cho vả đã chiên vào nước dừa đang nóng, thêm cơm dừa, đậu phộng rồi đun đến sôi, vớt sạch bọt, để lại lượng nước xâm xấp mặt hỗn hợp, nhỏ lửa riu riu, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước tương om trong vài tiếng.
Nấu đến khi nước cạn, hơi cháy thì tắt bếp. Mình nấu khoảng 4 giờ với lửa nhỏ. Dọn ăn nóng rất bắt cơm ^^ Thành phẩm có màu đẹp tự nhiên, vị ngọt tự nhiên của nước dừa, vả bùi, dừa mềm béo, thêm tí vị cay của ớt rất hợp ăn nóng vào những ngày mưa.
10. Quả vả muối
Vả gọt vỏ, ngâm nhiều lần với nước muối có vắt thêm chanh cho hết nước chát.
+ Lọ thủy tinh thật sạch, khử trùng, phơi khô + Đồ chơi đi cùng: giềng, gừng, tỏi nguyên tép
Vả cắt miếng tùy thích, để ráo. Nấu nước sôi để nguội, hòa muối biển, xếp vả cùng giềng, tỏi, gừng rồi nén trên miệng cho vả ngập nước. Đậy nắp kín, em còn bọc bao nilon quanh miệng lọ đề phòng các bạn kiến gián có đi chơi lạc chỗ.
Khoảng 1 tuần mở ra là dậy mùi thơm,. Bước tiếp theo là nấu cơm lứt cho thật ngon rồi ăn cùng vả thôi.
Bạn đang xem bài viết 4 Cách Chế Biến Rau Mầm Siêu Bổ Dưỡng, Chữa Trị Bệnh trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!