Xem Nhiều 3/2023 #️ 4 Món Ăn Vặt Ở An Giang Được Làm Từ Thốt Nốt # Top 12 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # 4 Món Ăn Vặt Ở An Giang Được Làm Từ Thốt Nốt # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Món Ăn Vặt Ở An Giang Được Làm Từ Thốt Nốt mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây thốt nốt trông xa tựa cây dừa, nhưng thân cây to và cao, lá xòe tán rộng như lá cọ. Mùa vụ thốt nốt bắt đầu khoảng từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. Trái thốt nốt kết thành từng chùm, trái to tròn cỡ trái dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Ruột trái có những ngăn múi khoảng 4 – 5 múi, được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cơm dầy màu trắng, mềm dẻo giống như cơm trái dừa nước nhưng thơm ngon hơn.

Bánh bò thốt nốt là món ăn ngon ở An Giang và ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt tỉnh An Giang, bánh bò được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như bột gạo, nước dừa, đường thốt nốt…

Bánh bò thốt nột là một món đặc sản của An Giang. Món bánh này rất dễ làm với mọi người nhưng không ở đâu ngon bằng An Giang. Nguyên liệu chính món này là đường thốt nốt, không dễ tìm ở các tỉnh khác. Khi đi du lịch An Giang, nó trở thành món quà biếu ngon và thanh nhã. Món ăn này có thể dùng tráng miệng, thay thế bữa sáng và là thức quà phổ biến của du khách mỗi khi đến đây.

Hương vị thơm ngon của bánh, ngọt dịu từ đường thốt nốt hòa quyện với chút béo ngậy của nước cốt dừa sẽ đem lại cho bạn cảm giác đặc biệt khi thưởng thức đặc sản này.

Dọc theo những tuyến đường về vùng biên giới giáp ranh Campuchia, trái thốt nốt được bày bán ven đường rất hút khách du lịch An Giang. Nước thốt nốt thực chất được chắt ra từ cuống hoa của cây.

Ruột của trái thốt nốt trắng nõn, bề ngoài khá giống thạch rau câu và không có vị ngọt, được dùng chung với cốc nước thốt nốt. Mỗi cốc nước giải khát thường có giá 10.000 đồng.

Nước thốt nốt hoàn toàn từ thiên nhiên, bạn có thể ăn uống thoải mà không sợ mập. Theo khoa học, đường từ thiên nhiên vào cơ thể, nếu dư thừa thì cơ thể tự điều tiết ra ngoài mà không tích lũy trong cơ thể.

Chiếc bánh lá hấp dẫn, ngon nức tiếng xứ An Giang, được làm từ bột gạo, đường thốt nốt, nước cốt dừa, trái thốt nốt…. Sau khi ủ bột một đêm, người dân ở đây sẽ trộn chúng với các nguyên liệu còn lại, nấu cho đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt.Để làm ra chiếc bánh lá thốt nốt người làm bánh trải qua nhiều công đoạn rất vất vả và tất cả đều làm từ thủ công. Làm bánh lá thốt nốt đòi hỏi không chỉ sự khéo léo mà còn phải có sức dẻo dai. Cứ trung bình 1 kg nếp sẽ cần 1 trái thốt nốt, 700g đường và 1 trái dừa khô.

Bánh lá thốt nốt sau khi nấu chín có màu vàng tươi của thốt nốt, xen với chút trắng sữa của cơm dừa và mùi thơm của nếp, của lá quyện vào nhau rất đặc trưng. Vị ngọt thanh thanh, béo béo của chiếc bánh đã trở thành món ăn ưa thích của nhiều người đi xa quê.

Đây là một trong nhưng món ăn ngon ở An Giang bạn nên thử khi đi du lịch đến đây.

Chè thốt nốt là món ăn ngon ở An Giang mà hầu như rất nhiều nhiều người yêu thích. Cái ngon đặc biệt của món này là đường thốt nốt vừa ngon và thơm mắt.

Để có được chén chè thốt nốt ngon mát, phải rất kỹ trong khâu chọn nguyên liệu. Những trái thốt nốt già, cứng được bỏ ra vì chúng sẽ bị nhạt, cứng, làm mất vị mềm mại của chén chè. Làm món chè đậu xanh thốt nốt tương đối đơn giản. Chỉ cần cho đậu xanh đãi vỏ vào nồi nấu mềm, thêm vài tán đường đường thốt nốt vào vừa khẩu vị. Sau cùng, cho cơm thốt nốt, nấu mềm. Nhớ làm thêm chén nước cốt dừa đậm đặc nữa. Khi múc chè ra chén ăn, chan nước cốt dừa lên là xong.

Món chè thốt nốt thật sự ngon khi được nấu cùng đậu xanh, nước cốt dừa và đường thốt nốt. Cái dẻo, mềm của cùi thốt nốt hòa quyện với vị béo, ngọt của nước cốt dừa, của đậu xanh cùng cái ngọt thanh của đường tạo nên một sức hấp dẫn không thể cưỡng lại. Du khách không nên bỏ qua món ăn này khi đến với miền Tây.

Nếu bạn muốn đi du lịch khám phá An Giang bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo Viber,Zalo 0903.709.178.

Mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn gọi: 0934.574.577

Thưởng Thức 4 Món Ăn Vặt Ngon Từ Thốt Nốt Khi Ghé Thăm An Giang

Miền Tây không chỉ nổi tiếng bởi có cảnh sắc hữu tình, hoang sơ mà có dòng sông chở nặng phù sa mang tới cho người dân ở miền Tây thảm thực vật phong phú và đa dạng, cây trái trĩu cành quanh năm. Một trong các loại cây được người dân An Giang nâng niu và chăm sóc chính là cây thốt nốt, cây mang tới trái ngọt thơm. Châu Đốc An Giang rất tự hào về thứ quả ngon này, mang thốt nốt tạo thành các món ăn chơi lạ miệng và bày bán quanh chợ để du khách và người dân có thể thưởng thức bất cứ lúc nào.

Chè thốt nốt

Món chè thốt nốt là một món ăn vặt được giới trẻ rất yêu thích, mê mẩn. Làm món chè này dễ làm, đơn giản, bạn có thể trực tiếp làm ở nhà bằng việc nấu tan đường thốt nốt, sau đó cho thêm chút nước cốt dừa cùng ruột của trái này vào trong bát chè.

Bánh lá thốt nốt

Những chiếc bánh lá thốt nốt thơm ngon và hấp dẫn đã quá nổi tiếng ở An Giang nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Món bánh lá này làm từ nước cốt dừa, đường thốt nốt, bộ gạo cùng trái thốt nốt … Khi đã ủ bột qua 1 đêm thì người dân An Giang sẽ trộn với nguyên liệu khác, nấu cho tới khi tạo ra hỗn hợp.

Nước thốt nốt

Đi dọc tuyến đường tới vùng biên giới giáp với đất nước Campuchia, những trái thốt nốt được người dân ở nơi đây bày bán trải dài khắp ven đường thu hút và hấp dẫn du khách tìm đến. Nước thốt nốt này thực chất chắt và làm ra từ cuống hoa cây thốt nốt.

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt là một trong những món ăn vặt dân gian được người dân ở miền Tây nam Bộ rất ưa chuộng, yêu thích, nhất là tỉnh An Giang. Món ăn này chế biến từ nguyên liệu rất quen thuộc như là đường thốt nốt, nước dừa, bột gạo …

Những Món Ngon Từ Quả Thốt Nốt

Là một đặc sản quen thuộc của người dân tỉnh Kiên Giang, An Giang…đường thốt nốt với vị ngọt thanh, ăn vào không quá gắt như đường cát, lại có vị bùi bùi, thơm béo, từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Để có được những khoanh đường thốt nốt, người dân phải thức từ sáng sớm để cắt cuống bông thốt nốt và đem thùng để hứng nước rỉ ra từ cuống, sau đó dùng chất nước này nấu cho đến khi keo lại và đổ vào khuôn làm bằng ống tre. Người ta đóng gói đường thốt nốt bằng cách dùng lá thốt nốt quấn lại giống như đòn bánh tét. Đường thốt nốt cũng chỉ quấn trong lá thốt nốt thì đường mới không bị chảy.

Rượu thốt nốt:

Đây là thức uống lên men vô cùng hấp dẫn được làm từ trái thốt nốt tươi. Để có được vị chua đặc trưng của rượu người ta phải chọn ra những trái thốt nốt có cơm chắc thịt và có vị ngọt hơi gắt chứ không chọn những trái quá non. Trái thốt nốt sẽ được gọt sạch vỏ, sau đó được bổ đôi và được đặt vào chậu làm bằng đất trong vòng từ 2-3 ngày. Sau thời gian ủ lên men sẽ cho ra loại rượu chua thốt nốt đặc trưng. Mọi người thích uống rượu chua thốt nốt sau bữa ăn hoặc những ngày trời hè oi bức.

Chè thốt nốt nước cốt dừa:

Để làm chè thốt nốt nước cốt dừa vô cùng đơn giản, chúng ta chỉ việc nấu tan đường thốt nốt sau đó lần lượt cho nước cốt dừa rồi trái thốt nốt đã được cắt sạch vỏ vào.

Tuy cách làm đơn giản nhưng khi làm xong lại cho ra mùi vị hết sức tuyệt vời. Nào là vị béo ngậy của nước cốt dừa hoà quyện với độ dẻo, mềm của cùi thốt nốt. Đây là món ăn dân dã mà du khách có thể tự làm ở nhà hoặc nếm qua khi đến thăm các tỉnh miền Tây.

Bánh lá thốt nốt:

Nguyên liệu để làm ra những chiếc bánh lá hấp dẫn gồm: bột gạo, đường thốt nốt, nước cốt dừa, trái thốt nốt…. Đầu tiên chúng ta phải xay gạo và ủ bột trong một đêm. Kế đó, đem trộn bột gạo với đường, nước cốt dừa, bột thốt nốt rồi mang đi nấu tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Khi gói bánh sẽ múc bột này vào lá chuối, tạo dáng hình chữ nhật rồi cho dừa nạo khô lên trên và gói lại. Cũng có thể thay dừa bằng đậu xanh nấu chín cũng rất ngon. Bánh lá thốt nốt là món ăn hấp dẫn nhiều du khách gần xa, là một nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của người dân miền Tây Nam Bộ, bởi mùi vị dân dã, thân quen của quê nhà.

Bánh bò đường thốt nốt:

Bánh bò đường thốt nốt chính hiệu sẽ được làm từ bột gạo Nàng Nhen chỉ có ở vùng Bảy Núi (An Giang), còn trái thốt nốt phải là trái có cơm dày. Để làm những chiếc bánh bò đường thốt nốt là cả một kì công. Từ khâu ủ bột lên men, rồi phải thường xuyên trông chừng vì nếu bột quá khô thì bánh sẽ không có vị xốp, bùi. Nếu bột quá ướt sẽ mất độ mềm của bánh. Những chiếc bánh bò đường thốt nốt có màu vàng tự nhiên, mùi thơm lừng, cộng vị ngọt béo của nước cốt dừa và đường thốt nốt, đây sẽ là món ăn rất ngon và mang hương vị đặc trưng của An Giang.

Rau câu đường thốt nốt sữa dừa:

Sự kết hợp giữa đường thốt nốt, thach rau câu và nước cốt dừa đã làm nên món ăn rau câu dừa đường thốt nốt vô cùng hấp dẫn, với vị ngọt thanh của đường thốt nốt cộng với vị béo của. Sự khéo léo của người thợ được thể hiện ở chỗ phải làm sao cho mỗi chiếc rau câu khi hoàn thành phải có 2 lớp, 1 lớp dừa và 1 lớp đường thốt nốt đẹp mắt, ăn vào có vị thanh mát, hấp dẫn.

Hãy cùng với Daily Travel VietNam thưởng thức những món ngon được làm từ quả thốt nốt trong tour Mỹ Tho – Cần Thơ – Châu Đốc 3 ngày 2 đêm hoặc Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ 3 ngày 2 đêm. Chúc Quý khách có một chuyến đi vui vẻ.

2 Cách Làm Bánh Bò Thốt Nốt (Nướng &Amp; Áp Chảo)

Chưa bao giờ làm bánh bò đơn giản, nhẹ nhàng và yên tâm đến thế!!!

Trước đây mình làm bánh bò với công thức dùng muối nở/ bột nở, kết quả cũng ổn nhưng thi thoảng rơi phải ngày xấu trời thì bánh vẫn hỏng như thường mặc dù chẳng hiểu sai ở đâu. Nhìn chung là rất đau tim. Dạo gần đây làm bánh bò Mã Lai, tuy dễ nhưng không dai như kiểu mình thích, nên chuyển sang thử bánh bò kiểu Indo (Bika Ambon) – rất giống với bánh Việt Nam, dùng hoàn toàn bột năng nhưng ủ với men nở bánh mì.

Kết quả là, như kiểu các bạn bây giờ hay thường nói: “tưởng không ngon” mà cuối cùng là “ngon không tưởng” Bánh có búa xua rễ tre, rất mềm, thơm, ngọt, ngậy và xốp, không hề có mùi bột, mùi men hay mùi trứng. So với cách làm cũ tuy mất thêm thời gian ủ khoảng 2 – 2.5 giờ nhưng các bước đều đơn giản hơn nhiều, không cần phải đánh trứng nhẹ tay, không cần phải làm nóng khuôn trước, không cần phải chú ý A, B, C… Thực ra nói là lâu chứ thời gian ủ chỉ là để cái âu ở trong bếp rồi đi làm việc khác, nên tính tổng thời gian thao tác có lẽ còn nhanh hơn công thức dùng bột nở, vì chỉ quấy trộn vài cái, đổ khuôn rồi chờ tới lúc ăn thôi

Nếu làm kiểu nướng: Khuôn 15 x 15 cm để + giấy nến lót khuôn (hoặc khuôn khác có kích thước tương tự, dùng khuôn nhỏ hơn như muffin/ cupcake cũng được)

Nếu làm kiểu rán: Chảo chống dính đường kính 12 – 20 cm

Nguyên liệu

150 g nước cốt dừa (coconut milk, KHÔNG PHẢI coconut cream)

75 g đường thốt nốt hoặc đường nâu, đường vàng

100 g bột năng (tapioca starch)

1/2 thìa cafe (1/2 tsp, khoảng 2 g) men nở loại instant (không cần kích hoạt)

3 trứng gà loại lớn khoảng 60 g/ quả cân cả vỏ

Nước cốt dừa có thể dùng loại đóng hộp hoặc nước cốt dừa tươi. Lưu ý dùng đúng loại coconut milk, không phải coconut cream

Đường thốt nốt hay đường nâu sẽ cho mùi vị bánh thơm ngọt và ngon hơn đường trắng nhiều. Lượng đường có thể thay đổi theo khẩu vị (và vì mỗi loại đường khác nhau cũng có độ ngọt khác nhau)

Dùng đúng loại men nở là instant dry yeast hoặc instant yeast. KHÔNG dùng bột nở hay muối nở thay thế

Có thể dùng thêm vanilla, chiết xuất lá dứa (pandan extract) hoặc lá chanh, sả… nếu muốn làm đúng kiểu bánh bò Indonesia

TÓM TẮT CÁC BƯỚC

1. Cho nước cốt dừa và đường vào nồi. Đun trên lửa to, quấy liên tục để đường tan nhanh. Khi đường tan hết thì bắc khỏi bếp, để nước nguội về khoảng 35 – 40 độ C (chạm tay vào thấy hơi ấm nóng). Nước cốt dừa ấm sẽ giúp men hoạt động tốt hơn, nhưng nếu nước quá nóng sẽ làm yếu hoặc chết men.

2. Cho vào âu bột năng và men nở, trộn đều. Cho trứng vào đánh tới khi hỗn hợp mịn mượt.

4. Đậy kín âu bằng khăn, nilon hoặc nắp đậy. Ủ ở nơi ấm áp (30 – 35 độ C) khoảng 2 – 2.5 giờ, tới khi trên mặt âu có một lớp bọt khí.

5. Khi bột đã có một lớp bọt khí ở trên mặt thì dùng thìa quấy nhẹ nhàng để các nguyên liệu hoà quyện trở lại. Lưu ý quấy lớp bột lắng và đọng ở đáy âu. Quấy nhẹ tay, tránh làm vỡ nhiều bọt khí.

* Cách 1: nướng bằng lò

– Đổ bột vào khuôn. Đặt khuôn ở rãnh thấp nhất của lò nướng. Nướng ở 170 – 175 độ C, lửa trên và dưới trong 40 – 45 phút tới khi mặt bánh nâu vàng, cắm thử tăm vào giữa bánh thấy tăm sạch khô.

– Một vài lưu ý quan trọng :

Một số công thức bánh bò Indo khuyên nướng 170 độ C với lửa dưới trong khoảng 30 phút đầu, khi bánh đã chín, tương đối vững vàng và mặt bánh khô thì chuyển bánh lên rãnh giữa, bật 2 lửa nướng 180 độ C thêm 15 phút để bánh vàng mặt. Tuy nhiên lò của mình không chỉnh được riêng chế độ lửa dưới nên mình nướng 2 lửa và thấy rất ổn. Một phần lí do khác là lửa trên của lò nhà mình khá cao, cao hơn lửa dưới nên kể cả khi nướng bánh ở rãnh thấp nhất thì mặt bánh cũng rất nâu rồi, nên không cần chuyển bánh lên rãnh giữa lò.

Nhiệt độ nướng có thể thay đổi theo từng lò, cần tuỳ vào tình trạng bánh mà có cách chỉnh cho phù hợp. Nếu bánh nở rất nhanh rồi xẹp thì nguyên nhân là do nhiệt nướng quá cao. Nếu bánh nở chậm, không có rễ tre và mặt dưới bánh có một lớp bột đặc thì nguyên nhân là nhiệt nướng quá thấp.

Với bánh bò, nướng quá thời gian một chút sẽ tốt hơn là nướng non. Vỏ bánh khi nướng quá thời gian có thể sẽ dày hơn thôi, ruột bánh không bị ảnh hưởng gì cả. Nếu mặt bánh nâu vàng quá nhanh thì bạn có thể dùng một miếng giấy bạc che mặt bánh là được.

* Cách 2: Nướng bằng chảo

– Bật bếp ở lửa vừa, làm nóng chảo chống dính, loại đáy phẳng, đường kính 12 – 20 cm, có nắp vung đậy.

– Đun nóng 1/2 thìa cafe dầu dừa hoặc dầu ăn trong chảo. Đổ bột vào chảo, dày khoảng 0,5 – 1 cm. Đậy nắp vung. Rán trên lửa vừa – nhỏ khoảng 3 – 5 phút tuỳ độ dày của bánh. Khi mặt trên bánh se lại và không dính tay thì lật bánh, rán thêm khoảng 1 phút nữa rồi lấy ra đĩa, để nguội. Lưu ý: căn nhiệt rán sao cho nhiệt đủ cao để bánh nở nhưng không quá cao vì dễ làm cháy đế bánh.

– Cho thêm dầu vào chảo để rán bánh tiếp theo, nên quấy đều bột trước khi rán bánh.

Bánh bò nên dùng trong ngày, để qua ngày tuy bánh vẫn còn ăn được nhưng độ ngon thì không bằng ngày hôm trước nữa rồi. Công thức này không nên dùng để hấp vì khi hấp rất khó căn nhiệt, khả năng bánh bị hỏng cao.

Bạn đang xem bài viết 4 Món Ăn Vặt Ở An Giang Được Làm Từ Thốt Nốt trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!