Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Kíp Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Của Mẹ Aichan mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
( 8 votes, average: 5.00 out of 5)
“Ăn dặm kiểu Nhật” hiện nay là một trong những phương pháp ăn dặm khá phổ biến tại Việt Nam. Một trong những bà mẹ tiên phong trong phong trào ăn dặm kiểu Nhật đó chính là mẹ Aichan. Hơn 10 năm trước chị đã áp dụng phương pháp này cho bé Aichan và hiện nay khi có bé thứ 2 chị vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp ăn dặm này cho con gái.
Kinh nghiệm của hơn 10 năm trước với bé lớn và kinh nghiệm vừa trải qua với bé thứ 2, mẹ Aichan khẳng định “Ăn dặm kiểu Nhật” là một phương pháp ăn dặm khoa học, đảm bảo dinh dưỡng và rất phù hợp cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên để có thể thành công với phương pháp này, các mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý không chỉ cho bản thân mà cho cả gia đình để tiến hành cho bé ăn dặm được thành công nhất.
(1) Thống nhất tư tưởng và tâm lý
Trước khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, gia đình cần phải thống nhất về tư tưởng cũng như tâm lý. Đứa trẻ sinh ra, cả nhà đều yêu quý nhất là đối với những bé đầu lòng. Tuy nhiên đừng vì quá yêu quý con cháu mà biến đứa trẻ thành trung tâm của vũ trụ, để rồi sinh ra vô vàn mâu thuẫn không đáng có.
Ở Việt Nam, khá nhiều gia đình sống chung với ông bà do vậy việc mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con rất dễ xảy ra, đặc biệt là giai đoạn ăn dặm khi mà phương pháp ăn của Việt Nam khác xa so với Nhật.
(2) Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và những thành quả mong muốn
Phương châm của ăn dặm kiểu Nhật là chú trọng sử dụng thực phẩm tự nhiên hoặc do nuôi trồng . Đó là rau, củ, quả, cá, thịt, đậu… còn các thực phẩm đã qua chế biến như đồ hộp, thịt hun khói, gia vị các loại… họ đều khuyến cáo đừng cho trẻ ăn sớm từng nào hay từng đó.
Vì thế, chọn ăn dặm kiểu Nhật là chọn cách cho bé ăn nhạt, vị của cháo, của súp… tất cả đều là từ rau củ quả, hoặc dashi (cá bào và rong biển konbu). Cho bé ăn nhạt từ đầu sau điều chỉnh rất dễ, chứ cho bé ăn mặn sớm, sau này những đồ nhạt (đặc biệt là rau) bé sẽ không chịu ăn.
Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, thành quả mong muốn đầu tiên đó là BÉ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG KHỎE MẠNH, KHÔNG MONG BÉO. Vì vậy, thực đơn của món dặm kiểu Nhật chú trọng nhiều rau, cân đối giữa chất bột, đạm, vitamin, đặc biệt là chất đạm ăn rất ít (giai đoạn cuối 12-18 tháng mà cũng chỉ cho con ăn nhiều nhất là 20g), không quan trọng phải ăn thật nhiều đường sữa. Trẻ con Nhật không béo nhưng thể lực rất tốt, khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
Thứ hai, thông qua ăn dặm, họ muốn GIÁO DỤC TRẺ BIẾT CÁCH ĂN. Đứa trẻ biết nhai, có ý thức trong việc ăn uống, biết yêu cầu, từ chối, biết khẳng định mình. Có thể thấy không có một em bé nào ở Nhật mà vừa ăn vừa chạy chơi hay phải bật ti vi lên mới chịu ăn.
Cả Aichan và bé Bống đều biết nhai không ngậm, biết tự ngồi ăn một chỗ đến hết bữa, tuy nhiên cũng phản ứng kịch liệt khi bị ép ăn đồ ăn mà bé không thích. Nhiều loại đồ ăn ngon bổ dưỡng mà con lại không chịu ăn, mẹ cũng rất lo lắng nhưng qua đây cũng có thể thấy rằng, con có sở thích rõ ràng, con có chủ kiến và bố mẹ cũng nên tôn trọng con dù con còn rất bé.
(3) Hãy tôn trọng bé
Hãy coi bé là 1 thành viên trong gia đình. Cho bé ăn không chỉ là việc đút, đưa đồ ăn vào miệng bé, mà còn phải quan tâm chú ý cả tâm lý của bé nữa. Kinh nghiệm ở đây cuả mình các bạn chỉ nên tham khảo bởi mỗi bé một khác, mỗi giai đoạn lại thay đổi khác nhau. Vì vậy người mẹ cần phải nắm bắt, điều chỉnh, hướng dẫn và chiều theo cả bé nữa.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là tập luyện cho bé ăn thô đúng thời điểm, nhưng đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của cha mẹ nữa. Đừng để ý đến bé A hay bé B ăn được thế này mà con mình thì chỉ được thế kia… , hãy cố gắng điều chỉnh độ thô phù hợp với bé, điều chỉnh dần dần, không cần nóng vội. Các mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý rằng sẽ có 1 lúc bé quay ngoắt lại với những gì mình đã tập luyện, đã ưa thích… nhưng hãy tin rằng đó chỉ là 1 giai đoạn khó khăn thôi, đừng stress làm ảnh hưởng đến bé. Người lớn mình cũng vậy, lúc khó ở thì dù là món khoái khẩu nhất cũng thấy không ngon. Vì vậy bạn hãy xác định trước việc bé có thể có một lúc nào đó sẽ không hợp tác và các mẹ cố gắng chiều theo ý con một chút để qua giai đoạn khó khăn nhưng không có nghĩa là từ bỏ phương pháp.
Một khía cạnh nữa của việc tôn trọng bé, đó là cách cho bé ăn. Không khí, bối cảnh, màu sắc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn của bé. Mỗi bà mẹ có cách cho con ăn của riêng mình, vì phụ thuộc vào từng đứa trẻ, ai cũng có thể là nghệ sĩ, làm trò vui cho con ăn ngoan…. dù thế nào bữa ăn của trẻ, hãy nên để tràn ngập niềm vui.
Và kinh nghiệm của mình sau khi chăm sóc 2 bé thì thấy rằng, các con đều thì thích được xum họp cùng cả nhà trong bữa ăn. Đây có thể là sợi dây tình cảm khăng khít giữa bố mẹ con cái và anh chị em mà được xây dựng từ những điều bình dị nhất.
(4) Khi nào thì bắt đầu cho con ăn dặm?
Rất nhiều mẹ thấy con còi còi nên cho con ăn dặm sớm, hi vọng bé sẽ ăn nhiều hơn để mập hơn. Mẹ Aichan cũng đã từng nghĩ như thế. Thực ra, vì sao phải ăn dặm? Vì cơ thể của trẻ đến độ tuổi nhất định, ngoài sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) thì cần bổ sung các chất khác để phù hợp với sự phát triển về thể chất nên cần phải ăn dặm đồng thời bắt đầu tập thói quen ăn uống sau này cho con.
Tuy nhiên, cơ thể thật sự cần đủ dinh dưỡng thông qua ăn dặm khi trẻ được khoảng 9 tháng tuổi. Vì thế, phương pháp ăn kiểu Nhật trong giai đoạn đầu 5,6,7,8 tháng chỉ là nhằm cho trẻ làm quen với thực phẩm, quen độ thô, và tập cho bé thói quen ăn uống đúng bữa hàng ngày. Khi thói quen ăn uống của bé tốt, có bé sẽ ăn như một sở thích. Có bé ăn nhiều nhưng cũng có bé ăn ít, thích ghét nhiều loại đồ ăn khác nhau.
(5) Ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là phải dùng nguyên liệu Nhật!
Thay vì dùng nước xương hầm để nấu cháo, ăn dặm kiểu Nhật dùng nước dashi cũng chứa rất nhiều canxi và khoáng chất. Tuy nhiên, cá bào, rong biển konbu ở Việt Nam bán khá đắt và không phổ biến lắm, do đó đây có thể là một trở ngại đối với những gia đình có thu nhập trung bình. Tuy nhiên ăn dặm kiểu Nhật không chỉ phủ thuộc vào mỗi nước dashi mà ă n dặm kiểu Nhật chủ yếu là phương pháp cho con ăn thô đúng thời điểm, đúng độ thô cho lứa tuổi của con.
Cả hai bé nhà mình đang tuổi ăn dặm đều có về Việt Nam chơi và mình vẫn sử dụng 100% rau hoa quả Việt Nam cũng như nhưng món bún phở nấu theo đúng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con ăn và cả hai bé đều rất thích.
Mẹ Aichan chưa nấu kiểu Việt Nam bao giờ, nhưng nấu kiểu Nhật riêng biệt thế này, mẹ cháu thấy dễ “sáng tác” món ăn lắm. Sử dụng phương pháp làm đông lạnh, đồ ăn của Aichan phong phú hơn mỗi ngày, mỗi bữa 1 loại rau củ khác nhau, bữa ăn cháo riêng, bữa trộn hết vào để thay đổi món cho con.
Hy vọng rằng bài viết này của cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.
Đánh giá bài viết: ( 8 votes, average: 5.00 out of 5)
KVBro-Nhịp sống Nhật Bản
Ăn Dặm Kiểu Nhật: Học Mẹ Nhật Cách Làm Cơm Bento Cho Bé
Chữ Bento trong tiếng Nhật có nghĩa đơn giản là cơm hộp. Cơm hộp bento có nguồn gốc từ thói quen sử dụng cơm rang đựng trong một chiếc hộp nhỏ của người Nhật Bản bắt đầu từ khoảng thế kỷ 13. Sau đó vào khoảng thế kỷ 17-18, bento được người Nhật sử dụng nhiều và trở thành thói quen cho đến ngày nay. Cách làm cơm bento đơn giản như chín cái tên của nó.
Đối với người Nhật, ngay cả một hộp cơm cũng ẩn chứa rất nhiều sự công phu, khéo léo của người nội trợ. Họ đã nâng tầm bento lên thành một nghệ thuật trang trí món ăn. Những nắm cơm tam giác đã biến hóa thành những con vật dễ thương như chó, mèo, thỏ hay những cô bé, cậu bé tinh nghịch.
Cơm hộp Bento lúc đầu chỉ là những bữa ăn được trang trí nhiều hình thù và màu sắc của các bà mẹ Nhật Bản chuẩn bị cho những đứa con của mình đi học nhưng ngày nay nó đã trở thành một trào lưu độc đáo, làm say mê rất nhiều người.
Những hộp cơm Bento không chỉ khiến món ăn trở nên ngon hơn mà còn thể hiện sự sáng tạo cũng như những ý nghĩa mà người làm cơm Bento nhắn gửi trong đó: những niềm vui với những hình thù ngộ nghĩnh hay sự chăm sóc và yêu thương trong từng món ăn được chuẩn bị cầu kỳ và đẹp mắt.
I, Dụng cụ làm cơm bento
Mọi người thường nghĩ cần rất nhiều dụng cụ đặc biệt và phức tạp để có thể làm được một hộp cơm bento ngon và đẹp mắt nhưng thật ra chỉ với một số dụng cụ làm bento cơ bản và thêm một chút khéo tay là bạn đã hoàn thành một hộp cơm của riêng mình.
1, Hộp cơm bento
Bạn không nhất thiết phải dùng hộp cơm Bento Nhật Bản mà vẫn có thể làm được một hộp cơm Bento vì thực ra có rất nhiều loại hộp phù hợp cho việc xếp các món ăn theo phong cách Bento.
Điều quan trọng khi chọn hộp cơm Bento là nó tạo không gian cho món ăn trông thật hấp dẫn và thích hợp với số lượng món ăn sẽ được bày biện trong đó.
Hộp cơm Bento có rất nhiều kích cỡ, chất liệu, màu sắc khác nhau dành cho cả trẻ em và người lớn. Một số hộp Bento còn có thêm bộ phận giữ nhiệt giúp món ăn giữ được sự nóng hổi hoặc tươi ngon.
2, Những chiếc cup silicon chịu nhiệt dùng làm cơm bento
Những chiếc cup này sẽ là dụng cụ làm Bento rất tuyệt cho việc bảo quản những thức ăn có nước sốt và những thức ăn khô không bị trộn lẫn vào nhau. Với những chiếc cup silicon này, món ăn của bạn vẫn giữ nguyên hương vị mà không bị lẫn với mùi vị của các món ăn khác.
Không chỉ vậy nó còn giúp bạn đựng một ít nước sốt thơm ngon ăn kèm với một số món ăn mà không bị tràn ra bên ngoài. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng chúng để đựng các loại trái cây hoặc rau củ có chứa nhiều nước như dứa, lê, dưa hấu…
Những chiếc cup silicon chịu nhiệt cũng giúp bạn dễ dàng hâm nóng thức ăn nếu bạn có sẵn lò vi sóng. Hộp cơm Bento sẽ không chỉ thơm ngon mà còn dễ thương hơn với vô số những sắc màu của những chiếc cup silicon.
3, Dụng cụ ép cơm và tạo hình trứng
Thử tưởng tượng cơm trắng bình thường vốn dĩ rất quen thuộc nay lại có rất nhiều hình dạng như một chú gấu trúc béo ú hay một chú thỏ trắng dễ thương thật thú vị.
Những nắm cơm được ép chặt và tạo hình hay còn gọi là onigiri trong tiếng Nhật khiến bữa trưa của bạn trở nên hấp dẫn và ngon lành hơn.
Không cần mất quá nhiều thời gian, chỉ cần vài thao tác đơn giản với dụng cụ ép cơm và một chút khéo léo, cẩn thận là bạn đã có ngay một tạo hình ngộ nghĩnh cho hộp cơm Bento của mình.
Trứng chứa nhiều protein và tốt cho sức khỏe nhưng với dụng cụ tạo hình trứng thì món trứng luộc còn trở nên hấp dẫn và đáng yêu hơn nhiều. Trứng sau khi luộc xong bóc vỏ thì đặt ngay vào đồ tạo hình, ép chặt và ngâm vào nước lạnh. Cách này khiến việc tạo hình trở nên dễ dàng và có hình dáng đẹp nhất.
4, Dao
Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên nhưng quả thật dao là một dụng cụ hữu ích nhất trong việc trang trí các món ăn. Với một con dao bạn có thể làm hầu hết mọi thứ, cắt những cuộn cơm thành những miếng nhỏ vừa miệng, tạo hình tạo hình trái cây thành một chú thỏ dễ thương hay làm một bông hoa từ chiếc xúc xích, thái nhỏ các loại rau củ…
5, Một số dụng cụ khác
Khuôn cookies: có thể biến hóa muôn hình, muôn vẻ cho các món ăn của bạn mà không phải mất quá nhiều thời gian cho việc gọt tỉa.
Khuôn dập rong biển: giúp bạn tạo hình mắt mũi miệng hay những chi tiết nhỏ.
Mành cuộn cơm tre: không chỉ làm được món cơm cuộn mà còn tạo ra những hình dáng dễ thương với một chút khéo léo và sáng tạo.
II, Quy tắc bố trí hộp cơm Bento
1, Chia các món ăn theo tỉ lệ phù hợp
Giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác của Nhật Bản, cách làm cơm Bento cũng có những quy tắc cơ bản của riêng nó. Có hai cách để chia các loại thức ăn, theo tỉ lệ 4:3:2:1 (4 phần cơm, 3 phần thịt, 2 phần rau và 1 phần dưa góp hoặc món tráng miệng) hoặc chia theo tỉ lệ 1:1 (1 phần cơm và 1 phần còn lại với tỉ lệ một phần thịt, 2 phần rau).
Mục đích của cách phân chia này chính là giúp bạn có một bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng.
2, Thêm màu sắc cho hộp cơm Bento
Việc lựa chọn hộp cơm, cách bài trí các món ăn thực sự có ảnh hưởng tới sự ngon miệng của bạn. Các màu sắc của món ăn càng đậm càng khiến hộp cơm nổi bật và đặc biệt càng có nhiều giá trị dinh dưỡng. Màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau củ, màu đỏ của cà chua tạo nên một sự tương phản đẹp mắt và đầy màu sắc cho cơm hộp Bento.
3, Sắp xếp các món ăn gọn gàng và chặt chẽ
Sắp xếp các món ăn gọn gàng và chặt chẽ là rất quan trọng để các món ăn trong hộp cơm Bento của bạn không bị xô vào nhau. Bạn chắc chắn sẽ không muốn thấy hộp cơm ngon lành và đẹp mắt lúc sáng trở thành một đống hỗn độn khi bạn mở hộp cơm vào giờ ăn trưa.
Một gợi ý cho bạn là hãy xếp cơm vào trước rồi tới các loại thức ăn có hình dạng cố định và chiếm nhiều diện tích (như gà, thịt lợn, thịt bò, cá…). Kế đó rau củ và cuối cùng bạn có thể xếp thêm những trái cà chua bi, các loại đậu …vào những khoảng trống còn lại giúp hộp cơm nổi bật và các món ăn không bị trộn lẫn vào nhau.
III, Những tips hữu ích làm cơm hộp Bento
Chuẩn bị sẵn thức ăn từ trước để tiết kiệm thời gian: Bạn nên nấu sẵn các món ăn từ tối hôm trước, hâm nóng lại vào sáng hôm sau và xếp vào hộp. Chỉ 10-15 phút buổi sáng là bạn đã có một hộp cơm Bento ngon lành để thưởng thức vào bữa trưa.
Rửa tay sạch trước khi xếp các món ăn và đảm bảo rằng hộp đựng cũng đã sạch sẽ.
Để thức ăn nguội hẳn trước khi đóng hộp. Điều này không chỉ giúp thức ăn không bị hỏng mà còn tránh để hơi nước đọng trên nắp hộp làm các món ăn có nước và mất ngon
Dùng thêm các loại gia vị rắc lên cơm như furikake với nhiều hương vị và màu sắc
Hãy bắt đầu với những công thức làm cơm hộp bento đơn giản bởi nếu bắt đầu với những gì quá phức tạp bạn sẽ nhanh nản và bỏ cuộc
Không nên để lẫn các loại thức ăn khô với các loại thức ăn có nước sốt vì như vậy sẽ làm mất vị ngon của cả hai món ăn.
IV, Cách làm cơm hộp bento đơn giản
Cách làm cơm Bento gấu mèo dễ thương:
Chỉ với nắm cơm tròn, xúc xích và rong biển là bạn đã có ngay một chú gấu mèo dễ thương. Xếp gấu mèo vào hộp cùng với rau xà lách lót bên dưới, thêm trứng cuộn vàng ươm, thịt viên chín vàng và cà chua đỏ mọng là bạn đã có ngay một hộp cơm Bento đẹp mắt và ngon miệng rồi.
Cách làm hộp cơm Bento sắc màu:
Sẵn nồi cơm điện và bộ dụng cụ làm cơm Bento sao bạn không thử với một hộp cơm Bento sắc màu nhỉ? Cơm khi chín lấy ra một nắm, thêm một chút nhân là ô mai mơ muối hoặc cá bào khô theo đúng phong cách Nhật Bản.
Sau đó, bạn dùng dụng cụ ép cơm để tạo hình theo ý muốn với một lớp rong biển phủ ngoài. Rau củ, xúc xích thái nhỏ hoặc dùng khuôn dập cookie để tạo hình.
Trứng cuộn sau khi tráng xong cắt thành từng miếng nhỏ. Giờ chỉ còn khâu cuối cùng là xếp vào hộp sao cho thật đẹp mắt và gọn gàng là bạn có thể thưởng thức hộp cơm ngon lành vào bữa trưa rồi.
Cách làm cơm Bento gấu trúc đơn giản:
Bạn có nghĩ tới việc dùng mành cuộn cơm tre để tạo nên những hình thù ngộ nghĩnh, như một chú gấu trúc chẳng hạn? Nếu còn băn khoăn thì những chỉ dẫn dưới hình này đã cho bạn một gợi ý để bắt tay thử ngay chiếc mành tre cuộn cơm kì diệu và có thể biết đâu bạn sẽ sáng tạo một cách tạo hình mới đầy thú vị vào một buổi sáng đẹp trời nào đó nhỉ!
Nhiều người thường nghĩ để làm được một hộp cơm Bento thật phức tạp và mất nhiều thời gian nhưng bạn có nghĩ nó thật sự là một điều thú vị trong cuộc sống bận rộn này.
Những hộp cơm Bento không chỉ giúp chúng ta có một bữa ăn dinh dưỡng và khỏe mạnh mà còn khiến chúng ta có thể tự do sáng tạo, vui vẻ, hài lòng với những hộp cơm dễ thương chúng ta tự tay làm.
Và hơn cả cơm hộp Bento cho chúng ta được tận hưởng và thưởng thức cuộc sống đúng nghĩa trong những món ăn ngon và thậm chí đã trở thành một nghệ thuật ẩm thực độc đáo có một không hai này.
Hướng Dẫn Mẹ Làm Nước Dùng Dashi Bổ Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật
Trong ăn dặm kiểu Nhật, nước dashi trong chế biến món ăn vừa giúp món ăn thêm đậm đà, lại vừa bổ sung khoáng chất là sự lựa chọn tuyệt vời của mẹ dành cho bé. Xin hướng dẫn mẹ cách nấu ăn dặm kiểu nhậtvới các loại nước dùng dashi cho bé.
Nước dùng Dashi trong cách nấu ăn dặm kiểu Nhật
Dashi là tên gọi chung của nước dùng trong ẩm thực Nhật, gồm nhiều loại như: dashi làm từ rong biển kombu, dashi làm từ rau củ quả, dashi làm từ cá khô… Tùy từng món ăn mà người Nhật sẽ chọn những loại nước dashi phù hợp để làm món ăn thêm ngon và hấp dẫn.
Điểm nổi bật nhất trong ăn dặm kiểu Nhật là dùng nước dùng dashi trộn vào cháo và các món khác cho bé. Nước dùng dashi ngoài tác dụng điều chỉnh độ đặc loãng cho món ăn, còn rất bổ dưỡng và đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé. Nước dùng dashi có hai loại, loại nấu từ cá bào, rong biển và loại nấu từ rau củ quả.
Ưu điểm nếu mẹ chọn cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Trong khi ăn dặm truyền thống thì chỉ hầm xương với rau củ quả với cháo. Dẫn đến việc nhiều bé lớn vẫn ăn cháo, không tự xúc ăn, ăn thô kém, món nào cũng phải cắt nhỏ hoặc ninh mềm, thì ăn dặm kiểu Nhật khắc phục được mọi hạn chế đó.
Sau khi làm xong, mẹ có thể để các loại nước dùng dashi, nước dùng rau củ có thể cho vào khay đá, để đông lạnh và dùng dần.
Với ăn dặm kiểu Nhật, bạn chỉ mất một ngày cuối tuần làm đồ ăn cho cả tuần sau đó của bé. Khi đến bữa ăn chỉ việc rã đông rồi thêm vào cháo để người nhà bón cho bé ăn. Ngoài ra các mẹ cũng không phải đau đầu suy nghĩ cho con ăn gì hôm nay, vì chỉ cần mở tủ lạnh ra là có đồ ăn. Phương pháp này cũng hợp với nhu cầu của bé, bé ăn được nhiều món, đa dạng hơn.
Hướng dẫn mẹ cách nấu ăn dặm kiểu Nhật với nhiều loại nước dùng Dashi thơm ngon cho bé
1. Nước dùng dashi từ tảo bẹ (kombu) và cá bào (katsuo)
Nguyên liệu: Khoảng 500 ml nước lọc, 2 miếng kombu (mỗi miếng có chiều dài gần một gang tay, rộng khoảng 3-5 cm), 1/2 chén cá ngừ bào khô (khoảng 10 g).
Cách chế biến:
Lau sạch lá kombu khô (bằng khăn ẩm, lưu ý không rửa vì lớp phấn bám trên bề mặt kombu chứa rất nhiều chất). Hoặc ngâm trước vào một bát nước sạch khoảng 15-20′ cho tảo bẹ nở ra.
Cho nồi rong biển lên bếp đun sôi, đun thêm 5 phút thì vớt rong biển ra. Mẹ tránh đun lâu khiến dashi bị đắng.
Tiếp đến, mẹ cho cá ngừ bào khô vào nồi, chờ cho cá chìm hết xuống thì tắt bếp. Tránh đảo để làm nước dashi bị vẩn đục.
Mẹ chuẩn bị một rổ mắt dày có trải sẵn khăn giấy. Đặt lên một bát tô để lọc nước dashi. Mẹ cứ để nước dashi chảy từ từ tự nhiên. Không vắt để tránh làm nước dùng bị đắng.
2. Nước dashi củ quả ninh xương
Nguyên liệu: cần tây (1 bó, chỉ lấy phần thân), hành tây (1 củ), củ cải (hoặc cà rốt, 1 củ), xương củ (không nên lấy xương ống và xương sườn)
Cách chế biến: Xương rửa sạch để ráo, trần qua một lần nước sôi cho sạch rồi rửa lại. Cho xương vào nồi, vặn to lửa để nước sôi nhanh, sau đó vớt sạch bọt. Tiếp đến, cho củ cải, hành tây hoặc một chút dứa cho thơm và nhanh nhừ. Khi sủi, mẹ hạ lửa nhỏ liu riu để đỡ mất chất và chất ngọt ra hết.
Cách sử dụng nước dùng dashi và lưu ý cho mẹ
Khi ăn, mẹ lấy nước dùng ra, quay lò vi sóng cùng rau củ. Có thể trộn chung hoặc để riêng rồi cho bột ăn dặm ăn liền vào cùng (sau khi quay xong còn ấm 50-60 độ) hoặc trộn chung với cháo loãng 1:10.
Khi ninh xương nấu cháo, mẹ cần cho con ăn cả nước cả cái. Vì dù có được ninh nhừ, đun kỹ đến đâu, lượng vitamin và khoáng chất như đạm, canxi, chất béo… vẫn tồn tại ở bã thịt, chỉ tan rất ít vào nước. Do đó muốn con phát triển tốt, tăng cân nhanh mẹ cần cho con ăn cả nước cả cái.
Không nên để nước dashi quá lâu trong tủ lạnh. Vì để càng lâu thì càng mất vị thơm ngon.
Mẹ cũng lưu ý, trong giai đoạn ăn dặm của bé. Nên pha loãng nước dashi để không gây hại cho bé.
Theo theAsianparent
Ảnh bìa: Emdep.vn
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Cách Làm Món Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé
– Đối với món cháo: Các mẹ nấu cháo nhuyễn như bình thường, có thể dùng tay hoặc máy để nghiền cháo. Nấu số lượng nhiều một chút rồi cho vào khay để đá, để đông lạnh. Các mẹ dựa theo nhu cầu của con mình để ước lượng số cháo cần nấu cho con ăn trong vòng 1 tuần.
– Đối với rau củ quả, như cà rốt, khoai tây, khoai lang… các mẹ hãy luộc chín, sau đó: một là cho vào túi nylon đựng thực phẩm sạch rồi dùng thìa, hoặc chày nghiền nhuyễn. Hai là dùng máy xay để xay nhuyễn. Rồi dàn đều ra, sau đó lấy một chiếc đũa chia thành từng phần nhỏ. Sau đó cho vào đông lạnh. Khi lấy ra chúng ta chỉ cần bẻ nhẹ một cái là sẽ thành từng viên nhỏ để tiện phục vụ từng bữa ăn của bé.
– Đối với nước rau luộc: Thành phần để chế nước rau củ cho bé là một vài loại rau củ lấy nước (mùa nào thì rau củ đó là ngon nhất). Sau khi luộc xong các mẹ để riêng nước và cái. Cái thì đem xay, nước thì để nguyên rồi cho vào khuôn làm đông đá. Và thành phẩm nước luộc đã được đông đá.
– Đối với cá: Cách chế biến cá để đông lạnh cũng hết sức đơn giản .Cá đem luộc chín bỏ da, dùng tay kiếm tra xem có xương thì bỏ hết xương đi rồi cho vào cối nghiền nhuyễn. Tiếp theo cho vào túi bảo quản thực phẩm, cũng chia thành từng phần nhỏ
Cách chế đồ ăn dặm từ đồ đông lạnh
Có 2 cách để chế biến ăn dặm từ đồ đông lạnh như sau:
– Lò vi sóng: Rã đông, rồi quay nóng món mà định cho con ăn. Sau đó trộn đều lên là hoàn thành.
2. Một số món ăn dặm kiểu Nhật cho bé Cà rốt nghiền
Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Cách làm: Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.
Cháo bắp / cháo ngô ngọt
Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê
Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã. Chú ý: Có thể nình hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô
Cháo đậu côve
Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, Đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
Cách làm: Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
Bạn đang xem bài viết Bí Kíp Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Của Mẹ Aichan trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!