Cập nhật thông tin chi tiết về Bồng Khoai Ngứa Nấu Canh mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bồng khoai ngứa nấu canh
Lang thang dưới cơn mưa phùn, thấy cay cay ở sống mũi khi những kỷ niệm thuở nhỏ ùa về. Nhớ những buổi cùng chúng bạn chăn trâu trên những triền đê đầy hoa dại màu tim tím. Nhớ những “món ăn nghèo khó” mẹ thường nấu, từ ngọn rau khoai lang luộc đến chè khoai, canh củ…Có lẽ, món ăn để lại nhiều kỷ niệm nhất là bồng khoai ngứa nấu canh.
Bồng khoai thường to bằng ngón tay út, là phần mầm mọc từ rễ vươn khỏi mặt đất. Cây khoai ngứa phần nào cũng…ngứa, chỉ phần bồng khoai ít ngứa nhất, dùng để nấu canh. Mẹ bảo, phải chọn bồng ở những cây sống gần nước, vừa non vừa ít xơ, ăn ít ngứa và rất ngon. Loại bồng này khi còn non, thân rất mập, trắng nõn và mới chỉ có nõn lá nhú lên.
…Khi hái bồng khoai về, rửa sạch bùn đất rồi tước sơ phần bên ngoài. Sau đó, bẻ thành đoạn 3-4 cm, ngâm vào chậu nước lạnh với chút muối cho khỏi thâm. Trước khi nấu, luộc qua với nước muối loãng cho bớt vị chát, khử mùi của bùn đất và đỡ ngứa. Lưu ý, chỉ dùng tay chứ không dùng dao trong quá trình làm bồng khoai, khi nấu không dùng đũa tre. Làm như vậy, bồng khoai sẽ bớt ngứa.
Sau khi làm sạch, bỏ bồng khoai nấu chung với mẻ, thịt ba chỉ thái mỏng, đậu phụ rán vàng, nghệ băm nhuyễn. Đun đến khi bồng khoai thật nhừ, cho thêm hành hoa, rau ngổ, tía tô, lá lốt thái nhỏ. Ăn canh bồng khoai khi nóng mới ngon.
Nhớ lần đầu mẹ nấu canh bồng khoai ngứa, khóc nhè cả buổi và nhất định không ăn. Mẹ đi tìm roi vì tội “con nhà lính, tính nhà quan”, ngoại ôm vào lòng kể chuyện những ngày chiến tranh gian khổ, đói kém. Cây khoai ngứa vốn chỉ nấu cho lợn, mọi người thử chọn phần ít ngứa nhất nấu canh, ăn thấy không ngứa, lại rất ngon. Vì thế, món ăn dân dã thời nghèo khó này dần phổ biến ở nhiều vùng.
Khi mẹ cầm roi vào, cũng là lúc mếu máo ăn miếng canh ngoại đút. Miếng đầu chỉ thấy vị ngậy béo, cay cay, nồng nồng. Miếng thứ hai, bắt đầu có cảm giác râm ran nơi cổ họng. Ăn mãi, rồi nghiện cái vị ngứa ấy lúc nào chẳng hay. Giờ đây, mỗi khi xuân về, thấy ngứa ngứa nơi cổ họng, lại muốn bỏ hết công việc để về quê ăn bát canh mẹ nấu.
(Theo Báo Hải Phòng)
Nhớ Canh Khoai Ngứa Ngày Xưa
Tản văn
Sớm nay ngồi trong phòng độc thoại với trang viết, bỗng dưng nhớ bát canh dẻ khoai ngứa ngày xưa, nhớ mẹ đến trào nước mắt. Nhớ những ngày mưa xuân ẩm ướt mẹ ra đồng làm cỏ lúa mang về một bó to dọc cây khoai ngứa để nấu cho lợn ăn, kèm theo một mớ dẻ khoai ngứa. Mẹ đặt mớ dẻ khoai (có nơi gọi là ngồng, hoặc bồng khoai) xuống sân giếng, gọi to tên từng đứa con đang mải chơi chỗ này chỗ nọ, mẹ nghe thấy tiếng mà không thấy bóng. Mẹ sai đứa này vào bếp bưng lọ muối hạt, đứa kia thả gầu múc nước rửa rau, đứa ra vườn hái lá lốt, tía tô. Mấy mẹ con hì hụi tước vỏ dẻ khoai như tước ngọn rau bí, tước đến đâu ngắt từng đoạn nhỏ bằng hai đốt ngón tay đến đó thả vào cái chậu nước vo gạo cho chút muối ngâm. Tước xong, tay đứa nào cũng bám đầy nhựa khoai thâm xì, kêu ngứa, thi nhau kỳ cọ.
Dẻ khoai vừa mới được mẹ ngắt ngoài bờ ruộng mang về còn tươi roi rói, nhựa vẫn ứa ra ở đầu cọng, chạm tay vào là rất ngứa. Vốn có cái tên khoai ngứa, chắc chắn động vào nó là phải ngứa rồi. Vì thế, để ăn được, người ta phải xử lý kỹ lắm. Tước bỏ vỏ xong, ngâm nước muối vài tiếng, rửa sạch, luộc qua nước nóng già đổ ra rổ ráo nước rồi mới tiến hành chế biến, đun nấu. Đàng này vì vội, vì đã quá trưa một đàn 5 đứa con đang đói nên mẹ vội vàng rửa sạch, bắc chảo thổi lửa đùng đùng nấu ngay nấu nhanh cho kịp các con ăn.
Trời trưa đứng bóng, mùi mỡ xào hành khô phi thơm, mùi lá lốt, tía tô kích thích vị giác làm cho năm đứa trẻ háu đói muốn được ăn ngay!
Canh vừa bắc ra khỏi bếp múc ra bát tô bốc khói nóng đến bỏng tay, năm anh chị em đã vây quanh mâm cơm xì xụp chén hết bay nồi cơm đại. Trong lúc ăn hẳn đứa nào đứa ấy thấy lăn tăn ngứa trong họng nhưng mải ăn bỏ qua cảm giác. Đến khi em út vừa móc họng vừa lăn ra khóc, lúc đó cơn ngứa trở nên đỉnh điểm. Mẹ pha nước muối cho đàn con súc miệng một lúc sau thì hết…
Nhớ đến đây tôi liền bấm máy điện thoại cho mẹ, hai mẹ con cùng nhau nhớ lại những kỷ niệm. Nhưng chắc là mẹ đang bận nên không nghe máy. Tôi liền ngoái cổ từ tầng hai nói vọng xuống tầng một gọi chị giúp việc:
– Chị ơi! Chị đã ăn dẻ khoai ngứa bao giờ chưa? Chị có biết nấu canh dẻ khoai ngứa không?
Chị giúp việc không hiểu ý, trả lời:
– Là em hỏi chị đã ăn bao giờ chưa chứ giờ thì làm gì có ai ăn cái món đó nữa mà có!
– Có đấy, xưa tôi làm cho nhà chủ cũ, bà ấy về quê cũng mua một bó, về tôi nhặt chết mệt. Ngứa hết cả tay.
Đeo khẩu trang, kẹp chiếc ví trên tay tôi ra chợ. Đường phố vắng ngắt, mọi người dân lo lắng đại dịch bệnh Covid nên thực hiện tự cách ly tại nhà. Phố chợ vẫn họp nhưng rất thưa thớt người mua kẻ bán. Người mua người bán đa phần chỉ trao nhau ánh mắt nụ cười qua chiếc khẩu trang bịt kín là đủ hiểu nhau rồi. Tôi bất ngờ nhìn thấy những bó rau tầm bóp xanh non to bự sum suê lá đang được bầy bán dưới vỉa hè. Tôi như reo lên, hỏi cô bán hàng:
– Ơ… có phải đây là cây tầm bóp?
– Vâng đúng rồi chị, mua cho em đi.
– Cây tầm bóp ngày chị còn bé, chị thấy nó tự mọc nhiều lắm, mọc xen trong ruộng ngô ruộng khoai, người ta đi làm cỏ thì nó bị nhổ bỏ đi. Bọn chị trẻ con chơi bán hàng, ngắt quả đập vào trán nhau. Chỉ có nhà nghèo mới hái nó ăn!
– Giờ nó là rau sạch, là đặc sản đó chị!
– Thế hả em? Mọi người mua về làm món gì em nhỉ?
– Nấu canh, xào tỏi đều được. Em thấy nhiều người mua về nhúng lẩu ăn, khen ngon lắm.
Tôi đưa mắt kiếm tìm mong gặp lại những loài rau dại từng gắn với tuổi thơ tôi. Ngọn khoai lang, rau muối, rau sam, dền dại… Mùa xuân mùa rau khúc nếp thơm tươi nõn ướt đầm sương lớn dần trên mặt đất phù sa. Không thấy tầm ngồng, dẻ khoai ngứa dại. Chắc thời nay người ta nuôi lợn bằng cám công nghiệp nên cây khoai ngứa cũng bị mất dần. Có thể lắm, rau tầm bóp, rau muối rau khúc, dẻ khoai ngứa là món ăn độn bất đắc dĩ của thời xưa khốn khó. Giờ đây, thời văn minh sung túc ăn uống ê hề, dư chán những món cao lương mỹ vị, nhiều người lại muốn quay trở lại tìm kiếm thưởng thức những món ăn của một thời ăn để mà ăn, ăn để mà sống, ăn để mà tồn tại. Những món ăn từ những loài cây cỏ dại mọc lang thang thềm nhà, lẫn trong đồng ruộng, ngày nay dù người ta lại muốn được ăn, người ta yêu thích gọi nó là món ăn đặc sản nhưng nó vẫn chưa bao giờ được gọi là cây trồng, chưa bao giờ được chú tâm chăm bón.
Bát canh cá nấu với dẻ khoai ngứa góp phần nuôi chúng tôi khôn lớn, giờ được gọi là món ăn đặc sản. Món ăn quý hiếm bởi nó là kỷ niệm là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ tuổi ấu thơ nhớ thời gian khó của một thế hệ đã trải qua, giờ muốn ăn để nhớ lại, sống lại kỷ niệm, kỷ niệm khó phai trong tiềm thức mỗi người…!
Tối nay cơm nước xong, tôi gọi video zalo cho mẹ:
– Mẹ ơi! Mẹ có nhớ nồi canh dẻ khoai ngứa ngày xưa không?
Bên kia, mẹ đáp:
– Canh dẻ khoai ngứa í hả? Mẹ nhớ chứ! Mùa này là mùa khoai ngứa ra mầm. Mọc nhanh lắm!
Nói rồi mẹ tôi cười, mẹ cười nghiêng ngả trào cả nước mắt.
Tôi cũng cười và… nước mắt cũng ứa theo!
Hà Nội, 7-4-2020
Lê Hồng Nguyên(Tỉnh Hưng Yên)Tuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 597
Bí Quyết Nấu Canh Rau Khoai Lang Chín Mà Vẫn Xanh Ngon.
Bí quyết nấu canh rau khoai lang chín mà vẫn xanh ngon.
Rau khoai lang, loại rau rẻ tiền nhưng giàu dưỡng chất này không chỉ giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như chống đột quỵ, tiểu đường, chữa viêm khớp, phòng ngừa táo bón…
Rau khoai lang hay còn gọi là rau lang, là loại rau được sử dụng nhiều vào mùa hè. Thông thường, người dân trồng khoai lang để thu hoạch củ và trước đây nhiều người vẫn nghĩ rau khoai lang là một loại rau xanh rẻ tiền, không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, thời gian gần đây loại rau này ngày càng được nhiều người ưa chuộng nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, rau khoai lang được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình, vị ngọt, ích khí hư… Rau khoai lang không độc, tư thận âm, chữa tỳ hư, tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh…
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng trong rau khoai lang còn nhiều hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Điển hình như vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, viboflavin cao gấp 10 lần.
Đặc biệt, so với một số loại rau khác, lượng axít axalic trong rau khoai lang ít hơn rất nhiều vì thế nguy cơ gây bệnh sỏi thận của rau khoai lang cũng ít hơn.
Đâu là bí quyết nấu canh ngon mà vẫn xanh.
Như chúng ta biết thì bí quyết nằm ở chỗ các bạn nấu làm sao không được đậy vung lại, nhất là các bạn chưa có kinh nghiệm nấu ăn thường lại đậy vung lại, để chuẩn bị một bát canh ngon, chúng ta tần chuẩn bị những gì.
Rau khoai lang: các bạn cần chuẩn bị những lá rau ngon, nếu các bạn không có thời gian nhặt lá như mình thì các bạn có thể dùng cả ngọn, hơn nữa trong quá trình chọn lựa rau, các bạn vui lòng loại bỏ những lá giá, là nát ra để cho chất lượng bát canh được ngon.
Nước: Các bạn không cần phải dùng nước luộc thịt hay luộc gà, hay nước dùng gì cả, các bạn chỉ cần nước tinh khiết đun là đủ.
Sau khi đung xôi xong và lúc này các bạn múc ra bát để cho nguội lúc đó bạn sẽ thấy bát canh của bạn xanh và ngon không bị đỏ và ăn rất ngon.
Ngọt Thanh Với Cách Nấu Canh Chua Cá Khoai Cho Cả Gia Đình
Nếu một lần được thưởng thức món canh chua cá khoai, chắc chắn bạn không thể quên được vị chua thanh mát và thịt cá ngọt mềm tan trong miệng.
Cá khoai là một loại cá thân mềm, thịt trắng trong và xương mềm có thể ăn được, dùng để nấu canh hoặc nấu cháo đều rất ngon.
Cá khoai khi kết hợp với các loại rau củ sẽ tạo thành món canh ngon có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt, tốt cho sức khỏe, phù hợp cho cả trẻ em và người lớn.
Chỉ với ít phút vào bếp cùng công thức đơn giản sau đây, bạn sẽ có một món canh ngọt ngon thanh mát cho cả gia đình.
Món canh chua cá khoai ngon hết ý
Canh cá khoai nấu chua ngon miệng cho cả nhà
Cá khoai: 300g
Cà chua: 3 quả
Me chua
Hành khô
Hành lá, thì là
Các gia vị nêm nếm: hạt tiêu, bột canh, nước nắm
Để chọn cá khoai ngon, bạn cần chú ý đến màu sắc và độ mềm của thân cá. Cá khoai tươi có màu xám bạc, thân trong; cá ươn thì thường có màu hồng, thân trắng đục và thịt mềm nhũn.
– Cá khoai mua về làm sạch, bạn có thể để nguyên con hoặc cắt khúc vừa ăn. Cá đem ướp gia vị với một thìa bột canh, bột nghệ, hạt tiêu và hành trắng thái mỏng trong khoảng 20 – 30 phút để cá thấm gia vị.
– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau thành những miếng nhỏ.
– Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, phần lá xanh thái nhỏ; phần hành trắng thái dọc thành những lát mỏng dài 2 – 3cm.
– Thì là nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ.
– Me chua ngâm nước cho mềm rồi lọc lấy khoảng một chén nước cốt me.
– Bắc một cái nồi lớn lên trên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho cà chua vào để chưng lấy màu, sau đó cho một lượng nước nhất định vào nồi (nhiều ít tùy ý) để nấu nước canh. Nêm chút bột canh.
– Khi nước sôi, nhè nhẹ trút cá vào nấu cùng, lưu ý không khuấy vào nồi canh vì cá khoai rất mềm và dễ bị nát.
– Khi thịt cá chuyển sang màu trắng là cá đã chín, bạn nêm nếm lại gia vị và thêm nước cốt me để tạo vị chua cho món canh (thêm nhiều ít tùy khẩu vị của bạn). Cuối cùng, nêm chút nước mắm vào canh cho thơm rồi cho hành lá, thì là thái nhỏ vào nồi. Tắt bếp.
Thành phẩm canh chua cá khoai có vị chua nhẹ của nước cốt me, thịt cá mềm nhưng không nát, có thể ăn cả xương, thêm hành lá, thì là bùi thơm hấp dẫn.
Bạn đang xem bài viết Bồng Khoai Ngứa Nấu Canh trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!