Cập nhật thông tin chi tiết về Bún Riêu Cua Sườn Sụn Nóng Hổi Vừa Ăn Vừa Thổi mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– Cua đồng: 300g – Cà chua: 3 quả – Sấu (hoặc me): 1-2 quả – Sườn sụn: 300g – Hành khô: 2 củ; Ớt hiểm: 1 quả – Hành, rau răm; Rau sống ăn kèm – Đậu phụ: 2 bìa – Bún: 500g – Gia vị: bột nêm, bột canh, mì chính, dầu ăn.
PHẦN 2: CÁCH LÀM BÚN RIÊU CUA SƯỜN SỤN
Bước 1: Cua đồng rửa sạch, bóc bỏ phần mai, khều lấy gạch.
Cho phần thịt cua vào xay hoặc giã nhuyễn. Trước khi giã thêm vài hạt muối để cua có nhiều gạch hơn. Lọc lấy lượng nước cua vừa ăn.
Bước 2: Sườn sụn rửa sạch, thái mỏng. Cho vào nồi áp suất hầm mềm. Phần nước xương chế thêm vào nồi nước riêu cua. Phần sườn sụn vớt ra để riêng.
Bước 3: Cà chua, hành, rau răm rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Hành, răm, thái nhỏ.
Bước 4: Phi thơm hành băm với dầu ăn, cho cà chua vào xào sơ.
Bước 5: Đặt nồi nước cua lên bếp đun nhỏ lửa nêm 1 thìa bột nêm đun nhỏ lửa. Nồi nước cua sôi, vớt phần gạch để ra bát sau đó cho cà chua vừa xào vào, thêm me hoặc sấu đun lửa vừa.
Bước 5: Ở một chảo khác, phi thơm hành băm với chút dầu ăn cho gạch cua vào xào sau đó đổ vào nồi nước dùng cua đun nhỏ lửa.
Bước 6: Đậu phụ cắt miếng rán vàng.
Bước 7: Sắp bún lên bát tô thêm gạch cua, đậu phụ, sườn sụn vào bát, cùng ít hành, răm rồi từ từ chan phần nước riêu cua lên ăn kèm với rau sống thái nhỏ.
Bánh Đúc Nóng Hổi Vừa Thổi Vừa Ăn
Chào cả nhà,
Sau một tuần có vẻ hơi nóng lên thì tuần này thời tiết lại se lạnh trở lại. Tuy vậy, nhìn ra ngoài trời có chút nắng ấm, cây cối đâm trồi nảy lộc, chim hót véo von khiến tâm hồn cũng thư thái nhiều. Chính vì vậy, hôm nay tớ phải post vội mời cả nhà một món ăn chơi rất độc đáo mà xem ra cách làm không hề khó chút nào. Món ăn chơi nhưng mê ăn quá là thành ăn no luôn đó. Đấy chính là món bánh đúc nóng hay bánh đúc nhân thịt.
Lặn lội lên tận Atlanta gặp một người bạn vài tháng trước, nhà tớ có ghé một chợ châu Á trên đấy và tớ tìm được ít vôi 😀 Giá hộp vôi chỉ có 99 cent nhưng nghĩ lại không có nó thì cũng không thể làm nên món ăn ngon mang đậm chất dân dã như bánh đúc. Hồi Tết tớ cũng định dùng để làm chút mứt Tết nhưng bận quá vẫn chưa có thời gian sử dụng. Tuy vậy, có chút vôi để làm bánh đúc đã là một niềm mơ ước bấy lâu nay của tớ.
Lúc đầu, tớ tính làm bánh đúc lạc nhưng bánh đúc lạc phải quấy khá nhiều. Sau một lần thử thì tớ tìm ra món bánh đúc nóng này làm nhanh gọn và hấp dẫn, phù hợp hơn với thời tiết se lạnh nên lại hẹn món bánh đúc nguội vào một dịp sắp tới, khi trời nóng rừng rực hehe… Trên mạng có rất nhiều công thức và cách làm bánh đúc nóng, có cả công thức không sử dụng nước vôi trong. Tuy vậy, tớ thấy có nước vôi trong để ngâm bột thì mới ra được chất bánh đúc cả nhà ạ. Mùi và độ dai dẻo đặc trưng của bánh đúc có được chính là từ nước vôi trong.
Vậy nước vôi trong là gì? Nước vôi trong là nước sau khi đã được hoà với vôi, để lắng và gạn phần vôi đi, chỉ lấy phần nước trong thôi. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại vôi khác nhau mà thời gian lắng và khả năng lắng ra được nước trong khác nhau. Loại vôi tớ sử dụng mặc dù sau khi được gặn lắng 3 lần nhưng nước vẫn không được trong hoàn toàn. Vì vậy, tớ phải sử dụng tới dụng cụ lọc rây qua một cái khăn sạch hoặc giấy bếp (paper towel).
Theo tớ tìm hiểu về cách làm truyền thống thì bánh đúc là: Gạo sẽ được ngâm qua đêm cùng nước vôi trong. Sau đó, gạo sẽ được đãi sạch (chứ không hề dùng nước vôi trong khi nấu). Sau đó, dùng cối xay gạo xay bột nước rồi mới đêm lên bếp nấu thành bánh đúc. Ngày nay, có bột khô nên tớ cũng nghĩ tới việc làm sao để công việc được đơn giản hơn. Chính vì vậy, tớ sử dụng nước vôi trong ngâm bột (lý tưởng nhất là ngâm qua đêm), sau đó đêm gạn đi vài lần nước và đổ thêm nước thường vào rồi nấu bánh đúc. Làm như vậy sẽ bớt được công đoạn xay bột. Nếu ai cầu kì thì hoàn toàn có thể ngâm gạo và xay bột bằng máy xay sinh tố. Tuy nhiên, tớ cũng chưa thử làm cách này nên chưa có công thức chuẩn chỉnh để chia sẻ cùng cả nhà.
Ngoài ra, bánh đúc nóng sẽ không thể ngon được nếu thiếu đi nước mắm chan được pha hơi đậm đà và phải cay một chút. Khi ăn vào vừa thổi thổi vừa xuýt xoa hương vị cay. Vì bánh đúc nóng thật tình chỉ là bột gạo được khuấy nấu lên cùng chút dầu ăn (một số nơi dùng mỡ lợn cho béo) nên rất cần chút đậm đà của nước mắm.
Tới đây hẳn hi vọng ai cũng muốn vào bếp làm thử bánh đúc nóng cùng tớ rồi chứ nhỉ 😉 Cách làm rất dễ cả nhà ạ. Nếu cả nhà chuẩn bị trước phần nhân thịt và nước mắm thì sau khi ngâm bột, sau tầm 10-15′ là đã có bát bánh đúc nóng hổi vừa thổi vừa ăn rồi 😀
Lưu ý: Sau 3 lần gạn và một lần lọc qua rây thì tớ có được 1 ½ cup (400 ml) nước vôi trong. Tuỳ thuộc vào loại vôi và cách gạn lọc mà cả nhà có thể có được kết quả khác nhau.
Bột bánh đúc:
¼ cup + 2 Tablespoons bột gạo (khoảng 50 grams) (rice flour)
1 ½ cup nước (khoảng 355 ml)
1/8 cup dầu thực vật (vegetable oil) (khoảng 30 ml)
¼ teaspoon muối
Lưu ý: Công thức của tớ hơi lẻ vì tớ muốn sử dụng được hết số nước vôi trong đã gạn được. Cả nhà có thể tham khảo và sử dụng tỉ lệ như sau: 1 bột : 4 nước : ½ dầu ăn (nếu ai không có đồ đong như cup/ tablespoon thì có thể sử dụng đồ đong của bạn và làm chuẩn)
Nhân thịt:
100 grams thịt băm
vài cái mộc nhĩ (nấm mèo)
¼ củ hành tây (hoặc 2,3 củ hành khô)
Nước mắm, muối, tiêu
Nước mắm pha:
1 Tablespoon nước mắm
1 Tablespoon nước lọc
1 Tablespoon đường
½ Tablespoon dấm
Vài quả ớt (tuỳ theo khẩu vị ăn cay)
Hành khô (tuỳ chọn)
Sáng hôm sau chắt nước vôi trong đi, nhớ chắt vào cái gì có thể đo được để lúc sau lại lấy đúng ngần đấy nước đổ vào bột. Ví dụ như tớ gạn đi khoảng ¾ cup (200 ml) thì lúc sau lẫy đúng ¾ cup (200 ml) nước đổ vào hỗn hợp bột. Tiếp tục khuấy và để lắng thêm 1 lần nữa, rồi gạn phần nước đó đổ đi và đổ thêm nước vào sao cho bằng đúng phần nước gạn đổ đi. Làm như vậy thì phần nước vôi nó sẽ không bị nồng khi nấu bánh lên.
Nước chấm: cho mắm, nước, đường và dấm vào bát rồi khuấy đều cho tan đường. Nêm nếm lại rồi cắt ớt vào. Bát nước chấm sẽ có vị chua ngọt nhưng mặn khá đậm đà.
Nhân bánh đúc: Cho chút dầu ăn vào chảo làm nóng rồi cho thịt vào xào đảo liên tục cho thịt rời ra. Nêm mắm, chút xíu muối và tiêu rồi xào cho thịt chín săn lại. Cho mộc nhĩ đã ngâm nở, băm nhỏ vào xào đảo cùng vài phút cho chín rồi cuối cùng là cho hành tây thái hạt lựu vào đảo qua cho chín là được. Nêm nếm lại gia vị cho vừa một lần nữa.
Bánh đúc nóng được hoàn thành không khó lắm nhưng tớ nghĩ khâu chuẩn bị bột khá là kĩ lưỡng. Vì nếu không dùng nước vôi trong thì sẽ làm mất đi màu sắc (hơi ngả vàng) và mùi vị bánh đúc, nếu xử lý không kĩ nước vôi trong thì sẽ làm cho mùi bánh bị nồng và không ăn nổi. Nói vậy nhưng khi hoàn thành ra bát đúc nóng hổi vừa thổi vừa ăn thì cả nhà sẽ thấy nó giá trị và rất đáng giá những công sức mình bỏ ra 😉 Mùi bánh thơm, mềm nhưng k bột (nếu không có vôi trong thì ăn sẽ giống bột), đâu đó thơm thơm nhân thịt xào với hành, mộc nhĩ giòn giòn và đặc biệt hương vị nước mắm đậm đà với chút cay xuýt xoa càng làm cho bát bánh đúc nóng nhân thịt trở nên hấp dẫn hơn.
Cũng vẫn là những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, chút nhân thịt băm xào giống với rất nhiều loại bánh Việt nhưng thật sự điểm sáng của món bánh đúc nóng này là một chút mắm mằn mặn và một chút beo béo rất nhẹ khi ăn bánh.
Tóm tắt cách làm tại kênh youtube của CandyCanCook:
Lẩu Riêu Cua Sườn Sụn Bò Mỹ
Lẩu riêu cua sườn sụn bò Mỹ từ lâu đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách. Đây là món ăn phù với cả tiết trời các mùa ở Hà Nội. Mùa hè thích hợp với vị thanh mát, chua chua. Mùa đông thì nghi ngút khói, thơm thơm mùi riêu cua ấm áp.
Lẩu riêu cua sườn sụn bò Mỹ là món ăn được chế biến bằng nguyên liệu tươi ngon từ thịt cua xay và sườn sụn cùng với thịt bò ba chỉ Mỹ.
Cua không chỉ là nguyên liệu để làm những món ăn ngon mà nó còn rất bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Trong cua có các chất có lợi cho sức khỏe như: Ca, Mg, Fe, Vitamin B1, B2, PP, B6… Không chỉ vậy, Thịt bò Mỹ nhập khẩu còn đảm bảo giàu chất dinh dưỡng lại được kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người như: Vitamin B12, sắt, kẽm…. Hương thơm dậy mùi, vị ngọt của thịt cua tươi kết hợp với sườn sụn, bò Mỹ đem đến một nồi lẩu đậm đà, khó cưỡng. Vị ngọt tự nhiên kết hợp cùng vị cay của sa tế, cảm giác sần sật khó quên của sườn sụn, thêm thịt bò Mỹ dai giòn nữa, thật quá nhiều điều để diễn tả trong một nồi lẩu. Lẩu riêu cua sườn sụn bò Mỹ xứng đáng là một trong những lựa chọn hàng đầu khi đi ăn lẩu.
Đến Lẩu Đức Trọc ăn Lẩu Riêu cua sườn sụn bò Mỹ
Lẩu Đức Trọc thực thu hút nhiều thực khác đến khám phá và thưởng thức ẩm thực bởi không gian rộng rãi, thoáng mát, lịch sự, khu vui chơi cho trẻ em và cung cách phục vụ cởi mở, thân thiện. Không chỉ có thể, quan trọng khi thực khách đến đây, vẫn là thưởng thức các món Lẩu và món nhậu ngon, được chế biến từ những đầu bếp kinh nghiệm, với phương pháp truyền thống, không có gì quá khó để tìm các quán lẩu sườn sụn ngon ở Hà Nội khi đã đến đây một lần.
tại Lẩu Đức Trọc luôn mang lại một hương vị đặc biệt, khó nhầm lẫn với các món lẩu khác. Vị ngọt thanh của cua, với mùi vị đặc trưng không tanh, hoà cùng hương thơm của hành phi, vị giòn dai sật sật của sườn sụn và thịt bò Mỹ hoà quyện cùng vị chua man mát của giấm bỗng khiến cho món ăn vừa hấp dẫn lại vừa rất bổ dưỡng, thích hợp trong cả thời tiết mùa hè lẫn mùa đông.
Nước lẩu sôi lên hương vị gạch cua tỏa ra ngào ngạt, những mảng riêu cua béo ngậy nổi lên thơm nức mũi, có màu vàng sóng sánh của những váng mỡ li ti, những đầu bếp khéo tay nêm vào bát gạch cua kèm hành khô, nước béo ngậy, thơm nức mũi gạch cua đồng tạo nên món lẩu vừa vị, chua chua thanh thanh, ngọt ngọt cho thêm chút sa tế cay cay. Mùi thơm của hành khô làm nước dùng đậm đà hơn bao giờ hết. Sườn sụn không quá nạc, gia vị được ướp và thả vào nồi cho sụn chín mềm vừa phải khi nhai giòn rụm trong miệng. Món lẩu này không chỉ vừa hội tụ sự thanh mát làm từ cua hay đậu phụ rán, hay từ những loại rau tươi, hoa chuối, rau sống hay nấm đi kèm mà có thể dễ dàng lấy lòng người thưởng thức bằng sự hấp dẫn của sườn sụn và Bò Mỹ.
Hiện tại Lẩu Đức Trọc có 3 set Lẩu riêu sườn sụn bò Mỹ để các thực khách có thể chọn:
Lẩu sườn sụn bò Mỹ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của bạn khi thưởng thức hương vị ngọt lành, đậm đà của món lẩu được nấu từ riêu cua hay sườn sụn. Thú vị nhất khi cái nóng hổi nghi ngút hoà cùng vị ngọt tự nhiên kết hợp với các nguyên liệu càng khiến cho món lẩu trở nên hấp dẫn hơn.
Lẩu Đức Trọc không chỉ là một điểm hẹn lý tưởng với những người thích đi nhậu, ngồi lê la hàng quán mà còn là sự lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn gia đình ấm áp và tuyệt vời phải không nào? cùng dẫn người thân và bạn bè đên thưởng thức lẩu riêu cua sườn sụn Bò Mỹ và các món lẩu ngon khác tại Lẩu Đức Trọc thôi.
* Cơ sở Buffet : Cơ sở 9: 728 Trương Định – Hai Bà Trưng – HN Các cơ sở đều có không gian rộng, Tivi và khu vui chơi cho bé.
Tìm đường đi, quý khách vui lòng vào trang Liên Hệ, có tất cả bản đồ chỉ dẫn của các cơ sở.
Quý khách muốn đặt bàn, vui lòng liên hệ hotline: 094.140.9999
Hướng Dẫn Làm Lẩu Riêu Cua Sườn Sụn Chuẩn Nhà Hàng Tại Nhà
Đây là bài viết “Hướng dẫn cách làm lẩu riêu cua” nằm trong loạt bài viết Hướng dẫn làm lẩu của LẨU ĐỨC TRỌC.
Không có cái vị chua cay đậm đà của lẩu Thái, cũng không thanh ngọt như lẩu hải sản hay các vị Lẩu khác thế nhưng Lẩu riêu cua sườn sụn bò Mỹ là lựa chọn của nhiều người khi muốn chọn quán lẩu ngon ở Hà Nội. Món lẩu sườn sụn này chinh phục người ăn nhờ cái vị chua nhẹ rất riêng của dấm bỗng, vị ngọt của gạch cua, thơm của hành phi, cảm giác sần sật của sườn sụn, thịt ba chỉ dai giòn… hòa quyện tạo nên một nồi lẩu đầy màu sắc cùng hương thơm khó cưỡng.
– Những miếng sườn sụn và bò Mỹ được nhà hàng tuyển chọn theo một quy trình nghiêm ngặt về chất lượng, tất cả đều tươi ngon đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, mang đến cho thực khách những món ăn ngon và hấp dẫn nhất.
Nguyên liệu làm Lẩu riêu cua sườn sụn
– Hành khô thái nhỏ; hành tươi, mùi tàu thái nhỏ
Lưu ý cho các bạn cách chọn cua và bò Mỹ ngon:
Sau khi lựa chọn được nguyên liệu, chúng ta bắt đầu tự làm lẩu riêu cua sườn sụn thôi.
Bước 1: Sơ chế và ninh sườn sụn
– Sườn sụn các bạn trần sơ qua nước sôi rồi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi ninh khoảng 10 – 15 phút cho sườn mềm rồi tắt bếp.
Bước 2: Sơ chế cua và nấu nước dùng cho lẩu sườn sụn
Trong thời gian chờ sườn chín, cùng sơ chế cua và nấu nước dùng lẩu nào:
– Bóc mai, bỏ yếm, sử dụng tăm khêu gạch cua để riêng ra bát. Thịt cua rửa qua lại cho sạch rồi cho vào cối xay nhuyễn rồi thêm nước vào lọc lấy nước. Cho nồi nước cua lên bếp, thêm một thìa gia vị đun với lửa to và khuấy nhẹ tay cho tới lúc thấy gạch cua nổi lên thì dừng lại không khuấy nữa đồng thời vặn nhỏ lửa cho tới lúc gạch cua nổi hết lên vào chín hẳn.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
– Rau rau sống cho sạch rồi ngâm có 1 chút muối rồi vớt ra vẩy ráo, rồi cắt nhỏ.
– Mẻ lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Mẻ là thành phần quan trọng làm nên hương vị đặc trưng của món lẩu riêu cua.
Bước 4: Hoàn thiện nồi lẩu riêu cua sườn sụn thôi!
– Lúc nấu riêu cua lúc đầu nấu có lửa to, đảo nhẹ tay để cho gạch cua nổi lên, ko bị dính vào đáy nồi. gạch đã bắt đầu nổi lên và đóng bánh thì hạ nhỏ lửa và không khuấy nữa . Không nên đun lâu quá vì đun lâu sẽ mất ngon.
– Khi nồi nước lẩu sôi, chỉ cần cho các nguyên liệu còn lại vào và thưởng thức.
Bạn đang xem bài viết Bún Riêu Cua Sườn Sụn Nóng Hổi Vừa Ăn Vừa Thổi trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!