Xem Nhiều 3/2023 #️ Cà Pháo Sống Món Ngon Trên Mâm Cơm Của Người Việt # Top 9 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cà Pháo Sống Món Ngon Trên Mâm Cơm Của Người Việt # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cà Pháo Sống Món Ngon Trên Mâm Cơm Của Người Việt mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tổng hợp món ngon từ cà pháo sống

Bữa cơm của gia đình bạn có thể trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết nếu chúng ta nắm được công thức chế biến các món ăn ngon, độc đáo và lạ miệng. Với cà pháo sống, bạn hoàn toàn có thể “hô biến” với những món hấp dẫn sau:

Món 1: Cà pháo sống muối nguyên quả

Nguyên liệu: Cách làm:

B1: Cà pháo sống đem phơi nắng khoảng 3 – 4 giờ, sau đó cắt cuống, rửa sạch.

B2: Bổ đôi quả cà, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút, sau đó rửa sạch với nước, để ráo.

B3: Hòa tan đường + muối + nước ấm với độ mặn vừa phải. Tỏi lột vỏ, đập dập.

B4: Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, cho một lớp muối xuống dưới, 1 lớp cà pháo sống lên trên. Cứ làm như vậy tới khi hết cà.

B5: Đổ dung dịch đã pha vào, thêm tỏi và ớt, ngâm trong 2 ngày là có thể dùng được.

Nguyên liệu: Cách làm:

B1: Cà pháo sống rửa sạch, bỏ núm, cắt lát mỏng.

B2: Cho muối vào cà, bóp nhẹ, để trong 10 phút sau đó xả sạch lại bằng nước sôi

B3: Cho cà vào bát, thêm giấm + tỏi đập dập + ớt băm + đường + nước mắm + bột ngọt. Trộn đều cà pháo cùng gia vị, để trong vòng 2 – 3 giờ là có thể ăn được.

Nguyên liệu:

Thịt ba chỉ

Cà pháo

Hành tím

Gia vị: Nước màu + nước mắm + muối + mì chính

Cách làm:

B1: Thịt ba chỉ rửa sạch, bóp cùng rượu và muối, rửa lại với nước sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn. Sau đó cho vào nước sôi trần sơ, vớt ra để nguội. Ướp cùng nước mắm + nước màu.

B2: Hành tím thái lát mỏng.

B3: Đun nước sôi, cho thịt + hành vào. Thêm cà pháo sống đã muối ngon vào kho cùng. Khi thịt ba chỉ mềm thì tắt bếp.

Nguyên liệu: Cách làm:

B1: Ngâm tôm khô cho mềm, để nguyên con. Cà pháo muối để nguyên quả, rửa sạch. Gừng bào vỏ, thái sợi. Ớt bỏ hạt, băm nhuyễn.

B2: Đun nóng dầu ăn, cho hành tím vào phi thơm. Tiếp tục cho tôm khô + cà pháo vào xào khoảng 5 phút. Nêm các loại gia vị đã chuẩn bị vào. Trộn đều, cho ớt gừng. Tắt bếp, để 10 phút là có thể thưởng thức với cơm nóng.

Món 5: Cá trắm kho cà pháo

Nguyên liệu: Cách làm:

B1: Cá trắm làm sạch, bỏ mang, bỏ ruột, đánh sạch vẩy. Ướp cá cùng muối + tiêu, để trong 20 phút.

B2: Chuối xanh bỏ vỏ, cắt khúc, ngâm trong nước muối pha loãng. Cà pháo sống muối cả quả, bổ đôi, bỏ phần hạt.

B3: Cho chuối + nghệ + cà pháo + cá vào nồi. Thêm nước mắm + muối + hạt nêm và nước màu kho khoảng 5 phút sau đó đổ thêm nước vào kho.

B4: Sau 30 phút, nêm lại gia vị, vặn nhỏ lửa, kho tới khi nước cạn gần hết.

Nguyên liệu: Cách làm:

B1: Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng. Cà pháo sống muối nguyên quả, rửa sạch, cắt lát. Quất thái mỏng, ngâm vào nước đá. Rau thơm các loại rửa sạch. Ớt bỏ cuống và hạt, thái sợi.

B2: Pha nước trộn gồm 3 thìa nước mắm + 2 thìa đường. Thêm tỏi + ớt xay vào, thêm nước chanh. Đánh tan đều hỗn hợp.

B3: Phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào chín tới sau đó bỏ ra bát.

B4: Cho thịt bò vào tô, rưới nước trộn lên, thêm cà pháo + quất + các loại rau thơm vào. Trộn đều và thưởng thức.

Nguyên liệu: Cách làm:

B1: Cà pháo sống cắt bỏ cuống, rửa sạch với nước, bổ đôi. Ngâm cà trong nước muối pha loãng khoảng 5 – 6 tiếng, sau đó vớt cà ra, mang phơi cho cà héo.

B2: Đu đủ khô rửa sạch, ngâm vào nước ấm 20 – 30 phút, vớt ra, để ráo nước. Nếu không có đu đủ khô thì bạn có thể thái lát đu đủ tươi, phơi nắng 2 ngày là dùng được.

B3: Dứa gọt sạch mắt và vỏ, băm nhuyễn. Tỏi lột vỏ, ớt rửa sạch, băm nhuyễn.

B4: Cho mắm nêm vào một tô lớn, thêm dứa + tỏi + ớt băm nhuyễn vào trộn đều. Thêm đường để giảm vị mặn của mắm nêm.

B5: Cho cà pháo + đu đủ khô vào âu mắm nêm, trộn đều, đổ vào hũ thủy tinh. Chèn que tre lên mặt hũ để cà không bị nổi. Để hũ mắm cà trong 3 – 4 ngày ở nơi thoáng mát là có thể sử dụng.

Nguyên liệu: Cách làm:

Bước 1: Cà pháo sống cắt cuống, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút để không bị thâm, sau đó lại với nước sạch, để ráo.

Bước 2: Tỏi lột vỏ, đập dập.

Bước 3: Đun sôi 1 lít nước, cho tỏi + muối vào khuấy đều.

Bước 4: Cho cà pháo sống vào hũ thủy tinh, thêm nước muối đun sôi để nguội vào. Đậy kín nắp, để trong thời gian là 7 ngày.

Bước 5: Làm gia vị hỗn hợp. Gừng bào vỏ, thái sợi chỉ. Pha nước sôi cùng nước mắm + đường. Chờ hỗn hợp nguội thì thêm gừng + ớt xay.

Bước 6: Sau khi cà đã ngâm đủ 7 ngày, bạn lấy cà ra, cắt quả cà làm đôi, trộn cùng hỗn hợp đã chuẩn bị ở bước 5 vào.

Bước 7: Để hỗn hợp cà và gia vị trong 1 ngày là có thể thưởng thức.

Nguyên liệu: Cách làm:

Bước 1: Cà pháo sống cắt bỏ cuống, bổ đôi, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 phút cho bớt nhựa và không bị thâm. Sau đó vớt cà ra, rửa lại với nước sạch, cho vào nồi, thêm chút muối luộc sơ qua. Đổ cà ra, xả lại với nước lạnh, để ráo.

Bước 2: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng mỏng. Hành tím + tỏi lột vỏ, băm nhỏ. Lá tía tô + hành lá + lá lốt rửa sạch, thái nhỏ

Bước 3: Phi thơm 1 phần hành tỏi băm, cho thịt ba chỉ vào xào xém cạnh, thêm chút nước mắm sau đó cho thịt ra một bát riêng.

Bước 4: Tiếp tục dùng chảo vừa xào thịt, thêm chút dầu, phi thơm phần hành tỏi còn lại, cho cà pháo vào xào, nêm gia vị. Thêm nước vào nồi, ninh cho cà chín nhừ.

Bước 5: Khi nước canh cà bắt đầu sánh lại thì cho thịt ba chỉ vào đun thêm 10 phút. Tắt bếp, cho rau thơm vào, đảo đều, dùng với cơm nóng.

Cà pháo sống không chế biến được nhiều món ngon mà còn có lợi cho sức khỏe như: Trị bệnh táo bón, bệnh ngoài da, hạn chế sự phát triển của ung thư, tán huyết, tiêu viêm, nhuận tràng, trị ho lao.

Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu không biết cách sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe. Trong cà pháo sống, đặc biệt là những quả xanh có chứa hàm lượng solanin cao hơn mức an toàn rất nhiều. Đây là chất độc nằm trong mầm xanh, phần da xanh của khoai tây. Trong khi đó, chỉ cần một lượng solanin nhỏ cũng có thể khiến chúng ta bị ngộ độc.

Vào mùa hè, rất nhiều người thường có thói quen ăn cà pháo muối xổi. Không thể phủ nhận đây là một món ngon, tuy nhiên các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, ăn cà pháo muối xổi có thể dẫn tới nguy cơ bị ngộ độc solanin. Do đó, nếu muốn ăn cà pháo thì tốt nhất bạn nên muối chua. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, không nên lạm dụng. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người ốm mệt,… không nên ăn cà.

Thực Phẩm Đồng Xanh cung cấp đa dạng mặt hàng

Thực phẩm Đồng Xanh cam kết 100% các mặt hàng đều là hàng sạch, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.

Giá cả cạnh tranh, chiết khấu cao, nhiều chương trình tri ân khách hàng với mức giá hấp dẫn

Có xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu của quý khách

Cung cấp đa dạng các mặt hàng, từ các loại rau, củ, quả thông thường, hàng cao cấp, hàng sơ chế cho tới các loại nấm, trái cây.

Vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, quá trình vận chuyển an toàn.

Hỗ trợ và tư vấn 24/7 với thái độ thân thiện, vui vẻ.

Mâm Cỗ Truyền Thống Của Người Việt

Tết thường bắt đầu từ 30 tháng Chạp (ít nhất đến mùng 4, mùng 5) ở một số nơi, người ta ăn Tết vui chơi, hội hè đình đám…kéo dài đến hết tháng Giêng. Thế nhưng, việc chuẩn bị có khi bắt đầu từ những ngày đầu tháng Chạp và phải hoàn tất trước buổi trưa ngày 30. Đây cũng là cách con cháu thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của mình.

Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà sắp xếp chuẩn bị mâm cỗ lớn cúng đón rước ông bà vào buổi trưa hoặc buổi chiều 30, và mâm cỗ vào ngày mồng 3 hoặc mồng 4 Tết để tiễn ông bà đi gọi là cúng đưa.

Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, phong tục của từng miền. Nên mỗi miền có mâm cỗ Tết khác nhau.Ở miền Bắc gọi là mâm cỗ, miền Trung gọi là mâm cộ, miền Nam gọi là mâm cơm cúng ông bà.

Mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 dĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 8 dĩa… có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.

Trước khi dâng cúng tổ tiên thì dùng giấy trang kim đậy các bát, dĩa thức ăn lại cho vệ sinh, tinh khiết và đẹp mắt.

Bốn bát, bốn dĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn dĩa gồm: dĩa thịt gà, dĩa thịt heo, dĩa giò lụa, dĩa chả quế.

Rồi có thể thêm những dĩa như: dĩa thịt đông, dĩa giò thủ, dĩa xào hạnh nhân, dĩa lạp xưởng khô, dĩa trứng muối, dĩa cá kho riềng, dĩa nộm sứa hoặc nộm rau quả…

Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành.

Món tráng miệng đặc trưng thì có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, hồng khô, ô mai mơ gừng… Đặc biệt món chè kho có tính giải độc và giả rượu.

Mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết ở miền Nam, luôn luôn có thịt heo kho nước dừa với trứng hoặc cá lóc kèm dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt (khổ qua là mướp đắng, nhưng người Nam bộ muốn chơi chữ đồng âm theo nghĩa Tiếng Việt).

Theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Các món nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, phá lấu, nem, chả.

Miền Nam phổ biến nhất là bánh tét ăn kèm cà rốt, củ cải ngâm nước mắm.

Món tráng miệng: có các loại mứt trái cây như: mứt dừa, mứt me, mứt khoai, mứt ổi, mứt mảng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối…

Ngoài ra còn có món tráng miệng rất đặc sắc là cơm rượu.

Mâm cộ Tết miền Trung thì có các món nước như: gà tiềm hạt sen, canh hoa Kim Châm với tôm thịt, giò heo hầm.

Các món mặn như: tôm rim, thịt kho tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, chả, tré, thịt ngâm nước mắm… Rồi có thêm các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào nham…

Món tráng miệng rất phong phú, có mứt cam quật, mứt sen, mứt gừng như miền Bắc, có mứt me, mứt dừa… như miền Nam. Ngoài ra có thêm mứt củ bình tinh, mứt củ khoai mài, mứt củ sen, mứt chanh, mứt khế. Bánh thì có bánh sen tán,bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh thuẩn, bánh phục linh, bánh nổ, bánh tổ…

Ở miền Trung có cả bánh chưng và bánh tét ăn kèm dưa món.

Mâm cỗ miền Trung trong dân gian thì có cả bánh chưng và bánh tét. Nhưng mâm cỗ tiến cúng ở miếu điện trong cung đình thì chỉ dâng cúng bánh chưng chứ bánh tét thì không dùng làm vật phẩm để dâng cúng tổ tiên.

Khác với mâm sinh soạn để cúng tế trời đất, thần thánh, vua chúa… Như vào những dịp nhà vua tế Trời ở đàn Nam Giao hoặc tế các vị Tiên đế ở Thế miếu… Vật phẩm là bộ tam sinh (trâu, heo, dê) để nguyên con chưa qua chế biến,lễ vật này còn gọi là cỗ thái lao. Hoặc ngoài dân gian khi cúng Đất thì bộ tam sinh là miếng thịt heo, con cua, cái trứng chỉ luộc chín chứ không chế biến.

Còn mâm cơm để cúng ông bà trong 3 ngày Tết là mâm cỗ có nhiều món ăn được chế biến, gồm đủ các thành phần: Thượng cầm (các loại gia cầm biết bay) như chim, gà, vịt… Hạ thú (các gia súc trên mặt đất) như: heo, bò, gà… Rồi các loài thủy tộc dưới nước như: tôm, cua, cá… trong dân gian mâm cơm như vậy được gọi là hào soạn.

Trong cung đình mâm cỗ để tiến cúng ở miếu điện gọi là ngọc soạn, gồm các món ăn được chế biến từ các thành phần sơn hào hải vị quý hiếm trong cả nước, được chế biến công phu và trình bày kiểu cách tỉ mỉ.

Các món ăn như là: chim sâm cầm nhồi yến, hải sâm nấu độn, vi cá nấu rối, món nấu bong bóng cá đường, món nấu cửu khổng, gân nai, nem công, chả phượng…

Món tráng miệng có các loại mứt như mứt nhân sâm, mứt bát bửu làm từ các loại mứt quý và thịt heo quay. Mứt cam sành còn nguyên trái, mứt các loại củ quả như bí đao, đu đủ, gừng… gọt tỉa thành hình bát bửu hoặc các con vật trong tứ linh như long, lân, qui, phụng… rim khô.

Bánh ngọt thường là loại bánh khô, làm từ bột ngũ cốc đóng trong khuôn chữ nhật có in hình hoa mai, hoa đào, hoặc chữ phước, lộc, thọ… gói trong giấy ngũ sắc-như mang lời chúc tốt lành đầu năm.

Ngoài ra có loại bánh bắt hình các nhánh lộc, hoa mai, hoa đào, các loại trái cây như trái phật thủ, trái lựu,trái đào, nhân sâm… đem sấy khô được xếp thành hình tháp trên quả bồng sơn son thếp vàng, hoặc bằng sứ men lam để dâng cúng tổ tiên.

Bên cạnh những mâm hào soạn ở ngoài dân gian và ngọc soạn trong chốn cung đình, thì ở miền Trung vào những ngày đầu năm những gia đình theo Phật giáo có mâm cơm chay ngày mồng một gọi là mâm trai soạn để cúng tổ tiên.

Qua mâm cỗ ngày Tết của dân tộc, chúng ta thấy rằng món ăn Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Từ các món dân giả như măng hầm, mít trộn… cho đến các món ăn cao cấp được chế biến bằng nguyên liệu trong nước. Có đủ sơn hào hải vị mà thế giới công nhận quý hiếm, bổ dưỡng như yến sào, bào ngư, vi cá… Đó là những món ăn Việt Nam có từ lâu đời, nhưng rất tiếc suốt một thời gian dài chúng ta xem đó như là một món ăn đặc biệt của người Trung Hoa.

Trong mâm cổ 3 miền truyền thống trước đây, thường không có món thịt bò. Sau này, khoảng đầu thế kỷ 20, khi ảnh hưởng phương Tây tràn vào, thì các món ăn được chế biến từ thịt bò mới được phổ biến. Và trong mâm cỗ Tết ngày nay, bên cạnh những món ăn truyền thống thì có thêm những món ăn mới bổ sung, tiếp thu cách thức chế biến của nhiều nước trên thế giới như món thịt nấu rượu chát, ca ri, ra gu…

Nhìn chung mâm cổ ngày Tết của 3 miền có một vài điểm khác biệt tùy theo địa phương. Nhưng đặc điểm căn bản mà miền nào cũng phải có trong mâm cổ là cơm và xôi, đặc biệt là bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối đặc trưng của từng miền – là loại bánh Tết của người Việt Nam, mặc dù hình thức và ý nghĩa khác nhau, như bánh chưng tượng trưng cho Đất là âm, bánh tét khi cắt lát ra từng khoanh tròn tượng trưng cho Trời là dương nhưng nguyên vật liệu gần như không có gì khác biệt. Đó là đặc điểm chung nhất phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử, địa lý… của một đất nước có nền văn minh lúa nước như chúng ta.

Mâm Cỗ Ngày Tết Nguyên Đán Của Người Việt Gồm Có Gì?

Mâm cỗ ngày tết là một trong những nét đẹp truyền thống vào những ngày đầu năm của người Việt. Ở mỗi nhà vào những ngày tết Nguyên Đán đều phải có 1 mâm cỗ để kính nhớ tổ tiên, ông bà và thể hiện mong ước cho một năm mới sung túc, thịnh vượng. Mỗi vùng miền sẽ có mâm cỗ ngày đầu xuân với nhiều món ăn riêng biệt. Hãy tham khảo bài viết này để khám phá các mâm cỗ ngày tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam nước ta.

1. Mâm cỗ ngày tết miền Nam

1.1 Mâm cỗ ngày tết miền Nam có gì?

Khi tết đến xuân về, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa để đón mừng năm mới thì việc chuẩn bị mâm cỗ ngày tết là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Ở miền Nam, mâm cỗ ngày tết Nguyên Đán thường gồm có nhiều món ăn ngon khá đơn giản.

Thông thường, mâm cỗ của người miền Nam vào ngày tết sẽ gồm có: bánh tét, củ kiệu trộn tôm khô, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu… Mỗi món ăn đều mang một màu sắc và hương vị riêng, góp phần làm cho mâm cỗ tết ở miền Nam trở lên đa dạng và phong phú hơn.

1.2 Ý nghĩa mâm cỗ ngày tết miền Nam

Các món ăn góp mặt trong mâm cỗ tết Nguyên Đán đều mang những thông điệp và ý nghĩa riêng. Do đó, từ xưa đến nay, các mâm cỗ này không thể thiếu vắng được các món ăn chính mang ý nghĩa tốt đẹp. Trong mâm cỗ của người miền Nam, bạn sẽ thấy được 1 số món ăn mang ý nghĩa như:

– Món khổ qua nhồi thịt: món canh này mang biểu trưng cho những nỗi khổ đau, cay đắng trong cuộc sống sẽ đi qua mau để năm mới mọi sự sẽ được bình an và như ý. Khổ qua dù có vị hơi đăng đắng và cũng là món ăn hơi kén người ăn. Nhưng vào dịp tết thì các gia đình ở miền Nam đều thưởng thức món ăn này.

– Thịt kho tàu: món ăn thể hiện mong muốn năm mới mọi chuyện của gia chủ sẽ được vuông tròn. Tình cảm của các thành viên trong gia đình luôn được gắn kết, hòa thuận với nhau. Không khí trong gia đình luôn hạnh phúc, vui vẻ.

– Củ kiệu ngâm: là món ăn được dùng trong mâm cỗ tết Nguyên Đán. Món ăn này thường được ăn kèm với các món chính. Đây là món ăn mang ý nghĩa sang năm mới gia chủ sẽ được phát lộc với của cải đầy nhà.

– Bánh tét: món bánh được làm từ các nguyên liệu của ngành nông nghiệp. Đây là món ăn mang ý nghĩa sâu sắc cầu cho một vụ mùa mới sẽ được tươi tốt và gia đình sẽ ấm no.

2. Mâm cỗ ngày tết miền Trung

2.1 Có gì trong mâm cỗ miền Trung

Miền Trung là vùng đất mỗi năm phải gánh chịu nhiều thiên tai, bão lũ. Không phóng khoáng và mộc mạc như người dân miền Nam, người dân nơi đây rất tỉ mỉ và khá cầu kì trong cách chế biến các món ăn ngon trong mâm cỗ tết Nguyên Đán.

Các món ăn trong ngày tết Nguyên Đán ở miền Trung gồm có:

Bánh tét: món bánh truyền thống quen thuộc của những ngày Tết

Bánh tổ: là món bánh có nguồn gốc từ lâu đời và có hình dáng khá giống với tổ chim

Tôm chua: đặc sản của xứ Huế, mang đậm hương vị miền Trung vừa chua vừa cay.

Thịt heo ngâm nước mắm: món ăn đặc biệt của miền Trung mang hương vị mằn mặn nhưng lại rất dễ ăn

Nem chua: là món nhậu quen thuộc của nhiều cánh mày râu vào ngày tết

Dưa món: món ăn kèm giống chống ngán vào ngày tết

Chả bò: đặc sản của Đà Nẵng, không chỉ dễ ăn mà còn rất được yêu thích.

Tré: món ngon ngày Tết ở miền Trung.

Măng khô kho: món ăn được nhiều người dân miền Trung yêu thích vào ngày đầu năm.

2.2 Ý nghĩa món ăn trong mâm cỗ miền Trung

Một mâm cỗ phải vừa đẹp mà lại vừa có ý nghĩa thì ngày tết của bạn mới trọn vẹn. Do đó, các món ăn trong mâm cỗ ngày tết không phải chỉ được trình bày đẹp mắt và ngon. Mà còn phải mang những thông điệp đẹp thể hiện mong ước của gia chủ khi bước qua năm mới. Ngày tết Nguyên Đán ở miền Trung có rất nhiều món ngon. Trong đó, món tré thể hiện cho tình cảm gia đình. Với mong ước vào năm mới, các thành viên của gia đình sẽ luôn hòa thuận với nhau, quan hệ giữa các thành viên sẽ khăng khít hơn.

Ngày tết ở miền Trung còn có món măng khô kho. Món ăn này được sử dụng ăn cùng với cơm trắng vào ngày tết Nguyên Đán. Đây là món ăn có ý nghĩa sẽ đem lại sự tốt lành cho mọi người. Nếu đầu năm ăn món này thì cả năm sẽ được no đủ, ấm no. Vì vậy mà món măng khô kho là món ngon ngày tết nằm trong mâm cỗ ngày đầu năm của người miền Trung.

3. Mâm cỗ ngày tết miền Bắc

3.1 Các món ăn ở mâm cỗ ngày tết miền Bắc

Trong các mâm cỗ ở nước ta, thì có lẽ mâm cỗ ở miền Bắc là dạng có truyền thống lâu đời nhất. Những năm trước đây, hầu hết các mâm cỗ tết Nguyên Đán ở miền Bắc đều tuân theo quy luật 4 đĩa- 4 tô hay có thể là 6 đĩa – 6 tô….. với những ý nghĩa tứ lộc quanh năm. Không những vậy mà quan niệm về cách trình bày của các món ăn còn được bày biện theo kiểu đĩa trên đĩa dưới hay theo từng tầng khác nhau.

Hiện nay, nhiều gia đình ở miền Bắc vẫn giữ được phần nào ý nghĩa của mâm cỗ tết truyền thống. Các món ăn ngày tết trong mâm cỗ của người dân nơi đây gồm có: bánh chưng, gò luộc, nem rán, chè kho, dưa hành, xôi gấc, thịt đông, canh bóng thập cẩm…. Các món ngon ngày tết của miền Bắc rất đa dạng và phong phú. Do đó, mỗi gia đình sẽ có những mâm cỗ ngày tết khác nhau.

3.2 Ý nghĩa các món trong mâm cỗ miền Bắc

– Bánh chưng: là loại bánh không bao giờ thiếu trong các mâm cỗ miền Bắc. Với thông điệp sẽ mang lại một năm mới ấm lo với lúa gạo đầy ắp và mọi sự tốt đẹp. Đồng thời thể hiện sự biết ơn với ông bà tổ tiên. Món bánh chưng là món bánh nhất định phải có trong mâm cỗ của người miền Bắc.

– Gà luộc: món thứ 2 mà không thể thiếu. Với ý nghĩa sẽ mang lại phúc đức đầy nhà cho gia chủ và mong ước mọi sự được như ý. Gà luộc luôn là món ăn ngon “bắt buộc” phải có trên mâm cỗ ngày tết của người Bắc.

– Thịt đông: là món ăn ngày tết đặc trưng riêng chỉ có ở miền Bắc. Món ăn này mang một thông điệp thể hiện tình cảm của cả gia đình sẽ gắn bó với nhau, tình cảm sẽ luôn tốt đẹp và tràn ngập tiếng cười.

– Giò chả: món ăn tượng trưng cho phúc lộc. Gia chủ sẽ được nhiều phúc lộc từ trời nếu thưởng thức món ăn này vào ngày tết.

– Xôi gấc: là món xôi được sử dụng vào ngày tết ở miền Bắc. Xôi gấc có màu đỏ tươi rất đẹp. Vì vậy món ăn này mang thông điệp sẽ mang sự may mắn, vận may đầu năm cho tất cả mọi người.

4. Mâm cỗ ngày tết theo phương Tây

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Từ đó, những mâm cỗ theo phương Tây ngày tết Nguyên Đán đã được hình thành. Không giống như mâm cỗ Việt ở 3 miền, mâm cỗ ngày tết phương Tây chỉ chú trọng vào thành phần dinh dưỡng của các món ăn.

Các món ăn ngày tết theo dạng phương Tây không tuân theo một quy định nào cả, chỉ cần mang lại đầy đủ các chất cần thiết của 1 bữa ăn cho cơ thể là được. Học hỏi theo điểm hay này, nhiều gia đình Việt đã sử dụng những mâm cỗ ngày tết theo phương Tây nhưng vẫn ưu tiên chọn lựa các món ngon ngày tết truyền thống trong thực đơn mỗi bữa của mình.

5. Mâm cỗ chay ngày tết

Xu hướng ăn chay ngày càng được nhiều người yêu thích. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà ăn chay còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác. Chính vì thế, cộng đồng người ăn chay ngày càng đông. Chính vì thế mà những mâm cỗ chay ngày tết đã được ra đời. Sử dụng chủ yếu là các loại thực vật.

Mâm cỗ chay ngày tết gồm có nhiều món ngon chay ngày tết như: bánh chưng chay, đậu hũ ky chiên giòn, miến xào chay… Các món chay này không chỉ ngon mà còn có nhiều màu sắc khác nhau. Bạn sẽ có 1 mâm cỗ chay ngày tết hấp dẫn với nhiều sự lựa chọn.

6. Hình ảnh mâm cỗ ngày tết đẹp

Những Món Ngon Của Người Việt

Ẩm thực Việt Nam thường không quá phức tạp. Nhiều trong số những món ăn phổ biến nhất có thể được nấu ngay bên vệ đường cũng ngon lành như trong một nhà hàng thượng hạng. Nhưng chính sự đơn giản này, các biến thể món ăn tinh tế theo vùng và nguyên liệu tươi xanh khiến chúng ta cứ muốn ăn thêm nữa.

Phở Danh sách món ăn Việt Nam nào sẽ hoàn thiện nếu thiếu phở? Gần như không thể đi bộ qua một khối nhà ở các thành phố lớn của Việt Nammà không gặp một đám đông khách quen đói meo đang xì xụp tại một hàng phở bình dân. Nguyên liệu chính đơn giản gồm có nước dùng đậm đà, bánh phở tươi, một chút rau thơm và thịt gà hoặc thịt bò. Món ăn này ngon, rẻ và bạn muốn ăn bất kỳ giờ nào trong ngày cũng có.

Cao Lầu Món mì thịt heo của Hội An khá giống món ăn của các nền văn hóa khác đã ghé thương cảng này thuở xưa. Sợi mì dày hơn tương tự mì udon của Nhật Bản, bánh vằn thắn giòn và thịtheo khiến người ta liên tưởng đến món ăn Trung Quốc, còn nước dùng và rau thơm thì rõ ràng rất Việt Nam. Cao lầu đích thực chỉ được nấu bằng nước lấy từ giếng Bá Lễ ở địa phương.

Rau muống Có ai chưa từng ăn rau muống? Một câu hỏi có lẽ là khó trả lời!! Rau muống thường được xào với tỏi, là món ăn phổ biến tại các nhà hàng và… quán bia Việt Nam.

Nộm hoa chuối Món này ai đã tửng ăn thì đều có nhận xét chung rằng rất mát và lợi tiêu hóa!….”Salad” hoa chuối của Việt Nam còn hấp dẫn hơn cả một đĩa rau trộn. Hoa chuối được bóc đi vài lớp bẹ ngoài và thái lát mỏng sau đó trộn với đu đủ xanh, cà rốt, rau mùi cùng với thịt gà và thêm một chút nước mắm đậm đà và lạc giòn.

Xôi Du khách có thể ăn xôi cùng thịt gà, thịt lợn hay trứng rán, trứng muối đều ngon.

➥ Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm… Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê…

☎ Vui lòng gọi số 096 831 8765 để đặt mua bánh chưng. Bánh sẽ được đưa đến bạn.!

❖ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon: Ngõ 554 Trường Chinh – Ngã Tư Sở

Bạn đang xem bài viết Cà Pháo Sống Món Ngon Trên Mâm Cơm Của Người Việt trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!