Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Món Ăn Cổ Truyền Ngày Tết Trong Tiếng Anh # Top 11 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Món Ăn Cổ Truyền Ngày Tết Trong Tiếng Anh # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ăn Cổ Truyền Ngày Tết Trong Tiếng Anh mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích chàng hoàng tử Lang Liêu dâng bánh lên cho vua cha, cho đến nay, bánh chưng bánh giầy vẫn là một nét đặc trưng không thể pha lẫn trong văn hóa ẩm thực ngày Tết.

Meat stewed in coconut juice – Thịt kho nước dừa

Đây chắc chắn là một món ăn không thể thiếu mỗi độ xuân về. Thịt heo cùng trứng luộc được kho với nước dừa và nước mắm đậm vị, ăn kèm dưa món hoặc cải chua. Hãy nhắm mắt lại và cùng mường tượng ra hình ảnh buổi tối giao thừa ấm cúng với chén cơm trắng nóng hổi hòa quyện cùng hương thơm đậm đà của món ăn này, còn gì tuyệt vời hơn phải không nào?

Spring roll – Chả giò/Nem cuốn

Thông thường, chả giò (hay nem cuốn trong cách gọi của miền Bắc) vẫn được dùng để chiêu đãi trong các buổi tiệc cưới, giỗ, sinh nhật, họp mặt bạn bè. Đặc biệt nếu được thưởng thức trong ngày Tết, ngoài các thành phần chủ yếu như thịt băm, khoai, trứng, tôm,… món ăn sẽ như được ướp thêm vị “xuân” để trở nên giòn hơn, thơm hơn, hòa quyện với nước sốt chua ngọt hơn.

Pickled small leeks – Củ kiệu/Dưa kiệu

Một trong những điều đặc trưng của những ngày giáp Tết là hình ảnh các mẹ, các chị ngồi cắt kiệu để làm dưa ăn dần trong ngày đầu năm mới. Dưa kiệu có màu trắng, ăn gần giống như dưa hành nhưng vị thơm nồng hơn, thường được dùng kèm với nem chua hoặc chả lụa.

Jellied meat – Thịt đông

Thịt đông là một món ăn quen thuộc của người miền Bắc vào dịp Tết, được làm chủ yếu từ thịt lợn, thịt chân giò, mộc nhĩ, hạt tiêu và sương đông (rau câu). Đây là món ăn nguội, lạnh, ăn với cơm nóng, khi ăn sẽ có cảm giác mát ở đầu lưỡi.

Ginger jam – Mứt gừng

Không cần phải giới thiệu quá nhiều khi đây đã là một món ăn rất đỗi quen thuộc với hầu hết chúng ta. Đặc biệt, trong tiết trời se lạnh của ngày Tết mà được quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức ly trà thơm nồng và những miếng mứt gừng ngòn ngọt, cay cay thì thật ấm áp biết bao.

Ngoại ngữ quốc tế Á – Âu – Địa chỉ: 05A Lê Vụ, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, T. Đắk Lắk – Tổng đài CSKH: 0262 3 928 789 – Email: cskh@ngoainguquocteaau.com

Tiếng Anh Mầm Non (4-7 tuổi) Tiếng Anh Thiếu nhi (7-12 tuổi) Tiếng Anh Thiếu Niên (12-18 tuổi) Tiếng Anh Tổng Quát TOEIC IELTS Tiếng Anh liên kết trường học Tiếng Anh Cho Doanh Nghiệp

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách !!!

Học Tiếng Anh Qua Các Món Ăn Cổ Truyền Ngày Tết

Trong văn hóa tinh thần của người Việt, Tết Nguyên đán không chỉ là thời điểm để rũ bỏ những phiền muộn năm cũ, trao nhau những lời chúc tốt lành cho một khởi đầu mới, mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau, thưởng thức những món ăn quen thuộc mang hương vị ngày Tết.

Sticky rice cake – Bánh chưng, bánh giầy

Bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích chàng hoàng tử Lang Liêu dâng bánh lên cho vua cha, cho đến nay, bánh chưng bánh giầy vẫn là một nét đặc trưng không thể pha lẫn trong văn hóa ẩm thực ngày Tết.

Bánh chưng, bánh giầy (Nguồn: tinhhoa.net)

Bánh được làm từ gạo nếp (sticky rice), bánh chưng có hình vuông nên được gọi là square sticky rice cake, bánh giầy có dạng hình tròn nên dịch sang tiếng Anh là round sticky rice cake. Tương tự như vậy, bánh tét ở miền Nam có hình trụ nên được viết là cynlindic sticky rice cake.

Meat stewed in coconut juice – Thịt kho nước dừa

Đây chắc chắn là một món ăn không thể thiếu mỗi độ xuân về. Thịt heo cùng trứng luộc được kho với nước dừa và nước mắm đậm vị, ăn kèm dưa món hoặc cải chua. Hãy nhắm mắt lại và cùng mường tượng ra hình ảnh buổi tối giao thừa ấm cúng với chén cơm trắng nóng hổi hòa quyện cùng hương thơm đậm đà của món ăn này, còn gì tuyệt vời hơn phải không nào?

Spring roll – Chả giò/Nem cuốn

Thông thường, chả giò (hay nem cuốn trong cách gọi của miền Bắc) vẫn được dùng để chiêu đãi trong các buổi tiệc cưới, giỗ, sinh nhật, họp mặt bạn bè. Đặc biệt nếu được thưởng thức trong ngày Tết, ngoài các thành phần chủ yếu như thịt băm, khoai, trứng, tôm,… món ăn sẽ như được ướp thêm vị “xuân” để trở nên giòn hơn, thơm hơn, hòa quyện với nước sốt chua ngọt hơn.

Pickled small leeks – Củ kiệu/Dưa kiệu

Một trong những điều đặc trưng của những ngày giáp Tết là hình ảnh các mẹ, các chị ngồi cắt kiệu để làm dưa ăn dần trong ngày đầu năm mới. Dưa kiệu có màu trắng, ăn gần giống như dưa hành nhưng vị thơm nồng hơn, thường được dùng kèm với nem chua hoặc chả lụa.

Dưa kiệu có màu trắng, ăn giòn, thơm rất đặc trưng (Nguồn: Văn hóa miền Tây)

Pickled trong trường hợp này có nghĩa là “ngâm/ngâm để làm dưa” (thể bị động). Tuy nhiên, một cách informal, bản thân từ pickled còn có nghĩa là “say rượu”. Thế nên, khi cần nhớ từ vựng củ kiệu trong tiếng Anh, hãy nghĩ về một loại dưa nhỏ với vị cay nồng đặc trưng có thể khiến người ta ngất ngây đến khó cưỡng như trong men say – pickled small leeks.

Jellied meat – Thịt đông

Thịt đông là một món ăn quen thuộc của người miền Bắc vào dịp Tết, được làm chủ yếu từ thịt lợn, thịt chân giò, mộc nhĩ, hạt tiêu và sương đông (rau câu). Đây là món ăn nguội, lạnh, ăn với cơm nóng, khi ăn sẽ có cảm giác mát ở đầu lưỡi.

Thịt đông thường được trang trí rất bắt mắt (Nguồn: Cooky.vn)

Điểm đặc biệt của món thịt đông chính là việc sử dụng sương đông làm chất kết dính để tạo nên hình dạng yêu thích cho món ăn. Do đó, jellied vừa có nghĩa là “đông lại”, vừa mang nghĩa “có dạng thạch” phát xuất từ vẻ ngoài trong veo như mảng rau câu của nó. Hình dung theo cách này, từ vựng jellied meat chắc chắn sẽ không làm khó bạn nữa đâu nhỉ?

Ginger jam – Mứt gừng

Không cần phải giới thiệu quá nhiều khi đây đã là một món ăn rất đỗi quen thuộc với hầu hết chúng ta. Đặc biệt, trong tiết trời se lạnh của ngày Tết mà được quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức ly trà thơm nồng và những miếng mứt gừng ngòn ngọt, cay cay thì thật ấm áp biết bao.

Mứt gừng cũng thích hợp với người lớn tuổi (Nguồn: Cooky.vn)

Từ vựng này cũng vô cùng dễ nhớ khi các thành tố cấu thành rất đơn giản và quen thuộc – một loại mứt ( jam) được chế biến từ gừng (ginger).

Mỹ Diệp (tổng hợp)

Các Món Ăn Cổ Truyền Trong Mâm Cỗ Ngày Tết

Tết Nguyên Đán ngày khởi đầu cho một năm mới là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Vào những ngày đầu xuân chính là thời gian tất cả mọi người quây quần sum họp bên gia đình cùng đón mùa xuân mới về.

Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thịnh soạn với nhiều món ăn ngon và đặc biệt mà ngày thường không có trước là để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu 1 năm mới ấm no, hạnh phúc, sau là để cả gia đình vui vầy sum họp.

Các món ăn cổ truyền ngày tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày với các loại bát đĩa, cao thấp, đầy vơi và màu sắc của món ăn.

Hãy cùng nhau vào bếp cùng tìm hiểu cách nấu ăn ngon ngày tết để có những món ăn hấp dẫn vào ngày Tết sắp tới nhé!

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Chắc hẳn câu thơ này rất quen thuộc với mọi người mỗi dịp Tết đến. Vì thế trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình không thể thiếu cặp bánh chưng xanh, bánh chưng là linh hồn của ngày tết và là loại bánh có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, đậu xanh, thịt lợn và được gói vuông vức bằng lá dong sau đó đem luộc suốt 14 tiếng đến khi chín. Bánh dẻo, thơm mùi thơm của gạo nếp và có màu xanh của lá.

Bánh chưng xanh thì phải đi đôi với dưa hành. Dưa hành có vị cay cay , hơi chua được dùng ăn kèm với bánh chưng, các món ăn trong ngày tết làm tăng thêm hương vị của thức ăn và còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Để có món dưa hành ngon thì cần chọn lựa các củ hành già, chắc đem cắt bỏ phần lá rồi ngâm củ hành vào nước tro pha với hàn the khoảng 2 ngày. Sau đó vớt ra bóc vỏ và cắt rễ rồi cho vào hộp muối với nước giấm nấu đường để nguội, khoảng vài ngày là ăn được. Dưa hành ăn kèm sẽ không bị ngấy khi ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ và bạn sẽ thấy ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết từ xưa tới nay chính là giò, giò có 2 loại là giò lụa và giò xào.

Giò được làm từ thịt giã thật nhuyễn với nước mắm ngon rồi được gói thành hình ống bằng lá chuối xanh sau đó cho vào nồi luộc hoặc hấp. Khi ăn thái thành từng khoanh, giò có màu trắng mịn, vài lỗ nhỏ trên bề mặt giò. Vì sử dụng thịt heo để làm giò nên đây là giò lụa làm bằng thịt heo, hoặc bạn có thể dùng thịt bò để làm.

Giò xào-một trong nhiều món ăn ngon ngày tết

món ăn được làm từ các bộ phận của thủ lợn, cùng mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu xào chín rồi dùng lá chuối hoặc khuôn để gói giò. Giò xào ăn giòn và thơm ngon của các gia vị gói kèm.

Thịt nấu đông không thể thiếu trong bữa ăn ngày tết nguyên đán

Thịt nấu đông là món ăn truyền thống của người miền Bắc, một món ăn riêng của mùa đông với không khí càng lạnh thì món thịt đông sẽ trở nên càng ngon hơn. Thịt kho đông được chế biến từ thịt heo hoặc là thịt gà được ninh nhừ, sau đó để thịt ngoài trời cho đông lại hoặc để bảo quản trong tủ lạnh thịt sẽ đông nhanh hơn. Khi thịt đông lại trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Thịt nấu đông ăn kèm với dưa hành muối sẽ thật là ngon tuyệt.

Thịt gà luộc một món ăn không thể không kể đến trong các dịp lễ tết, từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới. Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt.

Thịt kho tàu

Ngày xưa, mỗi khi tết cổ truyền đến thì gia đình nào cũng có 1 nồi thịt kho tàu, đây cũng là một trong các món ăn truyền thống của người Việt. Từ những miếng thịt lợn tươi ngon và những quả trứng cút tạo ra một nồi thịt kho tàu thơm ngon và hấp dẫn người ăn trong ngày tết.

Mứt ngon ngày tết

Mỗi dịp Tết về bên cạnh đào mai nở thắm, nhâm nhi bên tách trà thơm ngát không thể thiếu khay mứt với đầy đủ màu sắc như mứt bí thanh mát, vị cay cay của mứt gừng, mứt dừa dẻo ngọt, mứt khoai…. Những sản phẩm này bạn có thể tự tay mình làm để mời mọi người cùng thưởng thức trong những ngày tết hoặc làm quà để biếu.

Trên đây là những món ăn cổ truyền trong ngày tết, mỗi món ăn mang một màu sắc, hương vị và có ý nghĩa riêng của từng món. Hãy tự tay mình chế biến những món ăn ngon và hấp dẫn để góp phần thêm hương vị tươi vui trong không khí ngày xuân. Dịp Tết chính là dịp các bạn thể hiện sự khéo léo của mình làm nên các món ăn ngon ngày Tết để mời cả gia đình cũng thưởng thức.

Các Món Ăn Cổ Truyền Việt Nam Ngày Tết

#1: Bánh chưng

Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày Tết và là một loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh và được gói vuông văn bằng lá dong sau đó được đem luộc suốt trong vòng 14 giờ đến khi chín. Bánh dẻo, rất thơm mùi thơm của gạo nếp và có màu xanh của lá dong.

Nhắc đến Tết không thể không nói đến bánh chưng xanh. Những tấm bánh vuông vức được gói khéo léo, tài hoa ấy vừa tượng trưng cho đất trời vừa là biểu tượng cho ẩm thực ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Dù là tự tay gói bánh, mua sẵn hay được biếu tặng thì bánh chưng xanh cũng luôn là một món không thể thiếu của mọi nhà. Ở miền Bắc từ khoảng giữa tháng Chạp nhiều nhà đã chuẩn bị đậu xanh, lá dong, gạo nếp, ống giang chẻ lạt gói bánh chưng. Ai nấy đều cố gắng chuẩn bị những nguyên liệu tốt nhất để bánh chưng nhà mình Tết đó được thơm ngon nhất.

Bánh chưng không chỉ là một món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam mà đó còn là một dịp để gia đình sum họp, quây quần bên bếp lửa hồng. Bên nồi bánh chưng ấm áp các thế hệ trong gia đình kể cho nhau nghe về những điều đã qua, những dự định tương lai và bao câu chuyện khác.

Bánh chưng xanh, bánh Tét thì phải có dưa hành. Dưa hành củ kiệu có vị cay cay, hơi chua thường được dùng ăn kèm với bánh chưng, hay thịt đông vô cùng ngon, các món ăn trong ngày Tết làm tăng thêm hương vị của thức ăn và còn giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết. Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị..

Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn một điều rằng Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc. Khi nhắc đến bánh chưng thì không thể bỏ qua món dưa hành củ kiệu hai món ăn này có trong mâm lễ thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Trong mấy ngày xuân, khi đến thăm và chúc Tết người thân, bạn bè, người ta thường quây quần bên ấm trà, bầu rượu để thưởng thức không khí đầu năm mới. Một trong những món thường góp vui lúc này là hạt dưa hoặc hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí. Tiếng hạt vỡ lách tách làm cho “vui tai, vui miệng” cùng với vị ngọt béo, thơm ngon làm cho mọi người thấy thoải mái, vui vẻ hơn.

Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết.

Nem rán bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.

Món ăn ngày tết miền Nam này rất phổ biến và hầu như không thể thiếu trong bất cứ mâm cỗ tết của gia đình người miền nam nào. Đây còn là món ăn nổi tiếng của khắp nước ta mà vùng miền nào cũng có trong các dịp tết cổ truyền hoặc ngày giỗ. Nem rán thơm ngọt bùi béo với lớp nhân thịt và bỏ bánh ngoài giòn tan

Giò lụa / chả lụa được làm từ thịt giã thật nhuyễn với nước mắm ngon rồi được gói thành hình ống bằng lá chuối xanh sau đó cho vào nồi để luộc hoặc hấp. Khi ăn chúng ta thái thành từng khoanh nhỏ, giò có màu trắng mịn, có vài lỗ nhỏ trên bề mặt. Nguyên liệu để làm Giò lụa / chả lụa có thể bằng thịt lợn hoặc thịt bò đều rất ngon.

Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà” một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt. Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc hoặc hấp chín. Khi ăn thái thành từng khoanh, những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp

Bạn đang xem bài viết Các Món Ăn Cổ Truyền Ngày Tết Trong Tiếng Anh trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!