Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ngon Từ Khoai Lang Giúp Bé Nhanh Lên Cân, Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong hành trình ăn dặm của bé, mẹ không thể bỏ qua các món ăn ngon từ khoai lang cho bé nhanh chóng lên cân, cơ thể nhận được nhiều vitamin và khoáng chất nhằm hỗ trợ sự phát triển của hệ tiêu hóa, cải thiện thị lực. Vị thơm ngọt của khoai lang khi kết hợp cùng các nguyên liệu khác sẽ tạo nên những món ăn ngon cho bé trong những năm đầu đời.
Súp gà khoai lang đậu xanh
Nguyên liệu:
– Khoai lang: 2 củ vừa ăn
– Đậu xanh, gạo tẻ: Mỗi thứ một nắm nhỏ
Thực hiện :
Bước 1: Thịt gà rửa sạch, đun sôi từ 15 – 20 phút. Sau khi thịt chín, mẹ vớt ra lọc lấy phần thịt, bỏ xương. Phần nước dùng luộc thịt lọc qua, loại bỏ bã.
Bước 2: Lần lượt cho thịt gà, khoai lang, đậu xanh, gạo tẻ vào nấu nhừ trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp. Đến khi súp nguội mẹ cho vào máy xay nhuyễn, thêm dầu ô liu hoặc dầu ăn cho bé vào để tăng khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng và cho bé thưởng thức.
Cháo khoai lang cá lóc
– Cá lóc : 100g
– Khoai lang : 50g
– Cháo trắng : 1 chén con
– Hành tím: 1, 2 củ
– Dầu ăn cho trẻ hoặc dầu ô liu
Thực hiện:
Mẹ rửa sạch cá lóc, khoai lang rồi lần lượt đem hấp chín, nghiền nhuyễn. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Bước tiếp theo, phi thơm dầu ăn rồi cho nước và cháo vào nấu sôi. Cho cá và khoai lang đã sơ chế vào tiếp tục nấu chín. Cuối cùng mẹ tắt bếp, múc ra chén, thêm dầu ô liu hoặc dầu ăn cho trẻ rồi cho bé thưởng thức khi còn ấm.
Mực nhồi khoai lang hấp
Nguyên liệu :
– Mực nguyên con loại nhỏ: 200g
– Khoai lang : 100g
– Hành lá, ngò rí băm
– Gia vị
Thực hiện:
– Mẹ làm sạch mực, bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch vài lần rồi để ráo nước.
– Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa.
– Hành lá, ngò rí rửa sạch, băm nhỏ.
Bước 2: Hấp khoai lang đến khi chín mềm sau đó nghiền nhuyễn, thêm gia vị gồm ít muối, hạt nêm, hành lá và ngò rí băm.
Bước 3: Tiến hành nhồi khoai lang vào mực rồi dùng tăm xiên ngang để cố định nhân. Sau khi nhồi khoai loang vào toàn bộ phần mực đã chuẩn bị thì cho vào nồi hấp chín trong khoảng 10 phút.
Khoai lang bọc phô mai chiên giòn
– Khoai lang tím: 4 củ
– Bột nếp: 1 muỗng canh
– Dừa khô vụn: 200g
– Đường cát : 20g
– Phô mai: 200g
Thực hiện :
Bước 1: Mẹ hấp chín khoai lang tím rồi tán thật nhuyễn. Tiếp đến thêm đường, dừa khô vụn, bột nếp vào trộn đều tay.
Bước 2: Bước tiếp theo, mẹ mang bao tay rồi bắt đầu vo từng viên khoai lang vừa ăn với bé, đè dẹp. Cho thêm miếng nhỏ phô mai vo tròn lăn đều vào dừa vụn khô.
Bước 3: Cho dầu vào chảo đun nóng rồi lần lượt cho từng viên khoai lang vào chiên lửa vừa. Mẹ chú ý lăn viên khoai để chín đều, màu vàng đẹp mắt, vỏ giòn thu hút bé. Sau khi khoai chín, vớt ra đĩa có giấy thấm dầu.
Chúc các mẹ thành công khi chế biến các món ăn ngon từ khoai lang cho bé!
Hướng Dẫn Chế Biến Các Món Ăn Dặm Từ Khoai Lang Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa Của Bé
Khoai lang là nguồn nguyên liệu tự nhiên số 1 dành cho trẻ ăn dặm, vì khoai lang giàu vitamin A, E, canxi giúp bé sáng mắt, phát triển hệ thần kinh đồng thời rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Khoai lang cũng có ưu điểm là dễ kiếm, dễ mua và rẻ tiền.
Lượng dinh dưỡng “khổng lồ” cùng vị ngọt ngọt, mềm mịn dễ ăn của khoai lang đã giúp loại thực phẩm này dễ dàng “đánh bại” tất cả các lựa chọn khác để trở thành một trong những món ăn hàng đầu cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm.
Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. Đứng thứ 2 là cà rốt với 434 điểm.
Lựa chọn và bảo quản khoai lang cho bé
Khoai lang lọt top 1 trong 15 loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm dưới đất. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm mua khoai lang tươi cho con.
Cách lựa chọn khoai lang cũng không hề khó. Mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được.
Khoai lang mua không nên bảo quản trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng và bị mất mùi vị, bị héo. Mẹ hãy để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, đừng để ở chỗ ấm và ẩm thấp vì như thế khoai sẽ mọc mầm. Nếu bảo quản tốt có thể để khoai từ 7 – 10 ngày.
Cũng như các loại thực phẩm khác, mẹ hoàn toàn có thể chế biến sẵn khoai và cấp đông trong ngăn đá cho bé ăn dần. Gợi ý các món ăn dặm cho mẹ chế biến khoai lang cho bé yêu
Khoai lang trộn sữa (cho bé 6 tháng trở lên)
Khoai lang nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín trong vòng 10 phút.
Mẹ lưu ý nên thái mỏng khoai thành miếng vừa ăn, như thế khoai sẽ dễ chín hơn.
Nghiền nhuyễn khoai lang rồi trộn với sữa công thức đến khi đạt độ dẻo dính phù hợp.
Nghiền nhuyễn/ xay sinh tố khoai lang với một chút sữa công thức hoặc nước lọc.
Đun nóng cháo, cho khoai lang vào quấy đều. Cho thêm ½ lòng đỏ trứng, đun thêm 1 – 2 phút.
Khoai lang nghiền táo (cho bé 8 tháng trở lên)
Khoai lang, táo gọt vỏ, rửa sạch thái miếng quân cờ
Hấp khoai và táo từ 5-10 phút.
Nghiền nhuyễn khoai cùng với táo. Mẹ có thể cho thêm ít nước để đạt độ loãng như ý
Súp khoai lang (cho bé 9 tháng trở lên)
Nguyên liệu: Khoai lang 30g, 1 thìa cà phê bột mì, bơ nhạt, dầu oliu, 1 chén con nước dùng (nước xương gà hoặc nước rau củ), 1 chén con sữa, gừng, đường.
Cách làm:
Xào bơ và bột trong chảo đến khi có màu cánh gián. Thêm nước dùng và đường nâu đun sôi.
Khi nước sôi, nhanh tay bỏ khoai lang và một chút gừng vào đun tiếp đến khi chín.
Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây.
Bắc thành phẩm lên bếp, đun nóng cùng sữa rồi cho ra bát, để trẻ ăn khi nóng ấm.
* 2 chén khoai lang
* 1 chén bí đỏ
Cách làm:
Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng, bí đỏ cũng gọt vỏ cắt mêng nhỏ. Cho bí và khoai vào một cái nồi thêm chút nước xâm xấp, đun sôi.
Sau khi sôi thì nhỏ lửa và hầm âm ỉ đến khi khoai và bí chín, khoảng 6 phút.
Khoai và bí chín mềm nhừ thì cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, nếu đặc quá thì bạn cho thêm một chút nước nữa vào xay đến khi hỗn hợp mịn mượt.
Để khoai và bí xay nguội hẳn thì chia làm nhiều phần nhỏ rồi cho vào tủ lạnh. Có thể cho bé ăn dần trong 3 – 5 ngày. Mỗi lần ăn lại lấy riêng từng phần nhỏ ra hâm nóng lại hoặc cho vào lò vi sóng vài phút là được.
Khoai – bí được cho vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh
– Một miếng thịt gà
– Một nắm nhỏ đậu xanh
– Một nắm nhỏ gạo tẻ
– 2 củ khoai lang, gọt vỏ thái nhỏ
Cách làm:
Rửa sạch miếng thịt gà, cho vào nồi nước đun sôi, luộc kỹ trong 15 – 20 phút.
Đến khi thịt gà chín mềm thì vớt gà ra gỡ lấy phần thịt, bỏ xương đi, bạn nên cẩn thận lọc lại phần nước dùng vừa đun, chắt nước sang nồi khác và bỏ phần cặn đi.
Cho thịt gà, khoai lang, đậu xanh và gạo tẻ vào đun. Ninh nhừ các nguyên liệu trong 30 phút. Nêm một chút xíu gia vị. Sau đó tắt bếp.
Chờ súp nguội bớt rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Khi nào bé ăn thì múc một phần nhỏ ra hâm nóng lại.
5 Món Ăn Dặm Từ Khoai Lang Giúp Bé Tăng Cân
Muốn con tăng cân, mẹ nên chăm chăm cho con ăn các món ăn dặm từ khoai lang – một trong top những loại thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh. Khoai lang còn chứa đường, beta carotene, chất xơ… – những chất dinh dưỡng rất tốt cho bé.
1. Bột thịt lợn khoai lang
Nguyên liệu
Bột ăn dặm Mabu: 10g
Thịt lợn thăn: 20g
Khoai lang: 1/2 củ 50g
Khoai lang gọt vỏ, cắt khúc, luộc/hấp chín, sau đó tán nhuyễn.
Thịt lợn rửa sạch, thái lát mỏng, sau đó xay nhuyễn. Cho thêm chút nước vào khuấy tan.
Cho bột Mabu, thêm khoảng 200ml nước vào khuấy tan, bắc bếp nấu 5 phút, rồi cho thịt vào khuấy đều tay, sau đó tiếp tục cho khoai lang tán mịn vào, khuấy đều tay, đun thêm khoảng 3 phút, bột sôi lục bục, chín thì tắt bếp.
2. Bột khoai lang trứng gà
Nguyên liệu
Khoai lang: 1/2 củ
Lòng đỏ trứng gà: ½ quả
Bột ăn dặm Mabu: 10g
Khoai lang, mẹ rửa sạch, gọt vỏ rồi mang đi hấp chín. Khi khoai chín thì nghiền nhuyễn mịn, rồi trộn với một chút nước lọc.
Mẹ cho gạo vào nấu cháo, rồi rây nhuyễn, hay tiện dụng hơn mẹ có dùng bột ăn dặm Mabu chỉ mất khoảng 10 phút nấu rất nhanh.
Khi bột chín thì mẹ cho khoai lang, rồi cho lòng đỏ trứng vào khuấy đều, đun khoảng 2 phút, tắt bếp, đổ bột ra bát, chờ nguội chút là có thể cho bé thưởng thức món ăn dặm từ khoai lang và trứng gà này!
3. Súp thịt gà khoai lang
Nguyên liệu
Thịt gà: 30g
Khoai lang: 1 củ
Thịt gà rửa sạch, lọc bỏ xương và da. Cho vào nước luộc chín. Có thể thái miếng nhỏ cho dễ xay.
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, vớt ra, lấy thìa tán nhuyễn.
Cho thịt gà và khoai lang vào máy xay, thêm một chút nước dùng gà vào xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra cho bé thưởng thức.
4. Cháo cá lóc khoai lang
Nguyên liệu:
Cháo trắng : 2/3 bát
Nước dùng: 30ml
Cá lóc: 3 thìa canh
Khoai lang: 2 thìa
Dầu ăn cho bé
Đầu tiên bạn nấu cháo trắng cho bé.
Cá lóc hấp chín, gở bỏ xương, phần thịt tán nhuyễn để riêng.
Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn.
Cho cháo trắng vào nồi, cho thêm nước dùng vào nấu sôi, khuấy đều, cho cá và khoai vào trộn đều, nêm thêm gia vị.
Tắt bếp, nêm thêm ½ thìa dầu ăn là mẹ đã hoàn thành món ăn dặm từ khoai lang và cá lóc thơm ngon bổ dưỡng này.
5. Cháo thịt bò khoai lang
Nguyên liệu
Gạo/ cháo ăn dặm Mabu: 35g
Thịt bò: 30g
Khoai lang tím: 1/2 củ nhỏ
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Gạo cho vào nồi, thêm nước, bắc bếp, ninh nhừ.
Thịt bò băm nhuyễn. Cho thịt bò vào nồi, cho một ít nước vào thịt bò, đánh tan để thịt không bị vón cục, đun sôi rồi tắt bếp.
Hấp chín khoai lang, mẹ dùng thìa tán nhỏ.
Khi cháo nhừ, mẹ cho thịt bò và khoai lang vào, khuấy đều tay, nấu chín thì đổ ra bát và nêm thêm chút dầu ăn.
Cách Giúp Tiêu Hóa Thức Ăn Nhanh Hơn
Mặc dù tốc độ tiêu hóa phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế tự nhiên của cơ thể, nhưng có một số điều bạn có thể làm tăng tốc độ và chất lượng tiêu hóa của bạn.
Nước có thể là giải pháp cho rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả chứng đầy bụng – Ảnh: Internet
Kiểm soát lượng muối
Nếu bạn thường xuyên bị đầy bụng, ợ hơi, hãy xem lại lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày.
Ăn các thực phẩm nhiều muối khiến quá trình loại bỏ nước dư thừa của cơ thể chậm lại, cảm giác đầy hơi khiến bạn cảm thấy như có một quả bóng đang dần căng lên trong dạ dày. Muối hiện diện trong hầu hết các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn. Nếu bạn cảm thấy khó có thể tránh các loại thức ăn này, hãy uống nhiều nước hơn để thải bớt muối trong cơ thể.
Ăn thêm trái cây sau bữa ăn
Nếu đã trót ăn một bữa ăn nhiều dinh dưỡng và no nê, có lẽ bạn nên tráng miệng bằng một quả chuối. Điều đó sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải nước dư thừa của cơ thể. Quả chuối chưa nhiều kali, có tác dụng điều hòa lượng muối trong cơ thể, giảm hiện tượng đầy bụng, ợ hơi.
Ngoài ra, các loại hoa quả như đu đủ, dưa cũng chứa các enzym hỗ trợ việc phá vỡ các protein, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thực phẩm của dạ dày. Vì vậy, tráng miệng bằng hoa quả sau những bữa ăn thịnh soạn là điều cần thiết giúp thúc đẩy sự tiêu hóa, tránh táo bón và hiện tượng đầy hơi khó chịu.
Uống nước sẽ giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn
Uống nước, đặc biệt là nước trà, trong hoặc sau bữa ăn hỗ trợ tiêu hóa. Chất lỏng giúp cơ thể bạn phân hủy thức ăn và nước có thể giúp bạn bằng cách dưỡng ẩm.
Uống nước là chìa khóa để duy trì mức độ thích hợp của sản xuất nước bọt và chất lỏng trong dạ dày. Nước cũng làm mềm phân, giúp ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, nước là yếu tố quan trọng để sử dụng hiệu quả chất xơ của cơ thể, một thành phần quan trọng của quá trình tiêu hóa.
Ăn sữa chua rất tốt cho đường tiêu hóa
Sữa chua là một thực phẩm tuyệt vời cho quá trình tiêu hóa. Các lợi ích tiêu hóa của sữa chua được cho là đến từ cách làm sữa chua:
Sữa chua làm giảm thời gian cần thiết để phục hồi từ nhiễm trùng, cũng như làm giảm đáp ứng của hệ thống miễn dịch ở những người bị hội chứng ruột kích thích. Làm tăng tốc độ thức ăn đi qua ruột.
Massage bụng
Nếu bạn trót ăn quá nhiều và bắt đầu cảm thấy khó chịu, đầy bụng, bạn có thể nằm xuống và nhờ ai đó massage bụng một chút, hoặc có thể tự xoa bụng. Hành động này sẽ giúp thức ăn chuyển động chậm hơn, giảm áp lực cho đường tiêu hóa.
Ngủ đùng cách cũng là một trong những bài tập giúp tiêu hóa nhanh
Giấc ngủ cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa thời gian cần thiết để nghỉ ngơi và phục hồi, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và hiệu quả. Thực hiện một số thay đổi đối với giấc ngủ của bạn sẽ có lợi ích tiêu hóa rất tốt.
Đừng ngủ ngay lập tức sau khi ăn, chờ 1-2 giờ để đảm bảo cơ thể của bạn có đủ thời gian để tiêu hóa. Hãy thử ngủ ở phía bên trái của bạn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ ở phía bên trái làm tăng khả năng tiêu hóa.
Ăn gừng giúp tiêu hóa nhanh hơn
Gừng đã được sử dụng hàng ngàn năm như một liều thuốc trợ giúp tiêu hóa, và sự phổ biến của nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Gừng được cho là kích thích sự giải phóng các enzym trong đường tiêu hóa làm tăng hiệu quả tiêu hóa của thức ăn.
Gừng đã được chứng minh là làm tăng các cơn co thắt cơ trong dạ dày, giúp di chuyển thức ăn đến ruột non nhanh hơn.
Tập yoga
Hầu hết mọi người cho rằng không nên luyện tập sau khi ăn no. Nhưng nếu bạn cảm thấy những triệu chứng của đầy bụng, ợ hơi, đừng vội vàng tìm đến thuốc. Chỉ 15 phút thả lỏng cơ thể, tập yoga có thể đem lại hiệu quả hơn những liều thuốc.
Rất nhiều tư thế yoga có tác dụng giúp thả lỏng cơ thể và vòng bụng, cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm áp lực cho vùng bụng và xua tan sự khó chịu do đầy bụng.
Bạn đang xem bài viết Các Món Ngon Từ Khoai Lang Giúp Bé Nhanh Lên Cân, Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!