Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Giảm Axit Dạ Dày Đơn Giản Chỉ Với Vài Cách Sau (Bs Chia Sẻ) # Top 9 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Giảm Axit Dạ Dày Đơn Giản Chỉ Với Vài Cách Sau (Bs Chia Sẻ) # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Giảm Axit Dạ Dày Đơn Giản Chỉ Với Vài Cách Sau (Bs Chia Sẻ) mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giảm axit dạ dày tránh tình trạng dư thừa axit trong dạ dày là biện pháp tích cực giúp phòng ngừa các chứng bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Để biết cách giảm axit cho dạ dày hiệu quả, Ban biên tập chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân Tộc.

Axit dạ dày là chất xúc tác quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ dày. Tuy nhiên không phải lúc nào loại axit này cũng có lợi, nếu lượng axit tiết ra đủ mức cho phép thì không có gì đáng bàn cãi nhưng cũng có lúc dạ dày tiết ra quá nhiều loại dịch vị này dẫn đến tình trạng dư axít dạ dày. Nếu tình trạng dư axít dạ dày kéo dài người bệnh rất dễ mắc phải các chứng bệnh như trào ngược thực quản dạ dày, viêm dạ dày , xuất huyết dạ dày…

Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Phóng viên: Cảm ơn Bác sĩ đã tham gia cuộc phỏng vấn cùng Ban biên tập chúng tôi ngày hôm nay, trước tiên xin Bác sĩ cho bạn đọc được biết thêm về bệnh dư axit dạ dày được không ạ?

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan:

Axit clohidric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Bệnh dư axit dạ dày thể hiện bằng những triệu chứng sau: ợ chua, chua miệng, đầy hơi… Nguyên nhân là do dạ dày chứa quá nhiều axit. Nếu bệnh dư axit dạ dày để lâu ngày, không chữa trị sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, xuất huyết dạ dày

Phóng viên: Được biết hiện nay tỷ lệ mắc bệnh dư axit dạ dày tại Việt Nam rất lớn, Bác sĩ có lời khuyên nào để giảm axit cho dạ dày không ạ?

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan:

Cách giảm axit dạ dày đơn giản ngay tại nhà

– Hạn chế uống các loại thức uống co ga vì nó khiến cho dạ dày bị bào mòn, thay vào đó bạn nên uống nước lọc hoặc các loại trà thảo mộc sẽ tốt hơn.

– Những đồ ăn chua, cay luôn hấp dẫn và kích thích vị giác nhưng lại rất có hại cho dạ dày. Hãy hạn chế ăn những thức ăn này lại.

– Thường xuyên dùng gừng trong chế biến món ăn vì nó kích thích tiêu hóa và giảm nồng độ axit dạ dày.

– 1 tách nước có pha tinh dầu bạc hà sau mỗi bữa ăn sẽ giúp ích cho bạn  rất nhiều trong việc giảm axít dạ dày.

Người bị dư axit dạ dày nên chưng lá bạc hà lấy 1 tách nước cốt và uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn.

– Không hút thuốc lá , uống nhiều bia rượu vì nó là những chất kích thích làm tăng nộng độ axít trong dạ dày/

– Ăn nhiều rau xanh giúp dạ dày tiêu hoá dễ hơn.

– Uống 1 ly nước ấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn làm sạch đường ruột và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

– Nên chọn các loại trái cây trong thực đơn hàng ngày của bạn. Đặc biệt, dưa hấu là vị thuốc trị tính dư axit tuyệt vời.

– Chứng đầy hơi, khó tiêu làm bạn ăn không ngon, không có cảm giác đói. Uống 1 ly nước chanh đường trước khi dùng bữa khoảng 1 giờ sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dư axit.

– Ăn tối đúng giờ, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ khoảng 3- 4 tiếng.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm khắc phục tình trạng dư axit như:

Sữa 

Hầu hết các thuốc kháng acid sử dụng canxi là một trong các thành phần chính của họ. Canxi là một khoáng chất kiềm có tác dụng trung hòa acid khi tiếp xúc. Sữa là một thức uống có tính kiềm có chứa một lượng lớn canxi, uống sữa được cho là một trong những biện pháp khắc phục vấn đề axit dạ dày tốt nhất. Uống một ly sữa khi cần thiết để làm dịu dạ dày của bạn và dập tắt axit trong dạ dày của bạn. Uống sữa cũng có thể ảnh hưởng đến pH tổng thể của cơ thể và có thể chống lại bất kỳ axit tồn tại bên ngoài các bức tường của dạ dày của bạn.

Trà hoa cúc 

Những loại trà thảo dược được coi là một trong các loại trà tốt nhất để sử dụng trong cuộc chiến chống lại acid dạ dày. Trà thảo dược có tác dụng làm dịu acid trong dạ dày và hạn chế tiết acid dạ dày. Đây cũng là một trong số các cách đơn giản chữa đau dạ dày tại nhà rất hiệu quả. Cách tốt nhất để uống các loại trà thảo dược là nhâm nhi từng chút một, sau khi trà âm ấm. Không nên uống trà quá nóng vì điều này có thể kích hoạt sản xuất acid dạ dày nhiều hơn.

Kẹo gừng 

Gừng được biết đến như một thảo dược có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Kẹo gừng được các bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp làm giảm axit trong dạ dày, giảm đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

Táo 

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong táo, thậm chí là giấm táo có khả năng làm giảm axit trong dạ dày. Mặc dù táo có tính axit tuy nhiên táo có chứa axit và các enzym khỏe mạnh có thể giúp trung hòa acid dạ dày bên trong cơ thể của bạn. Để có kết quả tốt nhất, sử dụng sản phẩm táo được trồng theo phương pháp hữu cơ để tránh thuốc trừ sâu và các hóa chất khác vì nó có thể làm trầm trọng thêm acid dạ dày.

Trường hợp người mắc bệnh dư axit dạ dày nặng do đau dạ dày hoặc viêm dạ dày thì có thể dùng thêm thuốc có tác dụng trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này thường xuyên có thể gây táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tắc ruột khi dùng liều cao cho người bệnh.

Phóng viên: Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng dư axit dạ dày hiệu quả và an toàn hơn không thưa Bác sĩ?

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan:

Để điều trị dư axit trong dạ dày không phải là điều khó khăn, nhưng lựa chọn phương pháp điều trị sao tốt nhất và an toàn với cơ thể là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa trị, có thể sử dụng các loại thuốc tây trên thị trường hay các bài thuốc cổ truyền từ đông y.

Đối với tây y, các loại thuốc tây có thể nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu do axit trong dạ dày gây nên. Nhưng nó không hề triệt trể được lượng dư thừa này, sau thời gian sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Còn đông y, mặc dù phương pháp chữa trị lâu dài hơn nhưng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Hơn hết, các bài thuốc từ đông y đều được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, rất an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.

Phóng viên: Xin Bác sĩ chia sẻ một bài thuốc đông y chữa dư axit dạ dày hiệu quả nhất để bạn đọc tham khảo được không ạ?

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan:

Tôi xin chia sẻ đến bạn đọc Bài thuốc “Sơ can Bình vị tán” của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc với thành phần hoàn toàn từ thảo dược Đông y nên an toàn với người sử dụng, không gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn. Điều trị bệnh theo lý luận Đông y nên bài thuốc hướng tới điều trị tận gốc căn nguyên gây ra bệnh, từ đó tạo được hiệu quả điều trị lâu dài và bên vững. Ngoài ra, các thành phần của bài thuốc đều được gia giảm trong quá trình kê đơn để phù hợp với cơ địa, thể trạng và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân để thu được kết quả điều trị tối ưu nhất.

Chính bởi những ưu điểm vượt trội đó bài thuốc không chỉ điều trị hiệu quả chứng trào ngược thực quản dạ day do tình trạng dư axit dạ dày gây ra, mà còn điều trị triệt để các bệnh lý viêm loét dạ dày hành tá tràng… Hiện nay, bài thuốc “Sơn can Bình vị tán” đã và đang được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao, rất nhiều bệnh nhân cả trong và ngoài nước tin dùng.

Phóng viên: Cảm ơn Bác sĩ với những chia sẻ rất bổ ích cho ngững người mắc bệnh dư axit dạ dày, chúc Bác sĩ luôn mạnh khỏe, công tác tốt!

Đọc thêm:

Tất tần tật về thuốc Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày

Mẹo chữa trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai

Đánh giá bài viết

Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày Ngăn Trào Ngược Hiệu Quả

Với cuộc sống ngày càng bận rộn, chúng ta thường có nhiều thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng axit dạ dày thay đổi bất thường, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vậy đâu là cách làm giảm axit dạ dày hiệu quả?

Axit là một chất được tiết ra bởi niêm mạc dạ dày và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Theo đó, khi thức ăn được đưa đến dạ dày, các axit này sẽ tiết ra những enzym, tiến hành có bóp để nghiền nhỏ và hoa tan thức ăn.

TOP 14 cách làm giảm axit dạ dày ngăn trào ngược

Để cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, người bệnh có thể cải thiện từ thực phẩm và lối sống sinh hoạt. Một số biện pháp mọi người có thể áp dụng để ổn định axit dạ dày là:

Bổ sung rau xanh và trái cây

Rau xanh có chứa một lượng vitamin và chất xơ dồi dào, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Thông thường, đối với người bị axit trong dạ dày tăng cao gây trào ngược dạ dày thì rau xanh nên chiếm từ 40 – 50% bữa ăn hàng ngày của bạn.

Sử dụng chất béo thực vật

Sử dụng chất béo thực vật chế biến món ăn sẽ giúp làm giảm lượng chất béo bão hòa, nhờ vậy làm giảm lượng axit trong dạ dày. Đồng thời, chất béo thực vật còn hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giúp giảm hiện tượng khó tiêu.

Mọi người có thể bổ sung chất béo thực vật từ các thực phẩm như: Óc chó, dầu oliu, dầu hướng dương, hạt lanh, quả bơ, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, đậu nành…

Ăn các loại đậu là cách làm giảm axit dạ dày hiệu quả

Các loại đậu đỗ chứa nhiều chất xơ và amino acid giúp trung hòa dịch vị dạ dày hiệu quả. Bạn có thể kiểm soát tốt hơn lượng axit trong dạ dày bằng cách bổ sung các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu tương…

Bạn nên ngâm đậu hạt qua đêm sẽ giúp đậu mềm và dễ chế biến hơn.

Lựa chọn thịt nạc

Sử dụng thịt nạc trong bữa ăn sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Đồng thời thịt nạc chứa nhiều đạm, rất tốt cho sự vận hành và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khi lựa thịt, bạn nên ưu tiên những loại thịt nạc nhạt màu như thịt vịt, thịt gà, thịt lợn…

Cách giảm axit dạ dày với gừng

Gừng không chỉ là một loại củ thơm ngon, được sử dụng trong nhiều món ăn hàng ngày của mỗi ngày. Mà ít ai biết được, gừng có tác dụng giúp giảm axit trong dạ dày và ngăn trào ngược hiệu quả.

Gừng có khả năng kháng viêm, làm giảm ợ hơi, ợ chua, hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày.

Theo đó, mỗi ngày bạn có thể ăn khoảng 3 lát gừng nhỏ, hoặc có thể hãm gừng với nước nóng rồi uống.

Sử dụng mật ong và nghệ

Mật ong và nghệ giúp giảm viêm, tăng khả năng phục hồi cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nồng độ axit trong dạ dày cao.

Khi kết hợp lại, chúng tạo thành một hợp chất tuyệt vời có công dụng giảm nồng độ axit, giảm viêm, đau ở dạ dày, đồng thời cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bạn có thể nghiền nhỏ nghệ lấy nước và uống cùng với mật ong, hoặc có thể ăn sống nghệ với mật ong đều được. Đây là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

Cách làm giảm axit dạ dày với trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến là một loại thức uống thơm ngon, thanh mát và có tác dụng giải độc hiệu quả. Chưa hết trà hoa cúc còn là một thực phẩm rất tốt cho dạ dày nhờ khả năng làm dịu dạ dày, kháng viêm, giảm acid trong dạ dày.

Bạn có thể sử dụng 2 – 4g hoa cúc khô hãm trà uống nhằm giảm axit dạ dày ngăn trào ngược. Chú ý không hãm trà hoa cúc quá 5 phút, không sử dụng liều lượng cao vì có thể gây buồn nôn và nôn.

Bổ sung Probiotic

Probiotic là men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện miễn dịch hiệu quả. Probiotic có tác dụng trung hòa axit dạ dày, ngăn trào ngược rất tốt.

Bạn có thể bổ sung men vi sinh qua những sản phẩm như: Sữa chua, sữa, các sản phẩm từ đậu nành…

Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích

Rượu, bia và các loại nước có cồn là những thức uống hàng đầu khiến dạ dày tích trữ nhiều axit. Theo nghiên cứu, dạ dày của những người thường xuyên uống rượu bia và đồ uống có cồn, lượng axit được giữ lại cao hơn bình thường.

Chính vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích hàng ngày để giảm axit trong dạ dày cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Hạn chế ăn đồ quá chua giúp giảm axit dạ dày

Hạn chế dùng những loại thức ăn có vị chua là một cách làm giảm axit dạ dày hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Theo đó, những loại thức ăn chua đã có sẵn một lượng axit rất cao.

Khi được đưa đến dạ dày, axit trong dạ dày sẽ tăng và dư thừa đột ngột khiến bạn bị đau dạ dày, ợ chua, khó tiêu…

Hạn chế thực phẩm giàu chất béo

Những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ thường tạo áp lực mạnh lên cơ vòng thực quản, dễ gây trào ngược thực quản. Nhóm thức ăn này cũng gây áp lực đối với dạ dày, gây khó tiêu, kéo dài thời gian thức ăn vào ruột non, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày.

Kiêng đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng nhiều ớt, tiêu, mù tạt, tỏi, hành… thường làm giãn cơ vòng thực quản, thúc đẩy trào ngược axit. Đồng thời, nhóm thức ăn này là nguyên nhân hàng đầu gây ợ nóng, ợ hơi, nóng rát thượng vị.

Đồ ăn nhiều muối và đường

Muối và đường dễ kích thích sản xuất dịch dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược. Mọi người cần hạn chế nhóm đồ ăn chứa hàm lượng cao hai gia vị này.

Đặc biệt bạn cần kiêng đồ uống có ga vì chúng làm tăng tiết axit HCl và pepsin – chất làm trào ngược dạ dày thêm trầm trọng.

Lối sống khoa học, lành mạnh

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya: Thiếu ngủ làm sản sinh hormone căng thẳng. Hormone này làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nhất là trào ngược dạ dày thực quản.

Uống nhiều nước: Nước giúp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Bạn nên bổ sung 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Nằm nghiêng bên trái: Cách nàu giúp hạn chế áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa trào ngược hiệu quả. Bạn nên kẹp thêm một chiếc gối giữa hai chân để giảm áp lực cho cột sống. Bạn cũng nên tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp sau khi ăn vì làm như vậy sẽ gây tăng axit dạ dày, khó tiêu, ợ chua.

Ăn tập trung, nhai kỹ: Ăn uống nhanh, vừa ăn vừa xem hoặc làm việc sẽ tác động lớn đến dạ dày, giảm khả năng tiêu hóa. Chính vì vậy dịch dạ dày bị tăng axit.

Duy trì trạng thái thoải mái: Bạn nên tập luyện các bộ môn giúp thư giãn cơ thể và tâm trí như yoga, thiền, thái cực quyền… Đồng thời bạn cũng nên thư giãn bằng cách hoạt động giải trí, tránh để bị stress kéo dài. Tình trạng này có thể làm tăng lượng axit dạ dày đáng kể.

Lưu ý: Những biện pháp làm giảm axit dạ dày tại nhà chỉ có tác dụng đối với trường hợp nhẹ và hỗ trợ điều trị khi bệnh nặng. Nếu bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng, bệnh dai dẳng mãn tính và kèm theo các biến chứng khác, hãy đi khám để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thông qua bài viết trên, bạn đã có thêm một số kiến thức về axit dạ dày cũng như cách làm giảm axit dạ dày hiệu quả. Thế nên, bạn đừng quên áp dụng ngay để có một dạ dày khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày Với Lối Sống Và Chế Độ Ăn Uống Khoa Học

Làm giảm axit trong dạ dày là cách để ức chế tình trạng trào ngược thực quản hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp người bệnh không biết cách khắc phục vấn đề này hoặc thực hiện sai phương pháp. Có thể kể đến lối sống và chế độ ăn uống không hợp lý chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Vì vậy, bạn cần tham khảo một số nguyên tắc sau đây để có thể điều chỉnh phù hợp.

Chế độ ăn uống và lối sống tác động thế nào đến axit dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Tuy có thể áp dụng các phương pháp dùng thuốc để điều trị triệt để nhưng nếu không tuân thủ theo lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý thì có thể sẽ gây ra tình trạng biến chứng khiến cho dạ dày có dấu hiệu viêm loét và chảy máu trầm trọng.

Có thể kể đến axit là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bệnh này. Vì vậy, thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt là một điều cần thiết để giảm thiểu hiệu quả tác nhân này. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, các loại thức ăn hằng ngày có tác động lớn đến lượng axit được tiết ra trong dạ dày. Nếu người bệnh biết được cách sinh hoạt hợp lý thì sẽ giảm thiểu tối đa triệu chứng khó chịu này.

Hầu hết người bệnh đều hiểu rõ, trào ngược dạ dày diển ra khi hàm lượng axit trong cơ quan này bị mất cân bằng và tăng cao đột ngột. Khi dạ dày bị suy yếu về chức năng bảo vệ, những yếu tố này sẽ có cơ hội tác động mạnh và gây ra tổn thương nhất định cho dạ dày. Chính vì vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là một điều cần thiết được đặt lên hàng đầu để giảm nguy cơ axit dạ dày tăng cao.

Cải thiện chế độ ăn uống làm giảm axit dạ dày

Chế độ ăn uống là một trong những phần quan trọng để đảm bảo chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Điều này còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và cân bằng hàm lượng axit có trong dạ dày. Cụ thể, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo việc ăn uống khoa học giúp cải thiện bệnh một cách hiệu quả.

1. Những loại thực phẩm nên cung cấp để giảm axit dạ dày

Theo các chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn thực phẩm giúp làm giảm hàm lượng axit cần phải đồng thời bảo vệ được thực quản. Theo đó, bạn nên chọn những loại có tính kiềm cao vì có có khả năng trung hòa axit hiệu quả. Cụ thể, bạn hãy tham khảo các loại thức ăn cần bổ sung cho chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình như sau:

Trái cây tươi: Thông thường các loại trái cây thường chứa rất nhiều viatmin giúp cung cấp một lớp màn bảo vệ hiệu quả cho dạ dày. Bên cạnh đó, chất xơ và đường tự nhiên còn giúp trung hòa hàm lượng axit trong dịch vị dạ dày. Các loại trái cây mà bạn nên bổ sung chẳng hạn như chuối, táo, dưa hấu,…

Chất béo lành mạnh: Chất béo từ động vật vốn không tốt cho hệ tiêu hóa khi chúng gặp một số vấn đề. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo cung cấp nguồn chất dinh dưỡng này chính là dung nạp từ các loại thực vật. Việc này còn giúp cải thiện tình trạng axit dạ dày tăng cao.

Gừng và nghệ: Cả 2 loại nguyên liệu này đều có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Trong đó, gừng có chứa các thành phần giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó giúp các tổn thương ở cơ quan này nhanh chóng được phục hồi. Còn nghệ có thể dùng uống trực tiếp hoặc pha với nước để giảm axit dạ dày.

Rau quả: Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe, nhất là những đối tượng đang gặp phải vấn đề về dạ dày. Điều này còn giúp cân bằng hàm lượng axit rất hiệu quả. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như: bắp cải, bầu bí, súp lơ,…

Cam thảo: Là loại thảo dược có thể làm giảm axit dạ dày hiệu quả, bạn có thể sử dụng cam thảo để nhai trong khoảng 1 – 2 tiếng hoặc dùng pha lấy nước uống. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và tuyệt đối không sử dụng cho người bị tăng huyết áp, tiểu đường hoặc suy tim,…

Thịt nạc: Thịt là loại thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, nó còn có tác dụng trong việc làm giảm axit dạ dày hiệu quả.

Các loại đậu: Trong các loại đậu có chứa nhiều thành phần có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các vấn đề về dạ dày. Cụ thể amino acid và chất xơ có trong các nguyên liệu này sẽ giúp trung hòa dịch vị dạ dày giúp bạn cải thiện được tình trạng trào ngược hiệu quả.

Việt quất: Người ta thường sử dụng Việt quất để điều trị một số bệnh dạ dày bởi trong nó có chứa thành phần giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori. Điều này không những cải thiện chức năng của cơ quan này mà còn hạn chế tăng cường hàm lượng axit có hại. Tuy nhiên, loại trái này không được khuyên dùng cho những người mắc bệnh sỏi thận.

Trà hoa cúc: Ngoài ức chế và cân bằng hàm lượng axit trong dạ dày thì loại trà này còn có tác dụng điều trị nhanh chóng chứng ợ nóng, khó tiêu và nóng rát vùng thượng vị.

Thực phẩm bổ sung Probiotic: Bao gồm các loại sữa chua và các loại sản phẩm được chế biến từ đậu nành. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp làm ổn định hàm lượng axit trong dạ dày mà còn làm tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể người bệnh.

2. Thực phẩm có nguy cơ làm axit dạ dày tăng cao

Những loại thực phẩm dùng hằng ngày nếu không được kiểm soát tốt có thể là nguy cơ gây ra tình trạng tăng cao hàm lượng axit dạ dày. Vì vậy, ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng ức chế axit thì bạn nên kết hợp với việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng dư thừa chất này trong dạ dày.

Cụ thể, trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn nên cân nhắc trong việc tiêu thụ các loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm cay nóng: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tăng tiết hàm lượng axit trong dạ dày. Từ đó sẽ khiến cho người bệnh tăng nguy cơ trào ngược thực quản. Ngoài ra, những tác nhân này còn gây ra triệu chứng ợ nóng và dẫn đến các vấn đề dạ dày ngày càng biến chuyển trầm trọng hơn.

Đồ uống có chứa cafein: Những loại đồ uống này không chỉ gây kích thích không tốt cho hệ thần kinh mà nó còn làm cho dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc trong việc sử dụng các loại đồ uống này để nhanh chóng cải thiện được tình trạng của mình.

Đồ uống có chứa cồn: Đây là những loại đồ uống vốn không có bất kỳ tác dụng tốt nào cho cơ thể. Hơn nữa, nó còn là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng hàm lượng axit dạ dày. Nếu thường xuyên sử dụng với tần suất cao thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Thức ăn chứa nhiều chất béo động vật: Chất béo từ động vật có thể gây kích thích lên cơ vòng thực quản và khiến cho tình trạng tăng axit dạ dày ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn.

Muối và đường: Ăn nhiều muối và đường trong khẩu phần ăn hằng ngày có nguy cơ làm tăng sản xuất axit trong dạ dày. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tốt nhất các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo, socola, sữa có đường,…

Điều chỉnh lối sống khoa học để giảm axit dạ dày

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày cần được kết hợp với lối sống khoa học thì mới đảm bảo được hàm lượng axit trung hòa trong dạ dày. Vì vậy, nếu muốn cải thiện được tình trạng trào ngược thực quản thì bạn nên tuân thủ một số vấn đề sau đây trong sinh hoạt hằng ngày:

1. Giảm căng thẳng

Tinh thần căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao. Bởi lẽ, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hàm lượng hormone làm thúc đẩy quá trình tăng sinh axit. Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể dẫn đến tình trạng dạ dày bị viêm loét hoặc gây ra hiện tượng xuất huyết rất nguy hiểm.

Vì vậy, bạn nên hạn chế các tác nhân này diễn ra bằng cách cải thiện lối sống của mình. Theo đó, bạn nên chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để thư giản tinh thần. Đồng thời, nên thường xuyên tập luyện thể dục, tập yoga hoặc chơi thể thao. Điều này sẽ làm giảm tối đa tình trạng bệnh trào ngược dạ dày của bạn.

2. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Trong thời gian ngủ, những cơ quan trong sơ thể sẽ được nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng để hoạt động. Nếu giấc ngủ không được đảm bảo, không những ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc mà còn có khả năng làm cho lượng axit dạ dày tăng cao.

Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn trở nên căng thằng và làm tăng hàm lượng hormone gây kích thích lượng axit trong dạ dày. Đây là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng trào ngược thực quản có nguy cơ biến chứng thành mãn tính. Chính vì vậy, bạn nên đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày và tránh làm việc quá sức hoặc thức quá khuya.

3. Bổ sung nước đầy đủ

Nước có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Như các bạn cũng đã biết, thành phần này chiếm hầu hết tỷ lệ trong cơ thể. Vì thế, không đực bổ sung nước đầy đủ cũng có thể gây ra tình trạng tăng axit dạ dày. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên bổ sung đầy đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Điều này có thể giúp cho hàm lượng axit trong dạ dày được cân bằng hiệu quả.

4. Thay đổi tư thế nằm ngủ

Tư thế trong khi ngủ cũng có tác động lớn đến việc hình thành và tăng cao hàm lượng axit trong dạ dày. Theo đó, nếu nằm không đúng tư thể sẽ rất có thể khiến axit trong dạ dày dể dàng trào ngược trong khi đang ngủ. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Cụ thể, tư thế nằm phù hợp cho bạn là nằm nghiêng một bên trái, ở giữa hai chân bạn nên kẹp một chiếc gối. Việc này sẽ giúp làm hạn chế hiệu quả hàm lượng axit trào ngược. Đồng thời nó còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bạn lưu ý không nên nằm ngủ vì đây là tư thế có thể tăng nguy cơ ợ chua, ợ nóng.

5. Mặc quần áo rộng

Quần áo rộng rãi có thể sẽ khiến cho các hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Bởi lẽ, khi mặc quần áo quá chật hoặc không có độ co giãn thích hợp chúng sẽ khiến cho vùng bụng phải chịu nhiều áp lực. Từ đó, khiến cho hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao và gây trào ngược thực quản. Vì vậy, nếu muốn hạn chế tình trạng này bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái và mát mẻ để mặc.

6. Ăn chậm nhai kỹ

Việc ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cho các hoạt động trong dạ dày được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng được hiệu quả hơn. Điều này còn giúp bạn cải thiện được tình trạng axit tăng cao và hạn chế nguy cơ ợ nóng, ợ chua.

Một số người có thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc tivi,… Điều nay hoàn toàn có hại bời nó sẽ gây ra những tác động xấu cho dạ dày. Thức ăn khi chưa được nghiền nát đi xuống dạ dày có thể sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và tăng nồng độ axit trong dạ dày. Vì vậy, bạn nên lưu ý ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi và tuyệt đối không vừa ăn vừa làm việc.

7. Chia nhỏ bữa ăn

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp làm giảm áp lực hoạt động cho dạ dày. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ tăng cao hàm lượng axit trong cơ quan này. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày thành 5 – 6 bữa và nên kiểm soát bằng lượng cơm và thức ăn vừa đủ 1 bát. Đồng thời, nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ khiến cho axit dạ dày tăng cao.

8. Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá vốn không có bất kỳ tác dụng nào cho cơ thể mà ngược lại chúng còn làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trào ngược dạ dày do hàm lượng axit thực quản tăng cao. Đồng thời nó còn gây suy giảm hệ miễn dịch và khiến các vết thương khó phục hồi.

Các Loại Thực Phẩm Giúp Giảm Axit Dạ Dày Chuyên Gia Khuyên Dùng

Nồng độ acid đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của chúng ta. Tuy nhiên, vì một tác nhân nào đó mà lượng acid được tiết ra quá nhiều. Chính điều này đã gây nên nhiều vấn đề về đường tiêu hóa mà phổ biến là những bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…

Thức ăn hàng ngày mà chúng ta sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết dịch vị dạ dày. Do đó nếu ăn uống không đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Do đó, khi bị dư thừa acid dạ dày, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

Gừng có vị cay, tính ấm được dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt có tác dụng làm giảm tình trạng dư thừa acid dạ dày. Uống một cốc trà gừng vào mỗi buổi sáng hoặc ăn một vài lát gừng tươi mỗi ngày sẽ làm giảm được nồng độ acid trong dạ dày. Qua đó, cải thiện được các triệu chứng mà bệnh gây ra như trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua…

Không chỉ được dùng làm gia vị, tỏi còn được sử dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh, đồng thời còn là thực phẩm giúp giảm acid dạ dày. Bởi trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất có tên là allicin, có khả năng ức chế quá trình tiết acid ở thực quản và dạ dày. Do đó, dùng tỏi để thêm vào các món ăn để ăn mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cho acid trong dạ dày được trở về trạng thái ổn định.

3. Trà hoa cúc

Uống trà thảo dược mà đặc biệt là trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp thanh nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn có thể làm dịu đi và giảm được quá trình tiết acid trong dạ dày.

Cứ nhâm nhi một tách trà hoa cúc mỗi ngày là biện pháp đơn giản vừa khiến cơ thể được thư thái. lại vừa có lợi cho dạ dày của bạn.Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống khi trà còn đang quá nóng vì nó sẽ khiến cho tình trạng acid diễn ra mạnh mẽ hơn.

Trong thành phần của quả táo và giấm táo có chứa nhiều loại enzym có lợi cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì thế, táo cũng có thể làm giảm đi lượng acid dư thừa, giúp cho dạ dày được khỏe mạnh. Giúp tránh được những tác động có hại của acid trong dạ dày gây ra.

Cũng tương tự như táo, trong thành phần của hạnh nhân có các hoạt chất có thể làm giảm tiết acid, có tính kiềm giúp trung hòa acid. Chính điều này sẽ khiến cho nồng độ acid trong dạ dày được trở về trạng thái ổn định. Nếu có cảm giác nóng rát, ợ nóng, ợ hơi do trào ngược acid, bạn chỉ cần lấy một ít hạnh nhân đem nhai và nuốt. Sau khi ăn, bạn sẽ thấy những triệu chứng này thuyên giảm rõ rệt.

6. Hạt hướng dương

Thường xuyên ăn hạt hướng dương cũng là một cách giúp làm giảm acid hiệu quả. Vì đây là thực phẩm có rất ít acid trong thành phần, vì vậy ăn hướng dương cũng có thể trung hòa acid trong dạ dày.

7. Rau diếp cá

Đây cũng là một trong những loại thực phẩm giúp giảm acid dạ dày mà chúng ta không thể bỏ qua.

Không chỉ được dùng như 1 loại rau, diếp cá là vị thuốc được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau như giải độc, thanh nhiệt, sát khuẩn, chống viêm, trị mụn nhọt, chữa chứng táo bón… Chính những dược tính có trong loại lá cây này mà dùng chúng để khắc phục tình trạng dư thừa acid trong dạ dày.

8. Củ cải đường

Trong củ cải đường chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, các loại khoáng chất như sắt, magie, kẽm, acid folic, cacbonhydrat… Chúng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ nhiều chứng bệnh khác nhau như thanh lọc cơ thể, giảm đau, chống lão hóa, làm tăng ham muốn tình dục,… Đặc biệt với lượng chất xơ dồi dào cùng với sự có mặt của nhiều loại vitamin sẽ làm giảm triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát do dư thừa acid. Ngoài ra, ăn củ cải đường thường xuyên còn làm cho hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

9. Rau mùi tây

Nếu đang tìm một loại thực phẩm giúp giảm acid dạ dày thì không thể bỏ qua mùi tây. Chúng có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về dạ dày, giúp cho các hoạt động của dạ dày diễn ra bình thường. Qua đó tình trạng tiết acid cũng sẽ nhanh chóng được kiểm soát.

Nói đến các loại thực phẩm giúp giảm acid dạ dày, chúng ta không thể không nhắc đến chuối. Đây là loại trái cây dễ tiêu hóa, có tính kiềm, chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, ăn chuối mỗi ngày sẽ có thể trung hòa được nồng độ acid dư thừa trong dạ dày. Đồng thời ngăn chặn và cải thiện được những chứng bệnh do acid dạ dày gây ra như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.

Cũng là một trong những loại thực phẩm có tính kiềm, ăn nhiều bí xanh cũng sẽ khiến acid dạ dày được giảm bớt. Điều này giúp bạn nhanh chóng lấy lại được cảm giác dễ chịu.

Một trong những loại thực phẩm giúp giảm acid dạ dày rất tốt mà chúng ta nên sử dụng đó chính là dưa hấu. Chỉ cần ăn khoảng 3 – 4 miếng dưa hấu mỗi ngày sẽ làm giảm được các triệu chứng trào ngược acid.

13. Rau chân vịt

Những thành phần khoáng chất, vitamin và chất xơ có trong rau chân vịt đều rất tốt cho dạ dày. Nó không những giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà nó còn có khả năng ức chế quá trình tiết acid dạ dày.

Bạn đang xem bài viết Cách Giảm Axit Dạ Dày Đơn Giản Chỉ Với Vài Cách Sau (Bs Chia Sẻ) trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!