Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm 10 Món Lẩu Siêu Ngon Cho Mùa Đông Lạnh Giá Này mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. CÁCH NẤU LẨU RIÊU CUA BẮP BÒ SƯỜN SỤN
Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc (tùy khẩu vị)
Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích)
Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau
Rau sống: Rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt…
Bún sợi nhỏ, chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.
Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.
Đậu khuôn cắt miếng nhỏ rán vàng, bày ra đĩa. Bắp bò thái mỏng bày ra đĩa.
Rau muống, rau cải ngọt, rau cải xong, cải thảo
Cà chua, sả, giềng, hành tỏi
01 Gói gia vị lẩu thái.
Xương lợn rửa sạch, cho vào nồi nước sôi trần sơ rồi đổ ra, rửa lại cho sạch và hết mùi hôi. Cho xương vào nồi, thêm nước rồi đun với lửa to. Khi nước sôi, các bạn hạ nhỏ lửa, hầm cho xương ra nước ngọt để làm nước dùng cho lẩu.
Mực làm sạch, khứa vảy rồng (cắt các đường chéo để thành hình quả trám ấy ạ) rồi cắt miếng vừa ăn. Ngao rửa sạch, ngâm với nước pha một chút muối và cắt vài lát ớt vào. Dùng rá đậy kín, ngâm trong khoảng 30 phút cho ngao tiết hết cát bẩn rồi rửa sạch. Tôm rửa sạch, có thể cắt bớt râu. Thịt bò rửa sạch,dùng dao thật sắc thái lát mỏng.
Bày tôm, mực, thịt bò, ngao ra đĩa cho đẹp mắt.
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát. Sả đập dập, cắt khúc. Giềng rửa sạch, cắt lát. Nấm rơm chẻ thữ thập trên đầu cho đẹp mắt rồi rửa sạch. Các loại rau ăn lẩu nhặt bỏ phần già, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn, riêng cải thảo tách từng bẹ ra, rửa sạch rồi cũng cắt miếng vừa ăn. Xếp các nguyên liệu ra đĩa.
Phi thơm tỏi băm, cho cà chua, dứa, giềng, sả vào xào chín rồi thêm nước dùng xương vào là xong.
3. CÁCH NẤU LẨU VỊT NẤU CHAO
1 con vịt tơ (1,7 kg), làm sạch, chặt miếng
4 viên chao trắng
3 viên chao đỏ
500 g khoai cao, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, chiên vàng
1 bó rau muống nhặt bỏ lá, lấy cọng non
Hành tỏi, băm nhỏ, dầu hào, dầu mè
Nước dừa tươi
Muối, tiêu, đường.
Ướp thịt vịt với muối, tiêu, đường, hành tỏi băm, dầu hào, dầu mè và chao tán nhuyễn. Để ngấm gia vị khoảng 30 phút, rồi phi tỏi thơm, cho vịt vào xào săn lại. Cho nước dừa, hầm thịt mềm.
Tiếp tục cho khoai cao vào, nêm lại gia vị vừa miệng. Đun cho đến khi nước trong nồi sánh lại.
Cho thức ăn ra lẩu hoặc nồi đất, đun lửa liu riu (để giữ nóng).
Dùng kèm với bún tươi hoặc bánh mì, rau muống và chao.
Kim chi cải thảo (nguyên cây): 500-700 gr
Nước kim chi: 500-700 ml
Nước dùng gà hoặc heo: 2-4 lít
Tôm lột: 200-300 gr
Thịt gà phi lê: 300 gr
Thịt heo nạc: 500 gr
Đậu hũ non hoặc đậu hũ trứng: 4-5 miếng
Cải thảo: 2-3 cây
Nghêu: 500 gr
Nấm đông cô, nấm kim châm, nấm bào ngư hoặc nấm hải sản: 100 gr/loại
Thịt bò: 200-300 gr
Ớt sừng trâu (cay) hoặc ớt sừng Hàn quốc (ít cay) 5 – 7 quả
Nước mắm, đường, bột ngọt
Các loại rau, mì ăn kèm lẩu (tùy thích).
Kim chi cải thảo cắt lấy phần gốc (khoảng 1/4 từ gốc trở lên), cho vào nấu trong nước dùng gà hoặc heo. Phần kim chi còn lại cắt khúc vừa ăn, xếp vào dĩa.
Tùy theo khẩu vị mà có thể dùng nhiều hay ít kim chi. Nêm nước mắm, đường, bột ngọt vào nước dùng cho vừa miệng. Chú ý nêm nhạt vì khi dùng lẩu sẽ cho nước kim chi vào, nước kim chi có độ mặn.
Các loại rau, nấm rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn, bày ra dĩa.
Thịt gà, bò, heo rửa sạch, để ráo, cắt lát mỏng, bày ra dĩa.
Nghêu ngâm rửa sạch cát, bày chung với thịt.
Tôm lột vỏ hoặc để nguyên tùy ý. Cắt râu và ngạnh nếu để vỏ, bày ra dĩa chung với thịt. Đậu hũ non cắt miếng vừa phải, đừng cắt nhỏ, dễ bị nát khi cho vào lẩu.
Dê nạm (xương sườn), xương heo, tàu hũ ky
Hành tây, chao đỏ, chao trắng, mì trứng
Sả cây, gừng, riềng, tỏi băm, chanh, tần ô (hoa cúc)
Cải ngọt cọng nhỏ, hành tím, đinh hương, tai vị, quế, muối, đường, bột ngọt.
Xương heo rửa sạch, trụng nước sôi, rửa lại thật sạch rồi đem nấu nước dùng. Thịt dê đem thui phần da, cạo rửa thật sạch rồi cắt miếng 5cm2. Tàu hũ ky cắt miếng vuông 5 cm, đem chiên sơ. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, cắt múi cau. Hành tím băm nhuyễn. Bún tàu ngâm nước dùng cho mềm, cắt khúc 3cm. Sả cây rửa sạch. gừng, riềng cạo vỏ, rửa sạch, băm, nhuyễn. Tần ô, cải ngọt rửa sạch, cắt khúc 5cm. Mì trứng đem trụng nước sôi, khi mì vừa mềm thì vớt ra để ráo. trộn mì với dầu phi tỏi cho thơm.
Tỏi băm phi vàng trong chảo dầu nóng, sau đó cho gừng riềng, hành tím, đinh hương, tai quế vô đảo đều cho thơm. Cho chao đỏ đã cà nhuyễn vô xào, đảo đều tay, đỏ nước lạnh vô nồi ngập mặt thịt và sả cây đập dập, bó lại. Cho thịt dê và hỗn hợp vừa xào vô nồi. Nêm 1 muỗng đường + 1 muỗng bột ngọt. Ninh thịt dê trong 30- 45 phút tùy theo dê lớn hay nhỏ. Khi thịt chín mềm, vớt hết thịt ra, lọc nước lại cho trong. Cho nước dùng ninh từ xương heo vô chung với nước tương hầm dê vừa lọc, đun sôi, nêm nếm lại cho hài hòa.
Cho thịt dê và nước dùng vô nồi lẩu, thêm hành lá, cần tàu, hành tây. Món này ăn kèm với rau tần ô, cải ngọt, mì trứng chấm chao trắng.
Nấm đùi gà, Nấm bào ngư, Nấm kim châm, Nấm rơm
Rau mồng tơi, Cà rốt, Đậu hủ trắng, Củ cải mặn, Su hào, Su su
Muối, Đường, Bột ngọt, Cà chua, Ớt sừng.
Các loại nấm nhặt bỏ gốc sau đó ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước cắt miếng vừa ăn. Mồng tơi nhặt rửa sạch. Các loại củ gọt vỏ cắt khối, cà rốt cắt quân cờ. Cà chua cắt hạt lựu. Đậu hủ cắt quân cờ. Ớt thái chỉ.
Bắc nồi lên bếp sau đó cho chút dầu ăn vào cho cà chua vào xào cho nát lấy sốt. Cho 3 lít nước vào đun sôi sau đó cho các loại củ trừ cà rốt vào hầm lấy nước dùng. Sau 30 phút vớt hết củ ra cho cà rốt vào nấu trong 5 phút. Nêm 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ngọt và cho ớt thái chỉ vào đun sôi rồi tắt bếp.
Múc nước dùng vào nồi lẩu và đậu hủ vào sau đó đặt lên bếp mini. Xếp các loại nấm lên dĩa. Xếp rau và bún ra dĩa. Làm thêm 1 chén mắm chay mặn. Khi ăn ta nấu sôi nước dùng rồi cho các loại nấm và rau vào đun chín là dùng được.
Vịt quay : nửa con (khoảng 600 gr)
Đậu hũ non: 1 bịch (loại bán sẵn trong siêu thị)
Ớt sừng: 2 trái
Mì vắt: 2 cuộn
Cải thảo: 200 gr
Rau mùi; gia vị vừa đủ.
Dùng xương vịt và nước ướp trong bụng vịt cho vào nồi cùng với khoảng 1 lít nước lọc đun sôi liu riu khoảng 20 phút. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
Cho đậu hũ non và ớt xắt vào cho thơm. Cho tiếp rau mùi và cải thảo vào rồi tắt bếp. Trụng qua mì vắt cho mềm. Ăn cùng với cải thảo hoặc rau tần ô.
8. CÁCH NẤU LẨU CUA ĐỒNG BẮP BÊ
Xương cục, Cua đồng, Bắp bê (chọn bắp hoa thịt mềm và bì giòn), Đậu phụ
Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc (tùy khẩu vị)
Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (có thể bỏ qua nếu bạn không thích)
Cà chua: 5 quả thái miếng cau. Gọt một số quả lấy vỏ để làm hoa trang trí.
Rau sống và rau để nhúng: Hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt…Thêm ít rau muống nhỏ ngọn để nguyên hoặc chẻ nhỏ, rau mồng tơi hoặc các loại rau khác tùy theo sở thích. Nhưng rau muống và mồng tơi là hợp vị nhất.
Bún sợi nhỏ/ miến dong hoặc bánh đa đỏ.
Chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Xương cục ninh nhừ lấy nước trong làm nước dùng. Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi gạch cua nổi lên và canh sôi hẳn thì vặn nhỏ lửa.
Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát để chế vào nồi lẩu sau hoặc để ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó cho riêu khỏi bị vỡ.
Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá cho đẹp mắt.
Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Chế nước canh cua và nước xương ninh vào nồi lẩu cùng với cà chua đã xào chín. Cho mẻ vào, nêm thêm dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu.
9. CÁCH NẤU LẨU GÀ MĂNG CAY
Thịt gà (nên chọn gà trống già hoặc gà mái đã đẻ nhiều lứa)
Măng ớt (lấy cả nước ngâm măng)
Củ hành tây, rượu trắng
Rau muống, mùi tàu, hành lá, muối, tiêu, nước mắm, đường.
Làm gà thật sạch, khử hết mùi hôi của gà bằng muối, sau đó chặt gà thành miếng vừa, rồi cho rượu trắng + gia vị vào ướp với thịt gà, để khoảng 30 phút cho gà ngấm đều gia vị. Riêng phần đầu + cổ + chân gà cho vào hầm để lấy nước dùng.
Sau đó cho thịt gà đã ướp gia vị vào chung rồi đun đến khi bạn thấy sôi thì cho măng ớt và nước măng vào là xong.
1-2kg ốc nhồi (tùy theo sở thích); 200g cà chua; 50g me; 150g giấm bỗng.
2 lít nước dùng nấu từ xương lợn.
50g dầu thực vật, 10g nghệ, 50g tía tô, 20g rau mùi, 30g hành khô, 50g hành hoa, 30g mùi tàu.
Gia vị, nước mắm, mỳ chính, đường, ớt tươi, tương ớt, giấm, chanh.
Ốc nhồi ngâm nước gạo đặc hoặc bột mỳ trong vòng 24 tiếng. Có thể rắc lên trên ốc ớt bột hoặc để một con dao sắt để ốc mau nhả hết đất. Vớt ốc ra, khều lấy thịt, bỏ hoi, đất bẩn. Bóp giấm cho trắng, rửa sạch, cắt đôi. Ướp ốc với nước mắm, giấm bỗng, ớt, hấp chín tới (giữ lại nước hấp để nấu).
Quả me cạo vỏ, luộc mềm, nghiền nhỏ, lọc lấy chua. Cà chua thái hình miếng cau. Nghệ giã nhỏ, vắt lấy nước. Hành khô thái mỏng. Đun dầu nóng già, phi vàng hành rồi tưới lên ốc. Hành hoa và các loại rau còn lại rửa sạch, vẩy khô, thái nhỏ.
Đun nóng già dầu, cho hành, tương ớt, cà chua, nước nghệ, đảo đều. Đổ nước dùng, nước hấp ốc, giấm bỗng, nước me, gia vị, nước mắm, đường, mỳ chính đổ lẫn vào nhau. Bạn đã có một nồi lẩu ốc ăn cùng bún hoàn hảo. Ngoài những nguyên liệu có ở trên, khi ăn, bạn có thể cho thêm đậu rán, đậu phụ vào ăn kèm.
Cách Làm 10 Món Kho Siêu Ngon, Thích Hợp Cho Mùa Đông Lạnh Giá Này
1. Hướng dẫn cách làm món Thịt kho măng
Nước màu, hành củ , nước mắm, gia vị, bột nêm, bột ngọt.
Thịt rửa sạch, thái nhỏ. Măng rửa sạch, thái khúc.
Ướp thịt với bột ngọt, hành củ băm nhỏ. Thêm một chút hạt nêm, nước mắm và nước màu. Xào qua thịt để các gia vị ngấm đều vào thịt, lưu ý đảo nhanh tay tránh để nước hàng bám cháy vào nồi.
Thêm măng vào nồi. Cho nước xăm xắp mặt thịt. Đun nhỏ lửa đến khi nước cạn khoảng 2/3. Nêm nếm gia vị cho vừa vặn.
Món thịt kho đậm đà, thơm lừng mùi hành khô, nước ướp cùng vị đặc trưng của măng chua rất hấp dẫn.
2. Hướng dẫn cách làm món Sườn non kho thơm (dứa)
500g sườn non
Nửa trái thơm (dứa)
Hành củ, hành lá, tỏi
Nước mắm, muối, đường.
Chuẩn bị nồi nước sôi, cho sườn vào trụng sơ cho ra bọt bẩn rồi đổ nước đó đi. Băm nhuyễn hành, tỏi. Cắt nhỏ hành lá. Thơm (dứa) chẻ dọc làm đôi, xắt miếng nhỏ vừa ăn. Ướp sườn với hành, tỏi băm, chút muối. Để trong 30 phút.
Bắc chảo cho hành tỏi băm vào phi thơm. Cho sườn + nước ướp vào xào cho sườn săn, đổi màu. Thì chan tiếp 1 muỗng canh nước hàng, cho thơm vào xào cho xìu.
Đổ nước lọc xâm xấp mặt sườn, vặn nhỏ lửa kho cho tới khi còn 1/3 lượng nước. Nêm thêm 1,5 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường. Nếm thử nước mặn ngọt vừa khẩu vị bạn là được.
Kho tiếp tới khi nước gần cạn thì tắt lửa. Rắc 1 muỗng cafe tiêu và 1 nhúm hành lá lên, trộn đều cho tiêu hành ngấm nước rồi múc ra dĩa ăn với cơm nóng.
3. Hướng dẫn cách làm món Thịt kho chuối xanh
500gr thịt ba chỉ: rửa sạch, cắt sợi dài và hơi dày
5 trái chuối tiêu xanh: gọt vài đường vỏ cho bớt nhựa, cắt khoanh và ngâm với tô nước có pha ít nước cốt chanh
Ít lá tía tô và hành lá (thái sợi nhuyễn)
Tinh nghệ, mắm tôm, nước cốt riềng, mẻ, tiêu, đường.
Ướp thịt với 1/2 muỗng nước cốt riềng, 1/2 muỗng tinh nghệ, ½ muỗng mẻ, 1 muỗng mắm tôm, 1 muỗng đường, hạt nêm và dầu ăn. Luộc sơ chuối với nước sôi có pha ít mẻ trước đó. Khi chuối hơi chín vớt ra.
Phi thơm hành, cho thêm 1 muỗng mắm tôm và trút thịt đã ướp vào đảo đều. Tiếp tục cho thêm chuối vào và thêm nước. Nấu với lửa lớn ban đầu và hãm lửa nhỏ khi sôi. Sau khoảng 30 phút, chuối chín nhừ và thịt mềm, bạn tắt bếp.
4. Hướng dẫn cách làm món Kho quẹt
Tôm khô: 50 gr
Thịt ba chỉ: 200gr
8 thìa canh nước mắm
4 thìa canh nước
3 thìa canh đường
1 củ hành tím, 1/2 thìa bột nêm, hành hoa, ớt, hạt tiêu đập dập.
Tôm khô ngâm nước ấm 10-15p cho nở,rửa lại rồi để ráo. Thịt ba chỉ rửa sạch, thái hạt lưu, rang thật vàng, vớt ra để ráo mỡ, phần mỡ tiết ra để lại tí lại dùng tiếp.
Pha hỗn hợp sốt: Cho tất cả nước mắm, đường, nước theo tỉ lệ trên vào bát.
Đặt nồi hoặc chảo lên bếp (tốt nhất là dùng nồi đất như mình dùng trong hình), cho 3 thìa canh mỡ tiết ra từ quá trình rang thịt ba chỉ rồi đổ hành tím băm nhỏ vào phi thơm, cho tôm vào đảo, tôm hơi săn lại thì tiếp tục đổ thịt lợn đã rang vàng vào, đảo qua rồi từ từ rót hỗn hợp nước mắm đường đã pha ở trên, để nhỏ lửa cho kho quẹt keo lại rồi rắc ớt và hạt tiêu vào, thêm hành hoa thái nhỏ nếu thích rồi bắc ra là xong.
5. Hướng dẫn cách làm món Thịt lợn quay kho cải chua
Thịt lợn quay: 250g
Dưa cải chua: 150g
Nước dừa : 1/2 bát
Đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn.
Đầu tiên với thịt lợn quay, nếu bạn không thích mua thịt quay sẵn thì có thể mua thịt lợn tùy ý về rửa sạch, ướp chút gia vị và quy trên lò vi sóng.
Tiếp đó thịt lợn quan bạn thái miếng hình chữ nhật. Ướp thịt với chút nước mắm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm. Tỏi băm nhuyễn. Dưa cải chua rửa nhiều lần cho bớt mặn, vắt khô. Cho tỏi vào chảo dầu nóng phi cho thơm rồi cho dưa vào xào cùng.
Thịt quay cho vào nồi kho, đun lửa nhỏ, xóc đều để miếng thịt thấm gia vị. Sau đó cho dưa chua xào vào nồi thịt, thêm 1/2 bát nước dừa. Kho đến khi thịt và dưa thấm đều gia vị thì tắt bếp. Múc ra bát ăn với cơm nóng.
6. Hướng dẫn cách làm món Cá kèo kho tộ
Nước hàng dùng để kho cá (nước màu đường)
Muối, hành khô, ớt quả, hạt tiêu, màu dầu điều, hành lá, nước mắm.
Cà kèo rửa sạch, cho cá vào rổ, thêm vào một thìa nhỏ muối, dùng tay chà cá ở rổ để cá ra bớt hết chất nhầy, để khoảng 3 phút sau đó rửa lại cho thật sạch. Xếp cá vào nồi, thêm hành khô thái nhỏ, hạt tiêu giã, ướp vào cá nửa thìa nhỏ muối, một thìa canh nước mắm, một thìa canh đường cát trắng, đảo nhẹ tay, ướp khoảng 30 phút.
Đặt nồi cá lên bếp, đun sôi lửa nhỏ, đậy kín nắp, đun khoảng 5 phút thì mở nắp nồi ra, rưới vào một ít màu dầu điều, tiếp tục mở nắp nồi ra và đun lửa nhỏ. Bạn có thể thêm ớt xanh thái nhỏ cho vào nồi cá.
Đun tiếp khoảng 15 phút, bạn nêm gia vị cho vừa ăn và nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, khi kho cá bạn không cần phải thêm nước lọc vì khi đun phần đường và nước mắm sẽ ra nước. Đun đến khi phần nước kho cá cạn bớt, tắt bếp, gắp cá ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.
7. Hướng dẫn cách làm món Cá kho tàu
Cá saba: 450g
Thịt ba chỉ: 100g
Nước dừa tươi: 1 chén
Trứng cút bóc vỏ: 10 quả
Đầu hành lá, ớt hiểm, hành tím băm, ngò rí
Nước mắm, tiêu, ớt bột, dầu ăn, bột ngọt, Hạt nêm
Cá basa sơ chế rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó cho cá vào chảo dầu nóng vào chảo chiên cho đến khi cá chín vàng đều là được. Đầu hành lá nhặt rửa sạch và cắt khúc 4cm. Ớt hiểm rủa sạch, bỏ hạt và đập dập. Thịt ba chỉ rửa thật sạch và thái miếng nhỏ vừa ăn.
Cho 1,5 muỗng nước mắm, 1 muỗng nhỏ hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, 1 thìa hành tím băm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 muống nhỏ ớt bột và 4 trái ớt hiểm đập dập vào cá và thịt ướp khoảng 20 phút cho cá ngấm đều gia vị.
Sau khi ướp xong thì cho cá, thịt ba chỉ và trứng vào chung một nồi đặt lên bếp rồi rưới nước dừa vào đun với lửa vừa cho nước kho cạn gần hết thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng, cho đầu hành lá cắt khúc vào niêu cá đun thêm khoảng 3 phút nữa và tắt bếp.
8. Hướng dẫn cách làm món Gà kho gừng
Thịt gà: 400g
Gừng tươi, già: 15g
Gia vị thông thường.
Gừng rửa sạch, xắt dọc thành cọng. Hành củ lột vỏ băm nhuyễn. Gà rửa sạch, thấm ráo nước, chặt miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó cho gừng và 1/2 chỗ hành băm vào ướp, thêm 1 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe bột ngọt. Ướp trong 30 phút.
Bắc chảo cho dầu và phần hành còn lại vào phi thơm, sau đó cho gà đã ướp vào xào săn, rồi đổ chén nước vào xâm xấp mặt gà. Vặn nhỏ lửa, đậy nắp đun đến khi còn 1/2 nước thì thêm vào 1 muỗng canh nước mắm, chút đường, nêm lại vừa miệng. Cho thêm 1/2 muỗng canh dầu ăn vào rồi đảo đều. Kho tiếp khoảng 5 phút, nước còn ít hơi quánh lại thì tắt bếp, ăn nóng với cơm.
9. Hướng dẫn cách làm món Thịt kho tàu/ Thịt kho trứng cút
500 gr thịt lợn ba rọi
20 quả trứng cút
1 quả dừa xiêm
2 muỗng canh rượu trắng (rượu đế), 4 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn
1 quả ớt sừng dài không cay (hoặc vài trái ớt hiểm cay), 3 tép tỏi, 1 miếng chanh (hoặc miếng thơm mỏng)
Gia vị: Nước mắm, tiêu, muối.
Thịt sơ chế sạch để ráo, trứng cút luộc chín bóc bỏ vỏ. Thịt cắt khúc lớn vừa, sau đó lấy thịt trụng qua nồi nước sôi cho sạch bọt dơ, tiếp đến cho thịt vào tô cùng với tỏi-ớt băm nhỏ (ớt bỏ hạt) cùng 2 muỗng canh đường & rượu trắng rồi trộn đều lên đem phơi nắng 1 tiếng cho mỡ được trong.
Cho dầu ăn vào chảo cùng 2 muỗng canh đường, thắng cho đường có màu vàng hơi sậm không đen, rồi cho tô thịt vào lật qua lại miếng thịt cho thịt săn lại, sau đó cho nước dừa xiêm vào cùng với 1 muỗng cafe nước cốt chanh hoặc miếng thơm để cho thịt mau mềm & mỡ trong săn không bị vỡ. Kho thịt với lửa nhỏ vừa cho đến khi nồi thịt cạn nước (khoảng 1 tiếng).
Cho 1 lít nước sôi vào nồi, rồi nêm gia vị gồm 2 muỗng cafe muối + 2 muỗng canh nước mắm (nếm lại gia vị theo khẩu vị nhà). Rồi cho nồi thịt đang kho nhưng đã cạn nước qua nồi nước có gia vị, vớt miếng thơm ra bỏ đi & kho tiếp cho đến khi thấy thịt đã mềm thì cho trứng cút vào kho tiếp 10 phút nữa là được.
10. Hướng dẫn cách làm món Thịt ba chỉ kho mía
Thịt ba chỉ: 450g
Đường, dầu hào, xì dầu, rượu trắng, hành lá, gừng, tỏi, ớt tươi.
Mía róc vỏ, cắt khúc cho vào khuôn rắc thêm đường. Sau đó cho mía vào lò đã được làm nóng sẵn và nướng mía khoảng 15 phút (nếu không có lò nướng các bạn có thể để nguyên vỏ nướng mía với lửa).
Thịt ba chỉ rửa sạch, cho vào nồi, bắc lên bếp luộc chín, thái khuôn chì. Sau đó, cho vào ướp với đường, xì dầu và rượu vang trắng trộn đều. Bắc chảo lên bếp, đổ ngập dầu vào đun nóng rồi đổ thịt ba chỉ vào chiên vàng, cho ra đĩa.
Tỏi và gừng bỏ vỏ, đập dập. Hành lá nhặt và rửa sạch, thái nhỏ lá để nguyên dọc trắng. Cho hành, tỏi ớt vào xoong bắc lên bếp đun qua, rồi cho bát thịt ba chỉ vào đảo đều cho ngấm gia vị đun khoảng 15 phút. Sau đó đổ phần thịt vào xoong mía trộn đều thêm nước, rồi đặt lên bếp kho, đun sôi cho tới khi thấy nước trong xoong sánh lại thì cho hành lá vào tắt bếp bắc ra ngoài là hoàn thành xong cách làm món thịt ba chỉ kho mía cực ngon rồi đó.
Những Thực Phẩm Bảo Vệ Cho Bé Vào Mùa Đông Lạnh Giá
Sữa chua là một chế phẩm từ sữa có chứa hàng nghìn lợi khuẩn hỗ trợ tăng đề kháng, đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt.
1. Đẩy lùi độc tố bằng nước
Trong mùa lạnh hầu như các bé đều có xu hướng uống nước ít hơn vì không ra mồ hôi nhiều, không có cảm giác khát, vì thế mà hay dẫn đến hiện tượng mất nước. Thế nhưng, nước giúp hòa tan độc tố, giúp triệt tiêu và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Do đó, các bậc phụ huynh cần khuyến khích con uống đủ nước từ nhiều nguồn như nước lọc, sữa, nước hoa quả, canh, súp,… trong mùa đông, nên cho bé uống kể cả khi không cảm thấy khát để đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
2. Bông cải xanh – Thực phẩm đa năng bảo vệ cơ thể bé
Bông cải xanh chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như Protein , Vitamin A, C, E, Thiamin, Riboflavin, Axit Pantothenic, canxi và một loạt khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe của bé. Không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé phát triển mà còn bảo vệ cơ thể bé khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bông cải xanh còn là thực phẩm ngăn ngừa ung thư mạnh mẽ, giúp xương cơ của bé phát triển rắn chắc, nâng cao thị lực và tăng cường sức đề kháng.
3. Tiêu hóa dễ dàng, tăng sức đề kháng cho bé bằng sữa chua
Sữa chua là một chế phẩm từ sữa có chứa hàng nghìn lợi khuẩn hỗ trợ tăng đề kháng, đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt. Đây chính là thực phẩm cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, ít ốm, nhất là trong thời điểm lạnh giá như mùa Đông. Nhiều trường hợp bé bị dị ứng hoặc khó hấp thụ sữa bột nhưng lại có thể ăn sữa chua rất tốt là nhờ lợi ích tuyệt vời đối với tuyến đường ruột non yếu của trẻ mà sữa chua mang lại. Sữa chua cũng giàu vitamin D, giúp bé chống lại nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh.
4. Hệ miễn dịch mạnh mẽ “thoát” mùa lạnh bằng hoa quả họ cam chanh
Các loại trái cây họ cam chanh như cam, bưởi, quýt… rất giàu vitamin C, thành phần quan trọng giúp sản xuất các tế bào bạch cầu, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Những loại quả này cũng không hề khó tìm trong mùa Đông, vì thế mà bạn hãy tận dụng nhóm thực phẩm này để bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho bé, giúp bé tăng sức đề kháng.
5. Chống nhiễm trùng nhờ các loại hạt
Các loại hạt như hạt dẻ, óc chó, lạc, hạnh nhân,… đều rất giàu vitamin E. Là chất chống ô xy hóa tuyệt vời giúp cơ thể bé chống lại sự nhiễm khuẩn, nhiễm trùng tương tự như Vitamin C. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các loại hạt có nguy cơ khiến bé bị hóc nghẹn và dị ứng, nhất là với trẻ dưới dưới 1 tuổi nên bạn chỉ được cho những bé từ 1 tuổi trở lên được ăn và nhớ nghiền nhỏ để các bé không gặp tai nạn đáng tiếc. Với các bé lớn hơn, hãy theo dõi sát sao khi bé ăn các loại hạt để phòng tránh rủi ro hóc nghẹn.
6. Tăng cường sức đề kháng với nấm
Nấm cũng là một trong những thực phẩm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các bệnh cảm lạnh, cảm cúm trong mùa Đông. Nấm vốn rất giàu Selen, Vitamin D, Vitamin B có thể giúp tăng cường hoạt động cho hệ miễn dịch còn non yếu của bé. Do đó, bạn nên bổ sung nấm thường xuyên vào thực đơn hàng ngày của bé. Ngoài cách nấu cháo, bạn có thể chế biến thành các món xào, canh nấm để bé cảm thấy ngon miệng hơn.
7. Ngăn vi khuẩn tấn công nhờ ăn hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như sò, ngao rất giàu kẽm thành phần đắc lực trong việc chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Kẽm giúp sản sinh và kích hoạt các tế bào bạch cầu để hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, ăn những thực phẩm giàu kẽm từ hải sản có vỏ còn hỗ trợ làm lành lại các vết thương nhanh chóng.
Cùng Danh Mục:
Nội Dung Khác
Cách Nấu Lẩu Gà Ngon Tuyệt Cú Cho Ngày Đông Lạnh
Cách nấu lẩu gà lá giang
Lẩu gà lá giang là món ăn quen thuộc của cả người dân Bắc Bộ và Nam Bộ. Mặc dù mùi vị có đôi phần khác nhau song về cơ bản, món lẩu gà lá giang thường được làm theo công thức sau đây.
Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang
Gà tươi: Nên là gà non, có thể là gà mái tơ hoặc gà trống non tuỳ điều kiện. Bạn không nên chọn gà già vì như vậy thịt sẽ rất dai, không thích hợp cho món lẩu. Để chuẩn bị cho một nồi lẩu cỡ 5 – 6 người ăn bạn cần chuẩn bị 1 con gà khoảng 1,5 cân là đủ.
Lá giang: Lá giang là một loại rau rừng khá phổ biến, có vị chua và được sử dụng trong nấu canh, xào… Để chuẩn bị cho món lẩu này, bạn có thể mua khoảng 2 mớ lá giang (cỡ 3 lạng) là đủ, không nên nhiều quá vì như vậy sẽ rất chua, ảnh hưởng tới mùi vị chung của cả nồi lẩu.
Ớt: Ớt vừa làm nổi lẩu của bạn ngon mắt, vừa tạo thêm vị cho món ăn. Ớt nên là loại ớt sừng, ớt chuông. Không nên chọn các loại ớt cay nhỏ vì nó sẽ không ngon, không phù hợp với món lẩu. Chuẩn bị 1 quả ớt chuông là vừa xinh.
Rau gia vị: Rau gia vị cần có để tăng mùi vị của món ăn bao gồm sả, mùi tàu, hành tỏi. Với hành, tỏi, sả bạn chuẩn bị mỗi thứ 1 củ. Với rau mùi tàu bạn chuẩn bị khoảng 1 mớ nhỏ.
Rau để nhúng lẩu: Tuỳ thuộc khẩu vị và điều kiện mỗi vùng miền mà bạn lựa chọn loại rau nhúng lẩu khác nhau. Bạn có thể chọn giá đỗ, rau muống, rau cần, cải thảo…
Thực phẩm khác: Để tránh đói bụng, bạn có thể chuẩn bị thêm bún, mì hoặc phở để ăn kèm với lẩu.
Cách thực hiện làm món lẩu gà lá giang
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt gà: Thịt gà bạn chặt làm miếng vừa ăn sau đó ướp gia vị gồm có hành + tỏi + sả băm nhỏ + hạt nêm trong khoảng 30 phút cho ngấm
Lá giang: Tuốt lá, bỏ cuống sau đó đem rửa sạch. Sau khi rửa xong bạn để ra rổ thoáng cho lá ráo nước.
Mùi tàu: Cắt chân, rửa sạch và để ráo nước
Ớt: Bỏ cuống, rửa sạch sau đó bổ múi cau nhỏ.
Các loại rau ăn lẩu: Rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng sau đó vớt ra vẩy ráo nước.
Bước 2: Làm nước dùng
Phi thơm hành, tỏi và sả. Tiếp đó, bạn cho phần thịt gà đã ướp vào xào sơ rồi cho khoảng 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi.
Khi nước sôi, nêm gia vị cho vừa ăn rồi bỏ phần lá giang vào đảo đều và tiếp tục đun sôi nồi nước. Tiếp đó, bạn tắt bếp và trút phần nồi nước gà sang nồi nhúng lẩu.
Bước 3: Thưởng thức lẩu gà lá giang
Sau khi trút phần nước lẩu sang nồi lẩu chuyên dụng xong, bạn bật lại bếp cho nước sôi trở lại. Khi nước bắt đầu sôi là có thể dùng lẩu với phần rau lẩu + bún/mì tuỳ ý.
Cách nấu lẩu gà nấm ngon
Nguyên liệu làm món lẩu gà nấm cần có:
Thịt gà: Thịt gà bạn cũng chuẩn bị tương tự như món gà lá giang phía trên. Gà nên là gà non, gà ta vì như vậy thịt sẽ thơm ngon và dai. Chọn một con gà cỡ 1,5 cân là đủ 1 nồi lẩu cho 6 người ăn.
Nấm: Vì là lẩu gà nấm nên ngoài phần thịt gà thì nấm là phần quan trọng tiếp theo. Đối với nấm, bạn có thể chuẩn bị nhiều loại. Tuy nhiên, những loại nấm chính không thể thiếu cho món lẩu này gồm có: Nấm đông cô, nấm rơm, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm bảo ngư…
Các loại rau khác: Ngoài nấm là rau ăn lẩu chính thì một số loại rau nữa bạn cũng nên bổ sung bao gồm: xà lách (hoặc cải thảo), củ cải trắng (khoảng 0,5 kg), hành tươi, hành khô, tỏi, ớt
Các loại gia vị: Hạt nêm, nước mắm, sa tế, dầu ăn…
Cách thực hiện làm món lẩu gà nấm như sau:
Bước 1: Sơ chế các loại thực phẩm
Thịt gà: Thịt gà rửa sạch sau đó để cho ráo nước. Sau khi gà ráo nước, bạn lọc lấy xương và thịt để riêng ra hai phần.
Với phần thịt gà, bạn thái thành các miếng vừa ăn rồi sau đó đem ướp gia vị cho đậm đà.
Củ cải: Gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn
Nấm: Cắt chân, rửa sạch rồi sau đó ngâm qua với nước muối loãng từ 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Các loại rau ăn kèm: Các loại rau ăn kèm khác (nếu có) như xà lách, cải thảo bạn cũng đem rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi sau đó vớt ra rổ và để ráo nước.
Bước 2: Làm nước dùng
Phần xương, bạn cho vào nồi cùng với nước lọc, nêm một chút gia vị rồi bắc lên bếp ninh trong khoảng 30 phút cho ngọt nước.
Ninh khoảng 30 phút, bạn cho phần củ cải trắng đã thái trước đó vào ninh kèm trong khoảng 5 phút nữa. Tiếp đến bạn trút hết phần hỗn hợp sang nồi dùng lẩu.
Bước 3: Thưởng thức món lẩu gà nấm
Bật lại nồi nước dùng cho sôi và nêm lại gia vị. Cho thêm 1 chút sa tế cho đậm đà.
Khi ăn, bạn bỏ lần lượt các nguyên liệu muốn thưởng thức như thịt gà, nấm vào nồi lẩu và chờ cho chín là ăn được. Bạn cũng có thể dùng kèm với bún, phở để chống ngán.
Bạn đang xem bài viết Cách Làm 10 Món Lẩu Siêu Ngon Cho Mùa Đông Lạnh Giá Này trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!