Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Làm Gỏi Cuốn Chuẩn Vị Theo 3 Miền Bắc Trung Nam # Top 10 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Làm Gỏi Cuốn Chuẩn Vị Theo 3 Miền Bắc Trung Nam # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Gỏi Cuốn Chuẩn Vị Theo 3 Miền Bắc Trung Nam mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách làm gỏi cuốn trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm theo 3 hương vị của 3 miền Bắc Trung Nam. Các cách làm này đều tương đối đơn giản, dễ làm. Đặc biệt trong mỗi món sẽ có những bí quyết riêng được các đầu bếp hàng đầu chia sẻ.

1. Công thức làm gỏi cuốn tôm thịt chuẩn vị miền Nam

Gỏi cuốn tôm thịt chính là một trong những cách làm món ăn nổi bật nhất của ẩm thực người miền Nam. Món này làm từ 3 nguyên liệu chính gồm: tôm, thịt heo và rau sống (trong đó không thể thiếu lá hẹ). Ngoài ra, món ăn được dùng kèm với nước sốt rất đặc biệt. Cách gói gỏi cuốn tôm thịt chuẩn vị miền Nam như sau.

1.1. Nguyên liệu làm gỏi cuốn tôm thịt

Tôm sú: 200 gram (dùng cho một người ăn, nếu thêm người ăn thì nhân đôi)

Thịt heo ba rọi: 100 gram

Bún tươi: 100 gram

Dừa xiêm: 1 quả

Rau húng quế: 50 gram

Rau xà lách: 50 gram

Hẹ lá: 50 gram

Bánh tráng cuốn: 8 chiếc

Các loại gia vị: 1 thìa cà phê tương ớt, tỏi bằm, sả bằm. 4 thìa nước mắm. 2,5 thìa đường. 6 thìa nước dừa. 1,5 thìa giấm. Nếu muốn làm nước sốt ngon hơn thì cần thêm 2,5 thìa chè đậu trắng, 4 thìa gan heo xay.

1.2. Cách làm gỏi cuốn miền Nam

Tôm và thịt heo làm sạch đem luộc với nước dừa cho đến khi chín vớt ra tô để nguội. Sau đó tôm chẻ đôi theo chiều dọc sống lưng. Thịt heo thì thái thành từng lát mỏng.

Rau sống các loại ngâm sơ với nước muối. Sau đó rửa lại bằng nước lạnh vài lần. Vớt ra để thật ráo nước.

Lấy bánh tráng nhúng qua nước lọc cho dẻo rồi trải lên đĩa. Cho tôm, thịt, bún tươi, xà lách, hẹ lá, rau thơm và cuốn lại theo chiều dọc theo kích thước vừa ăn.

Làm nước sốt: Cho tương ớt, ớt bằm, tỏi, nước cốt dừa, chè đậu trắng, gan heo xay trộn đều. Sau đó đun sôi thành hỗn hợp sền sệt là được. Nếu không muốn làm nước sốt bạn có thể làm nước mắm với công thức: Nước mắm, đường, nước dừa, giấm cho vào chảo đun sôi và để nguội. Sau cùng cho thêm ớt, tỏi bằm, đồ chua là có móm nước mắm ăn kèm ngon miệng.

Thưởng thức: Gỏi cuốn tôm thịt miền Nam chấm qua nước sốt và thưởng thức ngay khi làm xong. Món ăn này không nên để quá 12 giờ.

2. Cách làm gỏi cuốn tai heo chuẩn vị Bắc

Nếu như người miền Nam chuộng gỏi cuốn tôm thịt thì người miền Bắc lại ưa gỏi cuốn tai heo. So về nguyên liệu món ăn này đơn giản hơn, và công thức làm gỏi cuốn tai heo cũng tương đối dễ làm.

2.1. Nguyên liệu làm gỏi cuốn tai heo

Tai heo: 200 gram (dành cho 1 người ăn, có thể nhân lên tùy theo số lượng)

Bún tươi: 100 gram

Rau húng quế: 50 gram

Rau xà lách: 50 gram

Dưa leo: 1 quả

Bánh tráng: 8 chiếc

Gia vị các loại: 2 thìa canh mắm nêm, (người miền Bắc chuộng mắm cá cơm hoặc mắm cua). 1 thìa dứa bằm. 2 thìa cà phê đường. 1/2 thìa mì chính. 1/2 thìa nước mắm. 1,5 thìa canh nước dừa xiêm.

2.2. Cách làm gỏi cuốn tai heo miền Bắc

Tai heo rửa qua với nước muối. Làm sạch lông và rửa sạch rồi đem luộc chín. Để nguội và thái mỏng.

Rau sống các loại ngâm sơ với nước muối. Sau đó rửa lại bằng nước lạnh vài lần. Vớt ra để thật ráo nước.

Dưa leo rửa sạch. Gọt bỏ phần đầu đắng và vỏ. Thái lát mỏng và dài để cuốn.

Lấy bánh tráng nhúng qua nước lọc cho dẻo rồi trải lên đĩa. Cho tai heo, bún tươi, dưa leo, xà lách, rau thơm và cuốn lại theo chiều dọc theo kích thước vừa ăn.

Làm mắm nêm: Gỏi cuốn tai heo ngon nhất phải ăn kèm mắm nêm. Công thức làm mắm nêm chuẩn vị Bắc như sau: Cho số lượng mắm nêm, dứa bằm, đường, mì chính, nước mắm, nước dừa xiêm ở trên vào chén khuấy đều. Đun qua thấy sôi thì tắt bếp. Để mắm nêm nguội rồi thêm ớt bằm vào theo từng khẩu vị và thưởng thức với gỏi cuốn.

3. Cách làm nem cuốn tôm chua thịt phay chuẩn vị người Huế

Gỏi cuốn tôm thịt phay là món ăn độc đáo của xứ Huế. Khác với công thức làm gỏi cuốn người miền Nam, miền Bắc, gỏi cuốn của người Huế có thêm tôm chua. Bên cạnh đó cách làm cũng khá cầu kỳ hơn.

3.1. Nguyên liệu làm gỏi cuốn tôm chua thịt phay

Bánh ướt: 5 miếng (dành cho 1 người ăn, có thể nhân lên tùy số lượng)

Tôm chua (loại làm sẵn): 50 gram

Rau muống bào: 100 gram

Rau thơm: 50 gram

Khoai lang: 40 gram

Thịt heo (chọn thịt nách): 100 gram

Gan heo: 10 gram

Gia vị các loại: Hành tỏi, sả, ớt, tương hột xay nhuyễn mỗi thứ một ít.

3.2. Cách làm gỏi cuốn kiểu Huế

Thịt nách heo làm sạch với nước muối và nước lạnh. Đem luộc chín sau đó để nguội và thái thành lát mỏng.

Rau muống, rau thơm rửa sạch, để ráo nước. Khoai lang luộc chín, gọt vỏ, cắt thành từng miếng dọc.

Trải bánh ướt ra đĩa, cho rau muống bào, rau thơm, khoai lang vào cuốn lại. Lấy dao cắt gỏi thành từng khoanh tròn vừa miệng ăn. Cuối cùng sắp lên từng khoanh gỏi một miếng thịt phay và một con tôm chua.

Làm nước chấm: sả, tỏi bằm, hành tím, ớt bằm và gan heo xay nhuyễn cho vào chảo nấu chín. Sau đó thêm tương hột xay nhuyễn vào, nấu sôi lên rồi nêm nếm cho vừa ăn.

Thưởng thức: Dùng đũa gắp từng khúc gỏi cuốn chấm vào nước chấm và thưởng thức khi vừa làm xong. Món ăn này nên ăn nóng, không để quá 6 giờ đồng hồ.

4. Cách làm gỏi cuốn nem nướng Nha Trang

Với thành phố Nha Trang từ lâu đã nổi tiếng với món nem nướng. Bên cạnh đó, người dân xứ này còn biến tấu món ăn này thành nhiều hương vị khác nhau, trong đó có món gỏi cuốn nem nướng. chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm gỏi cuốn chuẩn vị Nha Trang như sau.

4.1. Nguyên liệu làm gỏi cuốn nem nướng

Thịt nạc dăm heo: 100 gram

Tôm: 50 gram

Thịt mỡ heo vai: 50 gram

Rau thơm các loại: 100 gram

Khế: 100 gram

Chuối xanh: 100 gam

Bánh tráng cuốn: 8 chiếc

Tương hột: 100 gram

Thịt xay, gân heo: 100 gram

Gia vị khác: 20 gram sả bằm, 20 gram hành tím, 50 gram chè đậu trắng, 4 muỗng nước cốt dừa, màu gạch tôm, 30 gram mèrang, 30 gram đậu phộng.

4.2. Cách làm gỏi cuốn nem nướng

Dùng bánh tráng cuốn từng con tôm lại rồi chiên đến khi vàng, giòn.

Thịt nạc dăm, tôm, mỡ vai lợn thái mỏng, ướp gia vị rồi đem xay nhuyễn. Sau đó quết hỗn hợp này thành chả bọc que tre và nướng cho chín. Khế, chuối xanh thái lát mỏng.

Nhúng bánh tráng qua nước lọc, trải ra đĩa, sau đó cho nem nướng, tôm chiên, rau thơm các loại vào cuốn thành cuốn vừa ăn.

Làm nước chấm: Nước chấm chuẩn vị Nha Trang cần theo công thức sau: Tương hột, gân và thịt xay, sả bằm, hành tím, chè đậu trắng, nước cốt dừa, màu gạch tôm, mè rang, đậu phộng trộn đều. Tất cả cho vào nồi đun sôi, chín và nêm nếm vừa ăn.

Kênh tin tức chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn cách làm gỏi cuốn theo hương vị 3 miền trên đất nước. Với công thức đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, lại thơm ngon và bổ dưỡng, món ăn này xứng đáng có trong thực đơn gia đình bạn. Hãy bắt tay làm ngay để cả gia đình cùng đổi vị bạn nha.

Đức Lộc

Món Ngon 3 Miền Bắc Trung Nam

Món ngon 3 miền Bắc Trung Nam

Mặc dù cùng nằm trên một dải đất hình chữ S, tuy nhiên ẩm thực 3 miền Bắc – Trung – Nam lại mang các hương vị riêng. Ở mỗi vùng miền của đất nước người dân lại có khẩu vị ăn uống khác nhau, từ đó góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng cho ẩm thực Việt Nam.

1. Bắc Bộ với những món ăn đơn giản nhưng rất tinh tế.

Bắc Bộ là nơi tổ tiên định cư từ lâu đời, chính vì vậy các món ăn ở đây thường có chuẩn mực sẵn có nên khó mà thay đổi được. Các món ăn của miền Bắc thường không tập trung vào một vị duy nhất, các món ăn ở đây thường thanh đạm, nhẹ nhàng có vị vừa phải, trung tính.

Các món ăn đặc trưng của người miền Bắc là phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún ốc, chả giò, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây…

Đối với các du khách khi đến các điểm hẹn từng là kinh đô của nhiều triều đại tại Hà Nội, họ sẽ thấy được những điểm tinh tế của ẩm thực nơi đây. Các món ăn của miền Bắc nó thể hiện nét tinh tế ngay từ cách chế biến cho đến trình bày, tuy đơn giản nhưng lại thể hiện được sự tinh tế rất riêng.

Ngoài những món ăn thanh đạm có vị chua ra thì Bắc Bộ còn rất chú trọng tới việc làm các món bánh, mứt…cốt ăn không phải để no mà dơn giản là mang lại cho người sử dụng sự lựa chọn, cũng như mang nhiều tính khắc chế âm dương trong món ăn do những người đi trước tính toán.

Miền Trung với các món ăn sử dụng vị cay là chính, tuy nhiên vị ngọt thường không nhiều bằng miền Nam.

Đặc biệt là các món ăn Huế nó được coi như là đại diện tiêu biểu cho các món ăn của miền Trung. Từ các món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa đền gồm rất nhiều món ăn, nhiều gia vị và đặc biệt là vị chua, vị cay như mắm cà, mắm tôm…

Các món ăn đặc trưng chủa miền Trung là bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, bánh tráng thịt luộc, bún cá…

Ngoài các món ăn trên thì miền Trung cũng nổi tiếng với các món bánh, tuy nhiên cách làm các món bánh ở đây thường cầu kì hơn so với bánh của miền Bắc. Đó là chưa kể đến sự đa dạng từ cách thức chế biến đến khi thưởng thức đã tạo cho ta cẩm giác khác lạ khi thưởng thức chúng.

Vì miền Trung là nơi cằn cỗi, không có nhiều tài nguyên như các nơi khác. Chính vì vậy con người nơi đây đã biết cách chế biến những sản vật tuyệt với đó thành những món ăn mang hương vị riêng.

3. Miền Nam với nét ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú.

Miền Nam nổi tiếng với các món ăn đơn giản, không cầu kì như chính con người nơi đây. Các món ăn của miền Nam biến hoá đa dạng, chúng được chế biến với nhiều vị khác nhau như chua, cay, mặn, ngọt. Đặc biệt khi sử dụng các món ăn ở đây các bạn thường cảm thấy rất béo, nguyên nhân là các món ăn trong này không thể thiếu nước dừa.

Các món ăn đặc trưng sử dụng nhiều ngọt là các loại bánh, chè, xôi, nem nướng, cháo gà…các món ăn này đều được sử dụng nước dừa hay cốm dừa để tăng vị béo, vị ngọt.

Còn các món ăn đặc trưng ở đây là gỏi cuốn, cá lóc nướng trui, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang…và nổi bật của các món ăn này là không thể thiếu các các loại rau gia vị như hành lá, mùi ta, hành tây, xà lách…

Mặc dù mỗi vùng miền các món ăn lại mang nét đặc trưng khác nhau, tuy nhiên chúng đều có điểm chung và được thể hiện qua các bữa ăn, nguyên tắc chế biến, nước dùng, nước mắm, gia vị đều rất phong phú. Chính vì vậy không chỉ có người Việt Nam mà cả các du khách nước ngoài đều rất thích ẩm thực của cả 3 vùng miền trên đất nước ta.

Cách Làm Chân Gà Ngâm Sả Theo 3 Miền Bắc

Cách làm chân gà ngâm sả ớt chua ngọt của miền Bắc

Chuẩn bị nguyên liệu

15 cái chân gà

10 cây sả, 1 củ gừng, vài nhánh tỏi

15 quả tắc (quất) xanh; 5 quả ớt cay

3 thìa rượu trắng; 6 thìa nước mắm; 1 thìa muối; 6 thìa đường trắng; 5 thìa giấm gạo

Bước 2: Đun sôi một nồi nước với vài lát gừng và 1 thìa muối rồi cho chân gà vào luộc chín. Sau khi chân gà chín, lập tức vớt chân gà ra ngâm vào bát nước đá trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút để chân gà giòn.

Bước 3: Cắt sả thành khúc dài từ 3-4 cm, sau đó thái lát mỏng. Tiếp tục thái ớt, gừng thành lát mỏng. Cắt đôi quất, sau đó bỏ hạt để bớt đắng

Bước 4: Pha nước ngâm chân gà theo tỉ lệ: 1 lít nước + 6 thìa đường + 6 thìa mắm + 5 thìa giấm gạo + 1 thìa muối. Cho hỗn hợp trên vào nồi, khuấy đều, đun sôi rồi để nguội. Tiếp tục cho sả, ớt, gừng vào nước ngâm khi còn ấm. Đợi nước nguội hoàn toàn thì trộn quất vào để không bị đắng

Bước 5: Xếp chân gà vào bình đựng, rót nước ngâm vào ngập bình rồi đậy kín nắp. Để bình ngâm và ngăn mát tủ lạnh. Sau 5 tiếng là có thể ăn được, để càng lâu thì càng ngấm gia vị.

Cách làm chân gà ngâm sả ớt sa tế của miền Trung

Chuẩn bị nguyên liệu:

Bước 1: Sơ chế và ngâm chân gà giống cách trên

Bước 2: Sả, hành, gừng thái lát mỏng; ớt băm nhỏ; tắc cắt đôi bỏ hạt

Bước 3: Pha nước ngâm theo tỉ lệ: 500ml nước + 300gr đường trắng + 200ml giấm gạo + 200ml nước trắng + 1 thìa sa tế + 1 thìa tương ớt. Khuấy đều và đun sôi hỗn hợp. Đợi hỗn hợp nguội rồi cho sả, hành, gừng, ớt, tắc trộn đều

Bước 4: Xếp chân gà vào bình, sau đó rót nước ngâm vào bình và đậy kín nắp.

Cách làm chân gà ngâm sả tắc cóc non của người miền Nam

Chuẩn bị nguyên liệu:

Bước 1: Sơ chế và ngâm chân gà giống cách làm trên

Bước 2: Cắt sả, ớt thành lát mỏng, hành băm nhuyễn. Cóc non rửa sạch, bổ đôi. Tắc cắt làm 3 khoanh, bỏ hạt.

Bước 3: Pha nuớc ngâm theo tỉ lệ: 500ml nước + 5 thìa nước mắm + 10 thìa canh đường, + 1 thìa canh ớt bột + 1 thìa cà phê muối + 1/2 bát ăn cơm giấm gạo vào. Đun sôi với lửa nhỏ. Sau khi nấu xong đợi nước thật nguội rồi cho trộn đều sả, ớt, hành, gừng.

Bước 4: Xếp chân gà và cóc non vào bình đựng rồi rót nước ngân vào bình, sau đó đậy nắp kín.

Lưu ý: Hiện nay chân gà được bán rất nhiều tại các chợ, siêu thị nhưng không rõ ràng nguồn gốc xuất xứ. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, các chị em nên mua chân gà tại các nơi bán hàng uy tín, chất lượng, đảm bảo vệ sinh như Vinmart hoặc Vinmart+

Các chị em hoàn toàn có thể mua chân gà sạch tại siêu thị ảo Vinmart 4.0 rất tiện lợi mà lại an toàn. Giá chân gà CP 500g khi mua tại siêu thị Vinmart 4.0 là 37.500 đồng (giá cập nhật ngày 11/08/2019 tại VinMart 4.0 Hà Nội, có thể thay đổi theo thời điểm).

Mua các nguyên liệu làm chân gà ngâm sả ớt trong “nháy mắt” tại siêu thị Vinmart 4.0

Với các món ăn cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu như món chân gà ngâm sả ớt thì sẽ rất phức tạp nếu các bạn đi chợ và lựa chọn từng nguyên liệu. Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng tại siêu thị ảo Vinmart 4.0

Bạn có thể tìm thấy các siêu thị ảo VinMart 4.0 tại được đặt tại các khu vực nhiều người qua lại như khu chung cư, tòa nhà văn phòng, trường học, điểm chờ xe buýt hoặc bất cứ nơi nào có dán các tấm áp phích in hình sản phẩm của Vinmart. Cuốn cẩm nang mua sắm VinMart 4.0 bản in được phát miễn phí cho khách hàng tại hệ thống siêu thị VinMart hoặc bạn có thể tải bản online tại website

Ngoài ra, trong tháng 8 này, khi bạn mua hàng với tính năng Scan & Go trên App VinID sẽ nhận được ưu đãi như sau:

Khách hàng sử dụng tính năng Scan & Go lần đầu sẽ nhận ngay 1 voucher trị giá 50.000 đồng cho đơn hàng đầu tiên và 01 voucher trị giá 50.000 đồng cho đơn hàng Scan & Go tiếp theo qua ví điện tử, giá trị đơn hàng từ 200.000 đồng trở lên.

Khách hàng đã phát sinh giao dịch Scan & Go trước đó sẽ nhận được 01 voucher trị giá 50.000 đồng.

Thời gian áp dụng chương trình: Từ ngày 08/08/2019 đến 31/08/2019

Bước 2: Chọn tính năng Scan & Go trên màn hình trang chủ của App VinID, chọn phương thức nhận hàng “Giao hàng tận nơi”

Bước 4: Sau khi chọn mua đầy đủ các sản phẩm theo nhu cầu, bạn chọn “Giỏ hàng” để kiểm tra thông tin, số lượng, giá thành sản phẩm

Bước 5: Nhấn “Tiếp tục” để chọn phương thức thanh toán và chọn “Ví điện tử”

Bước 6: Nhấn “Thanh toán” để hoàn tất giao dịch mua hàng

Trường hợp số tiền trong ví thấp hơn số tiền cần thanh toán, chọn “thanh toán” hệ thống sẽ yêu cầu nạp thêm tiền, nhấn vào “nạp tiền” để nạp đủ số tiền cần giao dịch

Chọn nguồn tiền (ngân hàng đã liên kết hoặc ATM nội địa) và nhấn tiếp tục

Xác nhận số tiền cần nạp

Nhập OTP để xác nhận giao dịch, chọn tiếp tục. Xác nhận thanh toán đơn hàng thành công.

Các Món Ngon Ngày Tết Dễ Làm Của 3 Miền Bắc Trung Nam

Tết là thời điểm gia đình đoàn viên, quây quần bên mâm cổ với nhiều món ngon ngày Tết vô cùng đặc biệt. Mỗi năm mới có 1 lần sum họp đông đủ, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ, nói cười ăn uống bên nhau trong sự vui vẻ ấm áp với nhiều ý nghĩa thiêng liêng…

Tết là khoảng thời gian quý giá nhất trong năm, là khởi đầu cho một năm mới và cũng là thời điểm đoàn viên của cả gia đình, thời điểm họ hàng được quây quần bên nhau thật vui vẻ để đón năm mới thật ấm cúng và hạnh phúc.

Ở mỗi gia đình, theo tùy vùng miền, tập tục mà sẽ có mâm cỗ ngày Tết thịnh soạn khác nhau, phù hợp theo truyền thống ở đó với nhiều món ăn ngày Tết thật đặc biệt.

Dù cũng là những món ăn ngày thường, nhưng hương vị sẽ bỗng dưng khác hẳn, vì đó là những ngày không hề giống ngày nào trong năm, gọi là ngày đoàn viên.

Thông thường, trong những ngày Tết các gia đình sẽ thường ăn đi ăn lại chỉ 2-3 món suốt nhiều ngày liên tục, thật sự sẽ rất ngán luôn. Có lẽ, lúc này gia đình bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn vài món để thay đổi hoặc kết hợp ăn cho đỡ ngán chứ không sẽ chịu gì nỗi đúng hem?

Những món ăn ngày Tết miền Nam

1. Bánh Tét ngày Tết của miền Nam

Bánh Tét là một trong các món ăn ngày Tết mang sự tượng trưng rõ rệt nhất cho Tết cổ truyền ở miền Nam và miền Trung bên cạnh bánh chưng. Tuy nhiên, bánh Tét miền Nam thì hơi khác miền Trung một chút, nó có hai loại chính, đó là:

Bánh Tét nhân mặn: Nguyên liệu để làm chủ yếu là thịt mỡ truyền thống với đậu, ai thích biến tấu thì cho thêm cả lạp xưởng và trứng muối để làm thêm nhiều hương vị khác nhau, ăn đỡ ngán và ngon hơn.

Bánh Tét nhân ngọt: Nguyên liệu phổ biến để làm thường là nhân chuối hay đậu đỏ, đậu xanh,… mỗi nhà còn có cách làm khác nhau theo khẩu vị mình thích nữa.

2. Thịt kho hột vịt

Có lẽ đây là món ăn ngày Tết thịnh nhất ở miền Nam luôn, đi nhà nào chắc sẽ cũng thấy, lắm khi ở nhà ngán lắm, trốn qua nhà bạn bè cũng thấy, đến nỗi muốn trốn luôn cả thế giới.

Vì những ngày giáp Tết như này thì nhà nhà trong miền Nam đều đã luôn thủ sẵn 1 nồi thịt kho hột vịt siêu to khổng lồ rồi, để ăn hết mùng mền luôn đó. Vì món này có thể ăn với cơm, cuốn với rau và bún chấm nước mắm/nước thịt cay (có ớt) cũng ngon lắm à nha.

Nếu bạn có nghe thêm những cái tên như thịt kho riệu hay thịt kho nước dừa thì cũng là món này luôn đó nha. Vì Nấm Khỏe là người miền Nam mà, ăn hết 5-6 ngày là thấy mún xỉu rồi, năm nay ăn 2 ngày thôi còn lại ăn món khác, hihi.

3. Củ kiệu với tôm khô

Ái chà, món này cũng cực kỳ thông dụng luôn đó nghen, ở miền Nam thường ăn kết hợp củ kiệu tôm khô cùng với thịt kho hột vịt cuốn bánh tráng cũng hết xảy luôn đó nha các bạn.

Củ kiệu có thể tự làm, thường được ngâm chua ngọt trong hủ, khi ăn kết hợp kèm với tôm khô sẽ rất tuyệt, có thể rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn kết hợp cùng có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt… các chị em phụ nữ, cô dì miền Nam mê lắm.

Nếu bạn lần đầu ăn Tết ở trong Nam thì 2 món củ kiệu với thịt kho này sẽ là món ăn ngày Tết miền Nam thông dụng nhất luôn kết hợp cùng nhau.

4. Dưa giá hẹ

Ngày Tết nếu có thể làm món dưa giá hẹ này thì cũng thật sự rất tốt, rất bổ dưỡng và ngon tuyệt, bởi nó có thể kết hợp với cơm hoặc thịt kho hột vịt cuốn bánh tráng cùng củ kiệu tôm khô, 3 món này ăn cùng sẽ ngon hơn và giải ngán hiệu quả.

Nguyên liệu chủ yếu để làm món dưa giá này đơn giản cực, chỉ cần giá, hẹ, cà rốt là đủ… ăn sẽ có vị giòn ngon, tính mát nên món dưa giá hẹ được nhiều người chọn làm món phụ để ăn kết hợp, để giúp cơ thể giải nhiệt trong những ngày Tết nữa.

5. Canh khổ qua nhồi thịt

Món này có lẽ bạn ăn thường ngày, nhưng mà sẽ thật đặc biệt khi ngày Tết có thêm món khổ qua nhồi thịt, nó sẽ làm cho bữa ăn thêm phong phú, bớt ngán mà lại còn có ý nghĩa thú vị nữa, đó là đẩy lùi những khó khăn đi qua.

Không những thế, ngày Tết thì biết bao nhiêu món nóng được tống vào cơ thể của bạn, nếu dùng món ăn này sẽ thật sự bổ dưỡng và giúp giải nhiệt cơ thể một cách hiệu quả trong những ngày Tết.

6. Lạp xưởng

Chu choa, lạp xưởng cũng là một trong những món ăn cực phổ biến ở miền Nam đó he. Mỗi khi xuân về, gần giáp Tết là mọi người lại tìm mua lạp xưởng nhiều hơn, vì nó không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết được.

Món ăn ngày Tết miền Trung

1. Bánh Tét miền Trung

Cũng là bánh Tét, nhưng miền Trung lại làm món này khá đơn giản hơn trong Nam mình nhiều, không cầu kỳ. Là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu được trong mâm cỗ Tết của người miền Trung chịu thương chịu khó.

Cũng vì sự đơn giản của bánh Tét miền Trung, nên khi ăn vào ta có thể cảm nhận rõ rệt được vị ngon của từng nguyên liệu có bên trong và độ hấp dẫn.

Đối với người miền Trung, bánh tét có ý nghĩa riêng, đó là ” sự hội tụ của đất và trời “. Nếu bánh chưng của người Bắc được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung và Nam thường được gói bằng lá chuối.

Mặc dù chúng được chế biến giống nhau về nguyên liệu, ăn không khác nhau mấy, nhưng bánh Tét bạn thấy là đòn hình trụ, bánh Chưng hình vuông.

2. Nem chua

Dù là món ăn ngày Tết thông dụng của người miền Trung, nhưng người miền Nam cũng rất mê món này, luôn có sẵn để ăn vào những ngày Tết. Nem có đủ vị chua ngọt mặn và vị hơi cay của ớt, ăn rồi bạn sẽ thấy cực kỳ thú vị.

Nếu được người miền Trung đãi thử những món ngon ngày Tết mà có nem nướng cùng ít rượu thì bạn hẳn sẽ càng thấy đặc biệt hơn.

Món ăn đặc sản miền Trung này được làm chủ yếu từ thịt heo, được tẩm ướp gia vị xong rồi được gói lại trong lá ổi cùng 1 miếng ớt hay lá chùm ruột để trong vài ngày, chúng sẽ có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay và có màu đỏ hồng.

Món nem chua đặc trưng của miền Trung bạn thấy sẽ rất mịn màng, hương vị dịu nhẹ và thường được ăn kèm với tép tỏi để cho tăng hương vị lên. Một món ăn có 3 4 vị một lúc cực đặc biệt, ăn rồi sẽ khó quên.

3. Dưa món

Nếu miền Nam có củ kiệu đơn giản thì miền Trung sẽ có dưa món, món đặc trưng vị tựa củ kiệu nhưng lại đa vị hơn nữa.

Bởi dưa món được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như cà rốt, đu đủ, củ cải, dưa leo, củ kiệu,… các loại nguyên liệu này đã vô tình tạo nên món ăn ngày Tết ngon không thể tả của người Trung.

Mặc dù trông nó khá đơn giản, nhưng để có thể làm được món dưa món này được chuẩn và ngon vị thì sẽ tiêu tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ đâu nghen.

Bạn hoàn toàn có thể cắt một lát bánh Tét dẻo mềm ra để ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua thì chu choa ơi, nó sẽ đem đến cho bạn một cảm giác lạ miệng rất khó cưỡng, một hương vị rất tuyệt, mang chất riêng trong những ngày Tết như này.

4. Tôm chua

Tôm chua là một trong những món đặc sản Huế, nếu đã từng du lịch đến đây một lần thì mới biết đươc món này. Đây không chỉ là món ăn thường, mà nó là một trong những món ăn ngày Tết của người miền Trung.

Món ăn này có vị ngọt bùi của tôm, độ béo ngậy của thịt, vị chua của khế, chát của xả, hương của các loại rau thơm và vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt… chỉ vậy thôi bạn cũng thấy được một món ăn đa vị độc lạ và ngon đến nhường nào rồi.

5. Chả bò

Nấm Khỏe đã từng du lịch 1 phen ra miền Trung, thấy trong bàn tiệc mà họ làm để đãi khách thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng rất thú vị, không ngờ đây cũng là một trong những món ngon ngày Tết của người miền Trung đáng yêu.

Món chả bò này ăn khá dai dai với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.

6. Thịt heo ngâm mắm

Món này tuy của miền Trung nhưng lại được nhiều người ở trong miền Nam yêu thích, đó là món thịt heo ngâm mắm, đây là một trong những món ngon ngày Tết vô cùng ngon của người miền Trung vào mỗi dịp xuân về, tương tự món lạp xưởng trong Nam.

Nguyên liệu để làm món này đó là thịt heo nạt mỡ thái lát mỏng, có thể dùng thịt bò nhưng ít ai làm, có lẽ vì không ngon bằng làm với thịt heo. Sau khi sơ chế thịt heo xong thì sẽ được cho vào hủ để ngâm với nước mắm đường (pha nấu theo một tỉ lệ nhất định).

Khi bạn ăn cơm cùng món thịt heo ngâm mắm này sẽ thấy có vị mặn mặn đến nhăn méo mặt, nhưng lại cũng có vị ngọt, chúng thường được ăn kèm với dưa món hay củ kiệu chua ngọt nữa, ngon hơn khi cuốn bánh tráng với rau sống, rau thơm chấm mắm ngọt.

Món ăn ngày Tết miền Bắc

1. Bánh Chưng miền Bắc

Nếu miền Nam và Trung có bánh Tét thì miền Bắc là cội nguồn của bánh Chưng, mặc dù ngày nay cả 3 miền đều có luôn 2 loại bánh này trong mâm cỗ ngày Tết. Làm một món bánh để trao tặng tận tay nhau thể hiện tình cảm trân quý cực thú vị.

Bánh Chưng được ví là món ăn của đất trời, là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo với đậu xanh thơm ngọt bùi, một chút tiêu cay nhẹ cùng món thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết cổ truyền thú vị của người Việt.

Trong Nam hiếm có nhà nào nấu bánh Chưng, nhưng chắc hẳn miền Trung và Bắc nấu bánh Chưng khá nhiều, cái khung cảnh cả gia đình ngồi nấu nồi bánh chưng, đợi chín, gói bánh thật vui vẻ hạnh phúc và ấm cúng.

2. Thịt đông lạnh

Món thịt đông là món ngon ngày Tết đối với người miền Bắc, được dùng nhiều mùa đông và Tết, một trong những món ăn đặc biệt và mang tính truyền thống, độc đáo và tinh túy của người miền Bắc.

Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì lợn và bảo quản trong tủ lạnh cho thịt đông lại thì trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Món này ăn vào bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và mát cả răng miệng.

Trước khi ăn, bạn lấy thịt đông ra, cắt thành nhiều lát mỏng hoặc dùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp ra đĩa để thưởng thức. Ăn thịt đông với cơm nóng chấm nước mắm nguyên chất pha với chanh ớt, ăn sẽ rất ngon.

3. Xôi gấc

Trong Nam hay dùng xôi đậu xanh, nhưng ngoài bắc hay dùng xôi gấc, một món ăn góp phần trong mâm cỗ ngày Tết thêm phần đặc sắc và thú vị.

Xôi gấc được nấu chính yếu là từ gạo nếp ngon, được trộn thêm với gấc tươi, nước cốt dừa rồi cho vào nồi để hấp. Quá trình đun xôi hoàn tất, xôi khi chín sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn.

Ăn xôi gấc vào, bạn sẽ cảm nhận được cái vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa cùng chút vị ngọt nhẹ của đường.

Ý nghĩa của xôi gấc được minh họa theo màu, vì nó có màu đỏ, đó là màu tượng trưng cho Tết, là màu của hạnh phúc, là màu của một năm mới may mắn phát tài.

4. Giò/Chà giò

Giò là một trong những món ăn ngon ngày Tết của người Bắc, nguyên liệu được làm từ thịt heo, đem giã nhuyễn trong cối đá và rồi gói lại trước qua 1 gói nilong gói ngoài bằng lá chuối, sau đó được đem đi hấp chín.

Gió có ý nghĩa với người miền Bắc nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, thường được thái thành từng khoanh dày tầm 1cm hoặc cắt đôi khoanh đó ra.

Vị của nó rất ngon, chấm cùng nước mắm mặn ăn cùng cơm nóng là hết xảy.

5. Nem rán

Nếu ẩm thực miền Trung có nem nướng thì ẩm thực miền Bắc không thể thiếu được món nem rán tuyệt vời này. Bên trong được làm từ thịt, Nấm Mèo (Nấm Mộc Nhĩ) và giá rồi đem rán lên tới khi bên ngoài màu vàng óng.

Nem rán được coi là một món ăn ngày Tết ngon độc đáo và hấp dẫn cực kỳ đối với người miền Bắc, nên nó còn được gọi với cái tên ” quốc hồn quốc túy ” của người Việt.

6. Dưa hành

Người miền Bắc có rất nhiều món ăn ngon tựa sơn hào hải vị vô cùng ngon độc lạ cho tới những món ăn dân dã, trong số đó thì món hành muối chua lại chiếm vị thế vô cùng quan trọng, được nhiều người thích, luôn có mặt trong mâm cỗ ngày Tết, còn gọi là dưa hành.

Kết luận về các món ngon ngày Tết

Bạn cũng thấy rồi đó, tất cả các món ăn ngày Tết đều là món ngon 3 miền Bắc – Trung – Nam, mỗi món ăn đều mang theo một màu sắc, hương vị và ý nghĩa của riêng nơi đó, con người nơi đó.

Nhưng tựu chung lại, các món ăn này đều bổ trợ cho nhau, giúp cho mâm cổ ngày Tết thêm phong phú, trang trọng và mang nhiều ý nghĩa tốt lành.

Đặc biệt, nếu kết hợp cùng nhau sẽ càng thêm ngon hơn, nhiều hương vị hơn, giúp chống ngán khi phải ăn cùng 1 món nhiều vào ngày Tết.

MÓN NGON MỖI NGÀY

Mỗi miền đều có một cái chất riêng, một gu ẩm thực riêng, một ý nghĩa cổ truyền riêng, nhưng mãi là con người Việt Nam, chung 1 dòng máu, mãi là những món ăn độc lạ mang đậm bản sắc Việt muôn đời, không bao giờ thay đổi.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Gỏi Cuốn Chuẩn Vị Theo 3 Miền Bắc Trung Nam trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!