Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Nước Mắm Chua Ngọt Cứ Ăn Là Ghiền mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách làm nước mắm chua ngọt ăn cùng cơm tấm, cứ ăn là ghiền chỉ cần vài bước đơn giản cùng vài nguyên liệu quen thuộc. Đây sẽ là chén nước mắm “đánh gục” độ khó tính của bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn.Dạo quanh một vòng Sài Gòn, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hàng quán cơm tấm (từ bình dân đến cửa hàng sang trọng) được bán ở khắp các ngõ phố. Món ăn này không chỉ là món yêu thích của du khách, với người Việt Nam đây còn là món ăn không thể thiếu của hầu hết tất cả mọi người. Với cách trình bày trang trí đẹp mắt; cơm trắng và thịt nướng nóng hổi, cùng một ít rau củ muối bên cạnh chén nước mắm chua ngọt dậy mùi thơm đã vô tình cuốn hút ánh nhìn của bất kỳ vị khách nào khi ngang qua.
Chiếm ánh nhìn của thực khách nhờ vào hình thức và mùi thơm của món ăn, nhưng bí mật để món ăn này giữ chân thực khách ngồi lại bàn thưởng thức lại nằm ở chén nước mắm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết làm cơm tấm và cách làm nước mắm chua ngọt ăn là ghiền để bạn có thể tự làm tại nhà những ngày lười ra phố.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm nước mắm chua ngọt: 1 muỗng canh tỏi băm, ½ muỗng canh ớt băm (Bạn có thể điều chỉnh lượng ớt tùy theo khẩu vị gia đình), 6 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước sôi, ½ quả chanh.
Bước 2: Tiếp theo cho nước sôi vào quậy đều cho sệt kẹo. Cuối cùng cho nước mắm vào khuấy thật đều cho tan hết đường là xong.
Lưu ý khi làm nước mắm chua ngọt:
Cho thứ tự như trên. Vì cho chanh trước khi cho nước sôi và mắm vào tỏi ớt mới nổi lên.
Nước mắm pha chua ngọt ngon hay không là nhờ nước mắm. Bạn nên chọn nước mắm có độ đạm cao để pha nước chấm khi ấy chén nước chấm mới ngon đậm đà hương vị.
Khi muốn điều chỉnh độ ngọt, mặn hay chua thì bạn có thể thêm đường trực tiếp vào tô, nhưng nếu muốn thêm nước mắm hoặc chanh, bạn nên múc ra chén và cho vào chén. Nếu bạn cho trực tiếp vào tô sẽ làm tỏi ớt bị chìm hết xuống đáy.
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu cơm tấm: 150 gram gạo tấm, một chút muối, dầu ăn hoặc bơ.
Bước 1: Cho lượng gạo tấm đã chuẩn bị vào nồi cơm điện rồi đem vo sạch với 3 lần nước. Sau đó, ngâm gạo trong khoảng từ 20 – 30 phút cho nở đều, khi nấu cơm sẽ chín đều và không bị nát.
Bước 2: Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn chắt bỏ nước cũ và cho một lượng nước mới vào để đem đi nấu cơm.
Lưu ý: Lượng nước nấu sẽ tùy thuộc từng loại gạo và sở thích ăn khô hay ướt của bạn. Tuy nhiên, để có một chén cơm tấm ngon thì bạn cần cho nước để nấu bằng số bát gạo cộng thêm ½ chén.
Bước 3: Trước khi cho vào nồi cơm điện để nấu, bạn cho thêm khoảng ½ thìa cà phê muối và 1 muỗng cà phê dầu ăn. Nếu có thể dùng bơ để thay thế với lượng tương tự. Việc này giúp cho cơm tấm sau khi chín sẽ không bị cháy ở nồi, cơm có mùi vị hấp dẫn và màu sắc óng vàng hấp dẫn.
Bước 5: Bạn khoan vội mở nắp mà ủ cơm thêm khoảng 10 – 15 phút nữa. Việc này, giúp cơm tấm khô bề mặt, hạt cơm không bị dính vào thân nồi và chín đều.
Cách trang trí cho dĩa cơm tấm đúng chuẩn Nam Bộ
Chả: Gọi là chả hoặc chả trứng, được làm từ trứng, cua, thịt xay, nấm mèo và bún tàu. Chả trứng sau khi chín sẽ được cắt thành hình chữ nhật hoặc xát lát.
Trứng: Trứng chiên ốp la.
Bì: là hỗn hợp nhiều thứ, thường gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thính và gia vị.
Mỡ hành: Là hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi trộn với tóp mỡ chiên. Mỡ hành giúp cơm tấm có độ béo đặc trưng, tuy nhiên một số người không ăn vì nhiều lý do sợ béo.
Đồ chua: Thường làm từ cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ.
Cách Làm Dưa Món Ngon Tuyệt Hảo, Cứ Ăn Là Ghiền
1. Cách làm dưa món đu đủ
Đu đủ xanh
Cà rốt
Củ cải trắng
Củ kiệu ( hay bạn có thể thay bằng hành củ cũng được)
Ớt trái
Hướng dẫn làm dưa món đu đủ
Cà rốt, củ cải trắng bạn cũng gọt sạch vỏ và cắt lát dài tùy thích.
Củ kiệu bạn cắt bỏ phần rễ và lá sau đó rửa sạch.
Ớt trái bạn rửa sạch. Sau đó bạn đem tất cả ra phơi nắng cho đến khi chúng khô nước và héo lại là được.
Bước 2: Khi các nguyên liệu đã phơi xong, bạn đem vào và trụng sơ qua nước sôi rồi vớt ra cho vào nước lạnh rửa lại và vắt cho ráo nước.
Bước 3: Bây giờ là đến công đoạn nấu nước đường, bạn bắt nồi lên bếp cho nước mắm và đường vào khuấy đều cho đường tan hoàn toàn, nước mắm vừa sôi là được, rồi bạn để nguội.
Bước 4: Tiếp theo bạn cho các loại nguyên liệu vào lọ thủy tinh, rồi đổ nước mắm vào vừa ngập, bạn có thể dùng vỉ tre đè trên mặt để các loại nguyên liệu không bị nổi lên trên nước mắm. Sau đó bạn đóng nắp lại và để khoảng 5-6 ngày là có thể dùng được.
2. Cách làm dưa món củ kiệu
Nguyên liệu
Cà rốt
Củ cải
Củ kiệu tươi
Ớt trái
Nước mắm,đường
Sử dụng các loại củ quả như đu đủ xanh, hành tím, su su.
Hướng dẫn làm dưa món củ kiệu
Bước 1: Cà rốt rửa, gọt vỏ và thái lát mỏng 0,2cm. Củ cải gọt vỏ, cắt khúc dài 5 cm rồi thái mỏng như cà rốt theo chiều dọc. Củ kiệu cắt rễ, rửa sạch. Mang các loại củ quả phơi khô dưới trời nắng hoặc sấy khô bằng lò vi sóng.
Bước 2: Pha nước mắm ngâm với tỉ lệ 1 lạng đồ khô: 2 bát ăn cơm nước mắm + 1,5 bát ăn cơm đường + 3/4 bát ăn cơm nước. Hoà nước với đường, mở lửa và khuấy lên.
Bước 3: Dùng nước đun sôi chờ nguội hoà với muối hạt. Rửa số đồ khô qua dung dịch nước muối loãng cho sạch bụi, rồi vắt ráo nước.
Bước 4: Cho các số đồ khô vào một lọ khô sạch rồi đổ nước mắm đã nguội vào ngập bên trong. Đậy nắp kín và bảo quản.
3. Cách làm dưa món dưa chuột
Nguyên liệu
Hướng dẫn làm dưa món dưa chuột
Bước 1: Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối, sau đó xắt dưa chuột thành các miếng mỏng. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa và xắt thành những miếng mỏng. Cho cà rốt, dưa chuột vào thố lớn.
Rau thơm rửa sạch, sau đó thái nhỏ.
Món dưa góp ngon hay không còn do tỉ lệ gia vị. Cho vào hỗn hợp rau củ 2 thìa nước cốt chanh, 3 thìa đường, 2 thìa súp, 1 thìa mì chính, tỏi ớt băm nhỏ. Lấy đũa đảo đều cho rau củ ngấm gia vị rồi gia vị cho vừa miệng.
Cho rau thơm cắt nhỏ vào đảo lên, cho rau củ ngấm gia vị khoảng 5 – 10 phút là trút ra đĩa và bạn có thể dùng ngay được rồi.
4. Cách làm dưa món su hào cà rốt
Nguyên liệu
Hướng dẫn làm dưa món su hào cà rốt
Bước 1: Su hào tước vỏ. Cà rốt cạo sạch vỏ, rửa sạch.
Bước 2: Cắt su hào, cà rốt thành từng miếng dày chừng 1 cm hoặc tỉa hoa cho đẹp. Ngâm rau củ qua nước muối vừa giúp an toàn hơn lại bỏ bớt mùi hăng của rau củ đi.
Bước 3: Trộn đều và để chừng 30 phút cho muối ngấm vào trong rau củ sau đó vớt ra rửa qua nước lạnh cho bớt độ mặn và bóp cho hết nước.
Cho su hào, cà rốt ra vải the để phơi nắng giúp cho dưa món tăng thêm độ giòn. Nếu nhà bạn có lò nướng hay máy sấy, bạn có thể xếp rau củ lên vỉ nướng hoặc sấy khô rau củ.
Bước 4: Hành tím các bạn bóc hết vỏ, rửa sạch rồi thái lát. Nhiều hành tím sẽ giúp món dưa món rất thơm ngon.
Bước 5: Pha hỗn hợp đường, giấm, muối vừa ăn. Mình thường pha tỉ lệ 1 đường : 2 giấm : 1 muối, tuy nhiên muối mình cho dần dần bởi su hào cà rốt đã được bóp muối nên hơi mặn sẵn thêm chút ớt xanh và ớt đỏ vào.
5. Cách làm dưa món miền Trung
Trong những ngày Tết, trên bàn ăn gia đình thì không thể thiếu đĩa dưa món khi ăn kèm bánh tét và những món ăn giàu chất đạm để chống ngán, đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng của ngày Tết.
Dưa món khi ăn có vị chua chua, giòn giòn và thường ăn kèm cùng với thịt rim, bánh tét ngày Tết để đỡ ngán của người miền Trung. Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Trung.
Dưa món của người miền Trung khá giống với dưa góp của người Bắc nhưng khi ăn, người miền Trung sẽ vớt hành, su hào, cà rốt rồi trộn cùng với tương ớt, bột ngọt hoặc trộn cùng với tỏi, bột tiêu, đường.
Nguyên liệu
01 kg hành ta (mua loại chưa thật khô)
02 thìa canh muối biển vừa phải
01 thìa cà phê đường trắng
2 củ cà rốt
1 củ su hào
Hướng dẫn làm dưa món miền Trung
Bước 1: Sơ chế củ hành
Hành bạn mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày. Sau đó bạn vớt ra bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu, su hào, cà rốt
Tương tự, su hào khi mua về bạn gọt vỏ, bỏ phần già (nếu có).
Cà rốt cạo vỏ rửa sạch để ráo nước.
Tiếp theo bạn đem Su hào và cà rốt cắt thành miếng dài khoảng 3 cm, rộng hơn 1 cm , dày 1 cm.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu củ hành
Sau khi ngâm hành vào nước vo gạo lần 2, bạn tiếp tục rửa sạch hành rồi để ráo nước
Bước 4: Nấu nước ngâm dưa món
Sau khi các nguyên liệu đã chuẩn bị xong, bạn cho nước sôi để nguội, muối biển, đường trắng vào cái lọ khuấy thật đều rồi cho củ hành vào lọ.
Bạn nên cho nước ngập hành khoảng hơn 01 đốt ngón tay. Khi cho hành vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt hành để hành không bị nổi lên làm hành bị hỏng.
Bước 5:
Tương tự , bạn cũng cho nước sôi để thật nguội cùng muối biển vào lọ khuấy thật đều và cho su hào, cà rốt vào lọ (nước phải ngập su hào, cà rốt khoảng hơn 01 đốt ngón tay).
Khi cho cà rốt, su hào vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt su hào.
Su hào và cà rốt muối khoảng thời gian 2 ngày là ăn được.
Bạn không cần muối thời gian dài vì su hào, cà rốt nhanh chua và làm món dưa muối không ngon nữa.
Chỉ với một chút khác lạ trong cách pha trộn nguyên liệu cũng đã làm nên nét độc đáo trong món ăn giản dị ngày Tết này rồi.
Những lưu ý khi ăn dưa món
Dù có thích ăn nhưng chú ý bởi lượng dưa muối ăn vào mỗi lần chỉ nên khoảng 50 gr và không nên ăn thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều và lâu ngày sẽ gây sỏi thận.
Chú ý thêm các loại vị món thực phẩm có tính chua hay kiềm không nên nêm bột ngọt khi nấu. Môi trường kiềm, bột ngọt sẽ làm cho mùi món ăn giảm đi, môi trường axit bột ngọt biến thành chất độc gây hại cho sức khỏe.
Học Hỏi 5 Cách Pha Nước Mắm Chấm Ốc Ăn Là Ghiền
Cách pha nước mắm gừng chấm ốc
Nhắc đến các loại nước chấm ngon, không thể không nhắc đến thứ nước mắm gừng đậm đà, cay nồng thơm nức. Đã ăn các món thịt luộc, thịt chiên, cá rán, hải sản luộc… thì nhất định phải có nước mắm gừng. Cách làm nước mắm gừng ngon không hề khó, một khi đã có bí kíp cách làm mắm gừng ngon thì chắc chắn, món ăn nào bạn trổ tài cũng được cả nhà khen nức nở.
+ Nguyên liệu làm mắm gừng: 2 trái ớt, 1 miếng gừng; 3 tép tỏi; 2 muỗng sả; 2 lá chanh thái nhỏ; 2 muỗng nước mắm; 3 muỗng nước lạnh; 1.5 muỗng dấm; 2.5 muỗng đường.
Bước 1: Đầu tiên, bóc vỏ tỏi, rửa sạch và băm nhuyễn. Chanh tươi cắt đôi vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Ớt thái lát hoặc băm nhuyễn.
Bước 2: Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi dùng dao thái nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Hoặc dùng dao đập dập hay giã sau đó tráng qua bằng nước sôi để nguội để giảm bớt độ cay của gừng.
Bước 3: Bước tiếp theo của hướng dẫn cách pha nước mắm gừng, cho bột ngọt và đường trắng vào bát con rồi cho 3 muỗng nước sôi để nguội vào khuấy đều. Tiếp theo cho thêm nước cốt chanh cùng nước mắm vào khuấy đều.
Bước 4: Bí quyết pha nước mắm gừng ngon đó là cần đảm bảo được tỉ lệ nước mắm, nước cốt chanh là 3:3:1. Nếu sử dụng nước mắm gừng để chấm ốc các bạn có thể cho thêm chút đường để nước chấm ngọt và đậm đà hơn, nếu dùng để chấm thịt vịt các bạn chỉ cần cho đúng lượng đường như trên là được.
Lưu ý khi pha nước mắm gừng: Khi pha nước mắm gừng ngon các bạn lưu ý cho đúng tỉ lệ như hướng dẫn trên có để nước chấm ngon nhất. Trong trường hợp các bạn cho thêm hay giảm bớt nước mắm cũng cần giảm bớt nước sôi, nước cốt chanh để nước mắm gừng có hương vị chuẩn nhất.
Cách pha nước mắm chua ngọt chấm ốc luộc
Bước 1: Lấy một chiếc bát pha nước mắm với nước ấm và đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường rồi để nguội.
Bước 2: Cho gừng, tỏi, ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh vào trộn đều.
Bước 3: Tiếp đó rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Cho thêm vài lát ớt tươi và thêm lá chanh thái nhỏ.
Bước 4: Cuối cùng cắt đôi quất cho cả quả vào bát nước chấm, mùi tinh dầu quất sẽ làm nước chấm thơm đậm đà hơn.
Công thức pha nước chấm ốc đúng chuẩn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Sả bóc vỏ, bỏ lá già, rửa sạch, băm nhỏ. Lá chanh rửa sạch, cắt thật nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ. Trộn đều tỏi và ớt với nhau. Chanh vắt lấy nước cốt.
Bước 2: Nấu nước mắm: Đặt một nồi nhỏ lên bếp, sau đó cho nước mắm, nước sôi để nguội và đường vào, đun sôi, khuấy đều cho đường tan hết và tắt bếp. Đợi cho hỗn hợp nước mắm nguội hẳn thì đổ ra chén.
Bước 3: Pha nước mắm. Bạn cho 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, hỗn hợp tỏi, ớt băm và một ít sả băm vào chén nước mắm đã làm ở bước trên, khuấy đều lên. Cuối cùng, rắc thêm chút lá chanh cắt nhuyễn là đã có ngay chén nước chấm ốc vô cùng đậm đà.
Tỷ lệ chuẩn làm nước chấm ốc ngon
Bát nước chấm ốc của bạn nếu được làm theo cách này sẽ giúp nước chấm có đầy đủ các vị chua, ngọt, mặn, cay… sẽ khiến món ốc của bạn thêm ngon hơn rất nhiều. Chi tiết các bước làm nước mắm chấm ốc theo tỷ lệ chuẩn như sau:
+ Nguyên liệu: 2 thìa nước mắm ngon, 1 thìa nước ấm, 1 thìa nước cốt chanh, 3 thìa đường, Gừng, ớt, xả, rau mùi bằm nhỏ, quất tươi, lá chanh.
+ Bước 1: Cho 2 thìa nước mắm, 1 thìa nước ấm, 3 thìa đường trộn đều, bắc lên bếp đun sôi cho tan đường rồi để nguội. Tiếp đó cho gừng, tỏi, ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh vào trộn đều.
+ Bước 2: Rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Thêm vài lát ớt tươi và thêm lá chanh thái nhỏ.
+ Bước 3: Cắt quất thành những lát nhỏ cho vào bát nước chấm. Mùi tinh dầu quất sẽ làm nước chấm thơm đậm đà hơn.
Cách làm nước chấm ốc nướng
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ớt xiêm xanh: 100 gr, Chanh không hạt: 2 trái, Sữa đặc: 60 gr, Đường trắng: 50 gr, Muối: 15 gr, Lá chanh: 10 lá non, Chi tiết các bước làm muối ớt xanh chấm ốc nướng như sau:
+ Bước 1: Ớt xiêm rửa sạch và bỏ hạt và cuống, bỏ luôn cả hạt ớt để khi làm muối chấm đỡ cay hơn. Lá chanh cắt nhỏ, có lá chanh muối sẽ có màu xanh đẹp và dậy mùi thơm hơn.Ớt và lá chanh rửa sạch, để thật ráo nước. Nếu còn dính nước, sốt chấm sẽ không bảo quản được lâu.
+ Bước 3: Cho các nguyên liệu khô, ớt, lá chanh, muối, đường vào máy xay nhuyễn. Nếu không có máy xay, bạn cho các nguyên liệu khô vào cối giã nhuyễn, rồi mới cho nước cốt chanh và sữa đặc vào khuấy đều (nên dùng nước cốt chanh nếu không có máy xay).
+ Bước 4: Sau đó cho 2 nguyên liệu ướt là sữa đặc và múi chanh đã tách vào. Xay đến khi các nguyên liệu hòa quyện và dần trở nên mịn hơn. Muối sẽ có màu xanh lá cây nhạt, điểm thêm những hạt li ti màu xanh đậm nhìn rất bắt mắt. Lúc này bạn nên nếm lại lần nữa và nêm nếm cân chỉnh theo khẩu vị nhà mình nha.
+ Bước 5: Muối ớt xanh có màu sắc bắt mắt, vị chua cay mặn ngọt có đủ, đây là một trong những loại đồ chấm tuyệt vời khó có thể thiếu khi ăn các món hải sản hoặc đồ nướng.
Một chút chua ngọt cay kèm với hương thơm của rau thơm, đây chính là công thức được các bà nội trợ ưa chuộng để làm nước chấm ốc cho gia đình.
Cách Làm Bún Đậu Mắm Tôm Ngon Ăn Là “Ghiền”
Hiện nay, món ăn lôi cuốn này ngày càng có nhiều “tín đồ” yêu thích và được bán ở khắp các vùng miền đất nước. Không ít người mê món ăn này đã tìm đến các lớp dạy nấu ăn hoặc tìm kiếm cách làm món bún đậu mắm tôm ngon để tự trổ tài tại nhà chiêu đãi người thân, bạn bè hoặc mở quán bán kinh doanh.
Cách làm bún đậu ngon cần đạt những tiêu chí nào?
Người ta hay xem bún đậu mắm tôm là món ăn chơi, ăn vặt. Nhưng với một mẹt bún đậu mắm tôm đầy đủ, bạn cũng có thể thưởng thức như một bữa chính khá no bụng và dinh dưỡng. Tùy vào sở thích và vùng miền mà các thành phần của món bún đậu ít nhiều được biến tấu nhưng thường có: bún lá ép, đậu phụ chiên giòn, thịt heo luộc, chả cốm, các loại rau sống ăn kèm (kinh giới, tía tô, dưa leo…) và chén mắm tôm chấm thơm nồng.
Tuy đều là những nguyên liệu đơn giản quen thuộc nhưng khi cùng kết hợp lại đã tạo nên sự “cộng hưởng” lạ kỳ, tạo cho vị giác người ăn một cảm giác lôi cuốn rất riêng. Bất kể người già hay trẻ, không phân biệt giới tính, địa vị, dù ở không gian bình dân hay sang trọng, chỉ cần đưa một miếng bún đậu mắm tôm lên miệng cũng khiến người ăn nếm trọn được hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Và để tạo nên được “hồn vị” cho món ăn dân dã độc đáo ấy, phải cần nhiều hơn sự đồng điệu, khéo léo của người làm.
Món bún đậu ngon trước hết cần có sự kết hợp hài hòa từ các nguyên liệu tươi ngon, được sơ chế biến đúng cách, tỉ mỉ. Bún lá phải tươi và được lựa chọn kỹ càng. Thịt heo luộc được chọn khéo léo từ những miếng thịt chân giò tươi ngon. Chả cốm phải nóng, có màu vàng cánh gián bắt mắt, giòn rụm bên ngoài nhưng bên trong mềm thơm khó cưỡng, vừa có vị ngọt đậm đà của thịt vừa có sự dẻo thơm của hạt cốm. Đậu phụ phải chiên lửa thật khéo sao cho mặt ngoài vàng giòn nhưng bên trong đậu vẫn còn mềm thơm, khi ăn vẫn cảm được vị béo bùi dễ chịu.
Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa để tạo nên nét “tinh túy” và cái chất riêng cho món ăn này chính là cách làm mắm tôm bún đậu chấm ăn kèm. Chén mắm chấm phải được pha chế tỉ mỉ, đúng cách thì mới tạo nên “linh hồn” cho món bún đậu này.
Cần chuẩn bị những nguyên liệu làm bún đậu mắm tôm nào?
Nhắc đến bún đậu mắm tôm thì cách làm bún đậu mắm tôm chả cốm – món ăn trứ danh của Hà Nội 36 phố phường vẫn khiến thực khách say mê nhất. Để tiến hành làm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
1kg bún tươi
1kg thịt giò heo
500g đậu phụ
500g cốm
Rau ăn kèm: kinh giới, tía tô, dưa leo, diếp cá…
Gia vị: nước mắm, tiêu, màu điều, bột năng, dầu ăn.
Hướng dẫn các bước trong cách làm bún đậu mắm tôm tại nhà
Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu
Nên chọn thịt giò heo có cả nạc và mỡ, màu sắc còn tươi hồng, sờ vào thấy săn chắc, có tính đàn hồi, không có mùi hôi lạ, không bị bầm hay có đốm trắng như hạt gạo trong mỡ thịt.
Chọn bún lá mới làm, có mùi chua nhẹ, sợi bún dẻo ướt, mềm và có màu trắng ngần. Khi ăn thử sẽ thấy mùi vị ngọt của bột gạo trong miệng.
Bước 2. Sơ chế thịt heo luộc và thịt heo làm chả cốm
Thịt ba chỉ rửa sạch với nước muối loãng, để ráo rồi lấy một nửa cho vào nồi, đổ ngập nước luộc chín. Trong quá trình luộc thường xuyên hớt bỏ váng bọt, nêm thêm chút gia vị và giấm cho thịt luộc có vị đậm đà. Nước sôi thì đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút cho thịt chín rồi vớt ra, thả ngay vào thau nước đá lạnh khoảng 1 phút cho khỏi thâm và giòn thịt. Vớt thịt ra cho ráo rồi thái miếng mỏng dài khoảng 3cm, bày ra đĩa.
Nửa thịt còn lại cho vào ngăn đá khoảng 1 – 2 tiếng để thịt cứng lại. Sau đó, lấy ra nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Xay xong cho thịt ra bát, nêm thêm: 4 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh bột năng, 1 thìa cà phê tiêu. Mang bao tay nhào thịt để trộn đều các gia vị.
Bước 3. Chiên đậu phụ (đậu hũ)
Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng vuông khoảng 3 cm. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng già thì cho đậu phụ vào. Nên chiên ngập dầu cho đến khi các mặt của miếng đậu chín vàng, giòn thì vớt đậu ra đĩa, để ráo dầu. Chiên đậu càng giòn càng tốt và nên ăn khi đậu còn nóng hổi sẽ càng ngon.
Bước 4. Làm chả cốm.
Ngâm cốm vào nước lạnh khoảng 2 phút để cốm nở ra rồi trộn cốm với thịt heo đã ướp gia vị. Trộn đều hỗn hợp rồi dùng tay nặn hỗn hợp thịt thành các viên chả cốm tròn vừa ăn. Sau đó cho chả cốm vào nồi hấp, hấp chín thì dùng cọ quét chút nước màu điều lên từng miếng chả cho vàng đều, đẹp mắt. Tiếp đó dùng chảo dầu vừa chiên đậu chiên chả cốm cho đến khi chả cốm vàng đều hai mặt và có mùi thơm nhẹ thì vớt ra để ráo dầu, thái miếng vừa ăn.
Mẹo: Để dễ làm, bạn nên bôi chút dầu ăn vào tay để khi nặn cốm thịt không bị dính vào ray cũng như cốm làm xong sẽ nhìn đẹp mắt hơn.
Bước 5. Pha chế mắm tôm chấm bún đậu
Cho mắm tôm ngon vào chén, vắt thêm 1 – 2 trái tắc.
Cho thêm 1 thìa canh đường nâu để mắm tôm có vị ngọt dịu, không hăng, không gắt và thêm 1 thìa canh dầu chiên nóng vào. Sau đó dùng đũa đánh bông hỗn hợp mắm lên.
Cho thêm vài lát ớt xắt cho có vị cay thơm nồng.
Bạn đang xem bài viết Cách Làm Nước Mắm Chua Ngọt Cứ Ăn Là Ghiền trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!