Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Làm Sườn Kho Sấu Chín Chuẩn Hà Nội Xưa # Top 6 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Làm Sườn Kho Sấu Chín Chuẩn Hà Nội Xưa # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Sườn Kho Sấu Chín Chuẩn Hà Nội Xưa mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách làm SƯỜN KHO SẤU CHÍN chuẩn Hà Nội xưa

5

( 100% )

14

Đánh giá s

Bạn có ngạc nhiên không? Quả sấu chín vàng suộm, thơm ngào ngạt, hoá ra không chỉ dầm muối ớt ngon mà còn làm được rất nhiều món ăn tuyệt cú. Không chỉ là thứ giải khát lúc giao mùa đã cơn nắng hanh, từ quả sấu chín, còn làm được những món dân dã ngon tới mức quên cả vòng eo mà xơi tới đầy ba bát cơm trắng.

Sấu chín nhiều duyên ngầm hơn sấu xanh, vị chua đã dịu lại, đượm nắng nên giọt ngọt đầu lưỡi, mùi thơm dịu dàng chẳng có loại trái quả nào bì được.

Đem những quả sấu chín ấy kho với sườn, phải là sườn vai thịt đỏ, xương hơi to, hơi thiệt nhưng thịt róc, kho lên mềm mại mà vẫn có độ giòn thịt không bã bở.

Nhưng kỳ lạ là, cân sườn với đôi chục quả sấu, không hiểu sao lần nào kho lên, sấu cũng hết trước sườn. Ấy là vì quả sấu chín khi kho đã hút cả gia vị đậm đà, độ ngọt của thịt rồi, nên từng giải sấu chín trong đĩa sườn kho, ai cũng muốn mút mát, muốn và với miếng cơm trắng thơm bùi.

NGUYÊN LIỆU LÀM MÓN SƯỜN KHO SẤU CHÍN

– 1kg sườn vai – 10– 15 quả sấu chín – 1 nắm hạt tiêu sọ (nếu có) – 300ml nước – 2-3 cây hành lá

GIA VỊ ƯỚP SƯỜN CHO MÓN SƯỜN KHO SẤU CHÍN

– 1 thìa hành khô băm nhỏ – 4 thìa to nước mắm – 2 thìa to đường/đường thốt nốt – 1 thìa to muối – 1 thìa nhỏ tiêu bột – 1 thìa to nước màu – 2 quả ớt bằm nhỏ – 1 củ sả băm nhỏ

CÁCH LÀM MÓN SƯỜN KHO SẤU CHÍN

Bước 1: Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ngâm ngập nước muối 10 phút. Mình hay dùng cách này thay cho việc chần sườn vì cá nhân mình thấy khi sườn đã bị chần, ướp gia vị sẽ không ngon bằng sườn tươi sống. Cách này mình học bà mình ngày xưa, thời lợn sạch, không chần sườn bao giờ.

Đến khi sang Hàn học về ẩm thực Hàn, hoá ra người Hàn cũng dùng cách này để hết nước máu, mùi hôi của sườn lợn, thịt bò mà ko làm mất nước ngọt hay thay đổi kết cấu thịt

Bước 2:  Ướp sườn với toàn bộ gia vị, đảo đều rồi để ngấm 15 phút. Tuỳ khẩu vị sẽ nêm nếm độ mặn – ngọt thêm cho phù hợp.

Bước 3: Trong thời gian ướp sườn thì gọt sấu, ngâm nước muối loãng. Trước khi kho thì xoáy trôn ốc.

Bước 4:  Làm nóng nồi ở lửa vừa, cho sườn vào đảo nhanh tay cho sườn săn lại và ngấm mắm muối.

Bước 5: Xếp sấu vào nồi, rắc tiêu hạt và đổ nước sao cho nước ngập săm sấp mặt thịt và sấu. Xếp cho đều sấu lên trên, không cần xếp sấu xuống dưới khi kho xong sẽ bị nát

Bước 6: Đun to lửa đến khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa, đậy vung kho khoảng 30 phút hoặc đến thịt sườn mềm. Khi ăn rắc thêm tiêu, ớt và hành lá chẻ.

Thành phẩm món Sườn kho sấu chín:

Món Ngon Từ Sấu Chín Chuẩn Vị Thu Hà Nội

Tiết trời se lạnh với vạt nắng trải đều trên khắp các phố như nhuộm vàng những chùm sấu chín, thế là Hà Nội đã bước sang thu. Hè phố trải đầy những sạp sấu chín giờ vàng ươm khơi gợi tuyến nước miếng tiết chảy.

Hôm nay mẹo hay bỏ túi sẽ gửi đến bạn 3 công thức tuyệt hảo được chế biến từ sấu chín một loại quả đặc trưng cho mùa thu Hà Nội.

1 kg sấu chín già có cùi dày ( như vậy sẽ giúp tiết được nhiều cốt tủy từ sấu hơn)

0,5 kg đường vàng, nâu ( hay còn gọi là đường hoa mai)

1 củ gừng tươi khoảng 0,5 lạng

2 thìa cơm vôi tôi (dùng để ngâm sấu giúp giòn quả, không dễ bị mốc trắng và còn giúp nhuộm vàng sấu khi ngâm)

Sấu cạo vỏ thật sạch, rửa bằng nước thường rồi ngâm trong nước vôi trong 30 phút.

Vớt sấu ra rửa lại dưới vòi nước chảy cho hết vị vôi. Để quả khô thật khô rồi dùng dao sắc xoáy trôn ốc từng quả. Chú ý đừng làm đứt để quả được đẹp và không bị nát.

Gừng rửa sạch, để nguyên vỏ đập dập

Dùng 500ml nước trắng sau đó đun sôi và đổ đường vào đun cho đến khi đường tan hoàn toàn thì bỏ gừng vào nấu cùng khoảng 2 phút rồi tắt bếp. Để nước đường nguội xuống khoảng 60 -70 độ ( có thể sử dụng nhiệt kế ẩm thực để đo) thì thả sấu vào. Cách nấu này giúp sấu ngấm đường nhanh, hơi mềm, không bị dai cứng, ăn vừa miệng.

Các pha hồng trà sấu chín

2 thìa to hồng trà pha với 500ml nước sôi thành cốt trà.

Khi uống thì pha nước cốt trà với nước sấu sao cho chua ngọt vừa miệng. Uống ngon khi có thêm đá lạnh. Bạn có thể đập một cây sả để dùng làm que khuấy rất thơm và hợp vị.

Ô mai sấu chín có vị khác so với ô mai sấu xanh, vị của sấu chín có mùi sấu chín đặc trưng, thơm nhẹ và ngọt thanh. Đây là món ăn vặt mà bạn có thể nhâm nhi cả ngày với một chén.

1 kg sấu chín

0,5 lạng gừng

3 – 3,5 lạng đường vàng

3 thìa muối hạt to

1 nhúm muổi tinh

1 thìa to ớt bột dạng vảy

1 thìa to vôi tôi

Dùng dao sắc khứa xoáy trôn ốc nhưng còn giữ lại hạt

Hòa vôi với 1 lít nước cho vôi tan hoàn toàn, để lắng lọc lấy nước vôi trong. Bỏ sấu đã gọt vào ngâm sao cho sấu ngập trong nước vôi. Nên ngâm vào các chậu, vại gốm, sành, sứ thủy tinh thay vì ngâm trong chậu, nồi kim loại. Thời gian ngâm khoảng 5-6 tiếng.

Vớt sấu chín ra xả sạch nước vôi dưới vòi chảy sao cho hết mùi vôi ngấm trong sấu. Để ráo hoàn toàn.

Đổ đường, muối tinh, rắc gừng thái sợi vào ngâm sấu chín khoảng 12 tiếng ( qua đêm) cho ngấm.

Đổ cả sấu chín và nước đường đã ngâm vào nồi, nấu lửa vừa cho cạn sệt nước, thi thoảng đảo nhẹ tay để sấu ngấm đều.

Lúc nào sấu sệt nước thì vớt sấu ra xếp lên khay nướng có lót giấy nến chống dính, rắc ớt bột cho vào lò sấy khoảng 30 phút ở 50-70 độ C. Để nguội cho vào hũ thủy tinh ăn dần. Món này bạn có thể làm nhiều và trữ để dùng như một loại mứt vào các dịp lễ Tết trong gia đình.

3. Sấu chín dầm

Món quà vặt này được các chị em văn phòng rất thích bởi vị chua cay mặn ngọt hài hòa mà nó đem lại. Bạn dễ dàng bắt gặp món ăn này ở khắp các sạp bán hoa quả dầm ở vỉa hè Hà Nội.

Chuẩn bị:

0,5 kg sấu chín

1 thìa muối tinh

3 thìa đường

1 thìa ớt bột

Sấu chín gọt vỏ, ngâm nước muối loãng cho hết nhựa, vớt ra để ráo khô.

Cắt xoáy trôn ốc khéo léo tách hạt và thịt quả.

Bỏ sấu và hạt sấu vào bát to, rắc đường, muối, ớt lên trộn đều để 15-20p cho ngấm. Hạt sấu bỏ vào với mục đích tạo nước, tạo hương vị thêm cho món sấu dầm nên bạn có thể ngậm hoặc mút nước quả cũng rất thú vị.

Món Ngon Xưa Của Người Hà Nội

Chả cá Lã Vọng

Đối với người Hà Nội xưa, ăn uống là một nghệ thuật, mang cả giá trị tinh thần và vật chất trong đó. Trong sách “Hà Nội băm sáu phố phường” được xuất bản năm 1943, nhà văn Thạch Lam viết: “Nếu chúng ta về ở các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta sẽ biết quà ở Hà Nội ngon chừng nào. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, bún ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm đà thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi. Người Hà Nội không chỉ biết chọn những thức ăn ngon, mà còn biết dùng phối hợp giữa chúng”. ĐA DẠNG QUÀ HÀ NỘI

Bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm, bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn đậm vì chút mỡ hành. Bánh cuốn ăn với chả lợn béo, với đậu rán nóng… Về xôi, có có xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Khi ăn xôi vừng mỡ, người ta nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy, vừa bùi. Xôi ngô có hành khô chưng mỡ, những hạt ngô béo, non, rưới chút nước mỡ trong. Các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng cau… là những người kỹ tính, sành ăn, ưa món quà gì vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu. Đây là một đoạn nhà văn Thạch Lam viết về xôi: “xôi vò, ăn bùi và béo, xôi đỗ ăn đậm vị, xôi lạc ăn vui miệng, đôi khi cả xôi gấc đỏ tươi, lúc xới ra, khói bốc thơm phức…”.

Nhà văn Vũ Ngọc Phan cho biết: “Còn một thứ mà mùa rét cũng như mùa nóng, dân Hà Nội tiêu thụ rất nhiều bún. Bún thì không đâu ngon bằng bún Đống Mác, sợi vừa nhỏ vừa dẻo, lại săn sợi, không bết. Chỉ một thứ bún mà sản ra rất nhiều món ăn ngon lành, lại rất rẻ, nếu đem so sánh với các món ăn Tàu hay Tây. Nào bún ốc, bún sườn, bún riêu, bún bò, bún thang, bún chả…”.

Người Hà Nội xưa thích ăn chả cá với bún ở nhà hàng Lã Vọng ở ngõ Hàng Sơn (sau này có hàng chả cá Lã Vọng nổi tiếng nên được đổi thành phố Chả Cá). Trong tiểu luận “Nhà hàng Lã Vọng và món đặc sản chả cá”, tác giả Nguyễn Thị Hương Liên nhận xét: “Muốn có chả cá ngon, trước hết phải chọn cho được con cá lăng hoặc cá chiên to vì loại cá này thơm và rắn thịt. Thịt cá lọc ra đem thái mỏng thành miếng, hình chữ nhật, ướp bằng nước mẻ, riềng, nghệ đã lọc. Cho thêm chút nước mỡ, để độ 2 tiếng là vừa ngấm. Cá đã ướp được cho vào cặp tre tươi, nướng trên bếp than hoa. Nướng kỹ quá chả sẽ khô và mất vị ngọt; nướng dối, chả sẽ không có mùi thơm.

Gia vị trong món chả cá là thìa là, hành tươi, thơm mùi, mắm tôm, cà cuống. Món chả cá ăn thật nóng mới ngon; mọi thứ phải chuẩn bị đầy đủ. Khách ngồi vào bàn rồi, bà chủ mới phi hành, đun mỡ trong chiếc chảo đặt ngay đó, và rưới lên bát chả cá đã nướng sẵn để trên lớp thìa là và dọc hành cắt khúc cho từng người. Một mùi thơm ngào ngạt bay lên. Lúc này, mọi thứ trông thực hấp dẫn. Từng bát chả cá nóng hổi, vàng ngậy, thơm phức.

Đĩa bún trắng nõn bên cạnh đĩa lạc rang đã bóc vỏ vàng ươm, chồng bánh đa vừng giòn tan, đĩa ớt đỏ tươi thái lát cùng với bát mắm tôm sủi bọt trắng và bát hành tươi ngâm dấm, đĩa thơm mùi tươi xanh. Màu sắc hòa hợp cùng mùi thơm đặc biệt của các món ăn kích thích con tỳ con vị của thực khách”. Món chả cá Lã Vọng là món ngon và sang của người Hà Nội xưa.

Hà Nội còn có món quà nổi tiếng là cốm Vòng. Ngoài bánh cốm, người Hà Nội còn dùng bánh bò, bánh quế, bánh bẻ, bánh củ cải, bánh thạch, những thứ bánh đặc biệt và bánh dày Quán Gánh, bánh rán Cầu Khâu, những thứ bánh bình dân, người giàu, người nghèo đều đã ăn qua.

TINH TẾ VÀ THANH LỊCH

Theo nhà văn Vũ Ngọc Phan, Hà Nội xưa có món “bún chả rong” cũng ngon tuyệt. Trong sách “Những năm tháng ấy”, nhà văn Vũ Ngọc Phan kể lại: “Ba xu hoặc năm xu một mẹt. Cái mẹt đường kính chỉ 25cm, lớn hơn chiếc đĩa tây, trên lót mấy chiếc lá dong, người ta đặt lên mấy lá bún nhỏ sợi, trắng muốt, mấy lá rau sống, diếp tây và mùi thơm, một cái chén xinh xẻo, nhỉnh hơn cái chén đong rượu nếp một tí, trong có nước chanh đường, ớt, pha rất khéo và chả miếng hoặc chả băm tùy theo sở thích người ăn.

Hàng bún chả đỗ đâu là thơm nức đến đó, cô hàng bún chả quạt chả trên than hồng đựng trong các hộp sắt tây, chả cháy xèo xèo, khói bay nghi ngút… Có ba xu hoặc năm xu là được ăn bún chả thơm ngon, nhà làm thì tốn hơn và kềnh càng lắm”.

Viết về bún chả Hà Nội, nhà văn Thạch Lam nhấn nhá rằng: “Bún chả Hà Nội đặc biệt có lẽ vì cái rau húng Láng. Vì chỉ có rau húng ở Láng là có mùi vị húng, đem trồng chỗ đất khác, sớm chậm rồi cũng đổi ra mùi bạc hà”. Bên cạnh bún chả còn có bún bung, bún sườn và canh bún. Muốn có nồi bún bung phải có dọc mùng. Nhà văn Thạch Lam nhận xét: “Bún sườn thì hiền lành thôi, về sắc sảo chẳng có gì. Cứ quý hồ nước cho ngọt, bún cho dẻo là được rồi.

Người ta ăn bún sườn cũng như đọc tiểu thuyết ngon ngọt, thích thôi chứ không đam mê. Không có người ghét nhưng cũng không có người tha thiết quá. Cái gì cũng ở nửa chừng. Canh bún cao hơn bún sườn một mực. Để làm món này cần có rau cần, cá rô con lạng từng miếng một. Thịt cá rô đem lại cho thức ăn một vị đậm ngọt khác thường. Khi ăn phải vừa độ nóng, không để nguội và cũng không đun già quá nóng; và người ta cho thêm hạt tiêu vào để thêm cái cay nồng có mực thước”.

Nói đến món ăn Hà Nội thì không thể thiếu món phở. Theo nhà sử học Đào Hùng, người Việt tiếp thu “nhục phấn” của người Trung Quốc, nhưng biến đổi để làm thành món phở hoàn toàn khác. Trước hết chỉ nấu bằng thịt bò chứ không dùng thịt lợn. Thứ hai là nước dùng được nêm, ngoài những gia vị quen thuộc của Trung Quốc như thảo quả, hồi, quế…, thì nhất thiết phải có nước mắm. Thiếu nước mắm thì không thể có được hương vị đặc trưng của phở. Phở là thứ quà thật đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ Hà Nội mới có, nhưng chỉ ở Hà Nội mới ngon. Đó là thứ quà có thể ăn vào mọi lúc của tất cả mọi người. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối.

Nhà sử học Đào Hùng thật tinh tế khi so sánh phở với bún ở góc độ thực phẩm dâng cúng: “Nhìn lại các bữa ăn truyền thống vào dịp lễ tết của người Việt, ta không hề thấy bóng dáng của phở, trên bàn thờ không bao giờ bày phở cúng, chứng tỏ nó không gắn với những tập tục ăn uống lâu đời của dân tộc. Trong khi đó bún lại là món ăn phổ biến trong mọi nhà, nhất là khi dọn cỗ bàn”. Theo nhà sử học Đào Hùng, có thể nó chỉ xuất hiện khi có cuộc sống đô thị vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, ở thành phố lớn miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Hàng phở đầu tiên ở Hà Nội là những hàng phở gánh.

Phở gánh có vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được đặt tên và tưởng nhớ: phở phố Ga, phở phố Hàng Cót, phở phố Ô Quan Chưởng, phở phố Cửa Bắc… Nhà văn Thạch Lam khắc họa hình ảnh và cái ngon của phở gánh Hà Nội: “Nếu là gánh phở ngon thì nước dùng trong và ngọt, lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút; bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, lại điểm thêm chút cà cuống, chanh ớt với hành tây đủ cả…”.

Đối với người Hà Nội, ăn uống không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất mà còn mang cả giá trị tinh thần. Vì vậy, trong mọi bữa ăn, người Hà Nội rất chú trọng đến việc bày biện các món ăn, sắp xếp sao cho gọn gàng, ngăn nắp, trang trí sao cho đẹp. Người ta tin rằng, chỉ có như vậy mới làm tăng thêm độ ngon của thức ăn. Mặc dù xác định ăn uống phải vui vẻ, nhưng phải giữ lễ, phải mực thước.

Trần Phương

Hướng Dẫn Cách Làm Vịt Om Sấu Đặc Sản Hà Nội Thơm Ngon Dễ Làm

Nguyễn Phụng chia sẻ ngay cách làm vịt om sấu lừng danh này qua bài viết sau đây. Nếu bạn có dịp ra miền Bắc hẳn bạn không nên bỏ qua món đặc sản vịt om sấu. Thịt vịt thơm mềm, nước dùng có vị cay nồng của ớt, sả, và vị chua thanh thanh đặc trưng của sấu, ăn với bún chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Cách làm vịt om sấu miền bắc

Thời gian thực hiện: 40 phút

Độ khó: trung bình

Khẩu phần: Dành cho 3 người ăn

Nguyên liệu làm Vịt om sấu

Vịt làm sạch 1 con

Sấu xanh 10 quả

Khoai sọ loại củ nhỏ 0.5 kg

Hành khô 5 củ

Mùi tàu 10 lá

Tỏi 1 củ

Sả 5 nhánh

Cách chế biến Vịt om sấu

Sơ chế nguyên liệu

Gừng giã nát, trộn với muối rồi xát lên vịt để khử mùi hôi của vịt. Sau đó rửa sạch vịt và chặt miếng vừa ăn.

Hành, sả đập dập, thái mỏng, tỏi giã nát, ớt băm nhuyễn.

Ướp vịt với 1/3 thìa canh muối, 1/2 thìa canh hạt nêm, 1/3 thìa cà phê tiêu, cùng một nửa lượng hành, tỏi, sả đã chuẩn bị. Chờ 30 phút cho thịt vịt ngấm gia vị.

Khoai sọ rửa sạch, luộc sơ với nước và chút muối, sau đó xả với nước lạnh rồi bóc vỏ. Bằng cách này, bạn sẽ bóc vỏ khoai sọ nhanh hơn mà không sợ ngứa tay.

Sấu cạo vỏ, ngâm nước lạnh.

Rau mùi tàu rửa sạch thái nhỏ.

Ướp thịt vịt

Cho thịt vịt vào nồi, ướp vịt với khoảng 1/3 muỗng canh muối, 1/3 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê hạt tiêu và ½ lượng hành, tỏi, sả thái nhỏ.

Trộn đều rồi ướp vịt ít nhất 20 phút.

Lượng gia vị các bạn tự điều chỉnh nhưng phải ướp vừa đủ để vịt thấm và đậm hơn khi ăn.

Ướp vịt với các gia vị ít nhất là 20 phút

Om vịt

Cho chảo lên bếp cùng một muỗng canh dầu ăn, chờ dầu nóng rồi cho hành, tỏi, sả, ớt vào phi thơm.

Cho vịt vào, xào săn vịt.

Cho sấu vào nồi rồi đổ nước ngập vịt, bạn có thể dùng nước dừa tươi thay cho nước lạnh để món vịt om sấu thêm đậm đà hấp dẫn.

Khi thịt vịt mềm, cho khoai sọ vào nấu cùng cho đến khi khoai mềm nhưng không được để cho khoai bị nát.

Dằm sấu cho đến độ chua ưng ý, nêm nếm lại gia vị, rắc rau mùi tàu, ớt thái sợi lên để trang trí.

Múc ra chén và thưởng thức món vịt om sấu khi còn nóng.

Thành phẩm

Lẩu vịt om sấu vừa có vị béo tươm từ thịt vịt lại dai ngon, thêm vị chua chua giòn giòn của sấu quả thật rất tuyệt vời cho một bữa cơm gia đình ấm cúng.

Vịt om sấu ăn với gì ngon nhất?

Cách làm vịt om sấu này ăn nóng cùng cơm, bún tươi hay mì đều rất ngon.

Bạn có thể múc ra ăn nóng hoặc thưởng thức như một món lẩu với các loại rau xanh như: rau nhút, rau muống…

Món ăn này thích hợp cho cả bữa cơm gia đình và những bữa tiệc sum họp đông người.

Bạn có thể ăn vịt om sấu như một món lẩu với rau tươi và bún, mì.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Sườn Kho Sấu Chín Chuẩn Hà Nội Xưa trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!