Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Làm Thịt Bò Xào Mướp Đắng Vừa Ngon Vừa Tốt Cho Sức Khỏe ~ Ẩm Thực Thông Thái # Top 5 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Làm Thịt Bò Xào Mướp Đắng Vừa Ngon Vừa Tốt Cho Sức Khỏe ~ Ẩm Thực Thông Thái # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Thịt Bò Xào Mướp Đắng Vừa Ngon Vừa Tốt Cho Sức Khỏe ~ Ẩm Thực Thông Thái mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách làm thịt bò xào mướp đắng vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Cách làm thịt bò xào mướp đắng làm sao đơn giản, ngon, xanh và không đắng là cách làm được nhiều người tìm kiếm để thực hiện. Đây cũng là món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, sự kết hợp của thịt bò với mướp đắng sẽ giúp giải độc, cung cấp sắt, làm dẹp da hiệu quả.

Ngoài ra, các bạn có thể biến tấu món ăn này bằng cách thay thịt bò bằng thịt trâu xào mướp đắng, mướp đắng xào trứng, thịt bê xào mướp đắng… đều rất ngon và bổ dưỡng.

Nguyên liệu

Thịt bò phi lê: 150g

Mướp đắng: 2 quả

Hành lá, rau mùi

Ớt

Cà rốt: 1 củ

Hành khô, tỏi

Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, rượu trắng, dầu ăn…

Cách làm

Hành khô, tỏi: làm sạch, băm nhuyễn.

Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với tỏi, hành khô băm, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, rượu trắng,tiêu trong 15 phút cho ngấm gia vị.

Cà rốt tỉa hoa.

Cách chế biến thịt bò xào khổ qua không đắng đó là mướp đắng sau khi thái rửa với nước muối loãng, chần sơ.

Hành và rau mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Ớt thái lát mỏng.

Phi thơm hành tỏi cùng một ít ớt bột rồi cho thịt bò vào đảo nhanh tay với lửa lớn, tắt bếp để riêng thịt bò.

Sau đó cho mướp đắng, cà rốt vào xào trong chảo vừa xào thịt bò, rau củ chín thì đổ thịt bò vào xào cùng, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, xào chín.

Sau khi thịt bò và mướp chín bạn múc ra đĩa, rắc hành lá và rau mùi, một chút hạt tiêu lên, vậy là chúng ta đã co món mướp đắng xào thịt bò thơm ngon hấp dẫn rồi.

Các Món Ăn Ngon Từ Mướp Đắng Tốt Cho Sức Khỏe

Mướp đắng có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch. Những món ngon từ mướp đắng ăn lần đầu tuy khó ăn nhưng lần sau bạn sẽ dễ dàng bị nghiền nó lúc nào không hay.

LỢI ÍCH TỪ MƯỚP ĐẮNG

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương.

Ngoài ra, có thể dùng mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để trừ rôm sảy, làm thuốc chữa ho, chữa cảm mùa hè, thanh nhiệt ở phế và vị.

Quả này còn dùng để chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng.

Đồng thời, có tác dụng an thần, kết hợp với những vị khác để điều trị tăng huyết áp. Mướp đắng chế biến làm thuốc bằng cách thái lát, phơi khô, sao vàng rồi bảo quản để dùng dần.

Lá mướp đắng có thể dùng tươi, giã đắp, nấu nước tắm hoặc sắc uống.

Gần đây, phương pháp giảm cân bằng mướp đắng đã dần phổ biến ở Mỹ và Nhật Bản.

Lý do là vì loại quả này có tác dụng ức chế các cơ quan ppar (tác nhân chủ yếu gây bệnh tiểu đường và làm tăng cholesterol) nên được đánh giá là tuyệt đối an toàn và khoa học.

Với phương pháp này, các bạn sẽ không cần “hành hạ” dạ dày bằng việc nhịn ăn hay ra sức vận động mà vẫn có hiệu quả.

Lượng mướp đắng tối thiểu mà người muốn giảm cân cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là từ 2-3 quả. Hãy nhớ rửa sạch, bỏ hạt rồi ăn sống loại quả này như các hoa quả khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý

Mướp đắng là loại quả có vị đắng đặc trưng và được chế biến thành nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng như canh mướp đắng, mướp đắng xào, salad mướp đắng…

Tuy vậy, mướp đắng được coi là thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng ăn được, chẳng hạn nhưng phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai…

CÁCH CHỌN MƯỚP ĐẮNG NGON

Để có món mướp đắng xào trứng ngon chúng ta nên chọn các trái mướp đắng ngon và hấp dẫn theo tiêu chí sau:

Chọn mướp đắng gân nhỏ li ti nhỏ thì tốt hơn gân lớn. Thân mướp đắng có màu xanh rất đậm, thân phình, láng bóng có thể ngâm chất kích thích vì vậy nên tránh.

Các mẹ khi sơ thế nên ngâm trong nước muối pha loãng 10-15 phút, xả nhiều lần bằng nước sạch để giảm độ đắng và giảm đi dư lượng thuốc trừ sâu có trong quả.

Bổ dọc quả khổ qua, đem phần cùi trắng nằm sát tận cùng bên trong lớp thịt mướp loại bỏ hoàn toàn. Vị đắng sẽ giảm đi rõ rệt.

Đem khổ qua để lạnh ở mức -8 độ C hoặc cắt nhỏ mướp đắng rồi ngâm trong nước đá một thời gian.

Khổ qua sau khi cắt, dùng một chút muối ướp trong chốc lát, rửa sạch dưới vòi nước, có thể giảm đắng. Cách này áp dụng cho món khổ qua xào khi được cắt mỏng.

Khổ qua bổ đôi, bỏ hạt, cắt thành lát mỏng, rửa sạch bằng nước lạnh, vừa rửa vừa lấy tay nhẹ nhàng bóp khổ qua, đổi 3-4 lần nước lạnh, khổ qua bớt đắng, ngon ngọt hơn.

Khổ qua xào chung với ớt sẽ làm giảm vị đắng. Hoặc đem khổ qua rửa sạch, cắt lát mỏng vừa ăn, đun nóng chảo (hoặc nồi) không thêm dầu, cho khổ qua vào xào chín, để nguyên trong chảo. Lúc xào chung với món khác mới lấy khổ qua đã chín ra trộn đều, nêm gia vị.

Cách 6. Xử Lý Ở Nhiệt Độ Cao: Trụng Sơ Khổ Qua 2-3 Lần

Trụng khổ qua qua nước sôi rồi mới dùng. Chất đắng trong mướp đắng sẽ bị tiêu hủy ở nhiệt độ nóng trên 80 độ C. Nếu lại được rửa qua nước lạnh, sẽ hết hẳn vị đắng. Tuy nhiên, cách xử lý bằng nhiệt độ quá cao có điểm yếu là làm mất nhiều chất dinh dưỡng quý trong khổ qua.

1. Món Nộm Mướp Đắng

1 đĩa nộm mướp đắng xanh mát mắt sẽ làm dịu bớt cái nóng hè oi ả, làm tươi mới cho bữa cơm gia đình. Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị khoảng 300gr mướp đắng, 1 quả ớt ngọt, 1 củ hành tây, tỏi băm nhuyễn, gia vị như đường, xì dầu, dầu mè, dấm…

Cách làm:

+ Rửa sạch mướp đắng, bỏ ruột và hạt sau đó cắt dọc thân quả mướp thành 4 phần bằng nhau và cắt lát mỏng.

+ Hành tây và ớt ngọt thái chỉ.

+ Pha nước trộn nộm: tùy vào khẩu vị của từng người mà bạn gia giảm đường, dầu mè, dấm, xì dầu cho vừa miệng. Sau khi pha xong cho vào xoong nhỏ đun nóng trên bếp sau đó để nguội.

+ Trụng sơ mướp đắng đã thái lát mỏng với nước sôi có bỏ một ít muối. Chỉ nên trụng nhanh sau đó xả lại ngay với nước lạnh để giữ được độ giòn.

+ Cho tất cả mướp đắng, hành tây, ớt ngọt vào bát sau đó trộn đều với hỗn hợp nước trộn nộm đã để nguội và thưởng thức.

2. Món Mướp Đắng Nhồi Thịt

Chuẩn bị: 500gr mướp đắng, 300gr nạc vai, 5 tai mộc nhĩ lớn, nấm hương, gia vị, mắm, mì chính, hạt tiêu, hạt nêm, hành khô, hành lá.

Cách làm:

+ Sơ chế mướp đắng: rửa sạch, bỏ 2 đầu quả mướp, bỏ hết hạt và để ráo nước. Tiếp đó, thái khoanh tròn khoảng 5cm.

+ Ngâm mộc nhĩ với nước sôi cho mộc nhĩ nở hết và làm sạch, thái chỉ.

+ Nấm hương rửa với nước lạnh, sau đó ngâm với nước ấm khoảng 15 – 20 phút cho nấm mềm ra.

+ Rửa sạch hành lá, thái nhỏ.

+ Thịt nạc vai đã xay nhuyễn trộn đều với mộc nhĩ, nấm hương, các loại gia vị, hành khô đã chuẩn bị sau đó nhồi vào các khoanh mướp đắng.

+ Đun sôi nước sau đó thả mướp đắng đã nhồi thịt vào, đun lửa nhỏ và nêm thêm gia vị, hạt nêm vừa ăn. Trong khi đun nên mở hé vung để giữ được màu xanh cho mướp đắng.

Khi mướp đắng nhồi thịt đã chín, bỏ hành lá thái nhỏ vào và múc ra bát. Ăn mướp đắng nhồi thịt ngon nhất là khi còn nóng ấm.

3. Món Canh Cá Quả Mướp Đắng

Chuẩn bị: 2 – 3 quả mướp đắng, 1 con cá quả, hành lá, rau mùi, gia vị, đường, muối, hạt tiêu.

Cách làm:

+ Cá quả làm sạch, để ráo nước, trụng sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.

+ Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi, bỏ ruột, cắt khúc khoảng 2 – 3cm tùy ý.

+ Đun sôi khoảng 2 – 3 bát nước rồi cho cá quả vào hầm. Nêm nếm gia vị vừa ăn.

+ Khi cá quả đã chín mềm, bạn cho mướp đắng vào và đun lửa vừa cho tới khi mướp đắng chín mềm.

+ Nêm nếm gia vị, hạt tiêu vừa ăn sau đó bỏ hành lá, rau mùi cắt khúc vào nồi canh và tắt bếp.

+ Múc canh ra bát và thưởng thức. Chú ý nên chọn cá quả vừa phải và khi múc ra bát để nguyên con, cá không bị vỡ nát, mướp đắng chín tới, giữ được màu xanh.

4. Canh Mướp Đắng Nấu Tôm

Món canh mướp đắng nấu tôm được nhiề người yêu thích. Được đánh giá là món canh dễ ăn, có vị ngọt của tôm pha lẫn chút đăng đắng dễ chịu của mướp. Cùng tìm hiểu cách nấu ngay nào!

Nguyên liệu chuẩn bị:

+ Mướp đắng : 3-4 quả

+ Tôm : 250g

+ Giò sống

+ Hành lá, hành khô, rau mùi

+ Gia vị các loại : bột ngọt, bột canh, hạt nêm, …

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Mướp đắng bạn rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu. Dùng thìa nạo sạch ruột, và sử dụng dao thái lát mỏng.

– Để hạn chế bớt độ đắng của mướp. Bạn ngâm chúng trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó đem rửa lại với nước sạch và để ráo nước.

– Hành khô bóc vỏ, rửa sạch. Đập dập và thái nhỏ.

– Tôm bạn bóc vỏ, rút phần chỉ đen. Sau đó giã thô, không cần giã quá nhuyễn.

– Trộn tôm với giò sống, hành khô + tiêu và muối. Ướp trong khoảng 10 phút.

– Rau mùi, hành lá đem rửa sạch và thái nhỏ.

Bước 2: Tiến hành nấu canh mướp đắng nấu tôm

– Cho khoảng 3-4 bát con nước vào nồi và đun sôi.

– Sau khi nước sôi, bạn múc từng thìa hỗn hợp tôm ướp (chuẩn bị từ bước 1), thả vào trong nồi nước sôi. Tiếp tục đun to lửa để nước sôi.

– Đun đến khi nào tôm chín, nổi lên bề mặt thì bạn thả mướp đắng vào.

– Đun tiếp đến khi nào mướp đắng chín thì tắt bếp. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Lưu ý : Không nên đun quá lâu sẽ làm giảm độ giòn, màu xanh của mướp.

– Sau khi đun xong, bạn múc canh ra bát tô lớn. Cho hành và rau mùi lên trên và thưởng thức.

5. Mướp Đắng Xào Trứng

Nguyên liệu làm món mướp đắng xào trứng:

+ Mướp đắng 2 quả

+ Trứng gà 3 quả (tùy sở thích của bạn thích nhiều hay ít trứng)

+ Bột canh

+ Dầu ăn

Cách làm:

+ Bước 1: Bạn rửa sạch mướp đắng rồi để ráo nước, sau đó bổ mướp ra làm đôi, lấy sạch ruột, thái thành lát mỏng.

+ Bước 2: Cho mướp đắng vào ngâm nước lạnh khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước (đây là cách làm cho mướp giảm độ đắng)

+ Bước 3: Bạn đập trứng ra bát, đánh tan thật đều nhuyễn

+ Bước 4: Cho chảo lên bếp và đun nóng dầu ăn sau đó bạn cho mướp đắng vào xào qua rồi cho trứng vào đảo qua lại thật đều và nhanh tay.

+ Bước 5: Sau đó bạn rắc bột canh lên đảo cho ngấm đều tới khi mướp đắng có màu xanh xẫm là chín. Xúc ra đĩa và thưởng thức (món này sẽ rất ngon khi ăn nóng).

– Mướp đắng: 1 quả

– Thịt bò: 300g

– Cà rốt: 1 củ vừa

– Đậu đen lên men, tỏi

– Gia vị: muối, đường, hạt tiêu, dầu mè, bột ngô, dầu ăn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt bò: rửa sạch, thái miếng mỏng.

– Cà rốt: nạo vỏ, rửa sạch, nếu thích các bạn có thể tỉa hoa rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.

– Tỏi: bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ.

– Đậu đen lên men: ngâm với nước 15-20 phút rồi sau đó bạn để khô, chặt thành từng miếng nhỏ.

Bước 2: Ướp thịt bò

– Sau khi sơ chế xong hết các nguyên liệu thì bạn lấy thịt bò cho vào một chiếc bát tô to.

– Cho muối, đường, bôt ngô, dầu ăn với một lượng vừa phải. Trộn đều tất cả các nguyên liệu này lại với nhau và để khoảng 10 phút để thịt bò ngấm đều gia vị.

Bước 3: Làm mướp đắng xào thịt bò

– Cho một chút dầu ăn vào chảo, đun nóng. Cho thịt bò đã ướp gia vị vào đảo đều, nhanh tay đến khi thịt bò tái thì bạn xúc thịt bò ra đĩa.

– Cho thêm một chút dầu ăn, cho tỏi và đậu đen vào phi thơm vàng. – Cho mướp đắng và cà rốt vào xào cùng. Chỉ cần xào tầm 3 phút để các loại rau này mềm ra thì đổ thịt bò đã xào tái trước đó vào xào cùng.

– Đặc biệt, mướp đắng xào thịt bò không thể thiếu được hương vị của một chút dầu mè. Bạn chỉ cần rắc một ít dầu mè, đảo đều và tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức

7. Món Mướp Đắng Ướp Đá Ăn Kèm Ruốt Giải Nhiệt Cơ Thể

+ Mướp đắng (khổ qua): 2 trái

+ Ruốc lợn (chà bông): 250gr

+ Đá viên

+ Màng bọc thực phẩm hoặc túi nilong bọc thức ăn đều được

+ Nước lọc: 4 muỗng

+ Đường: 1 muỗng cà phê

+ Nước Mắm: 2 muỗng

+ Ớt: 1 trái

+ Tỏi: 2 tép

Bước 1. Sơ chế mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng bạn chọn những trái non xanh mơn mởn, đừng lựa những trái già, héo món ăn sẽ bị xơ, không ngon.

Rửa sạch mướp đắng. Bổ đôi, dùng muỗng cà phê moi bỏ hết ruột, rồi xắt thành từng miếng mỏng, ngâm qua nước muối loãng 5 phút, xong vớt ra, rửa lại với nước sạch, để ráo.

Bước 2. Ướp đá

Cách 1. Ướp đá mướp đắng bằng tủ lạnh

Bạn cho mướp đắng vào dĩa, sau đó đặt trực tiếp vào ngăn đá tủ lạnh 10 – 15 phút rồi lấy ra là xong.

Cách 2. Ướp với đá viên

Nếu bạn không có tủ lạnh thì có thể thực hiện cách làm món mướp đắng ướp đá theo cách sau:

Đập nhỏ viên đá cho vào tô, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, rồi để mướp đắng lên trên màng bọc. Ướp mướp đắng từ 30 – 40 phút cho lạnh là được.

Bước 3. Pha nước chấm

Pha nước trộn gỏi đầu tiên bạn lấy 4 muỗng nước chín pha với 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm. Vắt thêm một tí chanh vào hỗn hợp trên là có một chén nước trộn như ý.

Bước 4: Trình bày món ăn, đầu tiên lấy một đĩa đá lót phía dưới cùng (có thể cho vào màng bọc thực phẩm để khổ qua không thấm vào nước đá), sau đó cho khổ qua lên trên mặt đĩa, tiếp tục rắc chà bông lên trên khổ qua. Khi gần thưởng thức món ăn thì rưới nước trộn pha phía trên lên là dùng được.

Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm món mướp đắng ướp đá ăn kèm ruốt rồi đó. Món gỏi mướp đắng này không hề đắng mà còn giòn nữa, tưởng không ngon mà ngon không tưởng phải không nào.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu cá thác lác khổ qua

+ Cá thác lác: 500g

+ Khổ qua: 5 trái

+ Bún tươi: 500g

+ Xương nấu nước dùng: 500g

+ Hành tây: 1 củ

+ Ớt, tiêu, nước mắm, bột nêm, gò, hành, dầu ăn mỗi thứ 1 ít

Bước 1: Nấu nước dùng

Xương bỏ vào hầm với hành tây thái múi lấy khoảng 2 lít nước dùng. Trong quá trình hầm nên vớt bọt để nước trong.

Nước dùng nêm nếm gia vị vừa ăn sau đó múc ra lồi lẩu nên nêm hơi nhạt để chấm cá và khổ qua sẽ ngon hơn và khi ăn gần hết nước không bị mặn. Có thể cho vào nổi lẩu ít ớt để tăng thêm vị hấp dẫn của nước lẩu.

Bước 2: Chế biến rau

Khổ qua bào mỏng hoặc thái mỏng sau đó ngâm nước cho bớt đắng sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh cho giòn khi ăn.

Hành rửa sạch cắt khúc, gò thái nhuyễn

Bước 3: Chế biến cá thác lác

Cá thác lác mua về cho một ít tiêu, hành, dầu ăn, ớt, hạt nêm, nước mắm rồi dùng muỗng quết dẻo. Có thể thêm chút thì là để tăng thêm sự hấp dẫn tùy theo khẩu vị của gia đình bạn.

Bỏ cá kín vào chén hoặc tô sau đó úp ngược vào đĩa cá sẽ trông rất hấp dẫn. Có thể trang trí thêm 1 quả ớt hoặc vài cọng gò.

Múc nước lẩu ra nồi lẩu, cho hành gò vào và đặt lên bếp mini, Cá sau khi quết dẻo thì lấy ra đĩa, khi nước sôi thì sắn lấy từng cục vừa ăn cho vào nổi lẩu, Lấy bún bỏ ra đĩa, Khổ qua xếp ra đĩa. Nước mắm cho thêm 1 ít ớt cắt mỏng chấm sẽ rất ngon.

Thật đơn giản phải không nào! Như vậy là bạn có thể tự tay làm các món ngon từ mướp đắng rồi. Còn chần chờ gì nữa mà không tự tin vào bếp và làm món ăn này để cùng thưởng thức với những thành viên trong gia đình và bạn bè thôi nào. chúng tôi tin rằng mọi người sẽ rất thích những món ăn này của bạn đấy.

Kỳ Duyên

Những Món Ăn Mùa Mưa Vừa Ngon, Vừa Tốt Cho Sức Khỏe

I. Các loại thực phẩm nên ăn vào ngày mưa

a. Chọn thực phẩm giàu vitamin C:

Vitamin C là một trong những chất chống ôxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt, canxi.

b. Chọn thực phẩm giàu vitamin D:

Là một loại vitamin khá đặc biệt so với những loại khác. Ngoài khả năng giúp xương chắc khỏe nhờ điều phối chuyển hóa canxi, vitamin D còn có vai trò đối với hệ miễn dịch.

c. Chọn Thực phẩm giàu canxi:

Khi thời tiết lạnh nhiệt độ thấp rất dễ gây nên những cơn chuột rút ở chân, để phòng tránh hiện tượng này, cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi (giúp đảm bảo tốt sự dẫn truyền các xung động thần kinh, dự phòng một cách hiệu quả nguy cơ chuột rút trong mùa Đông).

Danh sách các loại thực phẩm nên ăn vào mùa mưa theo y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda gồm: gạo đỏ, các loại rau đắng, các loại đậu, tỏi, hành tây và gừng, trái cây như nho, chà là, dừa và dâu tằm, các sản phẩm từ sữa như bơ, sữa và sữa bò, rau mùi, thì là, bạc hà và tiêu đen.

II. Lời khuyên về sức khỏe cho mùa mưa

– Tránh đi trong vũng nước vì có vi trùng có thể xâm nhập vào chân và gây nhiễm trùng.

– Tránh ăn thực phẩm ngoài đường, uống nước ven đường và rau sống vì chúng không vệ sinh trong mùa mưa.

– Có thuốc chống côn trùng bên cạnh.

– Dùng thức ăn nóng và đồ uống nóng trong mùa mưa.

– Làm khô bàn chân ngay lập tức sau khi bị ướt mưa.

– Giữ cho cơ thể khô và ấm để tránh cảm lạnh và ho.

– Đừng ở quá lâu trong các phòng máy lạnh.

III. Những món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe mùa mưa/mùa lạnh

Những cơn mưa bất chợt lúc giao mùa dễ khiến cơ thể bạn bị ốm vặt, dị ứng hay nhiễm vi khuẩn. Vậy trời mưa ăn gì ngon để có thể kích thích được vị giác và bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất?

1. Cá trứng kho tiêu đen

Hạt tiêu đen chứa nhiều hoạt chất piperine giúp hạn chế giảm đau, giảm sốt và rất có lợi cho sức khỏe những người hay bị ho, cảm lạnh hoặc các bệnh hô hấp vào ngày mưa. Vị cay nồng đặc trưng của tiêu đen còn kích thích vị giác và giúp ăn ngon miệng hơn.

Nguyên liệu Thực hiện 2. Rau muống xào tỏi

Những cơn mưa kéo dài là khoảng thời gian khá khắc nghiệt đối với những người mắc bệnh viêm phế quản và hen suyễn. Bổ sung tỏi vào thực đơn ngày mưa không chỉ giúp bạn hạ thấp mức cholesterol, mà tỏi còn là loại gia vị giúp giữ ấm cho cơ thể.

Ăn tỏi sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm. Một đĩa rau muống xào tỏi đơn giản sẽ vừa giúp bạn bổ sung chất xơ, đồng thời phát huy được tác dụng của tỏi đối với sức khỏe.

Nguyên liệu Thực hiện

Rau muống nhặt thành khúc vừa ăn, rửa sạch rồi để ráo nước.

Tỏi mua về lột vỏ, băm nhỏ. Bắc chảo dầu, sau khi dầu nóng thì bạn thả tỏi vào đảo nhanh tay.

Khi tỏi bắt đầu có mùi thơm và ngả vàng, bạn cho rau muống đã chuẩn bị vào chảo, tiếp tục dùng đũa đảo, sau đó nêm gia vị nước mắm, bột nêm, bột ngọt, đường cho vừa ăn.

3. Gà kho gừng

Gừng là loại gia vị có tính nóng, có tác dụng sinh nhiệt nên giúp làm ấm cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, gừng còn có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch nên ăn gừng ngày mưa giúp chống viêm, giảm nguy cơ bệnh tim đồng thời thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Món gà kho gừng ăn nóng với cơm trắng sẽ là món ăn không những bổ dưỡng mà lại rất đưa cơm trong những ngày mưa gió.

Nguyên liệu Thực hiện

Gà rửa qua rượu trắng, rửa lại bằng nước sạch để ráo, chặt miếng vừa ăn.

Ướp thịt gà với đường, nước mắm, tiêu, bột ngọt… trong 20 phút.

Gừng cạo vỏ, thái sợi; tỏi lột vỏ, bằm nhuyễn; ớt rửa sạch, cắt lát.

Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi, ớt, gừng.

Khi tỏi, ớt, gừng vàng đều, cho thêm 1 muỗng bột nghệ vào đảo đều.

Tiếp tục trút thịt gà đã ướp vào, xào cho thịt săn lại, thấm gia vị.

Cho thêm nửa chén nước vào, nêm nếm lại vừa ăn.

Nấu đến khi gà chín, nước cạn thì tắt bếp.

Múc gà ra đĩa, trang trí thêm ngò và ớt.

4. Bún xào nghệ

Lâu nay, nghệ tươi và bột nghệ được xem như là thần dược của sắc đẹp vì những đặc tính y học vốn có. Ngoài công dụng làm đẹp, với đặc tính có vị cay và mùi hăng, nghệ tươi còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cũng như ngăn ngừa, chữa trị các bệnh thời điểm giao mùa.

Nếu biết cách chế biến, nghệ sẽ là loại gia vị vừa tạo mùi vừa tạo màu sắc rất đẹp cho bữa cơm gia đình. Không chỉ ngon miệng, món bún xào nghệ từ lâu đã được nhiều người xem như bài thuốc giải cảm hiệu quả.

Nguyên liệu

* Bún: 0,5 kg.

* Thịt: thịt heo, tim, cật heo: 200g.

* Gia vị: Củ nghệ, tỏi băm, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn, hành lá, hẹ.

Thực hiện 5. Nước ép lựu

Lựu là loại hoa quả chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C. Các dưỡng chất có trong lựu giúp quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể của bạn được diễn ra đúng cách. Nước lựu giúp giảm viêm ruột và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Ngoài việc ăn quả lựu trực tiếp thì sử dụng nước ép lựu khi trời mưa có thể mang lại lợi ích cho những người bị bệnh viêm loét đại tràng và các bệnh viêm ruột khác.

Nguyên liệu Thực hiện

Bổ quả lựu ra làm tư, sau đó tách lấy hạt lựu bằng tay cẩn thận, đồng thời tách luôn cả ruột và vỏ ra.

Rửa sạch chanh, sau đó để ráo nước rồi thái lát. Bạn có thể sử dụng chanh vàng hay chanh xanh tùy ý.

Cho hạt lựu và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vào khay của máy ép rồi khởi động máy, ép lấy phần nước cốt.

Lưu ý: Để tách hạt lựu khỏi vỏ lụa, bạn dùng mũi dao tách nhẹ từng hạt.

5 Món Ăn Chay Giảm Cân Vừa Ngon Vừa Lạ Miệng Vừa Tốt Cho Sức Khỏe

5 món ăn chay giảm cân hiệu quả

1. Bún xào chay – món ăn chay giảm cân tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cách chế biến món bún xào chay giảm cân:

Bước 1: Nấm đông cô ngâm nở, cắt bớt gốc, sau đó thái thành miếng mỏng. Cà rốt cắt sợi mỏng. Rau thơm, dưa leo rửa sạch

Bước 2: Làm nóng dầu (dầu thực vật) trong chảo, cho hành tím vào phi thơm rồi thêm cà rốt vào xào trước.

Bước 3: Khi cà rốt vừa chín tới thì thêm nấm đông cô và cuối cùng là đậu hũ đã cắt sợi vào xào chung, nêm nếm bằng nước tương, muối, đường cho vừa miệng.

Bước 4: Tắt bếp và bỏ ra đĩa trộn đều với bún, thêm 1 chút rau thơm và vài lát dưa chuột để trang trí cho món ăn thêm hấp dẫn.

2. Cách nào món ăn chay giảm cân: món mướp xào nấm rơm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cách chế biến món mướp xào nấm rơm giảm cân:

Bước 1: Mướp gọt vỏ thái khoanh tròn, nấm rơm rửa sạch cắt đôi.

Bước 2: Phi thơm tỏi, bỏ nấm rơm vào xào sau đó cho thêm mướp và nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.

Bước 3: Khi nguyên liệu trong chảo chín tới, bạn cho thêm hành lá vào đảo qua là có thể bày ra đĩa và thưởng thức.

3. Canh chua chay – món ăn chay giảm cân cho ngày hè

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cách làm món ăn chay giảm cân:

Bước 1: Đậu bắp, dọc mùng tước xơ, cắt miếng. Cà chua cắt miếng mỏng. Nấm hương ngâm nước cho sạch, vớt ra để ráo.

Bước 2: . Tiếp đến, bạn bắc nồi nước lên bếp, nước sôi cho nấm hương và sấu vào, nêm nếm cho vừa ăn.

Bước 3: Lần lượt cho thêm đậu bắp, dứa, cà chua và dọc mùng vào. Khi nước sôi lại thì cho giá vào rồi tắt bếp.

4. Củ cải xào trứng – món ăn chay giảm cân thơm mát

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bước 1: Củ cải gọt bỏ vỏ, nạo thành những sợi nhỏ. Rắc một ít muối vào củ cải, dùng tay bóp nhẹ cho củ cải ra bớt nước hăng. Sau đó rửa lại với nước rồi vắt kiệt nước.

Bước 2: Đập trứng vào bát, đánh cho tan đều cùng 1 ít hạt nêm.

Bước 3: Trộn đều một ít trứng với củ cải.

Bước 4: Cho một tí xíu dầu ăn vào chảo đun nóng, đổ trứng trộn củ cải vào xào chín. Thêm 1 chút hành hoa vào cho món ăn thêm ngon.

5. Đậu bắp nướng – món ăn chay giảm cân tốt cho xương khớp

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

400g đậu bắp

1/2 thìa cà phê gừng băm

Vừng, đường, nước tương, giấm, dầu thực vật

Bước 1: Gừng băm, muối, đường, dầu, nước tương và giấm trộn đều với nhau. Rưới hỗn hợp này lên đậu bắp, đảo đều và để vậy 10 phút.

Bước 2: Cho đậu bắp lên bếp, nướng đến lúc chín sao cho hơi xém cạnh là được sau đó rắc thêm ít vừng lên. Món ăn có thể dùng kèm với nước tương hoặc ăn cùng cơm trắng đều rất ngon miệng.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Thịt Bò Xào Mướp Đắng Vừa Ngon Vừa Tốt Cho Sức Khỏe ~ Ẩm Thực Thông Thái trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!