Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Lẩu Mắm Ngon Đúng Điệu Miền Tây mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lẩu mắm là món ăn đặc trưng của miền Tây nam bộ được nấu từ các nguyên liệu vô cùng dân dã mà bạn nhất định phải thử khi có cơ hội về thăm vùng đất này. Nói nhỏ: Ăn ở Sài Gòn cũng được nhưng không phải chỗ nào cũng nấu đúng vị miền tây đâu. Còn nếu muốn tự làm món lẩu mắm miền tây tại nhà thì bạn có thể tham khảo bài viết này!
1. Nguyên liệu (cho khoảng 4 – 6 người ăn)
– Thịt ba rọi: 500 gram
– Cá hú: 1 con khoảng 600 – 900 gram
– Tôm, mực, cá viên: mỗi thứ khoảng 300 gram
– Mắm linh, mắm sặc: 50 gram/loại
– Cà tím: 200 gram
– Xương gà: 1 hoặc 2 bộ
– 1 kg bún tươi
– Ớt sừng, sả, tỏi, các loại gia vị
– Các loại rau ăn kèm: Thèo nèo (hay còn gọi là kèo nèo, cù nèo hoặc tai tượng), cọng bông súng, bạc hà, rau muống bỏ lá, rau nhút, bông bí đỏ, bắp chuối bào, bông điên điển, bông đậu đũa, rau đắng, giá, bông lục bình… Số lượng và loại rau tùy vào sở thích.
2. Sơ chế
– Thịt ba rọi luộc lên, xắt miếng vừa ăn
– Tôm rửa sạch cắt râu và để nguyên con
– Mực rửa sạch, cắt miếng vừa ăn
– Cá làm sạch, cắt làm 2 – 3 khúc lớn
– Ớt sừng trái to rạch đôi bỏ hột, nhồi chả cá vào như nhồi khổ qua, phần dư vo viên tròn vừa ăn
– Lặt rau, ngâm qua nước muối loãng và rửa sạch để ráo nước
– Cà tím cắt khúc dài khoảng 2 lóng tay
3. Cách nấu lẩu mắm miền tây
– Hầm xương gà khoảng 30 phút và lọc lấy nước dùng
– Lấy một nồi khác cho vào 200 ml nước lạnh nấu sôi, cho 2 loại mắm vào khuấy đến khi tan ra hết thì tắt bếp, lọc bỏ xương
– Cho dầu ăn vào chảo, phi sả băm cho thơm rồi bỏ cá vào chiên sơ cho bớt mùi tanh
– Phi tỏi cho thơm, đổ phần nước mắm và nước dùng gà đã lọc rồi nấu cho sôi, nêm nếm vừa ăn
– Làm nước mắm ớt hoặc nước mắm me tùy sở thích
– Xếp tôm, mực, cá, cá viên ra một đĩa lớn, rau sống ra một đĩa lớn, bún tươi ra một đĩa riêng và dùng như lẩu bình thường
4. Một số lưu ý khi nấu lẩu mắm
– Có thể thay nước hầm gà bằng xương heo hay nước dừa tươi
– Có thể thay cá hú bằng cá lóc, cá basa, cá tra hoặc cá điêu hồng
– Các loại rau ăn kèm có thể linh hoạt thay đổi tùy khẩu vị và điều kiện
– Nguyên liệu có thể thay đổi hoặc gia giảm, nhưng các nguyên liệu quan trọng không thể thiếu bao gồm mắm cá, một con cá tươi, tôm, cà tím, kèo nèo và rau muống.
Cách Nấu Lẩu Lươn Ngon Đúng Điệu Miền Tây Nam Bộ
Cách nấu lẩu lươn ngon đúng chuẩn
Chuẩn bị nguyên liệu
Nấu lẩu lươn là cần đông vui rồi, lên chúng tôi sẽ chuẩn bị nguyên liệu cho 4 người ăn, nếu các bạn ăn số lượng ít hơn hoặc nhiều hơn các bạn có thể tăng, giảm số lượng và tùy chỉnh số lượng nguyên liệu sao cho phù hợp với cách nấu nẩu lươn.
Lươn: 700gam
Me: 30gam
Khế chua: 300gam
Hoa chuối: 150gam
Hành hoa: 40gam
Hành tím: 2-3 củ
Rau răm: khoảng 2 bó nhỏ
Rau ăn lẩu cùng: Muống, đậu bắp, rau cải xanh, rau nhút, rau ôm… có thể thêm rau gì tùy thích.
Bún ăn kèm hoặc mỳ gói: Chuẩn bị cho 4 người ăn.
Ớt sừng 3 quả
Dầu ăn
Gia vị: Mắm, muối, mì chính, đường, tiêu, hạt nêm…
Cách nấu lẩu vịt
Cách nấu lẩu cá thác lác
Cách tiến hành nấu lẩu lươn ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Để có nồi lẩu lươn ngon trước khi chuẩn bị lươn, các bạn chọn mua lươn nên chọn những con có độ lớn vừa phải và phân biệt hai màu rõ rệt là bụng màu vàng, lưng màu đen. Như vậy với cách nấu lẩu lươn này thì thịt chúng sẽ săn và thơm ngon hơn rất nhiều.
Tiếp đó bạn rửa lươn sơ qua với nước sau đó sát muối lên lươn để lươn hết những chất nhớt rồi lọc xương, cắt lươn khoàng 3-5cm tùy ý thích, rửa lại với rượi gạo để khử mùi tanh. Sau đó ướp lươn với một ít muối và bột nêm để lươn ngấm gia vị.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu khác
Hoa chuối: Thái sợi nhỏ, chần sơ qua gạo cho trắng mềm.
Khế: Rửa sạch, thái lát hợp lí sao cho vừa ăn.
Hành và rau răm rửa sạch thái khúc để riêng ra từng bát.
Hành tím: rửa sạch đập giập thái nhỏ.
Me: rửa qua sau đó luộc nhừ, giầm ra lọc lấy nước me.
Các loại rau củ quả khác còn lại nhặt sạch ngâm nước muối, chờ sử dụng.
Bước 3: Chế biến nồi lẩu lươn ngon
Chọn nồi to vừa đưa lên bếp, khi nồi nóng đổ một chút dầu ăn, phi hành tím đã đập giập thật thơm. Tiếp theo đổ lươn đã chế biến sẵn, đảo đều chi đến khi có mùi chín của lươn, thêm khoảng 2 lít nước sạch vào nồi linh sôi lên. Nếu các bạn thích cách nấu lẩu lươn chua cay vị đậm đà hơn thì có thể cho thêm sa tế ớt và cho thêm một chút giấm.
Bước 4: Trang trí nồi lẩu lươn
Chuyển nước dùng đã làm ở bước (3) cho lên bàn đã chuẩn bị sẵn, cho thêm hành hoa, rau răm, ớt sừng, khế, hoa chuối để trang trí nồi lẩu lươn, bày các loại rau mà mình đã chuẩn bị sẵn ra để ăn kèm và trang trí sao cho thật hấp dẫn và bắt mắt. Cuối cùng chờ các bạn thân yêu đến để thưởng thức với cách nấu lẩu lươn hấp dẫn thôi nào.
2 Cách Nấu Lẩu Mắm Cá Linh Miền Tây
Ẩm thực của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ dù chế biến đơn giản nhưng lại có mùi vị đặc biệt. Những nguyên liệu chế biến không cầu kỳ, rau trong vườn, cá trong đìa hay gà trong chuồng, cách chế biến thì rất đơn giản.
Hai món lẩu mắm cá linh thơm ngon, chuẩn vị miền Tây
1.1 Món lẩu mắm cá linh truyền thống
Để chế biến món lẩu mắm cá linh, mọi người cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Thịt: xương ống heo, thịt bò, tôm tươi, mực ống, lươn
Mắm: mắm cá linh và mắm cá sặc
Rau: cà tím, sả, rau súng, rau đắng, rau muống, bông điên điển, lục bình non, bắp chuối bào, bông so đũa,…
Gia vị: ớt, hành, đường, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt.
Bún tươi hoặc mì gói để ăn kèm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương ống heo mua về rửa sạch với nước muối, lấy sạch lông heo còn dính trên xương ống.
Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng. Tôm tươi bỏ đầu, lấy đường chỉ trên thân tôm, cắt đuôi và rửa thật sạch.
Mực ống cắt thành khoanh tròn.
Các loại rau nhặt lá úa, lá già và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Tiến hành rửa sạch và để ráo.
Lấy một chày nhỏ đập dập các tép sả.
Bước 2: Nấu nước dùng
Cho một tô nước lạnh và ít muối vào trong xoong. Đợi nước sôi, cho xương heo chần qua khoảng 30 giây để loại bỏ các chất bẩn. Cách này giúp cho nồi nước lẩu thêm trong và đẹp mắt.
Bước 3: Lọc mắm cá linh
Mắm cá linh, mắm cá sạch phải chọn loại ngon, chất lượng mới nấu được nồi lẩu mắm cá linh đúng vị miền Tây. Cho mắm cá vào 500ml, bắc lên bếp nấu sôi, đến khi mắm bắt đầu mềm dẻo thì tắt bếp. Lấy rây hoặc vải mùng, lọc phần xác cá và nước của mắm cá linh ra để riêng. Phần nước sẽ cho vào nồi nước xương heo đang hầm, nấu thành nước lẩu mắm cá linh. Mọi người đập dập vài củ sả, cho vào nồi để tăng hương vị. Nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp.
Bước 4: Xào chín cà tím
Cà tím cắt các thanh dài, khoảng một gang tay. Xào trên bếp cho vừa đủ chín. Khi nồi nước dùng đã xong, cho cà tím vào để ăn cùng.
Bước 5: Thưởng thức
Chuẩn bị, bày biện tôm, mực, rau ra các dĩa. Đặt nồi nước lẩu mắm cá linh giữa bàn. Đợi nước lẩu sôi, lần lượt nhúng các loại thịt, hải sản vào, sau đó là rau.
1.2 Lẩu mắm cá linh nấu bông điên điển
Nguyên liệu cần có như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương heo rửa sạch cùng muối hoặc rượu trắng để khử mùi hôi của xương.
Lá me hoặc lá giang phải chọn lá non, nhặt các cành và rửa sạch. Lá giang tiến hành vò nhẹ để lá tiết ra được vị chua.
Những loại rau ăn kèm thì tiến hành nhặt sạch, ngâm trong nước muối và rửa sạch.
Bông điên điển rửa nhẹ với nước, không được để bông bị dập sẽ mất đi vẻ đẹp của bông cũng như lúc ăn sẽ mất vị ngon.
Bước 2: Ướp cá linh
Lấy cá linh rửa sạch, ướp với tỏi, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu. Để ngấm trong khoảng 15 phút.
Phi tỏi thơm, có màu vàng, cùng tóp mỡ cho vào nồi nước xương heo đang ninh. Lá me hoặc lá giang cho vào để tạo vị chua.
Mắm cá linh mọi người cần chọn nơi uy tín để mua. Người quen hoặc cửa hàng chuyên bán mắm miền Tây để đảm bảo chất lượng của mắm.
Khi mua mắm cá linh ở siêu thị mọi người cần phải chú ý xem hạn sử dụng. Vì mắm ngon cần có quá trình lên men, nếu như không cẩn thận sẽ mua trúng phải mắm có dòi như vậy sẽ không thể chế biến.
Cá linh nên mua vào đầu mùa mưa, tầm tháng 7, tháng 8 cá sẽ rất tươi, ngon, béo.
Các loại rau ăn kèm nên tìm các loại rau miền Tây để món lẩu mắm cá linh đúng chuẩn vị nhất.
Khi nấu nước dùng, có thể dùng xương heo hoặc xương gà, xương cá.
Nấu nước lẩu bằng xương, phải liên tục vớt bọt màu nâu đen để nồi nước được trong.
Đặc trưng của mắm là vị mặn nên mọi người phải cho từng chút một và nêm nếm để món lẩu cá linh không bị gắt bởi mắm.
Lươn, thịt bò, tôm, mực đợi nước sôi rồi cho vào, nấu chín rồi hãy ăn. Tránh ăn thịt tái sẽ không tốt cho cơ thể.
Rau nên nhúng vào cuối cùng, không để lâu sẽ mất độ giòn của rau .
Nên ăn cùng bún để trung hòa được vị mặn đặc trưng của món lẩu mắm cá linh. Mì tôm có vị mặn trước nên ăn kèm với món này sẽ không hợp.
2. Tự làm mắm cá linh sạch và ngon tại nhà
Cá linh có nguồn gốc từ vùng Biển Hồ, Campuchia. Mỗi khi vào mùa nước lũ, theo các dòng chảy, cá linh lại xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo nguồn thủy sản dồi dào cho nơi đi.
Cá linh thuộc dòng cá chép, thân nhỏ, đầu dẹp, hai mắt to tròn và lồi. Vảy của cá linh dày và mềm. Phần lưng có màu ánh vàng, bụng có màu trắng.
Hiện nay, vào mỗi mùa nước nổi, người dân lại chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Từ dân dã đến cao cấp, phục vụ từ bình dân đến sang trọng.
Nhận thấy lợi ích từ cá linh, người dân đã nhân giống cá linh, nuôi tại hồ. Mọi người có thể thưởng thức cá linh quanh năm, không còn chờ vào mùa nước lũ như trước. Cá linh ngày nay bán tại các chợ và siêu thị khắp đất nước.
Cá linh mua về làm sạch. Tiến hành cắt mang cá, rạch bụng để lấy ruột cá ra ngoài. Rửa sạch với nước. Lấy ít muối vào trong thau, khuấy đều cho muối tan rồi cho cá linh vào. Ngâm cá linh từ 4-5 tiếng. Sau đó, rửa sạch với nước muối và ép chặt trong lọ.
Bước 2 : Xếp cá vào trong hũ
Lấy cá linh ra tẩm với bột thính, lấy thính rắc đều vào thân và bụng cá. Lấy một hũ sạch để làm ủ mắm cá linh. Lần lượt xếp cá thành lớp, mỗi lớp mọi người cho một ít muối hạt lên trên, đến khi hết phần cá đã chuẩn bị. Để hũ cá linh ở nơi khô ráo, trong vòng 3 tuần.
Bước 4 : Thành phẩm món mắm cá linh
Sau một tháng, mắm cá linh đã hoàn thành. Lúc này, cá đã thành mắm, có phần nước và xác cá. Tỏi giã nhuyễn cùng ớt, bột ngọt, đường sau đó cho cá linh vào trộn đều, ăn kèm với cơm hay bún. Vị mặn của mắm, cay của ớt và ngọt của đường đủ làm nồi cơm hết veo.
Mắm cá linh dùng để nấu bún, nấu lẩu, kho mắm đều rất ngon.
3. Rau ăn kèm lẩu mắm cá linh cho đúng vị
Lẩu mắm cá linh sẽ ngon gấp đôi khi ăn kèm với rau đặc trưng miền Tây. Có thể kể đến một số rau dùng trong món lẩu mắm là:
Bông súng: lấy cọng bông súng tước vỏ, bông súng có vị giòn, ngọt. Loại rau này có tác dụng trong việc hỗ trợ tim, hô hấp, thanh nhiệt và cầm máu.
Bông bí: bí là trái được trồng rất nhiều trong vườn nhà nên khi ăn lẩu mẹ thường hái bông bí vàng ăn kèm với lẩu. Nhụy của bông bí có vị đắng nên mọi người phải cắt bỏ đi để giữ trọn được vị ngon của rau.
Bông điên điển: loại bông đặc trưng của miền Tây, có nhiều tại vùng Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ,… Bông điên điển có tác dụng trong việc trị chứng mất ngủ, bị nóng trong người.
Bông so đũa: chúng có màu trắng hoặc màu tím, khi ăn lúc đầu có vị nhẫn nhưng sau khi nhai chúng lại chuyển hóa thành vị ngọt và thanh.
Kèo nèo: một loại rau với cái tên độc đáo, xuất hiện ở ven sông, ao của đồng bằng sông Cửu Long. Kèo nèo có vị đắng ban đầu nhưng lúc sau người ăn sẽ cảm nhận vị ngọt của rau.
Bắp chuối: chặt một hoa chuối của cây chuối chát và bào mỏng để làm rau bắp chuối ăn kèm với món lẩu mắm. Bắp chuối sau khi xắt mỏng thì ngâm trong nước muối để không bị thâm. Khi ăn bắp chuối có độ giòn, ăn rất vui miệng.
Ngoài ra, nếu không kiếm được các loại rau đặc trưng của miền Tây thì hãy dùng các loại rau thay thế như rau muống, mồng tơi,…
Vị ngon ngọt của hải sản kèm với vị mặn của mắm khiến món ăn này trở nên nổi tiếng và lấy được lòng của nhiều người, không chỉ là dân miền Tây.
Cách Nấu Lẩu Đuôi Bò Ngon Đúng Điệu
Món lẩu đuôi bò thơm ngon, hấp dẫn. Ảnh: Internet
Cách chọn đuôi bò ngon
Để món lẩu này có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, bạn phải biết cách chọn đuôi bò:
Bạn nên chọn đuôi bò có thịt màu đỏ tươi, tránh chọn những đuôi có thịt màu đỏ sẫm, không ngon.
Mỡ ở phần đuôi phải có màu vàng, gân trắng và cứng khi ấn vào.
Chú ý dùng tay ấn vào đuôi bò, nếu thấy thịt có độ đàn hồi tốt, không có mùi hôi thì đó là đuôi bò ngon.
Cách nấu lẩu đuôi bò thơm ngon tròn vị
Nguyên liệu
1 cái đuôi bò
4 cây sả
10g táo tàu
10g kỷ tử
5g hoa hồi
5g quế
3 củ hành tím
5 – 6 tép tỏi
1 củ gừng
1 củ cải trắng
1 miếng đậu hũ non
Bò viên
1 hũ chao ngon
1 củ hành tây
Rau ăn kèm: Rau cải xanh, rau mồng tơi
Gia vị: Hạt nêm, đường, bột ngọt, muối, sa tế,…
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế và ướp đuôi bò
Đuôi bò mua về làm sạch, chà xát với muối, rượu, gừng cho bớt hôi tanh, sau đó rửa lại nhiều lần, chặt khúc vừa ăn và để ráo. Tiến hành ướp đuôi bò với 2 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 2/3 muỗng cà phê muối, trộn đều và để khoảng 15 phút cho ngấm gia vị.
Ướp đuôi bò với các gia vị cần thiết. Ảnh: Internet Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Sả làm sạch, phần lá cắt khúc, phần gốc cắt nhỏ. Hành tím, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Gừng bỏ vỏ, cắt nhỏ và đập dập.
Hành tây bóc vỏ, cắt múi cau.
Rau ăn kèm nhặt kỹ, rửa sạch và để ráo. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.
Củ cải trắng bào bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc.
Bước 3: Xào đuôi bò
Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và cho sả, tỏi, hành tím băm cùng gừng đập dập vào phi thơm. Tiến hành cho đuôi bò đã ướp vào xào cùng quế và hoa hồi.
Xào săn đuôi bò. Ảnh: Internet Bước 4: Ninh đuôi bò
Sau khi đuôi bò đã săn lại, bạn cho tất cả vào nồi áp suất cùng củ cải trắng và lượng nước vừa đủ xâm xấp mặt thịt. Chúng ta sẽ ninh đuôi bò khoảng 40 phút cho mềm.
Hầm mềm đuôi bò bằng nồi áp suất. Ảnh: Internet Bước 5: Pha nước chấm chao
Cho vào chén 3 viên chao, 3 muỗng cà phê nước chao, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê sa tế, sả cắt nhỏ, khuấy đều để hỗn hợp đồng nhất.
Nước chấm chao giúp món lẩu đặc sắc hơn. Ảnh: Internet Bước 6: Nấu lẩu đuôi bò
Đuôi bò sau khi hầm xong bạn trút hết ra nồi rồi đặt lên bếp nấu tiếp. Tiến hành cho táo tàu, kỷ tử, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh bột ngọt, ½ muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường phèn, 1,5 muỗng canh tương đen vào khuấy đều.
Khi thấy nước sôi lại, bạn tiếp tục cho bò viên vào. Nấu đến khi thấy bò viên đã chín, bạn cho tiếp đậu hũ non và hành tây vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
Món lẩu trông vô cùng hấp dẫn và bắt mắt. Ảnh: Internet Bước 7: Trình bày và thưởng thức
Bạn múc lẩu ra nồi nhỏ, đặt lên bếp ga mini, dọn cùng bún, rau ăn kèm và nước chấm chao. Ăn đến đâu trụng đến đó thơm ngon hết sẩy!
Bày món ăn và thưởng thức. Ảnh: Internet
Lẩu đuôi bò ăn với rau gì?
Rau ăn với lẩu đuôi bò thường là cải xanh, rau má, mồng tơi… Tuy nhiên, bạn có thể ăn cùng với những loại rau yêu thích khác.
Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Lẩu Mắm Ngon Đúng Điệu Miền Tây trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!