Cập nhật thông tin chi tiết về Chính Quyền Địa Phương Trong Hiến Pháp Năm 2013 mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Hiến pháp năm 2013) vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua đã tạo cơ sở chính trị – pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới. Đây là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó có nội dung về Chính quyền địa phương.
1. Nội dung Chính quyền địa phương trong Hiến pháp
Chương IX – Chính quyền địa phương là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của nhân dân cả nước, đồng thời cũng là Chương nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Chương Chính quyền địa phương đã đánh dấu những thay đổi lớn của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992, đã làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan công quyền ở địa phương trong mối quan hệ với Trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa HĐND, UBND trong chính thể của chính quyền địa phương; đồng thời, cũng quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính.
– Về tên gọi của Chương: Trên thực tế, thuật ngữ “chính quyền địa phương” đã được sử dụng tương đối rộng rãi và phổ biến trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo chính trị pháp lý, cũng như các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ở Trung ương và địa phương. Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên gọi từ HĐND và UBND (trong Hiến pháp năm 1992) thành Chính quyền địa phương. Đây là sự thay đổi hợp lý, phù hợp với lịch sử lập hiến cũng như các văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, từ thực tiễn hoạt động của hai cơ quan này cho thấy: HĐND và UBND mặc dù là hai cơ quan có vị trí và tính chất khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính. Do đó, hai cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Cũng vì thế, việc đổi tên này không phải là hình thức, mà nó đặt ra yêu cầu phải đổi mới thực sự về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng: Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa HĐND và UBND; tạo không gian tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho chính quyền địa phương; khẳng định rõ nét hơn vị trí của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính thống nhất của đất nước.
– Quy định về đơn vị hành chính: Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng thời, bổ sung quy định về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110). Bổ sung quy định “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” (khoản 2 Điều 110). Từ các quy định trên, có thể nhận thấy một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, Hiến pháp đã sử dụng thuật ngữ “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã trong thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là ý tưởng mới trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đông đảo đại biểu Quốc hội và nhân dân, mở ra khả năng cho việc thành lập các đơn vị hành chính mới nhằm tăng khả năng dự báo và tính ổn định của Hiến pháp trong việc đáp ứng nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Với cách quy định mở về đơn vị hành chính, Hiến pháp mới đã tạo điều kiện việc đưa ra tên gọi mới cho đơn vị hành chính trong thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ như “thành phố” trong “thành phố trực thuộc Trung ương”. Theo đó, cách quy định về đơn vị hành chính “thành phố trong thành phố” sẽ không bị xem là vi hiến trong các văn bản pháp luật sau này.
Thứ hai, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. Thực chất, vấn đề này cũng đã được đề cập trong Hiến pháp năm 1992. Đây là quy định được bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức (nhất là ý kiến đề xuất của Chính phủ) và các địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đang đặt ra ở một số địa phương như huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang hay huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh…
Thứ ba, tại Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. Thực tiễn cho thấy, việc chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính lãnh thổ của nước ta trong thời gian qua ở các cấp diễn ra rất phổ biến nên đã có lúc dẫn đến hoặc làm tăng đầu mối đơn vị hành chính và làm tăng tổ chức bộ máy, biên chế công chức và tài chính công… hoặc hao tổn rất nhiều chi phí quốc gia để làm việc này… dẫn đến suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và cải cách hành chính hiện nay. Để tránh tình trạng nhập, tách, chia, điều chỉnh địa giới hành chính một cách dễ dãi, thiếu căn cứ, tiêu chí minh bạch, công khai, đặc biệt là thiếu sự tham gia ý kiến có tính quyết định của nhân dân đã diễn ra trong thực tế vừa qua ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 đã quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. Có thể nói, việc hiến định rõ hơn về thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện, thủ tục thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của Hiến pháp mới góp phần bảo đảm tính ổn định của các đơn vị hành chính hiện nay. Đồng thời, quy định này cũng nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, quy định mới này cũng đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ phải gấp rút nghiên cứu và soạn thảo các quy định ở tầm luật để trình Quốc hội ban hành về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính trong đó nhất thiết phải có việc lấy ý kiến nhân dân địa phương.
– Quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính: Theo Điều 118 Hiến pháp năm 1992, “Việc thành lập HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính do luật định”. Thực tế, các đạo Luật tổ chức HĐND và UBND (năm 1994 và 2003) đều quy định: Mọi đơn vị hành chính đều tổ chức HĐND và UBND. Mô hình tổ chức này đã gây nên sự cồng kềnh, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa HĐND và UBND các cấp, không có sự phân biệt giữa mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị và hải đảo. Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:
1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định (Điều 111).
Với quy định trên, đơn vị hành chính nào cũng có chính quyền. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng: Không phải ở tất cả các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương được tổ chức giống nhau.
Với khái niệm này, cho phép chúng ta phân biệt rõ giữa cách phân chia đơn vị hành chính để quản lý với mô hình tổ chức quản lý ở từng đơn vị hành chính. Không phải một đơn vị hành chính là một cấp chính quyền. Cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Ở đâu được coi là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm HĐND và UBND; còn ở đâu không được coi là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn. Vì vậy, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra khái niệm “cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND”, cấp chính quyền có ở những đơn vị hành chính nào sẽ do luật định, phù hợp với “đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”.
Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã mở ra những khả năng để luật quy định và khắc phục những bất cập trong tổ chức chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 1992, đồng thời, đổi mới một bước quan trọng tổ chức chính quyền địa phương.
– Về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 1992 không có điều khoản riêng quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương mà nội dung này được thể hiện thông qua các quy định về thẩm quyền của HĐND(1) và UBND. Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cách tiếp cận khi bổ sung một điều mới (Điều 112) quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, khoản 1 của Điều này khẳng định rõ chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ được phân biệt với nhau: (1) Nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (2) Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
Trong một Nhà nước đơn nhất như nước ta, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của chính quyền địa phương là tổ chức và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương. Đây là quy định thể hiện nhiệm vụ có tính tự quản cao của chính quyền địa phương, nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế.
Thứ hai, khoản 2 Điều 112 quy định rõ “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”. Có thể nói, đây là một định hướng quan trọng trong việc thiết kế cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương (cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau) trong thời gian tới. Chỉ có trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền theo tinh thần phân cấp mạnh mẽ thì cơ chế xác định trách nhiệm, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền cũng như thực hiện việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả.
Thứ ba, khoản 3 Điều 112 quy định: “Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”. Trên thực tế rất nhiều nhiệm vụ của Trung ương được giao cho địa phương thực hiện, nhưng chỉ giao việc mà không kèm theo các điều kiện để thực hiện công việc, do đó, gây rất nhiều khó khăn cho địa phương. Quy định tại khoản 3 Điều 112 của Hiến pháp tạo cơ sở hiến định giải quyết nhiều khó khăn của các địa phương hiện nay.
– Quy định về Hội đồng nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về HĐND trong Hiến pháp năm 1992. Theo đó, khoản 1 Điều 113 tiếp tục quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Khoản 2 Điều 113 quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của HĐND địa phương. HĐND thực hiện 02 loại chức năng là “quyết định” và “giám sát”:
– HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;
– HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
Như vậy, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phương về việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chính quyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. Cách quy định như trên là phù hợp với những điểm mới trong quy định tại Điều 112 về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
– Quy định về Ủy ban nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về UBND trong Hiến pháp năm 1992 theo hướng: Ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND ở nơi ấy phải do HĐND bầu ra và được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND”, “cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Hiến pháp mới, “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.” Tuy nhiên, quy định về UBND trong Hiến pháp mới cũng thể hiện sự đổi mới theo hướng: Ở những đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào là do luật định. Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định “UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND”, đồng thời, có bổ sung nhiệm vụ “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”
2. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương
Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, bổ sung nhiều điểm mới giúp cho việc tiếp tục đổi mới thể chế về chính quyền địa phương. Để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương, trong thời gian tới cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
– Xây dựng Luật về chính quyền địa phương
Luật về chính quyền địa phương cần quy định rõ các vấn đề sau:
– Luật cần xác định rõ việc thành lập cấp chính quyền ở vùng nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Nơi nào cần phải có cấp chính quyền (bao gồm cả HĐND và UBND); và nơi nào chỉ cần cơ quan hành chính (UBND). Việc xác định sự phân định này cần phải được cụ thể hóa thông qua các tiêu chí rõ ràng.
– Luật cụ thể hóa việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương. Để thể chế hóa khoản 2 Điều 112, trước hết cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để xác định rõ được các thẩm quyền nào cần được giao cho cơ quan Trung ương và thẩm quyền nào giao cho địa phương nhằm bảo đảm việc thực hiện phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
– Luật cần cụ thể hóa quy định về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Thể chế hóa quy định này, cần nghiên cứu để làm rõ vấn đề: Ở những đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào? Có phải do dân bầu trực tiếp hay không?
– Xây dựng Luật về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
Trọng tâm của Luật này là:
– Xác định rõ đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là đơn vị thuộc cấp nào trong hệ thống phân cấp chính quyền ở nước ta.
– Xác định rõ có bao nhiêu cấp chính quyền tại đơn vị kinh tế đặc biệt (một hoặc là hai), từ đó có cơ sở cho việc tổ chức chính quyền tại đơn vị kinh tế đặc biệt phù hợp với đặc điểm của từng địa phương này.
Như vậy, với vai trò thực hiện công vụ địa phương, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phương về việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời, giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chính quyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. Do đó, để bảo đảm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương thì cần nghiên cứu xây dựng Luật giám sát của HĐND, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công việc giám sát của HĐND, đồng thời phát huy được tính tự quản của địa phương.
Tóm lại, với việc quy định các nội dung về chính quyền địa phương theo hướng mở, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế
hóa đầy đủ, toàn diện các quy định của Hiến pháp trong thời gian tới về vấn đề này, mà trước hết là việc xây dựng các văn bản pháp luật nêu trên.
(1) Điều 120 Hiến pháp năm 1992 quy định như sau: Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.
Hiến Pháp Năm 2013 Về Quyền Con Người, Quyền Cơ Bản Của Công Dân
1. Quan niệm về quyền con người, quyền cơ bản của công dân
Tư tưởng về quyền con người (human rights, droits de l’home), cũng có thể gọi là ” quyền của con người” – ” rights of human person” hình thành cùng với sự xuất hiện của những nền văn minh cổ đại, quyền con người xuất phát từ các quyền thiêng liêng, tự nhiên, vốn có của con người, không do chủ thể nào ban phát. Quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Ví dụ, về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước như quyền công dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại, về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, nên chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của ” gia đình nhân loại “, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch,… Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền.
Quyền con người được diễn đạt dưới nhiều giác độ khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh xã hội, văn hóa tín ngưỡng – tôn giáo; mục tiêu và định hướng của mỗi thể chế chính trị, mỗi kiểu nhà nước, quan điểm của từng giai cấp cầm quyền; hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi cá nhân và của từng ngành khoa học như; triết học, chính trị học, luật học, xã hội học…
Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, quyền của con người luôn được cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản của công dân (do được ghi nhận trong hiến pháp) và bao giờ cũng được xem là một chế định pháp luật rất quan trọng – đây là một trong những chế định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của một nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân cùng với các cá nhân trong xã hội. Thông qua đó, có thể xác định được mức độ dân chủ của một nhà nước, một xã hội.Vì vậy, những nhà lập pháp Việt Nam luôn hoàn thiện chế định pháp luật về quyền cơ bản của công dân trong đạo luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp và luôn gắn liền với nghĩa vụ của công dân.
Khái niệm công dân trước hết biểu hiện tính chất đặc biệt của mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước với một số cá nhân con người nhất định, khái niệm công dân hẹp hơn khái niệm cá nhân (con người), bởi vì trong một quốc gia không những chỉ có công dân của quốc gia đó mà còn có công dân nước khác và những người khôngquốc tịch. Như vậy, công dân xét về mặt pháp luật thuộc về một nhà nước nhất định, nhờ đó mà con người được hưởng những quyền của nhà nước quy định và đồng thời phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước đó. Trong Hiến pháp năm 2013, tại điều 17 cũng ghi nhận ” Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam “, nên khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Theo nghĩa, quốc tịch là mối liên hệ giữa một cá nhân con người với một nhà nước nhất định, nếu là công dân của một nhà nước thì được hưởng đầy đủ các quyền và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật của nhà nước đó quy định, những người không phải là công dân của nhà nước đó thì quyền lợi và nghĩa vụ đương nhiên sẽ bị hạn chế.
Khái niệm ” công dân” cũng có thể là mối quan hệ pháp lý có tính chất đặc biệt, tồn tại cả trong những trường hợp mà công dân Việt Nam đã sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 tại điều 18 cũng quy định: ” Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước “. Như vậy, xuất phát từ mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch, xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền con người, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và căn cứ vào những điều ước đã kí kết giữa Nhà nước Việt Nam với nước ngoài; mối quan hệ pháp luật đặc biệt đó thông thường phát sinh từ lúc những người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam và chấm dứt khi họ rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; mối quan hệ đó thường mang tính chất nhất thời, không có sự gắn bó lâu dài như mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.
Trong hầu hết các nhà nước, địa vị pháp lý của công dân được hình thành bởi tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh về mối quan hệ giữa một bên là Nhà nước, bên còn lại là công dân. Nội dung những quy phạm pháp luật tạo nên địa vị pháp lí của công dân, ở những nước khác nhau thì khác nhau, bởi địa vị pháp lý của công dân phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế – xã hội, chính trị, văn hóa, truyền thống … của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cần thiết phải thấy rằng; địa vị pháp lý của công dân ở các nước trên thế giới ngày nay cũng có nhiều nét tương đồng. Các quy phạm pháp luật về địa vị pháp lý của công dân bao gồm nhiều chế định: quốc tịch, năng lực chủ thể của công dân, các quyền tự do và nghĩa vụ của công dân, các biện pháp đảm bảo thực hiện quy chế công dân; mỗi chế định điều chỉnh một mặt trong địa vị pháp lý của công dân.
Xét về nguồn gốc lịch sử, khái niệm ” quyền công dân ” (citizen’s rights) xuất hiện cùng với các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng tư sản đã biến con người từ địa vị thần dân trong chế độ nhà nước quân chủ thành địa vị công dân trong hình thức nhà nước tư sản. Như vậy, khi đề cập đến quyền công dân là đề cập đến một bộ phận quyền con người theo các quy định của pháp luật với tư cách là một thành viên bình đẳng trong nhà nước, cho nên có thể nói quyền con người và quyền công dân có nội dung rất gần nhau. Tuy nhiên, quyền công dân không phải là hình thức cuối cùng của quyền con người mà nó thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước và phải được thông qua một chế định pháp luật nhất định, đặc biệt là chế định về quốc tịch.
Theo từ điển tiếng Việt thì ” quyền công dân” được hiểu là ” quyền của người công dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền kinh tế văn hóa – xã hội“[1]. Như vậy, theo chúng tôi, có thể hiểu “quyền công dân” là quyền con người, được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình, là tập hợp những quyền đượcHiến pháp và pháp luật của mỗi Nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện. Theo quan niệm của Mác, quyền công dân là những quyền chính trị, những quyền cá nhân con người, với tư cách là thành viên ” xã hội công dân“. Như vậy, khái niệm ” quyền công dân” xuất hiện sau sự xuất hiện của khái niệm ” quyền con người” và được gắn liền với thời điểm ra đời của nhà nước tư sản và duy trì, phát triển đến xã hội ngày nay. Ở các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, khái niệm về quyền con người, quyền công dân ít khi được đề cập, cho nên có quan niệm quyền con người và quyền công dân là đồng nhất. Việt Nam cũng vậy, hầu hết trong các bản Hiến pháp đều không ghi nhận về quyền con người (trừ Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013), chỉ ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của công dân. Lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992, tại Điều 50 ghi nhận về quyền con người: ” Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” – ở đây vẫn chưa có sự phân định rạch ròi giữa quyền con người và quyền công dân, quyền công dân như là hình thức pháp lý của quyền con người.
2. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam về quyền con người, quyền công dân
Kế thừa tư tưởng của các hiến pháp trước đó về quyền con người, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Chương 2 với tiêu đề: “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN”. Theo đó,Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”. Như vậy, quyền con người và quyền công dân đã được hiểu ở hai nghĩa khác nhau: quyền con người và quyền công dân là những quyền độc lập với nhau; và quyền công dân là một bộ phận của quyền con người, quyền công dân là sự biểu hiện của quyền con người, được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận. Chẳng những Việt Nam mà cộng đồng quốc tế cũng đều mong muốn hướng tới việc bảo vệ, phát triển quyền công dân cũng như bảo vệ các giá trị về quyền con người dựa trên sự ghi nhận của Hiến pháp và pháp luật của từng quốc gia phù hợp với thông lệ và quy định mang tính quốc tế.
Sự đấu tranh bảo vệ, giải phóng loài người thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, đi đến xây dựng xã hội dân sự, thực sự dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các dân tộc. Chính vì điều đó, quyền con người, quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội và quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản nhất trong mọi hiến pháp.
Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm ” quyền con người ” với nội dung chính trị – pháp lý rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người.
Nhìn ở góc độ về khái niệm, ” quyền con người” không loại trừ và không thay thế được khái niệm ” quyền công dân“. Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm đặt vị trí của chương ” Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” -Chương II. Có thể nói đây cũng chính là sự kế thừa ” vị trí ” của Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ là khác nhau nên có điều khác biệt, nếu như Hiến pháp năm 1946 đặt nghĩa vụ của công dân lên trước thì Hiến pháp năm 2013 lại đặt quyền của công dân lên trước. Một mặt điều này cho thấy quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, một mặt cho thấy quyền và nghĩa vụ trong tất cả các thời kỳ là có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp sau so với Hiến pháp trước.
Hiến pháp năm 2013 đã chuyển chương quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ ” vị trí” Chương V (Hiến pháp năm 1992) lên ” vị trí ” Chương II (Hiến pháp năm 2014), tăng hai điều, từ ba mươi tư điều (từ Điều 49 đến Điều 82 – Hiến pháp năm 1992) lên ba mươi sáu điều (từ Điều 14 đến điều 49 – Hiến pháp năm 2013), tăng mười tám điều so với Hiến pháp năm 1946, tăng mười lăm điều so với Hiến pháp năm 1959 và tăng bảy điều so với Hiến pháp năm 1980. Trong đó, có năm điều mới (là những điều: Điều 19, Điều 34, Điều 41, Điều 42, Điều 43), sửa đổi, bổ sung 28 điều (là những điều: từ Điều 14 đến Điều 18, Điều 20 đến Điều 33, Điều 35 đến Điều 40, Điều 45, Điều 47, Điều 48), giữ nguyên ba điều (là những điều: Điều 44, Điều 46, Điều 49), trong đó có những nội dung cực kỳ quan trọng cụ thể như sau:
– Điều 14 ghi nhận: ” Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng“. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người ” Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định“[2] [3]. Như vậy, lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam ghi nhận ” Quyền con người“, điều này cho thấy không phải các bản Hiến pháp trước đó chúng ta không ghi nhận về ” quyền con người” (nhân quyền) mà trước đây chúng ta chưa phân biệt rõ hai khái niệm ” quyền con người” và ” quyền công dân“, hay nói cách khách chúng ta đã đồng nhất hai khái niệm trên, cũng chính vì điều này mà chúng ta bị các thế lực thù địch xuyên tạc Nhà nước ta không quan tâm đến ” quyền con người“, vi phạm nhân quyền…lần ghi nhận này có ý nghĩa hết sức quan trọng một mặt chúng ta phân biệt rõ hai khái niệm ” quyền con người” và ” quyền công dân“, ghi nhận ” quyền con người” đứng trước ” quyền công dân” cũng có nghĩa là chúng ta ghi nhận ” quyền con người” có nội hàm rộng hơn ” quyền công dân“, ” quyền công dân ” là một bộ phận của quyền con người, đồng thời cũng ghi nhận từ trước đến nay chúng ta luôn thừa nhận quyền con người đã được cụ thể hóa trong quyền công dân mà các Hiến pháp trước đây đã công nhận, có điều chúng ta chưa tách bạch độc lập về hai khái niệm trên.
– Điều 15 ghi nhậnbốn nguyên tắt hết sức cơ bản: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Điều 16 ghi nhận một vấn đề hết sức cơ bản, bằng việc tiếp thu những giá trị của nhân loại về quyền con người, đã nâng cao thêm tính công bằng công lý cho ” mọi người” (kể cả công dân Việt Nam và người nước ngoài và người không quốc tịch), mở rộng đối tượng được hưởng tính công bằng này là ” mọi người” chứ không chỉ riêng cho ” công dân” như Hiến pháp năm 1992, mặc dù về mặt nhận thức trước đây chúng ta cũng muốn công bằng cho mọi người nhưng việc thể hiện chưa sâu sắc ” Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội “.
– Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49) là sự sáng tạo, khẳng định sức mạnh của một quốc gia độc lập ngang tầm, bình đẳng với các quốc gia khác, dân tộc khác trên thế giới “… Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài” cũng nhằm khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới là một ” bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam “.
– Điều 19 ghi nhận ” Mọi người có quyền sống… ” đây là một điều mới, ghi nhận một quyền mới, đã thể chế một quyền hết sức cơ bản, quyền tự nhiên của con người vừa phù hợp công ước quốc tế về quyền con người vừa khẳng định tính khởi thủy của quyền con người như là một sinh vật sống và tồn tại trong thế giới khách quan.
– Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 72) thể hiện tính phù hợp hơn của tinh thần nhà nước pháp quyền, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ quan tòa án nhưng cũng khẳng định một trong những quyền của con người là được tòa án xét xử khi bị buộc tội, như vậy có thể hiểu rằng không một cơ quan nào khác được thực hiện quyền này nhằm đảm bảo tính công bằng công lý cho tất cả những người phạm tội và việc xét xử ấy cũng chỉ được xét xử bằng chính pháp luật và chỉ bằng pháp luật, họ có thể sử dụng sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa để có thể ” gỡ” tội cho chính mình: ” Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm “; trong điều này ghi nhận hai quyền cơ bản; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
– Điều 29 ghi nhận: ” Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân“. Đây là sự phát triển Điều 53 của Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định quyền được trưng cầu ý kiến, cách thể hiện cô đọng hơn và có sự giới hạn về độ tuổi của người dân được trưng cầu, phải là ” công dân đủ mười tám tuổi trở lên “, việc giới hạn độ tuổi như vậy cũng là cần thiết và phù hợi với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
– Các Điều 30, Điều 31 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992 tại các Điều 74, Điều 72 và có tiếp thu tinh thần Nghị quyết số 49 về cái cách tư pháp, cải cách hành chính và các vấn đề về quyền khiếu nại, tố cáo.
– Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 58) đã ghi nhận hết sức cơ bản về quyền sở hữu tư nhân, việc ghi nhận này đã giúp cho việc nhìn nhận của thế giới về tính công bằng giữa chế độ sở hữu tư nhân và công hữu ” Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường “. Việc ghi nhận này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu thêm về chế độ tư hữu ở Việt Nam là hiện hữu, không thể hiểu nhầm khi họ đầu tư là sợ quốc hữu hóa về tài sản như trước đây, tránh việc các thế lực thù địch lợi dụng công kích và theo đó, cũng giúp việc ghi nhận tại Chương III quy định về chế độ kinh tế là không cần liệt kê các thành phần kinh tế như các bản Hiến pháp trước nữa mà chỉ cần ghi nhận nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần, cũng có thể hiểu rằng Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng quyền về tự do kinh doanh của mọi người, mở rộng hơn nữa quyền con người trong lĩnh vực kinh tế.
– Các Điều 41, Điều 42, Điều 43 là các điều mới ghi nhận những quyền thuộc về lĩnh vực đời sống tinh thần mà trước đây trong Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện, đó cũng do những điều kiện khách quan đang cho phép, đồng thời cũng buộc chúng ta phải ghi nhận, đặc biệt cần quan tâm ” Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41); ” công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” (Điều 42); ” mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43), sự thừa nhận này có thể hiểu giá trị con người cần được đề cao, đáng được đề cao và xem trọng. Đặc biệt là ghi nhận một quyền mới ” quyền được sống trong môi trường trong lành ” là điều hiển nhiên trong một xã hội văn minh, việc ghi nhận này có thể nói là khá muộn. Tuy nhiên, đã thể hiện sự cầu thị, tiếp thu, kế thừa những giá trị của nhân loại, làm điều kiện thúc đẩy môi trường xã hội văn minh, tiến bộ.
Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, hơn suốt hai mươi năm qua các quyền con người được tôn trọng, bảo vệ và thực thi thông qua việc ghi nhận nội dung quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhân dân Việt Nam về sự quan tâm có tiếp thu, kế thừa những quan điểm, giá trị tiến bộ của truyền thống dân tộc, của thế giới, cùng những kinh nghiệm lập hiến, lập pháp của các nước tiến bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội nước nhà.
Để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam bên cạnh việc nghiên cứu góp phần làm rõ những quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, thiết nghĩ chúng ta phải hoàn thiện tất cả các văn bản quy phạm pháp luật từ Luật, pháp lệnh đến các văn bản dưới luật theo tinh thần về quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, đồng thời mọi cơ quan nhà nước, tổ chức khi thực hiện mọi hoạt động cần phải tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Phương Pháp Chế Biến Cá Tầm
Cá tầm là loại thực phẩm thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng. Từ nguyên liệu này bạn sẽ dễ dàng cho ra nhiều món ăn ngon phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn hay thậm chí là những bữa cơm gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cá tầm – một loại thực phẩm nổi tiếng trên thế giới và một số cách chế biến cá tầm đơn giản.
Cá tầm là tên gọi một chi cá của họ Acipenser với 21 loài đã được tìm thấy và biết đến. Chúng có nguồn gốc từ châu Âu, Á, Bắc Mỹ và là loại cá cổ nhất hiện còn tồn tại. Cá tầm sống ở vùng nước mặn tuy nhiên đến mùa sinh sản chúng sẽ ngược dòng quay trở lại các con sông để đẻ trứng. Có một số loài cá tầm chỉ sống ở vùng nước ngọt. Thịt cá tầm săn chắc, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Đặc biệt, trứng cá tầm được xếp vào 1 trong 10 món ăn xa xỉ nhất hành tinh khi 1kg trứng cá có giá vào khoảng 180 triệu đồng/kg, có loại lên đến 1,8 tỷ đồng/kg.
Các loại cá tầm phổ biến
Cá tầm thông thường: còn gọi là cá tầm châu Âu, cá tầm Đại Tây Dương hay cá tầm Baltic. Chúng sống tại tất cả các vùng bờ biển châu Âu. Loài này có thể dài tới 4m(12ft), do đánh bắt quá mức nên loại cá tầm này gần như không còn nhiều.
Cá tầm Nga: Cá tầm Nga phân bố chủ yếu ở Azerbaijan, Bulgaria, Georgia, Iran, Kazakhstan, Romania, Russia, Thổ nhĩ kỳ và Ukraine. Loài cá này có thể lớn cỡ 190cm và nặng 113kg. Đây cũng là loại cá tầm nằm trong sách đỏ cần bảo vệ.
Cá tầm nhỏ: sinh sống tại vùng biển Đen, Caspi, Azov, Baltic, Bạch Hải, Barents, Kara và ngược dòng vào sông các con sông của Nga. Chúng được đánh giá cao do chất lượng thịt tuyệt hảo cũng như cung cấp trứng tốt nhất. Nó ít khi dài quá 1m (3ft).
Ngoài ra còn có các loại cá tầm khác như: cá tầm sao, cá tầm hồ, cá tầm Beluga với những đặc điểm à vùng nước sống khác nhau.
Tại Việt Nam có cá tầm sapa được nuôi chủ yếu ở Sa Pa, Lào Cai. Thịt cá tầm sapa dai và có vị béo ngậy. Có 2 loại cá sapa là nuôi lấy thịt và lấy trứng.
Cách sơ chế cá tầm
Cách làm sạch nhớt cá tầm
Cá tầm không có xương như những loài cá khác mà chỉ toàn là sụn. Đặc biệt, cá tầm có một lớp nhớt bên ngoài da. Muốn loại bỏ lớp nhớt này, bạn cần chuẩn bị một nồi nước sôi cho nguyên con cá tầm vào chần sơ qua cho chín lớp nhớt này sau đó dùng bàn chải hoặc khăn lau sạch phần nhớt.
Phi lê cá tầm
Tiếp theo, bạn lọc bỏ các đường vân sụn ở 2 bên bụng bằng dao rồi đến phần vây, sụn trên lưng.
Sau đó, bạn cắt 1 phần đuôi cá để dễ dàng hơn cho việc phi lê. Rạch đường trên phần đầu để dễ tách thịt hơn. Tiến hành phi lê cá bằng cách rạch các phần thịt bên mỗi sống lưng. Như vậy là bạn đã tách được phần thịt ra khỏi xương sụn. Tiếp theo, bạn cắt thịt cá thành nhiều khúc. Cuối cùng lọc thịt cá và da cá ra riêng.
Cách chế biến một số món ngon từ cá tầm
Chế biến cá tầm om chuối đậu
Nguyên liệu: 400g cá tầm; 150g ba chỉ; 400g chuối canh; 200g đậu phụ; hành hoa, lá lốt, tía tô mỗi loại 10g; gia vị: mắm tôm, tiêu, muối, bột ngọt, nghệ, mẻ.
Cách thực hiện:
Cá tầm bóp muối với giấm rồi rửa sạch, cắt cỡ quân cờ (2x2cm). Sau đó, bạn ướp cá cùng tiêu, muối, mẻ, nghệ, mắm tôm để ngấm trong 5 phút.
Chuối xanh gọt lớp vỏ ngoài, cắt nhỏ ngâm vào nước có pha một chút giấm.
Bắc nồi nước lên bếp (khoảng 2 lít), cho vào nước 5g bột nghệ, 2g muối và chuối cắt nhỏ đun trong 10 phút rồi vớt ra để ráo.
Bắc nồi khác lên bếp, cho vào một ít dầu ăn, phi thơm tỏi rồi cho chuối vào xào đến khi se lại thì thêm 1.5 lít nước vào om cho đến khi mềm.
Bạn tiếp tục bắc một nồi khác lên bếp, cho vào 1 ít dầu ăn, phi thơm tỏi, cho thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn vài áp chảo trong 5 phút rồi cho cá tầm vào xào cùng trong 5 phút nữa.
Khi nồi chuối đã chín mềm, bạn cho đậu phụ cắt quân cờ cùng với thịt ba chỉ và cá tầm đã xào vào om cùng trong 10 phút nữa, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, bạn cho hành hoa, tía tô, lá lốt cắt nhỏ rắc lên trên rồi đun thêm 2 phút nữa là món ăn đã hoàn thành rồi đấy!
Chế biến cá tầm nướng riềng mẻ
Nguyên liệu: 1 củ riềng tươi, 4 miếng cá tầm (kích thước khoảng 3cm), 6 cây sả, 1 bát mẻ ngấu, gia vị gồm nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, tiêu.
Cách thực hiện:
Bạn dùng dao khứa 2 đường trên miếng cá để gia vị dễ thấm sâu vào cá hơn, rửa sạch và để ráo nước.
Riềng, sả bỏ vỏ đem rửa sạch và băm thật nhỏ.
Cho cá vào tôm và ướp cùng các gia vị sau: 3 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa cà phê mẻ, 1 thìa cà phê tiêu, 3 thìa riềng và 3 thìa sả đã băm nhỏ. Trộn đều tất cả lên và để cho ngấm gia vị trong 30 phút.
Trước khi nướng cá trên bếp than hoa, bạn quếch một lớp dầu ăn lên bề mặt vỉ nướng. Cách làm này sẽ giúp trong quá trình nướng, cá không bị dính, lấy ra khỏi vỉ không bị nát. Tiếp theo, bạn xếp lần lượt theo hàng từng miếng cá lên vỉ rồi đặt lên bếp nướng, khoảng 2 phút thì trở 1 lần và thực hiện cho đến khi cá chín vàng đều cả 2 mặt.
Cách chế biến cá tầm rang muối
Nguyên liệu:
250g cá tầm, 500g muối trắng, 2 quả ớt sừng, bánh tráng, rau húng bạc hà, xà lách, húng quế…
Cách thực hiện:
Cá rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, để ráo. Đặt cá lên 1 cái khay nhôm hoặc đĩa sành sứ chịu nhiệt tốt.
Tiếp theo, bạn cho muối vào một chiếc nồi đất, dùng đũa đảo cho muối dàn đều ra rồi cho khay cá vào, đậy nắp nồi (lót 1 lớp lá chuối dưới nắp), bật lửa nhỏ, đun khoảng 30 phút để cá chín khô.
Làm nước chấm: cá tầm rang muối thường được cuốn bánh và các loại rau thơm chấm kèm với nước mắm chua ngọt hoặc nước xốt tương hột.
Với nước mắm chua ngọt, bạn băm nhuyễn 3 tép tỏi, cho vào bát với ớt sừng thái nhỏ, thêm 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh nước lọc, ½ thìa cà phê đường và 2 thìa cà phê nước cốt chanh. Trộn đều và nêm nếm cho vừa miệng.
Với nước xốt tương hột, bạn cho 1 thìa cà phê đường, sả ớt băm, lạc giã nhỏ, 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa cà phê tương hột vào bát, khuấy đều, cho thêm nước lọc nếu cần.
Chế biến cá tầm ăn lẩu
Nguyên liệu: 1kg cá tầm tươi, 3 trái cà chua, 300g măng chua, 1 củ cà rốt, 1/2 trái thơm, 1 củ hành tây, 1 củ gừng non, 1 bó cải bẹ xanh, 200g rau cần, 10g rau thì là, 1kg bún loại sợi nhỏ, gia vị: nước mắm ngon, tiêu, đường, bột ngọt.
Cách thực hiện:
Cá tầm sau khi mua về bạn rửa với nước muối loãng để loại bỏ mùi tanh rồi sau đó xả lại bằng nước lạnh vài lần cho thật sạch, để ráo nước, cắt thành những lát mỏng. Tiếp theo, bạn ướp cá với 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, xếp cá ra dĩa rồi cho cá vào ngăn mát tủ lạnh giúp cá tươi ngon và thấm đều gia vị hơn.
Cà chua, hành tây rửa sạch, cắt múi cau vừa ăn. Măng chua xé miếng vừa ăn, sắp ra dĩa. Cà rốt bỏ vỏ, cắt lát dày khoảng 1cm. Thơm bỏ mắt, cùi, cắt lát mỏng.
Cải bẹ xanh, cần tây cắt khúc dài, rửa sạch, sắp ra dĩa. Tỏi vỏ, băm nhỏ. Gừng non gọt vỏ, thái sợi dài.
Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi. Sau đó cho cà chua thơm, cà rốt, hành tây, gừng sợi vào xào trong 5 phút. Bạn nêm vào nồi 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngọt rồi thêm vào 1.5 lít nước, đun sôi trên mức lửa liu riu cho đến khi nước hơi cạn lại thì dọn lên thưởng thức.
Nhúng cá tầm, các loại rau, măng chua vào nồi lẩu và thưởng thức cùng với bún.
Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Ăn Thực Dưỡng
Xét theo nghĩa từ nguyên, “thực” nghĩa là ăn, “dưỡng” trong “dinh dưỡng” có nghĩa là nuôi nấng. Hiểu một cách đơn giản, thực dưỡng là một phương pháp ăn uống để giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh khỏi các loại bệnh tật. Người có công xây dựng thực dưỡng thành một phương pháp khoa học và truyền bá ra thế giới là một triết gia – thương nhân người Nhật – Georges Ohsawa và sau này là các môn đệ của ông. Theo đó, để áp dụng thực dưỡng, người ăn cần phải áp dụng đúng 7 điều kiện, 4 nguyên tắc và sơ đồ 10 số. Mặc dù hiện nay vẫn còn một số tranh cãi xoay quanh phương pháp thực dưỡng, song không thể phủ nhận những giá trị tích cực mà này mang lại.
Gạo lứt là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu trong thực dưỡng
Thực dưỡng là gì?
Thực dưỡng là “phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống”, tức là kết hợp giữa việc ăn uống lành mạnh với sinh hoạt, suy nghĩ lành mạnh để cân bằng cuộc sống, vui vẻ và tránh được bệnh tật. Không đơn giản là ăn uống khoa học hay ăn chay, thực dưỡng đề ra những nguyên tắc riêng của mình và đã từng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận là phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh khoa học, có hiệu quả.
Nói về nguồn gốc của phương pháp thực dưỡng, có thể xem đó là một câu chuyện dài về hành trình của “cha đẻ của phương pháp thực dưỡng” Ohsawa. Bắt đầu từ việc được chữa khỏi bệnh lao nhờ vào việc sử dụng thực phẩm cân bằng tính âm – dương tronh cơ thể, Ohsawa đã dành trọn tâm huyết của mình để nghiên cứu về một phương pháp ăn uống khoa học mà ông gọi là thực dưỡng. Là một triết gia, cách xây dựng phương pháp thực dưỡng của ông chịu nhiều ảnh hưởng từ thế giới quan phương Đông, tức vạn vật đều có hai mặt âm – dương, bệnh sinh ra là do mất cân bằng giữa hai yếu tố này. Vì thế, muốn khỏe mạnh, con người phải tìm cách cân bằng tính âm – dương trong cơ thể và điều này được áp dụng cả vào cách ăn uống và lối suy nghĩ, sinh hoạt hàng ngày.
Các nguyên tắc, điều kiện và sơ đồ ăn uống thực dưỡng
Việc áp dụng phương pháp thực dưỡng cần phải có ý chí cao. Càng khắt khe và thực hiện đúng các quy trình, quy tắc bao nhiêu thì con người càng đạt được đến sự cân bằng bấy nhiêu. Điều đó có nghĩa là không chỉ phòng ngừa, đẩy lùi bệnh tật mà còn giúp chúng ta trở nên, điềm tĩnh, minh mẫn hơn, “đạt được quân bình cả về thể xác lẫn tinh thần”.
Theo đó, trong các tác phẩm của mình nói về thực dưỡng, Ohsawa đã đề ra 10 mức (còn gọi là sơ đồ 10 số) ăn theo phương pháp thực dưỡng từ thấp (dễ thực hiện) đến cao (khó thực hiện nhưng hiệu quả nhanh) như sau:
-3: 10% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 15% rau sống – 30% thịt – 10% canh súp – 5% đồ ngọt tráng miệng
-2: 20% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống – 25% thịt – 10% canh súp – 5% đồ ngọt tráng miệng
-1: 30% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống, trái cây – 20% thịt – 10% canh súp
1: 40% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 20% thịt – 10% canh súp
2: 50% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10 % thịt – 10% canh súp
3: 60% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống, trái cây – 20% thịt – 10% canh súp
4: 70% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống, trái cây – 20% thịt – 10% canh súp
5: 80% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống, trái cây – 20% thịt – 10% canh súp
6: 90% gạo lứt – 10% rau củ xào (hấp)
7: 100% gạo lứt
Cũng trong tác phẩm của mình, Ohsawa đã đề ra 7 tiêu chí đánh giá khi áp dụng phương pháp thực dưỡng:
Không cảm thấy mệt mỏi
Ăn ngon miệng
Ngủ ngon giấc
Trí nhớ tốt
Hòa đồng
Thông tuệ trong cả tư duy và hành động
Có niềm tin tuyệt đối vào phương pháp mà mình đang sử dụng
Phương pháp thực dưỡng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như sau:
1
Ăn toàn phần
Sử dụng thực phẩm hầu như chưa qua chế biến
Thực phẩm toàn phần hầu hết đều có sự cân bằng âm dương, việc chế biến quá nhiều sẽ phá vỡ tính cân bằng âm dương tự – nhiên có trong thức ăn, từ đó dẫn đến bệnh tật (vì làm trái với quy luật thiên nhiên)
Ngũ cốc nguyên cám, rau củ nguyên vỏ
2
Sử dụng thực phẩm từ thiên nhiên
Sử dụng thực phẩm đúng mùa
Thực phẩm đúng mùa là thực phẩm được lấy từ những nguyên liệu sinh sản theo đúng quy luật của tự nhiên, không chứa hóa chất, vì thế tốt cho sức khỏe con người
3
Quân bình
Sử dụng cân bằng các thực phẩm mang tính âm với các thực phẩm mang tính dương. Chẳng hạn, không nên dùng nhiều rượu vì mang tính âm nhiều, không nên ăn nhiều thịt vì mang tính dương cao…
Sử dụng thực phẩm âm quá nhiều khiến con người trở nên mềm yếu, cơ thể bị trì trệ. Trong khi đó, sử dụng quá nhiều thực phẩm mang tính dương cao sẽ khiến chúng ta trở nên bảo thủ, kiêu ngạo.
Tuy nhiên, cân bằng được giữa hai cực thực phẩm âm – dương sẽ giúp tính cách ôn hòa, có nhu – có cương, vừa điềm tĩnh lại vừa cương trực.
Nhóm thực phẩm đi từ âm đến dương (càng về sau tính dương càng tăng):
Chất gây nghiện – đường – dầu ăn – men – mật ong – nước – hạt – rong biển – rau – ngũ cốc – động vật giáp xác – cá – muối thôi – thịt – trứng – muối tinh.
Gạo lứt là thực phẩm có tính cân bằng âm -dương.
4
Tấm lòng
Thể hiện lòng biết ơn đến thực phẩm và người đã tạo ra những món ăn ngon.
Bạn đang xem bài viết Chính Quyền Địa Phương Trong Hiến Pháp Năm 2013 trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!