Cập nhật thông tin chi tiết về Củ Hủ Dừa Là Gì? Cách Làm Gỏi Củ Hủ Dừa Không Bị Đen mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Củ hủ dừa là gì? Củ hủ dừa là phần lõi của cây dừa, có đặc điểm màu trắng, non, ăn rất giòn và ngọt. Ngày nay, người ta trồng nhiều dừa hơn, củ hủ dừa được nhiều người biết đến với biệt hiệu là “ tủy sống” của cây dừa, cách làm gỏi củ hủ dừa là kết hợp với các nguyên liệu khác sẽ tạo ra những món ăn vô cùng thơm ngon hấp dẫn mà bạn không thể bỏ lỡ.
Củ hủ dừa thanh mát dễ chế biến nên nhiều món ăn ngon. Ảnh: Internet
Củ hủ dừa giá bao nhiêu? Bán ở đâu?
Trên thị trường hiện tại, củ hủ dừa có giá bán trung bình là 75.000đ/ kg. Bạn có thể tìm mua tại chợ hoặc các siêu thị nông sản. Tuy nhiên, để lấy được củ hủ dừa thì phải đốn hạ cả cây dừa, vì thế để đặt được thực phẩm này, bạn cần liên hệ trước với người bán.
Củ hủ dừa ăn có tốt không?
Củ hủ dừa thường được dùng làm các món trộn. Ảnh: Internet
Củ hủ dừa ngọt, mát dịu, là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa. Các món được chế biến với củ hủ dừa thường là món trộn, gỏi kết hợp cùng hải sản tươi sống hoặc thịt heo, bò, gà. Ngoài ra, người ta còn dùng củ hủ dừa trong chế biến các món kho hay nấu canh.
Cách làm củ hủ dừa không bị đen
Với cách làm củ hủ dừa không bị đen sau đây thì sẽ giữ được màu trắng tự nhiên thì trước khi chế biến, người ta thường cắt củ hủ dừa thành các khúc nhỏ rồi thái lát mỏng, đem ngâm trong nước có hòa nước cốt chanh tươi. Đây cũng là cách giúp giữ được độ trắng và độ giòn của củ hủ dừa.
Các món ăn ngon từ củ hủ dừa
Cách làm củ hủ dừa xào thịt heo ngon – dễ làm
Nguyên liệu làm củ hủ dừa kho thịt
600g thịt heo
300g củ hủ dừa
1 chén nước dừa tươi
2 trái ớt hiểm băm nhỏ
Hành hoa
Hành tím băm
2 trái chanh
Gia vị: Muối, đường, tiêu, mắm, màu điều, nước tương, bột ngọt
Các bước làm củ hủ dừa xào thịt heo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt heo rửa sạch, đem đi cắt lát vừa ăn.
Củ hủ dừa cắt thành miếng vừa ăn, ngâm vào nước có pha ít chanh để củ hủ dừa được trắng, sau đó vớt ra, rửa sạch và để ráo.
Ngâm củ hủ dừa với nước có cốt chanh để không bị thâm đen. Ảnh: Internet
Bước 2: Ướp thịt
Ướp thịt heo với các gia vị sau: 1 muỗng canh hành tím, 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1 ít ớt hiểm băm nhỏ, 1 muỗng cà phê dầu điều, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, trộn đều và ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
Bước 3: Kho thịt
Cho ít dầu vào nồi và đặt lên bếp, phi hành tím cho thơm vàng. Sau đó, cho thịt heo đã ướp ở bước 2 vào, đảo đều. Tiếp theo, cho nước dừa xăm xấp mặt. Chú ý đun nhỏ lửa để cho thịt kho ngấm đều gia vị. Sau đó, cho củ hủ dừa vào, kho đến khi nào nước kho sánh lại thì cho hành lá vào và tắt lửa.
Món thịt heo kho củ hủ dừa hấp dẫn, ngon miệng rất đưa cơm. Ảnh: Internet
Cách làm củ hủ dừa nấu canh sườn
Nguyên liệu
300g cổ hủ tươi.
300g sườn non
Gia vị: Muối, tiêu, đường, bọt ngọt, hành lá
2 trái chanh
Các bước làm canh củ hủ dừa sườn non
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Sườn chặt khúc rửa qua bằng nước muối rồi xả lại với nước cho sạch, để ráo. Ướp sườn với chút muối, tiêu, đường, bột ngọt khoảng 15 – 20 phút.
Sườn non cắt khúc ướp cùng muối và tiêu. Ảnh: Internet
Củ hủ dừa cắt miếng cỡ ngón tay cái, ngâm với nước có vắt cốt chanh cho trắng, sau đó vớt ra xả qua nước lạnh, để ráo. Hành để nguyên phần đầu, phần lá cắt nhỏ.
Bước 2: Nấu canh
Cho nước lạnh vào nồi có dung tích phù hợp, đặt lên bếp và đun sôi. Nêm chút muối, sau đó cho sườn vào nấu cùng với đầu hành. Khi nước sôi chú ý hớt bọt, vặn nhỏ lửa, hầm chừng 30 phút cho sườn mềm.
Chú ý hớt bọt để nước canh được trong. Ảnh: Internet
Cho củ hủ dừa vào và vặn lửa lớn. Củ hủ rất mau mềm. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn, tắt bếp và cho hành lá vào. Khi ăn rắc chút tiêu cho thơm.
Có thể thay thế sườn heo bằng giò heo cũng rất ngon. Ảnh: Internet
Món củ hủ dừa nấu canh sườn ăn rất ngon, nhưng khi làm món hầm các bạn nên lấy khúc giữa củ hủ là vừa, đừng lấy khúc đầu mềm quá ăn không đúng “điệu”. Phần đầu chỉ hợp với món gỏi, còn phần cuối lại xơ, già không ngon.
Cách làm gỏi củ hủ dừa tôm thịt giòn ngon, ngọt hấp dẫn
Món gỏi củ hủ dừa tôm thịt là một món ăn ngon, hài hòa giữa vị giòn mát sừng sựt của các loại rau củ đặc biệt là củ hủ dừa, kết hợp với sự thơm ngọt của tôm thịt, tô điểm thêm rau răm, đậu phộng rang và 1 ít hành phi.
Nguyên liệu
200g củ hủ dừa
100g tôm
300g thịt ba chỉ
1 củ hành tây, 1 củ cà rốt
2 tép tỏi lột vỏ, 1 trái ớt sừng băm nhuyễn
Một ít rau răm
Một ít đậu phộng rang bỏ vỏ
80ml nước mắm
60g đường
Nước cốt chanh
Rượu trắng
Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, tương ớt, hành phi
Gừng cắt lát, hành tím
Cách trộn gỏi củ hủ dừa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Củ hủ dừa rửa sạch, cắt thành từng sợi dài vừa ăn, cho ngay vào âu nước lạnh có vắt nước cốt chanh và một ít đường để củ hủ dừa có vị ngọt và không bị thâm đen. Lưu ý đừng cắt mỏng quá sẽ làm giảm đi độ giòn. Cà rốt gọt vỏ, dưa leo bỏ hạt, rửa sạch và cắt 2 thứ thành sợi như củ hủ dừa hoặc cắt lát mỏng.
Sơ chế rau củ trộn gỏi củ hủ dừa. Ảnh: Internet
Rau răm nhặt sạch, cắt nhỏ.
Tôm sú rửa sạch. Cho vào nồi luộc với một ít rượu trắng và vài lát gừng để thịt tôm được thơm và giảm bớt mùi tanh. Tôm chín thì bóc bỏ vỏ và xẻ tôm làm đôi.
Thịt ba chỉ rửa sạch với một ít muối. Cho vào nồi luộc với vài lát hành tím để thịt có mùi thơm. Khi thịt chín vớt ra để nguội một chút rồi cắt thành những lát thịt mỏng vừa ăn.
Vị ngọt từ thịt, tôm giúp món gỏi đậm đà hương vị hơn. Ảnh: Internet
Bước 2: Nấu nước mắm
Cho nước mắm, đường trắng và một ít hạt nêm vào chảo, khuấy đều đến khi đường và hạt nêm tan thì tắt bếp, cho ra tô và để nguội.
Bước 3: Pha nước mắm trộn gỏi
Cho tương ớt, tỏi băm, ớt băm, 15ml nước chanh vào tô nước mắm nấu, khuấy đều lên là ta có hỗn hợp nước mắm trộn gỏi thơm ngon có thể áp dụng cho rất nhiều loại gỏi như gỏi ngó sen, gỏi bưởi.
Pha nước mắm trộn gỏi. Ảnh: Internet
Trong 2 âu lớn, một âu chúng ta cho củ hủ dừa, dưa leo và cà rốt, âu còn lại cho thịt heo và tôm vào. Mỗi âu chúng ta cho vào 3 muỗng canh nước mắm trộn gỏi và ngâm khoảng 15 phút để cho thấm. Sau 15 phút ta chắt hết nước trong hỗn hợp rau củ và tôm thịt để chuẩn bị trộn gỏi.
Bước 4: Trộn gỏi
Cho tôm, thịt, củ hủ dừa và các loại rau củ vào cùng một âu và nêm 3 muỗng canh nước mắm vào trộn lên. Sau đó cho rau răm, đậu phộng rang và hành phi vào trộn đều.
Gỏi củ hủ dừa tôm thịt thơm ngon hấp dẫn. Ảnh: Internet
Món gỏi củ hủ dừa tôm thịt ngon nhất là khi ăn với bánh phồng tôm và chấm với nước mắm chua ngọt. Cách pha nước mắm chấm gỏi là cho thêm nước dừa vào hỗn hợp nước mắm trộn gỏi đã làm ở trên đến khi nào bạn thấy độ loãng vừa, vị vừa ăn là được. Nước dừa giúp cho món gỏi thêm thanh mát vị ngọt tự nhiên hơn.
Cách bảo quản củ hủ dừa như thế nào?
Cách 1: Cách bảo quản củ hủ dừa đơn giản nhất là ngâm củ hủ dừa trong nước để chúng được cung cấp nước đủ, giúp củ không bị khô.
Cách 2: Bảo quản củ hủ dừa trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Đầu bị già bạn có thể ăn sống, nấu chín hoặc làm nộm.
Củ hủ dừa có thể chế biến thành rất nhiều món ngon từ củ hủ dừa, đơn giản nhất là ăn sống cho đến những món cầu kỳ hơn như: “củ hủ dừa xào lòng gà, củ hủ dừa xào tôm, nấu tôm, củ hủ dừa chiên bánh xèo, củ hủ dừa bóp xổi hay nấu canh thịt viên, …”
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
Scores: 4.8 (18 votes)
Thank for your voting!
Hướng Dẫn Cách Làm Món Gỏi Củ Hủ Dừa Ngon Giòn Ngọt
Món gỏi củ hủ dừa tôm thịt mình có hài hòa giữa vị giòn giòn sừng sựt của các loại rau củ đặc biệt là vừa giòn mát của củ hủ dừa và sự thơm ngọt của tôm và thịt, tô điểm thêm rau răm, đậu phộng rang và 1 ít hành phi. Ngoài ra nhà hàng Quá Ngon giới thiệu cho bạn công thức nước mắm trộn gỏi siêu ngon sẽ làm cho món gỏi có vị càng thêm hấp dẫn hơn!
Củ hủ dừa là phần trên của thân cây dừa, nằm sâu trong thân, bao gồm chồi non chưa nhú ra bên ngoài của lá và cuống lá. Để lấy được củ hủ thì phải đốn hạ cả cây dừa, vì thế đây không phải là món ăn được bán thường xuyên ở các chợ và siêu thị. Trong ẩm thực phần củ hủ dừa thường có thể được sử dụng làm món gỏi củ hủ dừa. Nguyên liệu: (khẩu phần dành cho 2 người) – 200g củ hủ dừa – 100g tôm
– 100g thịt ba chỉ
– 1 củ hành tây – 1 củ cà rốt – 1 trái ớt sừng – Một ít rau răm, một ít đậu phộng rang bỏ vỏ
– 2 tép tỏi – 60g đường – 80ml nước mắm – 15ml nước cốt chanh – 1 trái ớt nhỏ Hướng dẫn chi tiết cách làm: Bước 1: Củ hũ dừa rửa sạch, xắt thành từng sợi dài vừa ăn, lưu ý đừng xắt mỏng quá sẽ làm giảm đi độ giòn. Chuẩn bị một thau nước lạnh cho vào 1 muỗng cà phê đường và nặn vài lát chanh rồi cho củ hủ dừa vào ngâm để tạo vị ngọt và không làm cho củ hủ dừa bị thâm vì củ hủ dừa để ngoài rất dễ bị thâm đen. Cà rốt gọt vỏ, dưa leo bỏ hạt và cũng cắt thành sợi như củ hủ dừa. Rau răm xắt nhỏ. Bước 2: Tôm sú rửa sạch. Cho vào nồi luộc với một ít rượu trắng và vài lát gừng để thịt tôm được thơm và giảm bớt mùi tanh. Tôm chín thì bóc bỏ vỏ và xẻ tôm làm đôi. Bước 3: Thịt ba chỉ rửa sạch với một ít muối. Cho vào nồi luộc với vài lát hành tím để thịt có mùi thơm. Khi thịt chín vớt ra để nguội một chút rồi cắt thành những lát thịt mỏng vừa ăn. Bước 4: Nấu nước mắm: cho nước mắm, đường trắng và bột nêm vào nồi, khuấy đều đến khi đường và bột ngọt tan thì tắt bếp, để nguội. Bước 5: Pha nước mắm trộn gỏi: cho tương ớt, tỏi băm, ớt băm, ngò băm và nước chanh vào tô nước mắm nấu, khuấy đều lên là ta có hỗn hợp nước mắm trộn gỏi thơm ngon có thể áp dụng cho rất nhiều loại gỏi như gỏi ngó sen, gỏi bưởi,… Bước 6: Trong 2 thố lớn, một thố chúng ta cho củ hũ dừa, dưa leo và cà rốt, thố còn lại cho thịt heo và tôm vào. Mỗi thố chúng ta cho vào 3 muỗng canh nước mắm trộn gỏi và ngâm khoảng 15 phút để cho ngấm, Sau 15 phút ta chắt hết nước trong hỗn hợp rau củ và tôm thịt để chuẩn bị trộn gỏi Bước 7: Trộn gỏi (bước này nên làm ngay trước khi ăn): trong một cái thố lớn, cho rau củ, tôm thịt và 3 muỗng canh nước mắm vào trộn lên. Sau đó cho rau răm, đậu phộng rang và hành phi vào trộn đều. Bước 8: Món gỏi củ hủ dừa tôm thịt ngon nhất khi ăn với bánh phồng tôm và chấm với nước mắm chua ngọt. Mẹo nhỏ lưu ý với: cách pha nước mắm chấm gỏi là pha thêm nước dừa vào hỗn hợp nước mắm trộn gỏi đã làm ở trên đến khi nào bạn thấy độ loãng vừa, vị vừa ăn là được. Nước dừa giúp cho món gỏi thêm thanh mát vị ngọt tự nhiên hơn.
NHÀ HÀNG QUÁ NGON ® Địa chỉ: 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM Điện thoại: (028) 3 9918 964 (5 lines) Tư vấn & nhận tiệc: 0906.79.79.32 Liên hệ: lienhe@nhahangquangon.com Website: https://www.nhahangquangon.com Facebook: https://facebook.com/QuaNgon
Cách Nấu Chè Đậu Đen Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Mà Không Bị Sượng
Là một món chè truyền thống của người dân Việt Nam, có tác dụng giải nhiệt rất tốt và thường được ăn vào mùa hè. Với nguyên liệu chính là hạt đậu đen – loại ngũ cốc phổ biến, dễ mua, dễ bảo quản, ai cũng có thể tự nấu chè tại nhà để thưởng thức.
Cách nấu chè đậu đen không cầu kì, nói cách khác là rất đơn giản, chẳng cần kết hợp với nguyên liệu cao sang, chỉ những hạt đậu bình dân ấy cũng có thể làm nên một món ăn ngon chuẩn vị. Vào những ngày hè oi bức, cầm trên tay ly chè đậu đen mát lạnh, hạt đậu đen nhừ chín bở, bùi bùi không bị sượng, vị thanh thanh, ngọt nhưng không hắc… tưởng chừng cái nắng nôi, khó chịu như dần tan biến đi.
Nhiều người nấu chè đậu đen bằng cách ngâm đậu trong nước cho mềm, đổ vào nồi ninh chín rồi thêm đường vừa ăn là xong. Cách làm này không có gì sai nhưng không thể đem lại món chè thơm ngon nhất, chè nấu xong đậu có thể bị nát hoặc sượng, nước rất ngọt nhưng đậu lại nhạt, ăn không ngon… Thực hiện đúng các bước hướng dẫn này, nhất định bạn sẽ có ly chè ngon không thua kém ngoài tiệm.
Nguyên liệu
Đậu đen: 300 – 400g
Đường cát trắng: 200g
Nước cốt dừa: 200ml
Dừa khô: 30g
Dừa tươi nạo sợi: 50g
Dầu chuối: 10ml
Đậu phộng rang giã nhỏ: 30g
Sơ chế đậu đen
Bạn cho đậu đen vào rổ, kiểm tra lần nữa để loại bỏ tạp chất và những hạt đậu bị hỏng. Đổ đậu vào một cái thau nhỏ, xả ngập nước rồi hớt bỏ những hạt nổi vứt đi (đậu nổi là những hạt đã bị hư hỏng), chỉ giữ lại phần hạt chìm.
Vo đậu thật sạch với nước, bạn cho đậu vào nồi, đổ ngập nước rồi ngâm khoảng 2 – 3 tiếng, ít nhất cũng phải 1 tiếng để đậu mềm hơn để khi ninh có thể nhừ đều, không bị sượng và cũng không bị nát. Khi ngâm đậu phải lấy vung đậy kín nồi vì phần nước ngâm sẽ được dùng để ninh đậu luôn, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Ninh chè đậu đen
Khi hết thời gian ngâm đậu, bạn bắc nồi lên bếp, cho thêm nước và nấu với lửa lớn. Lưu ý rằng, lượng nước trong nồi phải ngập đậu và tương đương với lượng nước bạn muốn nấu chè, không nên cho quá nhiều, chè sẽ bị loãng.
Khi nước nổi bọt và chuẩn bị sôi, bạn mở vung nồi để nước không bị trào ra ngoài. Nước sôi thì dùng muôi múc hết bọt ra ngoài, hạ lửa nhỏ và ninh cho đến khi hạt đậu chín mềm ( chín mềm nhưng không chín nát) rồi tắt bếp.
Múc đậu ra ngoài và ướp đường
Bạn dùng muôi thủng múc hết phần hạt đậu đen ra ngoài, cho vào một chiếc tô lớn (hoặc đổ nước đậu sang nồi khác, đổ đậu đen ra rổ cho ráo nước rồi trút vào tô). Đổ đường vào tô đậu, nhẹ nhàng trộn đều, để trong khoảng 10 – 15 phút cho đậu thấm ngọt.
Hoàn thiện món chè đậu đen
Sau khi đảo đậu và đường xong xuôi, bạn trút hỗn hợp này sang nồi nước chè đã ninh trước đó, bật bếp nấu sôi trở lại. Nêm nếm lượng đường cho phù hợp với khẩu vị rồi tắt bếp.
Lưu ý:
Chè đậu đen bạn có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh, cách ăn lạnh thường kết hợp với đá. Nếu muốn ăn lạnh, bạn nãy nêm thêm một chút đường để chè ngọt đậm, khi cho đá vào sẽ vừa ăn.
Nếu muốn nồi chè sánh hơn thì hãy hòa tan 2 muỗng cà phê bột năng với nước, đổ vào nồi khuấy đều cho đến khi chè có độ sánh đặc như ý. Bước này bạn không nhất thiết phải thực hiện vì chè loãng ăn cũng rất ngon.
Trình bày và thưởng thức
Đợi cho chè nguội tự nhiên, bạn múc chè ra ly hoặc ra chén tùy ý. Rưới 1 – 2 muỗng cà phê nước cốt dừa lên trên, rắc thêm chút dừa khô, dừa nạo, đậu phộng giã dập, nhỏ thêm vài giọt dầu chuối cho thơm rồi trộn đều và thưởng thức. Nếu muốn ăn lạnh, bạn cho thêm đá bào vào hoặc làm mát trước khhi ăn.
Lưu ý, nếu muốn ăn chè đậu đen nguyên bản thì bạn múc ra ăn ngay, không cần thêm các nguyên liệu khác.
Yêu cầu thành phẩm
Món ăn sau khi trình bày phải có thành phẩm hấp dẫn với nhiều màu sắc khác nhau, đó là màu đen của chè nguyên bản, màu trắng của nước cốt dừa, điểm thêm những sợi dừa nạo đẹp mắt, vài miếng dừa khô giòn tan và đậu phộng rang vàng giòn.
Hạt đậu chín mềm nhưng không nát, thấm vị ngọt; nước chè ngọt thanh, không hắc, sóng sánh mùi thơm của nước cốt dừa và thoang thoảng hương dầu chuối.
Chè đậu đen để nguội là ăn được ngay nhưng ăn lạnh là ngon nhất, bạn phải chờ chè nguội hẳn thì mới cho đá vào, nếu chè còn nóng đá sẽ nhanh tan, chè bị loãng và không còn hấp dẫn.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
Dùng loại đường nào không quan trọng, bạn có thể dùng đường cát, đường kính trắng hay đường nâu đều được. Lượng đường tùy theo khẩu vị của bạn, nếu thích ăn ngọt nhiều thì chuẩn bị thêm đường.
Nước cốt dừa để ăn kèm với dừa cho béo ngậy, bạn có thể mua sẵn trong siêu thị (nước cốt dừa đóng hộp) hoặc mua dừa tươi về làm, tuy mất công một chút nhưng vừa ngon vừa đảm bảo.
Thông tin thêm
Biến tấu với món chè đậu đen trân châu
Ngoài cách làm như trên, món chè này còn được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo sự đa dạng, phổ biến nhất là chè đậu đen trân châu.
Để làm hạt trân châu, bạn trộn bột năng với nước nóng già, nhào bằng tay cho đến khi tạo thành một khối bột dẻo mịn. Dừa tươi cắt thành những hạt lựu nhỏ để làm nhân trân châu. Lấy từng chút bột vào tay, nhận bẹp rồi cho miếng dừa vào giữa, vo tròn lại thành những viên trân trâu có kích thước đồng đều. Trong 1 bài viết khác, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm trân châu chi tiết sau.
Tiếp theo, bạn nấu sôi nồi nước trên bếp rồi thả các viên trân châu vào luộc, khi thấy trân châu chuyển từ màu trắng sang trong và nổi lên mặt nước là đã chín. Dùng muôi thủng vớt trân châu ra, cho vào tô nước đá lạnh để trân châu không dính vào nhau.
Khi đã nấu xong, bạn múc hạt đậu ra ly, cho thêm một lớp trân châu rồi múc nước chè vào, tiếp đó có thể thêm nước cốt dừa, dừa nạo… tùy ý. Chè đậu đen trân châu vừa ngon lại vừa đẹp mắt, có sự kết hợp của hạt đậu bùi bùi, trân châu dai dai và nước chè ngọt ngon, thanh mát.
Những thông tin thêm về đậu đen
Đậu đen là thực phẩm ngon, bổ, rẻ được nhiều người ưa chuộng. Theo Y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ huyết, bổ thận, bồi bổ cơ thể… Các tài liệu cổ viết rằng ăn đậu đen chữa được chứng thùy phũng, tê thấp, bổ thận, giải độc, phụ nữ dùng lâu ngày có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Nhiều tổ chức y tế công cộng nói về các loại đậu, trong đó có đậu đen như một nhóm thực phẩm chính có tác dụng bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.
Đậu đen chứa hàm lượng protein lên đến 24,4%, glucid 53,3 g%, lipid 1,7%,và các loại axit amin thiết yếu khác. Ngoài ra, đậu đen còn chứa vitamin A, B1, B2…
Sử dụng đậu đen giúp bổ thận, bổ máu và làm sáng mắt, đặc biệt nó còn có tác dụng điều trị thận yếu, mặt sưng phù, lưng eo nhức mỏi, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. Khi sử dụng đậu đen, bạn lưu ý đậu có tính mát nên không dùng cho những người bị hư hàn, chân tay hàn, sợ lạnh. Những người này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Bánh Bao Chỉ Là Gì, 2 Cách Làm Bánh Bao Chỉ Nhân Dừa, Nhân Đậu Phộng Không Bị Dính Tay
Bánh bao chỉ là một loại bánh bao được cho là xuất phát từ người Hoa với tên gọi là “mà chỉ” (tiếng Hán: 芝麻包, phát âm: Zhima bao hay “chi ma bao”: có nghĩa là hạt mè hay hạt vừng). Loại bánh này được làm bằng bột nếp với bốn loại nhân mè đen, dừa, đậu xanh, đậu phộng.
Nguồn gốc của bánh bao chỉ xuất xứ từ đâu?
Với âm gọi và hình dáng bánh tròn màu trắng cũng giống như cái bánh bao nên nó được gọi theo tiếng Việt là “bánh bao chỉ” để phân biệt với bánh bao bột mì.
Bánh bao chỉ là một món bánh xuất xứ từ đất nước Trung Hoa, du nhập vào nước ta từ thời xa xưa và đã được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Khác với tất cả các loại bánh bao khác, bánh bao chỉ không được làm từ một mì mà làm từ bột gạo nếp rang chín hay còn gọi là bột bánh dẻo.
Nhân bánh thường là nhân mè đen, đậu xanh, dừa, đậu phông trong đó đậu phộng chính là nhân phổ biến nhất và đúng với bánh truyền thống của Trung Hoa nhất.
Cái bánh bao chỉ truyền thống được phủ ngoài bởi lớp bột khô, còn trong nhà hàng thì lớp áo ngoài của bánh là những cọng dừa nạo trắng tinh.Làm bánh bao chỉ không khó bởi nguyên liệu rất sẵn. Còn các chất phụ gia làm dẻo, dai, chống mốc, chống kiến cũng không phải khó tìm.
Hình ảnh bánh bao chỉ tại Việt Nam
Bánh bao chỉ xuất hiện tại Việt Nam cũng tương đối lâu, chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, khi đó bánh bao chỉ khá thông dụng, nó hay được chở trên xe đạp để bán dạo từ sáng sớm.
Cái bánh bao chỉ ngày xưa trong ký ức của nhiều người gắn liền với hình ảnh ông già người Hoa chạy xe đạp, phía sau là cái tủ kính đựng bánh bao với giọng rao lơ lớ: “Bánh bao chỉ đây”. Nó có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố.
Trong thời gian gần đây tại thị trường Việt Nam khi bánh bao chỉ bình dân đang gặp khó khăn để tồn tại thì loại bánh này lại được những khách sạn 5 sao, nhà hàng chuyên bán ăn sáng với những món bữa ăn sáng (dimsum) kiểu Hồng Kông, bánh bao chỉ lại xuất hiện theo một cách khác, mới lạ hơn.
Bánh bao chỉ trong các nhà hàng được xem như món tráng miệng sau những bữa ăn chính hoặc là món ngọt cuối bữa điểm tâm.
Chính vì vậy bánh bao chỉ đã xuất hiện trở lại. Sự trở lại của bánh bao chỉ lần này có hệ thống phân phối chuyên nghiệp, bài bản hơn. Cũng tủ kính bên trong chất đầy bánh, bên ngoài luôn tăng cường thêm bảng hiệu màu xanh phản quang.
Hiện có hai loại bảng hiệu là “Ngon ơi là ngon” và “Ngon thật là ngon”. Bánh bán tại các điểm dọc đường có hai loại nhân là dừa và đậu phộng, giá khoảng 3.000 đồng/cái. Giá bánh rẻ nên ai cũng mua được, gọn gàng, bày hàng khắp nơi, thuận tiện cho người mua lẫn bán.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, bánh bao chỉ được sản xuất theo dạng hộ gia đình, tập trung nhiều ở quận 6, quận Gò Vấp (đây nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống), dù vậy cũng có những cơ sở kinh doanh sản xuất khá kinh doanh và bài bản.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vệ sinh an toàn thực phẩm vì loại bánh bao này sản xuất chủ yếu theo kiểu hộ gia đình và xá nhân nên không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
Hàng loạt điểm sản xuất bánh bao chỉ dạng thủ công ở quận Gò Vấp, quận 6 đang sản xuất trong điều kiện rất nhếch nhác, bầy hầy mà Ngành y tế chưa từng kiểm tra loại bánh này. điều đó cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trang ngộ độc thực phẩm.
II – Hướng dẫn cách làm bánh bao chỉ nhân đậu phộng đơn giản không dính tay
Bột nếp rang chín ( hay còn gọi bột bánh dẻo): 500g
Nước: 700ml nước
Đường: 200g đường (có thể tăng giảm tùy theo khẩu vị)
Đậu phộng (lạc): 2oog
Mè: 50g (có thể hơn hoặc không cần)
Đường: 40g (có thể tăng giảm tùy khẩu vị)
Một nhúm nhỏ muối
Một chút nước lọc
– Bước 1: Mè và đậu phộng đem rang chín. Xay thật nhuyễn đậu phộng để khi nắm thành từng viên nhỏ dễ dàng hơn.
– Bước 2: Trộn mè, vừng, đường muối thật đều trong một chiếc tô. Sau đó thêm từng chút, từng chút nước vào đến khi nào bạn cảm thấy có thể nắm được thành từng viên thì dừng lại. Không nên cho nhiều nước quá, nhân sẽ bị thấm nước, nhão ra và mất ngon.
– Bước 3: Viên nhân thành từng viên nhỏ, kích thước tùy ý phụ thuộc vào sở thích ăn nhiều nhân hay ít nhân và phụ thuộc vào kích cỡ của bánh. Để nhân sang một bên và bắt đầu làm phần vỏ.
– Bước 1: Trộn bột và đường trong cùng một chiếc tô, rây qua rây lọc để loại bỏ tạp chất và bột vón cục, sau đó đổ nước vào. Dùng phới lồng hoặc muỗng khuấy thật đều lên cho bột và đường hòa vào chung với nước. Cuối cùng bạn sẽ thu được một hỗn hợp trắng, lỏng như whipping cream.
– Bước 2: Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô hỗn hợp ở bước 1 lại, sau đó cho vào trong lò vi sóng để làm chín, thời gian trong để lò là khoảng 7-8 phút. Sau 7 phút, đem bát bột ra trộn đều rồi lại cho vào lò vi sóng thêm 3 phút nữa.
– Với cách làm như thế này bột sẽ chín đều toàn bộ trên và dưới, trong và ngoài. Nếu để trong lò vi sóng liên tục trong 10 phút bột sẽ có hiện tượng chín phần trên và phần dưới không được chín lắm.
– Lưu ý: Bạn nên dùng spatula để trộn bột cho dễ dàng hơn, ngoài ra spatula còn giúp vét bột được sạch nhất và ít bị dính nhất đấy.
– Nếu không có lò vi sóng bạn có thể dùng phương pháp hấp cách thủy đến khi bánh chín. Phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bột khi chín sẽ đặc sệt lại giống dạng bột em bé, rất dẻo và dính tay.
– Bước 3: Sau khi phần vỏ đã chín đều, bạn nhấc ra khỏi lò vi sóng và để cho tô bột nguội bớt rồi mới chuyển sang nhào và chia bột. Không nên nhào ngay vì như thế bạn sẽ rất dễ bị bỏng vì bột lúc này rất nóng và dính.
– Bước 4: Chia bột. Đầu tiên bạn đổ một lớp bột áo thật dầy ra mặt phẳng sạch, dùng spatula vét bột đã chín đổ ra mặt phẳng.
– Bước 5: Tạo hình bánh. Đầu tiên bạn ấn cho dẹt phần vỏ nhỏ vừa chia, vừa ấn vừa xoa bột áo lên trên mặt để bột không dính vào tay.
– Cho phần nhân đậu phộng đã chuẩn bị vào giữa, gói kín và vo tròn lại sao cho phần vỏ bánh bao kín phần nhân.Và công việc cuối cùng của bạn chỉ là xếp bánh ra đĩa thôi. Ngoài ra bạn có thể lăn bánh qua dừa nạo để trông đẹp hơn và có thêm mùi dừa thơm nữa.
III – Cách làm bánh bao chỉ nhân dừa ngon lạ
Nguyên liệu làm bánh bao chỉ nhân dừa
150gr bột nếp.
200ml sữa tươi.
100gr dừa nạo.
Bột bánh dẻo (hay bột bánh khảo đều được).
Dụng cụ làm bánh bao chỉ nhân dừa
Cách làm bánh bao chỉ nhân dừa
– Trộn dừa nạo với đường (lượng đường bạn tự gia giảm để hợp với khẩu vị)., để khoảng 15 phút cho dừa ngấm hết đường. Sau đó cho hỗn hợp này vào chảo đun nhỏ lửa, đảo đều cho ráo rồi cho tiếp một ít bột bánh khảo vào trộn đều, tắt bếp.
– Bột nếp hòa cùng sữa tươi, cho thêm 2 tsp đường vào trộn chung, đậy kín bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng quay từ 3 – 5 phút ở chế độ High.
– Trải một lớp nylong ra, phết một lớp dầu ăn lên đó để bột không bị dính. Múc một muỗng bột nếp ra, dàn dều, cho nhân dừa đã chuẩn bị vào giữa rồi ra tròn.
– Lăn bánh qua dừa nạo để trang trí.
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có ngay cho mình những chiếc bánh bao chỉ nhỏ xinh và rất ngon miệng rồi đấy!
Quá đơn giản cho một món bánh ngon đến từ Trung Hoa phải không nào? Món bánh này tuy đơn giản nhưng ai đã từng ăn rồi sẽ khó có thể quên được hương vị đặc biệt của nó. Nếu chưa từng thử, hãy tự tay vào bếp làm ngay hôm nay đi, đảm bảo hương vị của bánh sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Bạn đang xem bài viết Củ Hủ Dừa Là Gì? Cách Làm Gỏi Củ Hủ Dừa Không Bị Đen trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!