Xem Nhiều 6/2023 #️ Đặc Sản Và Các Món Ăn Ngon Ở Kon Tum (Cập Nhật 01/2021) # Top 14 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 6/2023 # Đặc Sản Và Các Món Ăn Ngon Ở Kon Tum (Cập Nhật 01/2021) # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sản Và Các Món Ăn Ngon Ở Kon Tum (Cập Nhật 01/2021) mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các món ăn ngon ở Kon Tum

Cùng Phượt – Người ta biết đến phố núi Kon Tum như thành phố của những cơn gió hoang tàn, nơi có dòng sông Đăk Bla dữ dội, nơi có ngọn Ngọc Linh cao chót vót với Sâm Ngọc Linh nức tiếng về độ quý hiếm. Thiên nhiên đã phú cho mảnh đất Bắc Tây Nguyên đầy đủ cả sản vật của núi rừng và sông suối khiến các món ăn ngon ở Kon Tum trở thành những đặc sản thơm ngon lạ lùng. Những du khách một lần đến Kon Tum, đã thăm thú cảnh đẹp thiên nhiên thì ắt hẳn không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ẩm thực Bắc Tây Nguyên với cả sự tò mò và thích thú. Để rồi người nào cũng phải công nhận đó là sự hòa quyện tuyệt vời và khéo léo giữa dân dã và cầu kì, giữa đơn giản và phức tạp, ẩn chứa trong từng món ăn riêng biệt.

Đúng như tên gọi, món ăn có đến 40-50 loại lá khác nhau, gồm ổi, sung, xoài, me, đinh lăng, ngũ gia bì, lá chua, chùm ruột, tía tô, ngãi cứu, hồng ngọc… Món gỏi lá này được ăn kèm với thịt heo ba chỉ luộc thái mỏng, tôm đồng luộc, bì heo. Điều làm nên sự độc đáo của món ăn này là nước chấm kèm theo làm nên hương vị rất riêng. Để thưởng thức món ăn, thực khách ngắt lá cây cuộn thành hình phễu rồi cho vào lát thịt ba chỉ, con tôm, bì heo, ít hạt muối trắng, tiêu và rưới lên ít nước chấm là có thể dùng được.

Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum. Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế để làm mất mùi ngái, măng được đem xào qua với gia vịđể trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín.

Cơm Lam của vùng đất Kon Plông được làm từ gạo nếp rẫy ngâm lẫn với lá dứa, qua một đêm cho gạo vào ống nứa non, khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người nấu khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái bầu khô vào từng ống một, tước những thẻ lá chuối rừng già hườm hườm vàng đã được hơ nóng lửa và thắt nút cho từng ống nứa, và vùi vào bếp tro hồng.

Không giống với nhiều loại gà khác, gà Kon Plông là giống gà thả tự nhiên nên thịt rất chắc và ngon, không bị bở như gà công nghiệp, hương vị gần giống với gà ta. Gà bản Kon Plông chỉ ngon khi nướng, với cách nướng gà rất độc đáo do bà con dân tộc sáng tạo ra.

Cá tầm Măng Đen

Do có khí hậu khá mát mẻ nên vùng đất này tương đối phù hợp để nuôi cá tầm, trước kia lượng cá tầm nuôi ở Măng Đen khá nhiều nhưng sau một thời gian không thể cạnh tranh được về giá với cá tầm Trung Quốc đưa đến nên hiện nay hầu như không còn.

Bún nước Kon Tum có nguồn gốc từ bún tôm Bình Định, có lẽ trong quá trình khai khẩn vùng đất Bắc Tây Nguyên, người dân đất võ đã mang theo món ăn độc đáo của mình, nhưng được cải biến đi, cho phù hợp với khẩu vị và nguồn nguyên liệu tại phố núi. Vị nước bún thanh ngọt nhẹ nhàng hơi ngang chứ không ngọt đậm đà của xương ống, của thịt cá. Khi có khách đến, tô bún được chuẩn bị rất nhanh chóng, múc một muỗng thịt tôm đã giã nhuyễn cho vào bát, sắp vào mấy con tôm đã được bóc vỏ, thêm mấy lát thị bò bằm nhỏ, rồi múc nước luộc bún đang sôi đổ vào bát quậy đều lên, rắc mấy cọng hành ngò, giá tươi, chút bột tiêu.

Món này được chế biến từ thịt lợn mòi của người dân Bana, do được thả rông chỉ ăn ngô và khoai trong vườn nên thịt lợn rất thơm, ngon. Phần thịt ngon nhất sẽ được cắt ra và đem tẩm ướp bằng các hương liệu riêng của địa phương. Cuối cùng, miếng thịt được treo lên gác bếp, hun bằng khói trong thời gian dài cho chín. Món này tương tự thịt gác bếp của đồng bào Tây Bắc, chỉ khác về phần tẩm ướp nguyên liệu.

Để chế biến món ăn này rất kỳ công, khó nhất là công đoạn vào rừng để lấy được tổ kiến vàng mang về, vì thông thường các tổ kiến nằm trên cây rất cao. Sau khi tổ kiến được lấy mang về nhà, phải qua sơ chế bằng cách nấu nước ấm cho tổ kiến vào để loại bỏ chất bẩn rồi vớt ra để ráo. Trộn kiến vàng, trứng kiến và một ít rau thơm, muối, ớt, bột ngọt là đã có được món ăn hấp dẫn. Tổ kiến vàng càng nhiều trứng kiến thì càng ngon.

Đây là tên gọi của người dân trồng sâm Ngọc Linh ở vùng Tu Mơ Rông gán cho loài chuột, vốn chỉ rình ăn những cây sâm Ngọc Linh quý hiếm. Món này được xem là đặc sản của người dân ở Măng Ri, bởi chúng đã ăn sâm Ngọc Linh – loài dược liệu quý hiếm của vùng đất Tu Mơ Rông. Chỉ khi có các dịp lễ lớn hoặc khách nào quý lắm mới được người dân đem ra đãi.

Ở Kon Plông, cá niên là đặc sản. Bởi loại cá này chỉ xuất hiện ở những sông suối có nguồn nước sạch, chảy xiết, ghềnh đá rất khó bắt và thường xuất hiện nhiều vào thời điểm những tháng mùa khô hoặc mùa xuân. Thức ăn của loài cá này chủ yếu là rong rêu bám trên đá nên ruột của chúng rất đắng, được nhiều người ưa chuộng (xem như một vị thuốc). Thịt cá niên rất trắng, chẳng những không có mùi tanh mà ngược lại rất thơm ngon và được đánh giá có nhiều dưỡng chất. Cá niên có nhiều cách chế biến, nếu nướng, cá chỉ cần để nguyên con rửa sạch rồi xiên vào thanh tre đặt trên bếp than. Khi cá chín vàng gỡ ra chấm với muối ớt.

Đặc sản Kon Tum mua về làm quà

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý hiếm và là cây thuốc “giấu” mà đồng bào dân tộc Xơ Đăng sử dụng lâu đời để bồi bổ cơ thể. Bởi sở hữu hàm lượng saponin cao bậc nhất thế giới mà sâm Ngọc Linh có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mỗi người như tăng sức đề kháng, chống lo âu, giúp cải thiện sinh lý và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác.

Khác với sim đồng bằng chín vào dịp Tết Nguyên đán, sim rừng Măng Đen chín từ giữa hè sang thu, sim rừng Măng Đen mọc và sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, nhiệt độ ở khu vực này lại luôn trong ngưỡng lạnh rất phù hợp để lên men rượu. Hai thế mạnh quý hiếm này là điều kiện cơ bản để có thể làm ra được loại vang uống không nhức đầu, hương vị đặc trưng thơm ngon, bổ dưỡng của vùng cao nguyên này.

Nếu yêu thích cà phê, chắc nhiều người sẽ biết Đắk Hà chính là một trong 8 vùng cà phê ngon nhất Việt Nam.

Chuối hột rừng được lấy từ rừng Tu Mơ Rông, quả chuối nhỏ, nhiều hạt và mẩy. Khi phơi sấy lên có vị thơm đặc trưng thường dùng để ngâm rượu. Rượu chuối hột ngâm khoảng 1 tháng rất thơm, uống ngọt và thanh.

Với đồng bào Xơ Đăng ở Măng Bút, tiêu rừng là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Khi thưởng thức món cá suối, thịt heo rừng, thịt gà hay thịt chim nướng… đều cần đến tiêu rừng. Hương vị tiêu rừng cũng có vị cay nhẹ hơn ớt và tiêu thường, nhưng mùi thơm lại giống như mùi vị lá cây chanh, lá cây bưởi và nồng nàn như vỏ quả quýt, làm cho nó có sức tác động kỳ lạ.

Gạo đỏ từ chỗ là lương thực truyền thống của người Xê Đăng tại vùng Ngọc Linh Kon Tum đã trở thành một loại gạo đặc sản bởi sự thơm ngon và tinh khiết.

Từ những mẻ cá cơm tươi được phơi vàng rụm dưới ánh nắng tự nhiên, không cần chất bảo quản, người dân ở làng chài Sê San đã chế biến nên món bánh tráng cá cơm thơm ngon, hấp dẫn, đậm đà.

Sản phẩm được làm từ chuối sứ (chuối mốc) ép mỏng rồi đem sấy, nướng, mang hương vị thơm ngon đặc biệt… Khó nhất để chế biến đặc sản chuối sấy là cách chọn nguyên liệu chuối. Để có những bánh chuối sấy ngọt, dẻo, thơm ngon phải chọn những quả chuối chín bùi. Bởi nếu chọn quả chuối vừa chín tới mà còn gân xanh sẽ có vị chát; nếu chọn quả chuối chín ép sẽ không thơm, ngọt…

Rượu Đoát có màu trắng đục như nước dừa, mùi thơm rất dịu. Nói là rượu nhưng khi uống vào hoàn toàn không có vị cay, đắng mà rất thanh mát, vị hơi ngọt ngọt. Tầm tháng 3 đến tháng 6, cây Đoát bắt đầu ra hoa (hoa giống như buồng cau), người dân phải đợi hoa già, cắt bỏ phần hoa, chừa lại phần cuống hoa dài khoảng 2 gang tay người lớn để hoa không kết trái mới lấy được rượu.

Tìm trên Google:

các món ăn ngon ở Kon Tum

đặc sản Kon Tum làm quà

ăn gì khi du lịch Kon Tum

các quán ăn ngon ở Kon Tum

đến Kon Tum nên ăn gì

địa điểm ăn uống Kon Tum

ẩm thực Kon Tum

món ăn vặt Kon Tum

các món ăn vỉa hè ở Kon Tum

mua gì ở Kon Tum

Kon Tum có gì ngon

Đặc Sản Và Các Món Ăn Ngon Ở Đà Nẵng (Cập Nhật 01/2021)

Món ngon và ẩm thực Đà Nẵng

Đà Nẵng nổi danh bởi nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, bên cạnh đó, các món hải sản phong phú, tươi ngon cũng là “điểm cộng” cực hút khách. Bạn có thể đi dọc đường Hoàng Sa để lựa chọn cho mình một quán nhậu bình dân để ăn hải sản, giá hải sản ở đây luôn rẻ hơn trong các nhà hàng ở trung tâm thành phố nhưng cũng vẫn rất tươi ngon .

Đây là loại hải sản ngon, rẻ và vô cùng đặc trưng của Đà Nẵng. Chíp chíp thường được hấp hoặc luộc với cách chế biến giống như ngao. Thưởng thức những con chíp chíp nóng hổi, chấm cùng muối tiêu chanh ớt, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm, thơm ngon của món này. Chip chip được bán tại bất cứ nhà hàng hay quán nhậu ven biển nào.

Ghẹ thuộc họ Cua nhưng thân mỏng và vỏ mềm hơn, thịt chắc và ngọt. Chính vì vậy, ghẹ có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Một trong những cách chế biến ghẹ đơn giản nhất là ghẹ hấp. Ghẹ sống rửa sạch cho vào nồi hấp, thêm chút sả đập dập, gừng tươi rồi đun nhỏ lửa trên bếp.

Những con mực tươi rói vừa được vớt từ biển lên sẽ được rửa sạch, tẩm gia vị rồi nướng trên bếp than hoa. Mùi vị của món mực sa tế thì không lẫn vào đâu được với hương thơm vô cùng kích thích và giòn ngọt của mực tươi xì xèo trên nồi bếp than đỏ hồng.

Được coi là món tương đối ngon trong những đặc sản ốc biển, đúng như tên gọi, loại ốc này luôn nhẹ nhàng tỏa ra hương thơm tự nhiên, hấp dẫn ngay cả khi chúng còn tươi sống. Ốc hương có thể luộc, nướng hay đem xào me, xả ớt. Món nào cũng ngon và hấp dẫn vô cùng.

Nếu là một tín đồ hải sản chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên được cái hương vị thơm nồng từ mùi cua biển và nước sốt me bốc lên trong một buổi chiều đầy gió. Từ từ cảm nhận hương vị của món ăn bằng cách gỡ từng miếng thịt cua săn ngọt chấm vào nước sốt me sền sệt, chua ngọt là bao nhiêu suy nghĩ sẽ “tạm ngưng ngay”, nhường chỗ cho cảm giác mê li đang chiếm lấy đầu lưỡi của bạn.

Các loại sò điệp hay sò lông đều có vị ngọt, mềm, thơm được nướng trên than hồng kèm hành mỡ vừa tới thơm lừng cùng bùi, béo của lạc sẽ khiến bạn không thể nào quên.

Tu hài sống trong nước mặn trong môi trường tự nhiên. Thịt tu hài ăn giòn, ngon, có hương vị rất riêng biệt và chúng cũng có thể chế biến đa dạng thành nhiều món ăn hấp dẫn như: tu hài nướng mỡ hành, hấp sả, nấu cháo

Ốc sau khi được ngâm với nước vo gạo để rã hết đất sẽ được cắt đít rồi đem xào chung với ớt, nước cốt dừa, gừng xả để những gia vị ấy thấm đều vào từng con. Ốc hút thường được ăn kèm với đu đủ xanh và bánh tráng. Chỉ nghĩ đến cái giòn tan của bánh tráng quyệt với ốc thơ, nước ốc sền sệt thơm lừng có đủ vị mặn ngọt, cay bùi cũng đủ “bắt thèm” những người đã từng được thưởng thức món quà dân dã này của Đà Nẵng.

Cùm cụm là loại hải sản có họ hàng với cua, ghẹ, có vỏ rất cứng, mặt trên màu xám, hai càng kẹp và hai que bơi màu vàng. Thịt cùm cụm trắng, giòn, rất ngọt, dày thịt hơn càng cua, ghẹ và đặc biệt trứng rất béo thơm.

Đây là loại hản sản quen thuộc thường thấy ở nhiều vùng biển, trong đó có Đà Nẵng. Tôm được tẩm ướp kỹ càng bằng các loại nguyên liệu riêng theo công thức của mỗi quán, sau đó tất cả được xiên que và nướng trên than hồng.

Bạch tuộc tươi ngon được ướp đẫm gia vị rồi đem nướng trên bếp than. Thịt bạch tuộc dai, sực sực, khi nướng quét thêm một lớp tương cay cay ở trên. Ăn kèm với xoài và rau răm chấm đẫm trong chén nước mắm cay mùi ớt.

Bánh xèo là một loại bánh có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách: đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua.

Cũng giống như bánh nậm, bánh bèo được làm từ bột gạo, sau đó được tráng vào những chiếc chén nhỏ hấp chín phần bột. Khi được bày trên khay bưng lên cho khách dùng mới được rắc lên trên phần thịt tôm đã giã nhuyễn xào với hành tỏi, không thể thiếu miếng tóp mỡ giòn tan. Màu trắng của bánh có vẻ tinh khiết cùng với màu hồng tươi rực rỡ của nhụy tôm tạo cho khách ăn cảm giác vừa mắt, ngon lành. Bánh bèo ăn với nước chấm là nước mắm ngon có ớt, tỏi được pha rất khéo khiến người ăn đôi khi có thể húp nước chấm mà không sợ mặn.

Bánh bột lọc với nguyên liệu chính là bột lọc, làm từ củ sắn hay còn gọi là củ khoai mì. Bột sắn sau khi đã lọc đem luộc một phần vớt ra để nguội rồi nhào với phần bột còn sống, bánh phải được nhồi vừa tay, không nhão quá mà cũng không khô quá, đảm bảo khi hấp chín lên thì trong vắt, nhìn thấy rõ tôm thịt gói bên trong. Khi ăn cắn làm đôi thì bột phải mềm, nhưng dai. Lúc gói bánh lọc thì phải cẩn trọng không để bột xìa ra ngoài lá, lớp lá dù bánh nóng nguội đều phải bóc dễ dàng. Bánh lọc thường được dùng kèm nước mắm ruốc rất thơm ngon, thêm trái ớt xanh hít hà thì còn gì bằng.

Bánh nậm lại được làm từ bột gạo trắng trong, chiếc bánh được gói hình chữ nhật bằng lá chuối xanh, nhân bánh làm từ tôm bằm và thịt ba rọi xào sơ qua với củ hành tím, sau đó quết bột bánh và nhân vào lá dong hấp trong xửng khoảng 20 phút cho bánh mềm. Chiếc bánh nóng hổi lúc bóc ra chính là sự hài hòa từ mùi thơm của lá, vị béo béo từ nhân bánh, từng miếng một mềm tan trong miệng dùng kèm với nước mắm mặn hay ngọt đều ngon tuyệt.

Cũng là những chiếc bánh nhỏ được làm từ bột gạo, có hình tròn, song, so với bánh cùng loại ở Nha Trang và Đà Lạt thì bánh căn Đà Nẵng có một nét riêng khác biệt từ cách ăn cho đến hình thức. Nếu bánh căn ở Nha Trang và Đà Lạt, khi đổ bánh gần như không dùng đến dầu ăn thì bánh căn Đà Nẵng lại được chiên ngập dầu. Và đây là điểm khác biệt lớn nhất để tạo nên cái riêng của món ăn này tại Đà Nẵng. Điều này giải thích cho việc tại sao bánh căn Đà Nẵng lại giòn rụm, có màu vàng ươm còn bánh căn ở Nha Trang và Đà Lạt thì đặc ruột hơn, mềm chứ không giòn và thường có màu trắng tinh của bột gạo.

Bánh cuốn được làm từ bột gạo nguyên chất, khi tráng xong có màu trắng muốt với phần nhân đi kèm là một ít nấm mèo, thịt nạc vai được băm nhỏ. Bánh bày ra dĩa sẽ được cho thêm ít dăm bông, hành phi nhà làm lên trên cùng để tăng hương vị. Ăn kèm với bánh cuốn gồm có rau sống, đồ chua ngọt, nước mắm tỏi ớt và đặc biệt là xiên thịt nướng.

Khi nói đến mì Quảng không nhất thiết là nói đến món ăn đặc sản của Quảng Nam – Đà Nẵng mà là nói đến một món ăn đặc trưng của người miền Trung nói chung. Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng rất ít.

Phải công nhận không biết cơm gà ở những nơi khác ra sao chứ cơm gà ở Đà Nẵng ngon tuyệt vời. Không quá béo, không quá chín vàng, ngọt vừa đủ, thơm vừa đủ ăn với cơm vừa dai bùi vừa thơm dẻo cái vị gà rán và cơm dẻo thì đúng là không gì sánh bằng.

Nem lụi khá phổ biến ở nhiều tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Từ Đà Nẵng trở vào, người ta thường ăn nem lụi với bánh tráng nướng giòn. Ở mỗi địa phương, nem lụi có một hương vị khác nhau, tùy khẩu vị và cách chế biến. Nem lụi ngon hơn còn nhờ món nước lèo đặc trưng, giống như thứ nước lèo chấm bánh khoái. Khi ăn, quấn nem trong bánh tráng cùng các loại rau rồi chấm trong bát nước lèo.

Bánh tráng cuốn thịt heo

Ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo là chén nước mắm nêm được pha rất đậm đà, thơm phức. Bên cạnh đó, ăn bánh tráng cuốn thịt heo mà không có rau sống thì coi như là một sự thiếu sót rất quan trọng. Dĩa rau sống bắt mắt với đủ loại, tươi non góp phần không nhỏ làm nên vị ngon tuyệt vời.

Ở Đà Nẵng, có rất nhiều món bánh canh khác nhau: Bánh canh cá lóc, bánh canh thịt chả, bánh canh cua…Món Bánh canh có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục, nếu không bánh sẽ nở to, đặc queo.

Bên cạnh Bún bò Huế nổi tiếng thì miền Trung còn có bún bò Quảng Nam – Đà Nẵng cũng là một món ăn rất đặc sắc. Bún bò Quảng Nam – Đà Nẵng thường ăn bún sợi nhỏ, với thịt tái hoặc bắp bò, thoảng mùi sả và điểm chút hương mắm ruốc, nhưng không dậy mùi như bún bò Huế. Khi ăn cho thêm hành chua, ớt ngâm vào để kích thích khẩu vị.

Tô bún với các viên chả cá được làm theo những công thức riêng, nước lèo được chế biến từ cá biển ăn cùng với ớt tỏi, hành hương và ớt xanh ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng. Món ăn được sử dụng kèm với rau sống, tuy không cầu kì như rau sống mì Quảng nhưng rau cũng cần phải tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm.

Món ăn đậm bản sắc vùng miền này được gọi là bún mắm nêm, bún mắm Đà Nẵng hay bún mắm miền Trung để phân biệt với bún mắm đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Dẫu được biến tấu như thế nào thì “cái hồn” của món ăn dân dã này vẫn chính là nguyên liệu nước mắm nêm, chén mắm thơm ngon quyết định chất lượng tô bún. Khi ăn, người bán sẽ trải một lớp rau sống dưới đáy tô, kế đến là một lớp bún, thịt hoặc nem, chả ăn kèm, mít non luộc chín, hành phi vàng giòn, đậu phộng rang, đu đủ bào sợi mỏng và chan mắm nêm đã pha lên trên.

Là món ăn Đà Nẵng nổi tiếng bao đời, gỏi cá Nam Ô là đặc sản của vùng đất giàu nét văn hóa ẩm thực này. Cá để chế biến món gỏi là cá mòi, cá tớp, cá cơm…Ngon và thích hợp nhất là cá trích, vì cá này thịt có vị ngọt, săn chắc. Cá trích sống gần bờ được các ngư dân đánh bắt quanh năm nên còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho món gỏi. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và “thính”.

Đây là món ăn nóng kèm bánh mỳ, 2-3 miếng thịt bò to bằng 3 ngón tay, một cục thịt bò băm trộn gia vị (cục xíu mại) cuốn mỡ chài, một quả trứng ốp la nguyên lòng đỏ và trên hết là mấy cọng hành lá có chân, cành ngò rí, vài lát hành tây xắt tất cả được làm chín trong chiếc chảo gang vô cùng giữ nhiệt.

Chè xoa xoa hạt lựu là món giải khát mùa hè được người dân Đà Nẵng rất yêu thích. Trước kia vì không có nhiều hàng quán bên ngoài bán món chè này, nên thường khi muốn ăn, người ta phải tìm vào chợ Cồn. Đến bây giờ, các quán tương tự đã mọc lên khá nhiều.

Ly Chè Thái có màu sắc bắt mắt, vị ngọt thanh mát, hương thơm dễ chịu với nhiều nguyên liệu như: mít, thạch, sầu riêng, nhãn,… làm nên vị ngọt, béo, thơm mùi sầu riêng đặc trưng của nước chè. Quán chè Liên nổi tiếng nhất với món này.

Món chè này được tổng hợp từ nhiều loại chè khác nhau, có đậu đỏ, đậu đen, nước dừa, đậu phộng, đôi khi có kèm theo dừa sợi thái nhỏ, ăn bùi bùi. Các bạn có thể thử món này ở chè Xuân Trang.

Chè chuối nướng rất thích hợp cho những ngày se lạnh, ngồi cùng bạn bè thưởng thức dĩa chè chuối nướng nóng nóng, thơm thơm của chuối quyện với nước dừa cùng vị bùi của đậu phộng khiến món chè luôn được thực khách yêu thích mỗi khi đến Đà Nẵng.

Từ lâu nước mắm Nam Ô đã có tiếng tăm trên thị trường trong nước và nước ngoài. Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Nam Ô, có lẽ chính là nằm ở công thức chế biến. Mắm Nam Ô được chế biến từ cá cơm than, đánh bắt vào tháng ba âm lịch (vì có độ đạm rất cao), lựa con vừa phải, và không rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối.

Với nguồn hải sản tươi sống dồi dào, Đà Nẵng cũng là thiên đường của những món hải sản khô nổi tiếng. Du khách đến với Đà Nẵng sẽ tìm thấy các loại hải sản khô tại các khu chợ ẩm thực, các siêu thị đặc sản và các khu bán hải sản khô trong các chợ nổi tiếng như chợ Cồn, chợ Hàn…

Theo nhiều ý kiến, món chả bò của Đà Nẵng nhiều khả năng xuất hiện từ thời Pháp. Bởi người Pháp có thói quen uống sữa, ăn xúc xích, ăn bò bít-tết… Họ buộc phải tìm ra giải pháp để nuôi bò đáp ứng nhu cầu và nhanh chóng nhận ra một số vùng tương đối ấm áp và nắng nhiều ở miền Trung nuôi bò cho chất lượng thịt ngon, chả bò có nguồn nguyên liệu dồi dào từ đó.

Để chả bò ngon, phả ichọn thịt bò đùi (loại 1) lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn, được ướp với hành, tỏi, tiêu, nước mắm nguyên chất, chất lượng và không được trộn bất kỳ loại thịt, cũng như phụ gia khác. Khi đó, chả bò mới có mùi thơm đặc trưng của thịt bò tươi, của tiêu, hành, tỏi, có vị ngọt dịu, giòn dai, không béo ngậy. “Đặc biệt, để có những đòn chả ngon, từ khâu lọc thịt, xay thịt, trộn gia vị, gói chả đến khi chả luộc xong không nên quá 2 giờ đồng hồ.

Mực một nắng là món đặc sản làm quà mà hầu hết các vùng biển trên cả nước trong đó có Đà Nẵng đều có. Mực được đem đi rửa sạch để giảm bớt nước biển trong con mực, sau đó sẽ đem ra phơi nắng. Phải chọn nơi nhiều ánh nắng, nắng to để mực được ngon hơn. Điều quan trọng ở đây là mực chỉ phơi một nắng, không phơi nhiều lần.

Bánh khô mè người dân địa phương hay gọi bằng “bánh khô khổ” hay “bánh 7 lửa”. Bánh phải trải qua lửa 7 công đoạn để tạo nên một mẻ bánh thành phẩm: hấp bánh, rang mè, thắn đường, nướng bánh 4 lần cho đến khô hẳn. Cái tên của bánh cũng đủ khắc họa sự vất vả của những người thợ thủ công ở đây. Mỗi chiếc bánh đó là thành quả của sự sáng tạo, của nét đẹp lao động.

Tìm trên Google:

các món ăn ngon ở Đà Nẵng

đặc sản Đà Nẵng làm quà

ăn gì khi du lịch Đà Nẵng

các quán ăn ngon ở Đà Nẵng

đến Đà Nẵng nên ăn gì

địa điểm ăn uống Đà Nẵng

ẩm thực Đà Nẵng

món ăn vặt Đà Nẵng

các món ăn vỉa hè ở Đà Nẵng

mua gì ở Đà Nẵng

Đà Nẵng có gì ngon

Đặc Sản Và Các Món Ăn Ngon Ở Đắk Lắk (Cập Nhật 01/2021)

Các món ăn ngon ở Đắk Lắk

Cùng Phượt – Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, lại là mảnh đất có địa hình nhiều đồi núi, sông suối nên thường có nhiều sản vật, nguyên liệu từ núi rừng như đọt mây, măng, cá suối… Từ đó các món ăn ngon ở Đắk Lắk được người dân địa phương tận dụng từ những nguồn nguyên liệu này để chế biến ra những món ăn độc đáo, phù hợp với đặc trưng vùng miền và mang đậm chất núi rừng Tây Nguyên. Đến với Đắk Lắk, ngoài khám phá các địa danh đẹp các bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực cũng như mua các loại đặc sản của vùng đất này về làm quà cho gia đình, bạn bè.

Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã của đồng bào người dân tộc thiểu số tại chỗ nay đã trở thành món đặc sản không thể không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Gà nướng ở bản Đôn phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh.

Cơm lam Bản Đôn được ăn kèm món gà thả vườn nướng lửa than rừng chính hiệu chấm muối ớt sả. Hương vị của món cơm lam và thịt gà hòa vào nhau làm cho ta có một cảm giác thật ưng ý. Nếu thích, bạn có thể thưởng thức rượu cần Y Miên tại chỗ. Ăn cơm lam, thịt gà ta, uống rượu cần hợp hơn bia hay các loại rượu khác. Ngồi tại Bản Đôn, vừa nhâm nhi các món đặc sản, vừa ngắm cảnh và nghe tiếng rì rầm của dòng Sêrêpok cuộn chảy giữa đại ngàn cao nguyên quả thật là một điều thú vị.

Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Ăn lẩu cá Lăng thì tuyệt nhiên cá phải tươi, không ăn cá ướp lạnh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá vào cùng với các loại rau ăn kèm. Vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào; thử một miếng thấm đến tận chân răng. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.

Cà đắng mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy ở Tây Nguyên. Hiện nay được người dân địa phương trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả của nó giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. Loại cà này có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm của người Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu khuôn hoặc om với lươn, ếch…

Nhiều người nói đùa, rằng đặc sản của người Tây Nguyên thường là “hương biển giữa rừng” cũng đúng. Gỏi là biến tấu giữa cà đắng đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên với khô cá cơm của biển và chỉ có lên núi, đặc biệt là đến Buôn Ma Thuột thực khách mới có thểm nếm được món ăn lạ miệng mà thú vị này.

Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.

Món canh thụt gồm có những nguyên liệu: lá bép, đọt mây, cà đắng, cá suối hoặc thịt và các gia vị kèm theo như mắm, ớt, muối, bột ngọt và đường… Trước khi nấu bà con chặt một ống lồ ô có lóng dài, gọt đẽo phần đầu ống cho khéo, sao cho nấu canh thụt nước không bị chảy ra ngoài. Việc chọn ống lồ ô là một bí quyết, nếu chọn cây già quá sẽ bị nứt, hoặc cây non thì canh sẽ không ngon… sau khi chế biến những nguyên liệu trên, bà con cho tất cả vào ống lồ ô và dựng ống nghiên trên đống lửa. Trong lúc nấu, một mặt vừa quay tròn ống cho thật đều lửa và dùng một chiếc đũa để thụt cho các thành phần của món canh nhuyễn và đều với nhau, động tác thụt ống còn khiến cho hơi thoát ra ngoài. Món canh có ngon hay không phụ thuộc nhiều vào hai việc trên. Có lẽ chính động tác này mà món canh có tên gọi như vậy. Thường thì ống canh thụt chỉ dài độ nửa mét trở lại. Trong các dịp lễ hội cần nhiều thì bà con nấu làm nhiều ống. Thời gian để canh chín thời gian khoảng từ 60 – 90 phút. Sau khi canh chín bà con cho ra bát hoặc lá chuối cũng được vì món canh thụt khi chín sẽ đặc lại và rất dẻo, khi ăn món canh này có rất nhiều vị đắng, cay, bùi, béo…

Đây là loài cá nhỏ sống ở Hồ Lắk có nhiều giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá khi ăn có vị ngọt, tính bình, không độc và có tác dụng bổ huyết, rất tốt đối với những người ăn uống kém, suy nhược cơ thể… Chả cá thát lát ở Lắk được làm hoàn toàn từ thịt cá nên độ béo, dẻo, mịn cao và là một trong những món ăn được du khách ưa thích khi đến du lịch Hồ Lắk.

Canh bồi măng lửa rau ngót rừng

Canh bồi măng lửa rau ngót rừng là một trong những món ăn truyền thống của người dân ở khu du lịch Buôn Đôn. Để làm được món canh này đúng “chuẩn vị Buôn Đôn” đòi hỏi người chế biến phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết và có bí quyết nấu.

“Vêch” theo tiếng của người Ê Đê thực chất là phần đầu ruột non của động vật ăn cỏ mà phổ biến nhất là bò. Công đoạn giết bò, mổ lấy “vêch” được tiến hành thật nhanh để không gây xáo trộn các thành phần bên trong nội tạng. Người có kinh nghiệm nhất sẽ chọn một đoạn ruột non liền kề với bao tử bò, dùng lạt buộc chặt hai đầu rồi mới cắt ra để riêng. Đoạn ruột này được chần qua nước sôi, bóp lấy phần dịch tiêu hóa bên trong pha với nước, lọc, lắng rồi cô đặc. Những phần nội tạng khác cùng với da, đuôi… được luộc sơ, cắt miếng rồi nấu cùng loại gia vị đặc biệt vừa chế biến từ “vêch” kể trên và nhiều gia vị khác như ớt, củ nén, sả, riềng, tiêu rừng,…

Ngày nay, món “vêch” vẫn là một trong những món ăn quen thuộc của người Ê Đê, dù có đôi chút cải biến cho phù hợp với điều kiện của từng gia đình và hầu như người Ê Đê nào cũng biết nấu và nấu rất ngon.

Món ăn này vừa có vị ngon ngọt của sông nước phù sa Krông Ana vừa có chút nắng gió lồng lộng của cao nguyên đặc sánh trong từng sợi mít. Muốn làm nộm mít hến ngon phải chọn trái mít non. Vạt bỏ lớp gai mít rồi bổ dọc trái mít luộc chín, xắt lát thật mỏng rồi băm nhỏ. Om cho ruột hến thật thấm và trộn đều vào mít băm nhỏ, chan thêm dầu ăn phi hành chín, thêm hành, ngò, húng quế bày ra đĩa là đã có món nộm mít hến thơm ngon khó quên. Nộm mít hến ăn với nước mắm ớt tỏi và không thể thiếu bánh tráng nướng.

Cá bống kho riềng là món ngon khá độc đáo của người dân Đắk Lắk. Những con cá bống bắt ở dưới chân những thác nước có thịt vừa dai lại vừa thơm được đem kho cùng riềng sẽ không còn thấy vị tanh. Khi thưởng thức món cá bống kho riềng này các bạn có thể ăn kèm với cơm lam hoặc cơm trắng đều được.

Rau dầm tang bề ngoài dễ gãy, lá như lá răm và dễ bị bầm úa, dập nát. Tuy nhiên loại rau này khi nấu lên lại có vị ngọt bùi khó tả. Cách nấu rau dầm tang cần phải nấy nhừ lên cùng với các loại thực phẩm khác như măng, củ mài, nấm…

Lẩu rau rừng với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại. Món ăn này được dân tộc Ê đê chế biến ra khi họ gặp phải cuộc sống khó khăn ngày trước. Gọi là lẩu nhưng thực ra lại giống với món canh hơn và mang đậm hương vị ẩm thực của rừng núi. Ngày nay, món này đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Gỏi gà lõi chuối (Ana Mtay)

Sau khi lấy lõi non trắng nõn bên trong cây chuối, có thể chẻ nõn chuối theo kiểu nào tùy thích, hoặc xắt thành từng đoạn dài khoảng 5 cm hoặc thái khoanh tròn. Lõi chuối xắt ra được bỏ thau nước sạch đã vắt vài lát chanh ngâm cho nhựa ra bớt, giúp chuối không bị đen rồi xả nước thật nhiều lần cho chuối nhả bớt chất chát, vớt ra rổ cho ráo nước. Làm một chén nước sốt chua ngọt gồm: Chanh, đường, muối và ớt, tỏi đâm nhuyễn.

Chuẩn bị mọi thứ xong, cho chuối ra thau, đổ nước sốt vào trộn đều. Gà luộc xé nhỏ đổ vào trộn đều rồi xúc gỏi lên đĩa. Nếu không muốn ăn thịt gà xé nhỏ, khi gà luộc chín chặt thành miếng xếp lên đĩa. Khi đã nêm gỏi vừa ăn thì xắt nhuyễn rau răm, giã đậu phộng rang cho vào gỏi để tăng thêm hương vị. Trên đĩa gỏi, từng cọng thân chuối trắng nõn, điểm xuyết màu xanh của rau răm, màu vàng ươm của da gà trông thật hấp dẫn và bắt mắt. Vị mềm dẻo, thơm ngon của thịt gà vườn hòa quyện với vị giòn, ngọt nhạt và chát của lõi gốc chuối non khiến người thưởng thức không thể nào quên.

Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê…để tế lễ các đấng tối cao trong năm.

Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v… thì cũng làm theo cách trên.

Hiện nay người Lào sống chủ yếu ở Buôn Đôn có trên 70 hộ, gần 300 người chủ yếu là ở buôn Trí, buôn Yang Lành, buôn Hwa. Với các món ăn đặc trưng, mang hương vị độc đáo, ẩm thực Lào do chính người Việt gốc Lào chế biến đã làm say lòng không biết bao du khách đến thăm.

Lạp được xem là món ăn truyền thống, mang ý nghĩa phúc lộc dồi dào, nhiều may mắn, thể hiện ước nguyện mọi điều tốt đẹp của gia chủ đối với mọi người trong gia đình và những vị khách quý đến thăm. Món này có thể sử dụng thịt bò, cá, gà, vịt, heo… đều được nhưng thường được làm từ lòng heo và thịt ba chỉ. Toàn bộ lòng heo sau khi luộc chín, thái lát mỏng sẽ được trộn với thịt ba chỉ băm nhỏ (đã được xào qua) và các loại gia vị: ớt tươi, chanh, sả, thính gạo. Gia vị, nguyên liệu đơn giản là vậy, nhưng nhờ cáchpha trộn độc đáo đã khiến món lạp dù đạm bạc, nhưng không kém phần hấp dẫn. Lạp “đúng chuẩn” có đủ vị cay nồng của ớt, vị chua của chanh và vị ngọt thơm của thịt.

Nguyên liệu để làm món canh này bao gồm: lá muồng, xương heo, bột gạo, các loại gia vị. Lá muồng chọn lá non nhưng không non quá. Sau khi lấy về thì sơ chế bằng cách luộc qua 2 lần nước, sau đó đem ngâm với nước lạnh, mục đích là để lá muồng hết vị đắng. Sau đó, lấy thịt heo hoặc xương heo rửa sạch, phi hành và rang lên cho thơm, săn, sau đó đổ nước đun cho mềm thịt hoặc xương. Trong thời gian đó thì lấy lá muồng đã ngâm, vớt cho ráo, đem giã với gạo đã ngâm sẵn. Gạo đem giã phải là gạo đã ngâm trước đó từ 2 đến 3 tiếng đã để ráo nước. Giã nhuyễn hỗn hợp lá muồng và bột gạo sẽ được một sản phẩm bột màu xanh mịn. Khi xương đã mềm tới thì đổ nguyên liệu bột đã giã vào nấu khoảng 10 phút sao cho bột nở đều, nhuyễn. Sau đó sẽ nêm các loại gia vị, với món canh này, người Lào chỉ cho một ít muối và nêm thêm mắm Bà Đẹt, một loại mắm đặc sản của người Lào. Nhờ có loại mắm này, món canh có vị ngậy, thơm và béo. Món canh muồng đạt chuẩn là món canh hòa quyện giữa các vị như một chút đắng của lá muồng, cay của ớt, thơm béo của nước xương hầm, mắm…

Nem được coi là một món ăn vô cùng độc đáo của người Lào, làm nem không khó nhưng phải có những bí quyết nhất định. Nguyên liệu chủ yếu của món nem bao gồm thịt thăn heo xay nhuyễn, củ riềng, tiêu bắc, ớt, muối, nước mắm và một gia vị không thể thiếu là lá cây chùm ruột…Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khâu pha chế, khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem. Do vậy, phải thực sự là người Lào mới làm nên món nem Lào lạ miệng hấp dẫn. Lá chuối đã rửa sạch, phơi khô quấn xung quanh thịt xay đã ướp gia vị bọc lá chùm ruột, buộc chắc tay thành hình chiếc bánh tét nhỏ.

Nguyên liệu chính để làm nên món canh này là măng, thịt ba chỉ, nấm đông cô hoặc nấm rơm nhưng gia vị để tạo nên hương vị độc đáo thì khá nhiều và cách nấu khá cầu kỳ. Măng xé nhỏ, rửa rồi để ráo; thịt ba chỉ thái mỏng, nấm rửa cắt làm 3, sả cắt khúc, riềng cắt lát; lá trúc (lá chanh), rau ngò và húng quế rửa sạch để ráo, tỏi với ớt đâm thật nhuyễn. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu thì đun nước sôi rồi cho phần tỏi ớt đã giã, rau ngò vào, tiếp đó cho tất cả các nguyên liệu (trừ rau húng quế) vào nấu và nêm muối, đường thốt nốt, mắm cá, nước mắm, chanh cho vừa ăn sau đó nấu khoảng 10 phút thì cho lá húng quế vào nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, cuối cùng cho thêm một muỗng ớt bột.

Món ăn ngon ở Buôn Ma Thuột

Thoạt nhìn nhiều người sẽ lầm tưởng món bún đỏ rất giống với bún riêu hay món canh bún thường bán ở Sài Gòn, nhưng hoàn toàn khác bởi bún đỏ của người Buôn Ma Thuột được ăn kèm rau cần nước và giá cùng một số phụ gia như mỡ hành, tóp mỡ rán giòn và nhất là trứng cút luộc.

Nguyên liệu để chế biến món ăn này làm từ cua đồng, chả viên và những quả trứng cút luộc. Qua bàn tay khéo léo của người nấu, tô bún đỏ trở nên hấp dẫn với màu sắc và mùi vị vô cùng quyến rũ: màu hơi đỏ của hạt điều, màu đỏ au của miếng cà chua cắt múi cau, màu xanh tươi non của đĩa rau, màu nâu của riêu cua và chả cá, màu trắng nõn nà của trứng cút luộc vừa bắt mắt vừa kích thích vị giác.

Bún chìa, đặc sản nổi tiếng Buôn Ma Thuột, có vị khá giống bún bò Huế, song món ăn này không sử dụng thịt bò làm thành phần chính. Bún chìa có nước dùng thanh, đượm vị mắm ruốc, hấp dẫn bởi phần giò chìa thơm ngậy.

Bánh canh cá dầm là món ăn có tiếng với người dân ở Buôn Ma Thuột. Trời se lạnh, chỉ cần cho một thìa nước dùng vào miệng là bạn đã có cảm giác được sưởi ấm với vị cay the thé của món ăn. Cái ngon của bánh canh không chỉ nằm ở thứ nước dùng ngọt ngọt, chua chua, cay cay – hương vị rất đặc trưng yêu thích của miền Nam, mà nhiều người “mê mệt” món ăn này còn bởi độ chất của những khúc cá thu mềm, ngọt, thơm và không có một chút xương nào. Đặc biệt, dù bạn có dầm nát miếng cá thu hòa lẫn cùng nước dùng thì bát bánh canh cũng không bao giờ bị tanh nồng, trái lại còn thấy ngon hơn, thú vị hơn nhiều.

Bánh bột lọc là một loại bánh được từ bằng bột sắn (phương ngữ miền Nam gọi là khoai mỳ) được lọc lấy tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt heo. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy.

Dọc theo QL 14 cách Tp Buôn Ma Thuột khoảng 10km sẽ tới khu chợ trung tâm của Đạt Lý, một vùng đất nhiều truyến thống tại Đăk Lăk. Bất kỳ một người dân nào ở đây cũng có thể giới thiệu cho các bạn về món ăn nổi tiếng này. Bột sắn để làm bánh được mang về từ vùng núi A Lưới của Huế kết hợp với thịt heo và tôm tươi cùng cách pha chế đặc biệt của từng loại gia vị tạo nên chiếc bánh vừa dai, vừa mềm lại vừa dẻo.

Là một món ăn lạ, đặc sắc của Tp Buôn Ma Thuột. Thịt bò kèm với nước sốt me được chuẩn bị trên một khay nóng trông hơi giống với món bò bít tết thường ăn ở Hà Nội. Vị chua chua, ngọt ngọt của nước me kèm miếng thịt bò thái mỏng, thêm vị thơm của tỏi phi sẽ khiến bạn ăn hoài không ngán. Món này ăn kèm bánh mì thì khỏi phải chê.

Dù là khách phương xa hay người dân bản xứ, dù là người Việt Nam hay du khách nước ngoài đã từng thưởng thức món Bánh ướt thịt nướng kiểu Ban Mê sẽ không thể quên cảm giác thú vị của món ăn tuy quen mà lạ này. Không giống bánh ướt thịt nướng được cuốn sẵn và ăn với tương đã được nấu lên của Huế mà món bánh ướt kiểu Ban Mê bạn sẽ phải tự mình “vật lộn” và xoay vần với từng miếng bánh trước khi được thưởng thức. Cái thú vị và cái tinh tế cũng từ đó!

Điều đặc biệt của bánh ướt Ban Mê chính là từng chiếc bánh ướt được tráng mỏng tang trên đĩa, mỗi dĩa chỉ là một miếng bánh ướt thơm ngon và được tráng ngay trước khi đem ra cho thực khách.

Cái tên bánh khọt xuất phát từ âm thanh “khọt khọt” vang lên khi chảo bánh bắt đầu sôi. Nhưng cũng có người cho rằng, ngày xưa những người dân nghèo khó không đủ tiền ăn cao lương mỹ vị nên mới chế biến ra loại bánh chỉ toàn bột chứ không có thịt cá gì. Người ta gọi nó là bánh khọt, theo tiếng Hán có nghĩa là nhọc nhằn, cơ cực.

Bánh khọt ở Y jut chỉ đơn giản là bánh trắng thêm chút lá hẹ và hành. Bột được đổ vào những chiếc chảo có đế khuôn hình tròn, cho chút mỡ lợn rồi phi hành và lá hẹ để tráng khuôn rồi đậy vung lại. Chừng vài phút khi bánh chín, bột trở nên trắng đục, lá hành và lá hẹ bám vào bánh tạo nên màu xanh, bên dưới là lớp cháy mỏng. Ăn bánh ta có cảm giác giòn giòn, thơm thơm.

Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Sài Gòn . Hiện nay loại cơm làm từ hột gạo bể này đã có mặt ở một số nơi thuộc miền Trung, miền Bắc trong đó có Buôn Ma Thuột.

Cơm gà là món ẩm thực quen thuộc của người Việt Nam ,nhưng ở Buôn Ma Thuột lại được chế biến một cách độc đáo và có nét đặc trưng riêng của vùng đất Tây Nguyên này . Cơm được chiên với mỡ gà nên ăn rất béo và dòn ,bên trong hạt cơm rất mềm ,có mùi thơm đặc trưng , gà mềm và dai ,ăn vào có hương vị béo không làm cho người dùng cảm giác gây ngán.

Được chế biến với bí quyết riêng, món bánh bèo chén ở đây đã mê hoặc không biết bao nhiêu thực khách gần xa. Không giống như những nơi khác, bánh bèo khay ở đây còn được ăn kèm với chả nem và nước chấm, vì vậy đã tạo nên một hương vị riêng biệt cho món bánh bèo khay và sẽ rất khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất Buôn Ma Thuột.

Rau tập tàng là cách gọi tổng hợp các loại rau hoang dã thường mọc ở các khu vườn. Rau tập tàng có quanh năm nhưng ngon nhất là mùa mưa. Bởi, mùa mưa rau phát triển rất mạnh và tươi, nấu canh ăn ngon hết ý. Trong hầu hết các nhà hàng, quán ăn ở Buôn Ma Thuột các bạn đều có thể thấy món canh rau tập tàng trong thực đơn như : Rau tập tàng nấu cua, rau tập tàng nấu tôm …

Đặc sản Đắk Lắk mua về làm quà

Được ngâm từ thang thuốc gồm lá và thân rễ cây Trơng, một loài cây mọc trong rừng sâu Buôn Đôn. Do nó có một công dụng rất tế nhị và được báo chí nhắc đến rất nhiều nên được nhiều người biết đến tìm mua như một đặc sản, một món quà quý mang đậm chất Bản Đôn. Rượu lấy theo tên A Ma Công là một huyền thoại sống của vùng Bản Đôn, đến năm 2007 ông khoảng 90 tuổi đang còn khỏe mạnh. Ông là cháu 3 đời của vua voi Khun Ju Nop, bản thân ông cũng là một Gru kỳ cựu, trong đời đã săn được trên 100 con voi.

Bơ là trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Mexico. Nhờ ăn ngon và bổ nên nó đã được trồng và canh tác ở nhiều nơi trên trái đất, đặc biệt là Indonesia, Philippne, và Brazil. Ở Việt Nam ,bơ được trồng ở nhiều nơi trong cả nước nhưng nổi tiếng nhất vẩn là bơ sáp Tây Nguyên.Có thể Bơ ở đây phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng đất đỏ bazan nên Bơ Tây Nguyên sớm trở thành món đặc sản vùng miền của vùng đất Cao Nguyên này .

Ngon nhất là giống bơ sáp được trồng ở Đắk Lắk , quả bơ to bên trong là lớp cùi bơ dầy dặn, vàng ươm, dẻo quánh.Nếu là lần đầu tiên thưởng thức, mới nếm thử bạn sẽ cảm thấy hình như bơ hơi nhạt. Nhưng rồi ngay sau đó, vị ngầy ngậy, thơm mát từ miếng bơ mềm lừ khiến bạn thấy thật ngon miệng. Chính cái vị thanh nhẹ, mát lành đó đã hấp dẫn người ăn, khiến người ta đâm “nghiện” thứ trái cây mộc mạc này

Tìm trên Google:

các món ăn ngon ở Đắk Lắk

đặc sản Đắk Lắk làm quà

ăn gì khi du lịch Đắk Lắk

các quán ăn ngon ở Đắk Lắk

đến Đắk Lắk nên ăn gì

địa điểm ăn uống Đắk Lắk

ẩm thực Đắk Lắk

món ăn vặt Đắk Lắk

các món ăn vỉa hè ở Đắk Lắk

mua gì ở Đắk Lắk

Đắk Lắk có gì ngon

Các Món Ăn Ngon Ở Nghệ An (Cập Nhật 01/2021)

Các món ăn ngon ở Nghệ An

Cùng Phượt – Nghệ An là mảnh đất non nước hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc. Vẻ đẹp kỳ thú pha lẫn chút nguyên sơ luôn làm say đắm bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại nơi này. Không chỉ có thế, trên mảnh đất hồn hậu, địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều đặc sản mà ai “lỡ” nếm thử một lần cũng vương vấn mãi không thôi. Các món ăn ngon ở Nghệ An mang chất riêng đặc biệt đến nỗi bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều nhớ mãi không quên.

Bất cứ ai khi đến xứ Nghệ đều thử ăn đặc sản nổi tiếng nơi này là thịt lươn, nào là súp lươn, cháo lươn, lươn om chuối đậu… Qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, sơ chế, gia giảm và nấu nướng mà con lươn sống trong bùn đất, tanh lại mang hương vị đậm đà, ngon miệng đến vậy.

Súp lươn kiểu Nghệ An được nấu khá đơn giản, không sánh đặc như các loại súp khác. Lươn làm sạch được xào với một ít hành tỏi, màu điều và màu cay cho chín tới, xương được ninh làm nước dùng, thêm hành và rau răm là có món súp lươn ăn cùng bánh mì nướng giòn hay bánh đa Đô Lương nữa là đúng vị súp lươn Nghệ An.

Cháo được nấu nguyên hạt gạo, hầm đến khi chín nhừ, tự nhuyễn ra chứ không phải gạo xay nhỏ như ở nhiều nơi. Lươn được luộc vừa chín, gỡ bỏ xương, xào trên chảo có phi hành tăm cho dậy mùi. Cháo lươn thơm nồng, ấm bụng, có màu vàng của nghệ.

Cũng giống nhiều nơi khác, miến lươn Nghệ An có miến xào miến nước. Nước dùng trong và ngọt cũng được nấu từ xương thêm gừng đập dập. Thịt lươn được xào mềm chứ không phải lươn giòn như ở miền Bắc.

Nghệ An có món bánh đa Đô Lương nổi tiếng, món này kết hợp với lươn đã được xào chín mềm, nước sốt đậm đà, hơi cay làm nên món lươn xúc bánh đa nổi tiếng ở xứ Nghệ.

Những miếng thăn lươn được dàn mỏng, tẩm ướp với cốt nghệ, sả, ớt… bên trong có thêm sợi mỡ mỏng được cuộn cùng thịt lươn để khi nướng đỡ bị khô, bọc bên ngoài là lá dứa, làm nên món lươn nướng thơm ngon vô cùng.

Với tên gọi lạ lẫm, chắc chắn du khách sẽ muốn được thưởng thức một lần món cháo này. Nguyên liệu chính để làm món này là bột mỳ, sau khi nhào thật nhuyễn sẽ cán thành bột và cắt thành những sợi nhỏ tròn. Nước dùng để chan được ninh từ xương và sau đó thêm một ít tí tô, hành khô và thịt bằm trộn đều.

Bánh mướt Diễn Châu cũng nổi tiếng như bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) vậy. Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Bánh được cuộn tròn với hành phi bên trong. Bánh chỉ được làm bằng bột gạo tẻ – gạo được ngâm nước rất lâu sau đó được vớt ra xay nhuyễn và được ủ trong nhiều giờ liền. Bánh mướt rất dễ ăn, bạn chỉ cần ăn kèm một chén nước mắm vắt chanh với ớt tươi cũng đã thấy ngon miệng. Nếu bạn dùng bánh mướt để đãi khách thì cũng có thể dùng kèm với bò nướng lụi, thịt lợn nướng, bò lá lốt mỡ chài, chả nem rán…

Bánh đa có ở nhiều tỉnh thành tại nước ta, nhưng nhắc đến bánh đa miền Trung là nhớ ngay đến bánh đa Đô Lương của Xứ Nghệ. Chiếc bánh nhỏ nhắn, có đường kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen nên khi ăn rất bùi và thơm. Ở Đô Lương, người dân thường nướng bánh đa bằng than hoa hoặc chiên với dầu ăn, mỡ để tạo nên chiếc bánh mỏng nhẹ.

Bánh ngào hay còn gọi là bánh mật là thứ đặc sản dân dã của người dân xứ Nghệ. Xắn một miếng bánh vàng óng đưa vào miệng, vị ngọt ngào của mật mía, dẻo của nếp và thơm thơm mùi gừng sẽ hấp dẫn bạn ngay từ lần thử đầu tiên. Bánh ngào thường được thưởng thức vào lúc trời se lạnh, hay có chút mưa phùn. Bánh ngon nhất khi ăn nóng, múc ra từng bát nhỏ, vừa ăn vừa thổi mới cảm nhận được hết hương vị.

Các món hải sản ngon ở Cửa Lò

Cửa Lò là vùng biển nổi tiếng về đặc sản ghẹ với những con ghẹ to, thịt chắc và thơm ngon khi được chế biến. Ghẹ Cửa Lò có quanh năm mà lúc nào cũng dồi dào. Do vậy, du khách tới du lịch Cửa Lò bất kỳ vào thời gian nào đều có thể thưởng thức các món ăn ngon từ ghẹ, như: ghẹ rang muối, ghẹ hấp me, ghẹ nướng… trong đó, ghẹ rang me là món ăn được du khách ưa chuộng nhất.

Những con tôm tít (theo cách gọi một số nơi khác là con bề bề) dân dã một thời của những vùng quê miền chân sóng biển Cửa Lò giờ đây trở thành món đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Thịt tôm tít ngon, ngọt, dai chắc, đầu tôm cho nhiều gạch vừa bùi, ngậy, vừa đậm đà hương biển. Tôm tít có thể chế biến nhiều món ăn, như: hấp, luộc, nướng…

“Mực nháy” Cửa Lò Nghệ An được xếp trong Top 10 đặc sản hải sản Việt Nam. Thông thường nhiều người vẫn quen gọi là mực nhảy nhưng tên gọi chính xác là “mực nháy” vì con mực mới bắt lên còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh. Hai cách gọi trên tuy diễn tả những trạng thái khác nhau của con mực nhưng đều nói lên mức độ tươi ngon của con mực.

“Mực nháy” có nhiều cách chế biến. Nhưng câu mực nhảy và thưởng thức tại chỗ là một loại hình giải trí kết hợp với thưởng thức đặc sản rất thú vị của du khách. Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch, nghỉ mát, dịch vụ câu mực nhảy bằng thuyền thúng ở Cửa Lò đã trở thành một thú tiêu khiển hấp dẫn. Dịch vụ này đã tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa Lò.

Đây là món ăn rất thú vị vào ban đêm khi du khách dạo chơi ở Cửa Lò. Nghêu được luộc lên, lấy nước nấu cháo, ruột nghêu rán lên với các loại gia vị. Khi cháo chín trộn nghêu với cháo rồi đổ vào bát đã bỏ sẵn rau thơm. Mùi thơm của gạo, quyện với mùi vị của nghêu, của rau thơm tạo nên một món ăn thanh nhã. Cháo nghêu cung cấp nhiều chất đạm, tăng thêm sinh lực sau một ngày tham quan mệt mỏi.

Tên gọi món khoai xéo đơn giản chỉ bắt nguồn từ một trong những công đoạn làm nên món ăn, đó là dùng đũa “xéo” cho miếng khoai nát ra.

Khoai sau khi thu hoạch chọn những củ to, có nhiều bột nhất, lựa ngày nắng to, có gió nồm đem khoai ra phơi cho khô trắng, rồi cạo vỏ lụa, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi cho tới khi khô giòn. Hạt đậu đen hoặc đỏ, lạc nhân, nếp được đun mềm trước khi đổ mớ khoai khô vào đun sôi. Nồi khoai đun cho tới khi cạn nước, miếng khoai, hạt đậu, hạt lạc mềm nhũn, những hạt nếp chín dẻo, thì cho thêm một chén mật mía (hoặc đường) cho có độ ngọt. Sau đó, công đoạn cuối cùng quan trọng nhất chính là xéo khoai. Để xéo được khoai, phải dùng hai chiếc đũa bếp bản to, đặt chéo nhau rồi liên tục dùng tay ép miếng khoai cho nát. Hoặc nếu không cũng có thể dùng chiếc chày, giã mạnh ngay trong nồi khi khoai còn nóng.

Sau khi xéo khoai xong, lấy đũa dỡ thành từng miếng đặt vào lá chuối rồi gói chặt dành bóc ra ăn như bánh hoặc dùng thìa nén chặt khoai vào bát tô, khi ăn dùng dao xắn thành từng lát mỏng. Ăn khoai xéo thấy rõ vị ngọt của khoai, dẻo thơm của gạo nếp và vị bùi của đậu lạc lại như thấm cả vị mặn mà của miền đất cát pha.

Dê Cầu Đòn thực chất là một thương hiệu thịt dê được nhà hàng Ngân Trình ở Vân Diên, Nam Đàn sáng lập ra. Với hơn 20 năm kinh nghiệm chế biến thịt dê cũng nguồn nguyên liệu tươi ngon, các cách chế biến độc đáo, dê Cầu Đón là một món ăn các bạn nên thử khi tới du lịch Nam Đàn.

Món canh gà Thanh Chương được chế biến với các gia vị dân dã nhất nên cho hương vị đậm đà mà tinh tế khi thưởng thức. Chế biến món xáo (canh) gà Thanh Chương, thoạt tiên lọc phần xương và phần thịt riêng nhau ra; thịt cắt đều chằn chặn, khổ vừa phải vì thịt gà đồi Thanh Chương nấu hao rất ít; xong, đem ướp ngay với lá chanh, muối trắng, nghệ và ớt tươi giã nhỏ. Trong lúc ướp thịt gà, phần xương được băm nhuyễn, vo viên lại. Khi thịt gà ướp ngấm gia vị rồi, bắc lên bếp rim lên khoảng 5 phút, sau đó cho nước lã vào vừa ngập, đun hai nhịp sôi, mặt nồi canh gà nổi sao vàng ngậy là bắt đầu nếm để “gia” đủ mặn, rải viên xương gà lên trên, sau đó mở vung đun đến khi thực sự dậy mùi lá chanh thơm có cái nồng nồng của ớt tươi là được… Nồi canh gà ấy cứ được giữ hâm hẩm nóng, mỗi lần dọn lên một bát, ăn hết lại múc bát khác. Món canh gà Thanh Chương có viên xương băm nhuyễn sẽ giữ được cái sạch sẽ, điềm đạm tinh tế cho khách khi dùng cơm, vì không phải khó khăn trong xé, gặm lóc thịt ra khỏi xương gà; lại giữ được trọn vẹn những gì tinh túy của thực phẩm từ gà đồi miền trung du này vậy.

Khi đã chọn được những mớ cá còm tươi ngon, người dân xứ Nghệ chế biến ra thành nhiều món ngon như: cá còm nấu canh nhút, cá còm rán, cá còm kho tương… nhưng đặc biệt và ngon nhất vẫn là cá còm kho nghệ. Theo người dân Thanh Chương món cá còm được kho với nghệ ngoài giữ được hương vị thơm ngon của cá, nghệ còn giúp khử mùi tanh, tạo màu sắc hấp dẫn và nhất là giúp món ăn trở nên hài hòa giữa hương vị, bổ dưỡng và dược tính.

Ai đã từng đặt chân đến vùng đất Liên Thành sẽ được thưởng thức các món ăn từ cá tràu như: cá tràu nướng, cá tràu kho tộ, cá tràu viên, cá tràu nấu canh chua… vô cùng hấp dẫn. Đây là món ăn đặc trưng của vùng đất Liên Thành nói riêng và huyện lúa Yên Thành nói chung. Theo các cụ già trong làng kể lại: Ngày xưa, cá tràu là món ăn để cúng tổ tiên, thiết đãi khách quý, biếu bạn bè, người thân trong những ngày lễ, tết thì nay cá tràu được chế biến trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình và mở rộng quán hàng phục vụ du khách gần xa…

Hàng năm, cứ đến khoảng tháng 3, tháng 4 là đến thời điểm trứng kiến nhiều và to nhất. Đây cũng đang là mùa cao điểm săn trứng kiến làm đặc sản của đồng bào miền Tây xứ Nghệ.

Ngoài món trứng kiến xào với dưa chuột thì trứng kiến còn chế biết được rất nhiều món như: cuốn lá chuối nướng, nấu canh măng chua, lam trong ống nứa… Món trứng kiến không những người dân miền núi mà người dân miền xuôi cũng ưu thích. Khi ăn món này ta có cảm giác trứng kiến vỡ lép bép trong khoang miệng tỏa ra hương thơm dịu, có vị thanh ngọt, béo

Trong các cánh rừng tự nhiên ở các huyện miền núi phía Tây Nghệ An, có một loài cây mà đồng bào người Thái thường gọi là cây chà uốm.

Ngoài công dụng có thể dùng gỗ làm nhà, chất đốt, chà uốm còn cho quả mỗi độ vào mùa thu. Dịp này, quả chà uốm rụng nhiều, vì vậy người dân chỉ việc đi nhặt về. Quả chà uốm có hình tròn, có lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài.

Để có thể sử dụng và chế biến món ăn, sau khi nhặt về, phải đập vỡ lớp vỏ cứng để lấy phần hạt nhân bên trong. Tiếp tục để chế biến thành món ăn phải dùng chày giã thật nhuyễn và cho thêm một ít muối trắng. Với những thao tác đơn giản nhưng loại quả này đã trở thành món ăn kèm với xôi hay còn gọi là Khàu Pằn – món xôi trộn truyền thống, vừa ngon, vừa béo bùi, được đồng bào người Thái ở các huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn rất thích.

Trong không gian ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An có một món ăn rất được bà con ưa thích và chỉ khách quý mới được tiếp đãi món này. Đó là ‘khuộc lám” được chế biến kỳ công từ những con nòng nọc dưới khe suối.

Những con nòng nọc mang về sau khi làm sạch ruột bằng 1 thanh nứa vót mỏng sẽ được trộn với sả, ớt, mạc khẻn (hay còn gọi là mắc khén,tiêu rừng), mắm muối và gạo tấm giã nhỏ. Khi các công đoạn xong xuôi, cho tất cả vào 2 ống nứa nút kín đem bỏ lên bếp than hồng. Đây là cách chế biến món ăn truyền thống của người Thái khiến cho thức ăn không bị bay hết mùi. Khi ăn phải ăn kèm với xôi mới ngon”.

Món ‘khuộc lám’ vừa có vị ngọt đặc trưng lại vừa có vị ấm của sả, vị cay của mạc khẻn và mùi thơm của các loại gia vị hòa quyện với mùi nứa tươi khi đốt trên than hồng.

Cá mát không phải là giống cá lớn, thường chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay người lớn, con “bự” cũng chỉ chừng 0,5 đến 0,8 kg. Hàng năm, tháng 8 âm lịch là vào mùa cá mát. Thịt cá mát rất lành, bổ, thơm ngon, hơi có vị đắng vì khi chế biến không vứt bỏ ruột (ruột cá rất sạch vì chủ yếu ăn thức ăn thực vật), mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu (không như các loại cá khác, đầu cá mát rất mềm, giòn). Cá mát có thể kho, rán, nướng… Dù chế biến theo kiểu nào thì thịt cũng rất bùi, rất thơm.

Món này làm từ thịt trâu, thịt lợn, thịt bò, đôi khi là thú rừng, chỉ lấy thịt nạc. Chịn xồm mang thái miếng, kẹp rau thơm rừng chấm muối ớt (hoặc nước mắm ớt), ăn có mùi vị chua, béo và bùi, rất tinh khiết, thanh nhã.

Cũng như người dân Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, người Thái ở Tây Nghệ An cũng coi các món lam (nướng) là một trong các món không thể thiếu trong đời sống của mình. Cơm lam là một trong những món đặc sản đó. Nếp nương được làm sạch rồi cho vào ống nứa cùng với nước, tất cả được nướng trên than hồng. Điểm đặc biệt của các món lam là hương vị của thức ăn thường không bị mất đi mà được giữ nguyên vẹn như vốn có của nó.

Vào mùa mưa đến cá, cua, nhái, ốc… có ở khắp các con khe, con suối nhưng nhiều nhất vẫn là cá bống, một loại cá nhỏ mà được người dân miền Tây xứ Nghệ rất ưa chuộng, dùng để chế biến thành các món ăn độc đáo.

Sau khi bắt về chọn ra những chú cá bống tươi nhất, tròn trịa nhất, sơ chế bằng cách rửa sạch, để nguyên phần ruột và tẩm ướp một ít gia vị. Cuối cùng được kẹp chặt cùng với nhiều loại cá suối nhỏ khác đưa vào nướng trên than hồng. Ngoài nướng, cá bống suối còn được sử dụng làm nhân cho món mọc, một món ăn thường xuất hiện trên mâm cỗ trong các dịp lễ tết của người Thái nơi đây

Lạp xường là một món ăn truyền thống của đồng báo Thái vùng cao Nghệ An trong những ngày Tết. Nguyên liệu lạp xường là loại thịt lợn ngon được nuôi trong bản. Hiện nay, món lạp xường không chỉ bó hẹp trong cộng đồng người Thái mà còn trở thành một loại thực phẩm người dân vùng cao rất ưa chuộng.

Món này ngoài Bắc thường gọi là bò gác bếp hoặc bò sấy khô. Những người vùng xuôi lên miền Tây Nghệ An công tác, sinh sống lâu lài hoặc lên chơi thăm bạn bè nhận thấy sự độc đáo, hấp dẫn của món bò giàng nên thường đưa về quê làm quà, chiêu đãi người thân. Lâu dần, đặc sản bò giàng vượt ra khỏi phạm vi các huyện vùng cao để xuôi về đồng bằng và thành phố, trở thành món ăn được nhiều người ưa thích.

Với người Thái miền Tây xứ Nghệ, đậu tương là một trong những nguyên liệu phổ biến để chế biến món ăn. Từ quả đậu tương, người dân nơi đây đã chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn, đặc biệt là món chẻo chấm xôi.

Sau khi làm sạch, đậu được cho vào nồi và nấu đến khi nào kiểm tra thấy lớp vỏ ngoài của hạt đậu bong ra thì đưa xuống đãi sạch. Đậu sau khi làm sạch còn phải cho vào chum ngâm 3-4 ngày, lúc nào có mùi lên men thì đưa ra gói vào lá chuối. Đặt cả gói lá chuối nướng trên than hồng, công đoạn cuối cùng là lấy ra cho vào cối giã nguyễn cùng với lá hẹ (đôi khi có thể dùng cá nướng) rồi trộn lẫn những loại gia vị khác như muối, ớt, bột ngọt…Với món chẻo này, có thể chấm xôi hoặc ăn cùng với cơm. Khi ăn có vị bùi của đậu tương, vị thơm của lá hẹ, cay cay của ớt, tiêu.

Tó tàu là món được chế biến từ nhộng ong đất của đồng bào Thái. Tại huyện Con Cuông, Nghệ An món ăn này được người dân ưa chuộng và vùng đất này có lượng lớn ong đất làm tổ.

Từ những con nhộng tằm, dế mèn, châu chấu, cào cào cho đến bọ xít, ve sầu, rắn mối, bọ cạp… với bàn tay khéo léo, sự chế biến tài tình của người miền Tây xứ Nghệ tất cả đã được đưa lên bàn ăn, thậm chí trở thành những món đặc sản.

Các đặc sản Nghệ An mua về làm quà

Được ví như “Kim chi xứ Nghệ”, nhút Thanh Chương là món ăn được làm từ mít non, nó có thể ăn vào mùa đông xào với thịt lăn, hoặc nấu một mình để có vị riêng. Nhút có vị chua chua giòn giòn, ăn rất đưa cơm, chỉ cần chút nước mắm làm nước chấm là đủ. Tuy là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình, nhưng đến nay, nhút đã trở thành đặc sản của xứ Nghệ được nhiều người khắp nơi biết đến.

Tương là một trong những đặc sản truyền thống của người dân Nam Đàn. Nguyên liệu chính để làm tương toàn là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày: đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước. Tương Nam Đàn độc đáo ở chỗ nó là “tương mảnh”, hạt đậu làm tương chỉ xay vỡ thành “mảnh đậu” chứ không “nát như tương Bần”. Chai tương Nam Đàn không có mầu nâu như tương Bần, mà vàng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương đặc quánh, thơm và ngọt lịm. Tương được dùng để chấm hoặc kho cá, đặc biệt là chấm rau muống hoặc rau lang gừng, kho cá sông, cá đồng với nồi đất Kẻ Trù.

Để chế biến ra mực một nắng, ngư dân phải chọn những con mực tươi ngon, mực to thì chất lượng mực càng giá trị. Trước tiên mực được xẻ ra, rửa sạch, sau đó để ráo nước. Công đoạn tiếp theo là phơi sấy mực bằng 2 cách: phơi dưới nắng hoặc sấy trong than củi.

Để đạt yêu cầu, mực sau khi chế biến sẽ được phơi dưới nắng trong khoảng 1 buổi. Nếu phơi lâu, mực sẽ khô dần và không giữ được độ ngọt, ăn sẽ không dai bùi. Còn thời tiết mát mẻ, người dân phải sấy khô bằng than củi, thường thì khoảng 1 ngày mới đạt yêu cầu.

Mực một nắng có thể chế biến ra nhiều món ngon, hấp dẫn như mực nướng, mực hấp hành, gừng; mực chiên nước mắm, chiên xù, chiên giòn hay mực một nắng xào, sốt me…

Đến du lịch Nghệ An, các bạn có thể tìm mua mực một nắng về để làm quà cho gia đình và bạn bè tại các khu vực biển Cửa Lò, biển Quỳnh…

Mùa con ruốc kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Tư (Âm lịch) hàng năm. Vào mùa ruốc, ngư dân nhà nào nhà nấy tấp nập bận rộn huy động từ già trẻ, trai gái đi kéo ruốc. Là món ăn dân dã song làm mắm ruốc cũng đòi hỏi sự cầy kỳ và kỹ lướng không thua kém những món ăn phức tạp khác. Phải chọn con ruốc tươi, tuyệt đối không dùng nước lã để rửa vì ruốc sẽ bị thối rữa..

Mắm ruốc có thể dùng làm nước chấm, ăn kèm với bún hay chế biến nhiều món ăn khác như: nêm canh, cháo ruốc, mắm ruốc rim hay mắm ruốc kho thịt… Tuy vậy mắm ruốc ngon nhất là dùng ăn thô với khế chua và bún, vừa ngon mà lại thấy hết được mùi vị nguyên sơ của mắm. Thêm lát ớt tươi làm món ăn vừa chua vừa cay đem lại cảm giác rất lạ, kích thích mọi giác quan.

Hoặc nếm thử một miếng mắm ruốc, cảm nhận cái ngọt từ thịt ruốc, cái mặn mòi của biển cùng bát cơm trắng nóng thì du khách dù khó tính trong chuyện ăn uống cũng phải tấm tắc khen ngon.

Đây là loại cam chỉ được trồng ở một vùng diện tích rất nhỏ thuộc xã Nghi Diên, Nghi Lộc. Từ trước đến nay cam Xã Đoài vẫn được người dân quen gọi là cam tiến Vua, vì những người có điều kiện như vua chúa mới ăn được loại cam này. Cam khi mới chín có màu vàng rồi chuyển sang sẫm dần nhưng luôn giữ được vẻ tươi tắn, ngoài có lớp the mỏng, chỉ cần khẽ sây xát là đã thoát một mùi thơm đặc biệt. Khi bổ ra sẽ có vị ngọt dịu, thơm, ăn xong trên môi còn dính chút mật như mật ong. Tại các nhà vườn, ngay từ tháng 10, tháng 11 âm lịch thường đã có khách đến đặt mua. Cam chín rộ vào dịp trước Tết.

Giò me là một đặc sản mới nổi gần đây của xứ Nghệ. Giò me (giò bê) được làm từ nguyên liệu chính là thịt me (thịt bê), bì me, trứng gà và các loại gia vị khác. Thịt me mềm, thơm ngon mà không khô, lớp bì me giòn kết hợp với vị đậm đà của gia vị, mùi thơm đặc trưng của giò, của hạt tiêu thật hấp dẫn. Ai từng thưởng thức món ăn đặc sản này sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng của nó. Giò me được dùng trong những ngày giỗ, tết, tiệc tùng, hay dùng làm quà biếu.

Dù có mặt ở rất nhiều địa phương trên cả nước nhưng bánh gai vẫn là một đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Nghệ An. Bánh gai Xứ Dừa được sản xuất tại vùng đất miền Tây Anh Sơn. Điều đặc biệt ở món bánh gai này là bánh rất vừa miệng vừa có vị ngon và béo ngậy của dừa trộn lẫn với hạt đậu xanh lại vừa có vị thơm, dẻo của nếp và mùi của lá chuối khô.

Tìm trên Google

các món ăn ngon ở nghệ an

đặc sản nghệ an mua về làm quà

ẩm thực nghệ an

ăn gì ở nghệ an

các quán ăn ngon ở vinh nghệ an

du lịch nghệ an nên ăn gì

Bạn đang xem bài viết Đặc Sản Và Các Món Ăn Ngon Ở Kon Tum (Cập Nhật 01/2021) trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!