Cập nhật thông tin chi tiết về Đậm Đà Bún Xào Ngán mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ này ăn khá dã rượu, ngon, thay cơm. Không ít người chưa biết nó là món ăn gì, trong khi món ăn này khá phổ biến ở vùng ven sông Chanh, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
Món không lẫn vào đâu
Thoạt trông, món bún ngán xào nhìn không được bắt mắt, bởi bún trắng trộn với ngán đen, lại có thêm mộc nhĩ, nấm hương và hành lá cũng đều là thứ xanh, đen cả. Hơn nữa, nếu chưa quen ăn ngán thì khó thích món này vì nó nồng, một mùi vị nồng rất đặc trưng của ngán. Nhưng khi đã yêu thích bún ngán xào nó có thể gây “nghiện” và mới nhận ra rằng đĩa thức ăn trông không được bắt mắt kia lại làm cho ta nhận ra được ngay thứ mà ta yêu thích, bởi nó tạo ra một khoảng riêng trên mâm tiệc, không lẫn với bất cứ món ăn nào.
Cách làm bún ngán
Bún dùng kéo cắt ngắn độ 5cm, gỡ tơi, để sẵn trong một cái đĩa to sâu lòng hay trong xoong, chảo cũng được. Ngán dùng dao bổ tách vỏ, hứng lấy nước trong mình ngán vào bát to, gạt thịt ngán luôn vào đó. Tuỳ vào lượng ngán mà cần nhiều bún hay ít. Thường thì nửa cân bún cần khoảng 3 lạng ngán, nhiều thì tới 5 lạng. Thịt ngán lấy đủ vào bát, dùng tay mân mê, đẩy sạch bùn cặn vớt ra cho lên thớt, thái nhỏ. Nước ngán trong bát để lắng cặn, gạn sang một cái bát khác, để riêng. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm rửa sạch, thái chỉ nhỏ.
Hành hoa cắt khúc dài khoảng một đốt ngón tay… Sau đó, đổ thịt ngán vào bún, cho vừa bột canh, mỳ chính, trộn đều. Bắc chảo lên bếp, để dầu hoặc mỡ nóng già, cho hành hoa vào phi thơm thì đổ bún ngán đã trộn vào xào, sau đó cho tiếp mộc nhĩ, nấm hương vào xào lẫn. Tiếp tục xào cho tới gần chín thì rưới một ít nước ngán vào, đảo đều chờ tới khi mọi thứ chín hẳn. Thứ nước ngán có thể cho hoặc không cho vào, nếu người ăn thích hoặc không thích tăng vị thơm nồng của ngán. Cũng giống như khi rửa ngán, người ta không rửa nước lã, phải rửa ngay trong nước ở mình nó, để ngán không bị nhạt, bị tanh. Bún chín, bắc ra rắc hạt tiêu, ăn nóng.
Vị nồng của ngán
Ngán là một loài động vật nhuyễn thể, vỏ cứng, sống nơi bùn đất, ở biển, họ sò hến, song lại lành. Người ta có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn, trong đó có những món ăn mà bà đẻ có thể ăn được, đó là canh rau ngót nấu ngán và ngán kho.
Nhưng ngán có vị đặc trưng là khá nồng. Không biết có phải nó có vị nồng mà người ta gọi nó là “ngán” không, hay là có cả con ngao nữa, cũng có vị đó, mà thành “ngao ngán”. Dầu vậy, kể cả ngao và nhất là ngán, lúc đầu chưa ăn quen, các món ăn khác chế biến từ ngán nói chung không dễ ăn, song ăn quen rồi lại mê.
(Theo LangVietOnline)
Đậm Đà Món Bún Xào Ngán Quảng Yên
Vừa qua, chúng tôi tới thăm cơ sở đầu tiên nuôi thành công ngán thương phẩm trên địa bàn TX Quảng Yên. Câu chuyện về quá trình “thuần” loài hải sản quý này càng thêm thú vị khi chúng tôi được chủ nhà nhiệt tình mời món đặc sản ngon khó quên: Bún xào ngán.
Tới nhà gặp gỡ và trò chuyện với chị Nguyễn Thị Ngát ở thôn 7, xã Liên Hòa, hộ kinh doanh, buôn bán ngán đã nhiều năm và cũng là hộ đầu tiên nuôi thành công ngán thương phẩm trên địa bàn TX Quảng Yên, tôi được biết nhiều hơn về loài ngán. Chị Ngát chia sẻ: Ngán là đặc sản ở vùng biển Quảng Ninh, tuy nhiên, ngán ở Quảng Yên có lẽ to và có hương vị thơm ngon, đậm đà hơn. TX Quảng Yên có diện tích lớn rừng ngập mặn, là thế mạnh để con ngán sinh sống, phát triển. Vì thế, con ngán từ vùng đất này có chất lượng thơm, ngon hơn một số vùng cửa biển khác. Đây cũng là quê hương của nhiều món ăn ngon được chế biến từ ngán, trong đó nổi tiếng là món bún xào ngán.
Ngán Quảng Yên, đặc sản quý, nguyên liệu chế biến món bún xào ngán.
Bún xào vốn là món ăn dân dã, nhưng khi kết hợp với ngán thì nó lại trở thành món ăn đặc sản. Bởi ngán là loại hải sản độc đáo, từ tên gọi đến giá trị dinh dưỡng. Trong ngán có đầy đủ các chất protid, glucid, lipid, nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ngán được coi là thực phẩm mát, bổ và lành cho mọi lứa tuổi, được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.
Để có món bún xào ngán thơm, ngon, bên cạnh hai nguyên liệu chính là bún và ngán thì cần thêm các nguyên liệu khác, như: Mộc nhĩ, nấm hương, hành hoa, hành khô, hạt tiêu, dầu ăn, rau răm, gia vị…
Chế biến ngán cũng là một nghệ thuật. Để bổ ngán, ta cần sử dụng một con dao nhọn đầu, khéo léo tách đôi vỏ ngán, lấy phần thịt ngán ra, lấy bát hứng lấy nước trong mình ngán. Rửa thịt ngán một cách nhẹ nhàng, tránh làm nát thịt ngán để đẩy sạch bùn cặn mà vẫn giữ được vị ngon và không làm nhạt phần thịt ngán. Sau đó, vớt ngán ra thớt, băm nhỏ. Nước ngán trong bát để lắng cặn, gạn sang một bát khác, để riêng. Với bún ta dùng kéo cắt ngắn, gỡ tơi bún ra rồi đổ thịt ngán vào bún, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Tuỳ vào lượng ngán mà cần nhiều bún hay ít, hoặc tùy thuộc vào nhu cầu của người thưởng thức món ăn. Các nguyên liệu như: Mộc nhĩ, nấm hương ngâm rửa sạch, thái chỉ. Hành khô và rau răm rửa sạch, thái nhỏ để tách riêng. Còn hành hoa cắt khúc dài khoảng một đốt ngón tay.
Sau khâu chuẩn bị, ta bắc chảo lên bếp, để dầu ăn nóng già, cho hành khô vào phi thơm thì đổ bún ngán đã trộn vào xào. Ngán, bún chín đổ tiếp mộc nhĩ, nấm hương vào xào lẫn. Tiếp tục xào cho tới gần chín thì rưới một ít nước mình ngán, nhanh và khỏe tay đảo đều cho tới khi mọi thứ chín hẳn. Cuối cùng, cho rau răm đã thái vào đảo đều, đun thêm một phút nữa thì bắc ra, rắc hạt tiêu, ăn nóng.
Nhanh tay đơm thêm bát bún xào ngán nóng hổi cho tôi, chị Nguyễn Thị Ngát vui vẻ nói: Bao năm buôn bán ngán nhưng chưa bao giờ mọi người trong nhà tôi lại hết cảm giác ngon miệng khi thưởng thức món bún xào ngán. Gọi là ngán nhưng ăn hoài nhưng không hề “ngán”!
Bún xào ngán Quảng Yên thơm nồng hương vị biển.
Trong tiết trời giá lạnh của mùa Đông, để làm mới khẩu vị bữa cơm thì món bún xào ngán là một lựa chọn đặc biệt cho mọi thành viên trong gia đình, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa tăng thêm cảm giác ấm cúng của bữa ăn. Món bún xào ngán là thực đơn quan trọng, tạo ra một khoảng riêng trên mâm cỗ, không lẫn với bất cứ món ăn nào.
Bún xào ngán cũng là một gợi ý hay trong bữa tiệc ngày Tết cho mọi nhà khi đón khách đến chơi. Bởi, dù không bắt mắt với màu sắc sặc sỡ mà chỉ giản đơn là màu trắng của bún lẫn cùng ngán đen, lại có thêm mộc nhĩ, nấm hương và hành lá cũng đều mang màu xanh, nâu, đen; nhưng đã ăn một lần, người ta sẽ nhớ mãi món ngon với vị thơm nồng đặc trưng của ngán mà không phải món nào cũng có được… Đó là ấn tượng món ngon để mỗi lần nhớ đến Quảng Yên lại nhớ về hương vị biển vùng đất cửa sông.
Thùy Dương (Trung tâm TT – VH TX Quảng Yên)
Món Ngon Quảng Ninh: Bún Xào Ngán
Thoạt trông, món bún ngán xào nhìn không được bắt mắt, bởi bún trắng trộn với ngán đen, lại có thêm mộc nhĩ, nấm hương và hành lá cũng đều là thứ xanh, đen cả. Hơn nữa, nếu chưa quen ăn ngán thì khó thích món này vì nó nồng, một mùi vị nồng rất đặc trưng của ngán. Nhưng khi đã yêu thích bún ngán xào nó có thể gây nghiện và mới vỡ lẽ ra rằng đĩa thức ăn trông không được bắt mắt kia lại làm cho ta nhận ra được ngay thứ mà ta yêu thích, bởi nó tạo ra một khoảng riêng trên mâm tiệc, không lẫn với bất cứ món ăn nào.
Bún dùng kéo cắt ngắn độ 5cm, gỡ tơi, để sẵn trong một cái đĩa to sâu lòng hay trong cái chảo, cái xoong cũng được. Ngán dùng dao bổ tách vỏ, hứng lấy nước trong mình ngán vào bát to, gạt thịt ngán luôn vào đó. Tuỳ vào lượng ngán mà cần nhiều bún hay ít. Thường thì nửa cân bún cần khoảng 3 lạng ngán, nhiều thì tới 5 lạng. Thịt ngán lấy đủ vào bát, dùng tay mân mê, đẩy sạch bùn cặn vớt ra cho lên thớt, thái nhỏ. Nước ngán trong bát để lắng cặn, gạn sang một cái bát khác, để riêng. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm rửa sạch, thái chỉ, nhỏ. Hành hoa cắt khúc dài khoảng một đốt ngón tay… Sau đó đổ thịt ngán vào bún, cho vừa bột canh, mỳ chính, trộn đều. Bắc chảo lên bếp, để dầu hoặc mỡ nóng già, cho hành hoa vào phi thơm thì đổ bún ngán đã trộn vào xào. Ngán, bún chín chừng bảy lẻ đổ tiếp mộc nhĩ, nấm hương vào xào lẫn. Tiếp tục xào cho tới gần chín thì rưới một ít nước mình ngán ở cái bát để riêng kia vào, đảo đều chờ tới khi mọi thứ chín hẳn (thứ nước ở mình ngán có thể cho hoặc không cho vào, nếu người ăn thích hoặc không thích tăng vị thơm nồng của ngán. Cũng giống như khi rửa ngán, người ta không rửa nước lã, phải rửa ngay trong nước ở mình nó, để ngán không bị nhạt, bị tanh, là vậy). Bắc ra rắc hạt tiêu, ăn nóng.
Ngán là một loài động vật nhuyễn thể, vỏ cứng, sống nơi bùn đất, ở biển, họ sò hến, song lại lành. Người ta có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn, trong đó có những món ăn mà người đàn bà đẻ có thể ăn được, đó là canh rau ngót nấu ngán và ngán kho.
Nhưng ngán có vị đặc trưng là khá nồng. Không biết có phải nó có vị nồng mà người ta gọi nó là “ngán” không, hay là có cả con ngao nữa, cũng có vị đớt, mà thành “ngao ngán” (!). Dầu vậy, kể cả ngao và nhất là ngán, như ở trên có nhắc, lúc đầu chưa ăn quen, món bún ngán xào nói riêng và các món ăn khác chế biến từ ngán nói chung không dễ ăn, song ăn quen rồi lại thành ra nghiện. Thế mới… chết. Không biết có phải vì thế không mà mỗi lần có dịp về Quảng Yên, “người ta” hay quyến rũ tôi bằng món bún ngán xào, để rồi khi xa cồn cào nỗi nhớ.
Cùng một cách làm để chế biến như món bún ngán xào, người ta còn có thể thay bún bằng miến để làm món miến ngán hấp. Cũng có vị ngon riêng…
Theo amthuc365.vn
Đậm Đà Sò Huyết Xào Bơ Tỏi
17:04 14/09/2017 Sò huyết xào bơ tỏi với rau răm là một món ăn vừa ngon lại vừa dễ chế biến. Với vị ngọt giòn của sò tươi hòa quyện cùng vị thơm ngậy của bơ tỏi chắc chắn sẽ là món ăn đắt khách trong bữa cơm gia đình vào mỗi dịp cuối tuần.
Sò huyết xào bơ tỏi với rau răm vô cùng ngon và hấp dẫn (nguồn ảnh: internet).
Cách làm sò huyết xào bơ tỏi với rau răm cũng vô cùng đơn giản. Là vùng đất cửa biển, Hải Phòng vốn nổi tiếng với các loại hải sản tươi sống. Vì vậy, việc lựa chọn được mẻ sò huyết tươi ngon đối với các bà nội trợ là vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, khi chọn sò huyết cần lưu ý, chọn loại sò không quá to hay quá nhỏ, bởi sò nhỏ thì thịt khi nấu sẽ bị teo lại, còn sò quá lớn thì nhiều thịt nhưng lại là sò già, khi ăn sẽ bị dai.
Sò huyết sau khi mua về được đem rửa sạch với nước. Để sò sạch bùn đất, khi ăn không bị sạn, bạn nên ngâm sò trong nước gạo hoặc ngâm cùng vài quả ớt trong khoảng 30 phút. Sau đó, vớt sò ra và rửa lại một lần nữa rồi vớt ra rổ để ráo nước.
Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn rồi đem phi với bơ. Khi thấy tỏi thơm và chuyển sang màu vàng thì vớt tỏi ra cho vào một bát nhỏ. Tiếp tục cho sò huyết vào xào đều tay, đến khi sò mở miệng thì cho thêm một chút hạt nêm, đường, tiêu bắc sao cho vừa miệng. Cuối cùng cho tỏi đã phi thơm vàng trước đó, một chút rau răm đã rửa sạch vào, đảo đều tay và tắt bếp.
Với cách làm đơn giản như thế này, bạn đã có thể chế biến một món ăn đơn giản mà không tốn quá nhiều thời gian, góp phần làm cho thực đơn bữa cơm của gia đình thêm phong phú hơn.
NP
tin bài cùng chuyên mục:
Bạn đang xem bài viết Đậm Đà Bún Xào Ngán trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!