Cập nhật thông tin chi tiết về Đậu Rồng Chữa Bệnh Dạ Dày Nhiều Dinh Dưỡng Vitamin mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đôi nét về cây đậu rồng
Đậu rồng hay còn được gọi là đậu Goa, đậu bốn góc, đậu Manila,… Loài cây này có tên khoa học là tetragonolobus, thuộc họ đậu nhiệt đới New Guinea. Đậu rồng thường phân bố ở tại những nước vùng xích đạo ẩm nóng như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ,…
Lá của loài cây này chứa rất nhiều chất xơ, Vitamin cùng khoáng chất. Theo nghiên cứu, cứ 100g lá tươi sẽ cung cấp 45mg vitamin C cùng 8090 vitamin A. Quả đậu rồng non cũng được xếp vào danh sách các loại rau có lượng calo thấp. Bên cạnh đó, hạt của cây cũng chứa hàm lượng protein khá cao.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời trên, đậu rồng còn cung cấp cho cơ thể một lượng khoáng chất quan trọng như: Sắt, phốt pho, đồng, magie, canxi,…
Đậu rồng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Giúp cải thiện khả năng miễn dịch
Trong đậu bốn cạnh rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A và C. Ăn loại đậu này thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây bệnh cũng như các căn bệnh nhiễm trùng. Lượng vitamin trong cây đậu rồng hoạt động giống như một tấm lá chắn, nó bảo vệ cơ thể, ngăn các tác nhân gây bệnh.
Giúp giảm cân hiệu quả
Theo nhiều nghiên cứu, các loại cây họ đậu có khả năng giảm cân rất hiệu quả. Trong đậu rồng giàu hàm lượng chất xơ, ít calo. 2 chất này giúp cho cơ thể có cảm giác no lâu hơn, hạn chế tình trạng thèm ăn dẫn tới thừa chất, tăng cân không kiểm soát.
Trong đậu bốn cạnh có chứa một lượng folate vô cùng phong phú. Trong thời kỳ mang thai, nếu nạp vào cơ thể một lượng đậu bốn cạnh vừa đủ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Những chất trong loại cây họ đậu này có tác dụng hỗ trợ sinh khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng khuyết tật ống thần kinh cho trẻ. Với hàm lượng sắt, folate, đậu rồng có khả năng làm giảm nguy cơ thiếu máu ở mẹ, tình trạng nhẹ cân ở bé.
Giảm viêm, tốt cho mắt
Chất mangan có trong các loài cây họ đậu sẽ giúp giảm viêm. Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa trong đậu rồng cũng giúp hạn chế tình trạng sưng, bong gân, tốt cho người mắc bệnh viêm khớp bởi loại đậu này giúp điều trị chứng thiếu hụt superoxide effutase.
Không chỉ giảm viêm, đậu rồng còn rất tốt cho sức khỏe thị lực. Theo các nghiên cứu, hàm lượng chất thiamine trong đậu có khả năng bảo vệ mắt khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, bổ sung đậu rồng vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành của một số vấn đề như đục thủy tinh thể hay tăng nhãn áp. Thêm vào đó, chất thiamine còn có thể cải thiện tín hiệu thần kinh và tín hiệu cơ – một trong những điều quan trọng trong kết nối giữa mắt và não.
Điều trị chứng đau đầu, đau nửa đầu
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường, lão hóa sớm
Vitamin D kết hợp với canxi sẽ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Cơ chế hoạt động của 2 chất này là tối ưu hóa quá trình chuyển hóa glucose. Hơn nữa, cả 2 chất này đều có ảnh hưởng rất lớn tới những tế bào tuyến tụy. Vì vậy, chúng có thể quản lý lượng đường huyết cũng như insulin tiết ra. Đây là lý do khiến cho đậu rồng trở thành thực phẩm lý tưởng dành cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Là thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, đậu rồng còn có thể ngăn chặn màng tế bào trước sự tấn công của gốc tự do gây hại. Hàm lượng vitamin A, C trong đậu sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được tình trạng xuất hiện nếp nhăn, lão hóa, tái tạo các tế bào và giúp da săn chắc.
Bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ đậu rồng
Tại sao chúng tôi lại viết hẳn một phần về tác dụng cũng như các bài thuốc chữa căn bệnh dạ dày của loại đậu này? Bởi đây được xem như tác dụng nổi bật nhất của đậu rồng.
Đây là một trong những cách sử dụng đậu bốn cạnh để điều trị bệnh dạ dày đơn giản và hiệu quả nhất. Đầu tiên, bạn chọn những quả đậu già, sau đó tách lấy phần hạt, rang chín, đem xay thành bột mịn. Ăn loại bột này mỗi ngày để trị điều trị bệnh. Nếu không sử dụng dưới dạng bột thì bạn có thể nhai hạt trực tiếp. Cách này cũng mang lại hiệu quả tương tự như ăn dưới dạng bột. Để đạt được hiệu quả cao thì tốt nhất bạn nên ăn trước bữa ăn. Ăn hạt đậu rồng rang sẽ tạo một lớp mảng bảo trong niêm mạc dạ dày. Lớp màng này đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ dạ dày tránh khỏi các vết loét khi ăn uống.
Cách 2: Kết hợp đậu rồng cùng mật ong
Bên cạnh ăn hạt đậu rang thì kết hợp đậu rồng cùng mật ong cũng là một trong những cách chữa bệnh dạ dày vô cùng an toàn, hiệu quả. Bạn dùng hạt đậu rang xay thành bột mịn, khi ăn thì đem trộn cùng mật ong. Sử dụng trước khi ăn để đạt hiệu quả cao. Cách này cũng có tác dụng bảo vệ thành dạ dày cũng như giảm thiểu tình trạng loét. Không chỉ vậy, mật ong kết hợp cùng đậu rồng còn tốt cho đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý, trong loại quả này có chứa chất purin. Đây là một chất không tốt đối với những người mắc bệnh gút. Vì vậy, những người đau dạ dày nhưng cũng mắc bệnh gút thì không nên sử dụng.
Ngoài 2 cách trên, để trị bệnh dạ dày thì bạn có thể ăn trực tiếp quả đậu rồng non dưới dạng các món ăn. Áp dụng 2 bài thuốc này hàng ngày, sử dụng đều đặn có thể giúp cho tình trạng bệnh thuyên giảm, có tiến triển tốt. Cùng với bài thuốc, bạn cũng nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học để sớm đạt được hiệu quả như mong đợi.
Đậu rồng có thể trị bệnh, cũng có thể trở thành mỹ vị trên mâm cơm của gia đình bạn. Chỉ cần bạn biết cách chế biến chúng thì đậu rồng sẽ không kém gì các món “sơn hào hải vị”.
Ăn sống
Đây là một trong những cách chế biến đơn giản và nhanh chóng nhất. Bạn không cần phải dùng tới lửa để có thể thưởng thức loại đậu này. Rất đơn giản, chỉ cần mang đậu đi rửa sạch, chấm với mắm tôm chà là, nước tôm rim hoặc nước mắm kho quẹt và ăn trực tiếp. Đây là một trong những món ăn nức tiếng và được rất nhiều người dân Nam Bộ yêu thích.
Đậu rồng xào cùng các nguyên liệu khác
Đậu rồng ăn sống còn ngon thì việc kết hợp với những nguyên liệu khác còn tuyệt vời tới đâu nữa? Đơn giản nhất là món đậu rồng xào với tỏi. Những quả đậu tươi, non (mới chỉ có hạt nhỏ bên trong), độ lớn vừa phải, tước bỏ phần cọng xơ, đem rửa sạch, để ráo. Chần qua quả đậu với nước sôi pha muối loãng. Sau đó phi thơm tỏi, cho đậu vào xào thơm. Chỉ đơn giản như thế nhưng sức hấp dẫn không hề nhỏ.
Đậu rồng nấu canh chua
Nếu muốn đổi gió, thay đổi khẩu vị thì đậu rồng nấu canh chua là một lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể nấu đậu rồng cùng cá lóc, có mú, cá trê,… Khi nấu canh cho thêm một chút nước me hoặc khế chua, sau đó bỏ cá và cuối cùng là đậu rồng cắt miếng vào. Vị chua, thơm của me, vị ngọt của cá và đặc biệt vị giòn ngọt của đậu rồng,… Tất cả làm nên một món canh ngon khó cưỡng.
Các Món Ăn Ngon Bổ Dưỡng Cho Người Bệnh Dạ Dày
Dạ dày có một vai trò quan trọng trong cơ thể người. Dạ dày bị đau gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh. Những người bệnh dạ dày cũng cần có một chế độ ăn hợp lý để vừa có đủ chất dinh dưỡng lại vừa không khiến bệnh dạ dày hoành hành.
Canh thịt nạc nấu nấm rơm
Một món canh chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những người bệnh dạ dày, trong đó có thể kể đến canh thịt nạc nấu nấm rơm.
Món canh thịt nạc nấu nấm rơm giúp bồi bổ sức khỏe, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Món canh này tốt đối với sức khỏe, dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với người bị đau dạ dày.
Bao tử heo hầm đậu
Bao tử heo hầm đậu là một món ngon bổ dưỡng dành cho những người bệnh dạ dày mãn tính.
Một món vừa ngon, vừa bổ dưỡng lại tốt cho dạ dày như thế nào khiến bao người yêu thích.
Cháo gạo tẻ hạt sen
Cháo gạo tẻ hạt sen là món ăn ngon bổ dưỡng tốt cho những người đau dạ dày với cách làm cũng rất đơn giản và dễ dàng.
Gạo tẻ và hạt sen là hai loại thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, món cháo gạo tẻ hạt sen không chỉ mang lại một món ngon, bổ dưỡng mà còn cực tốt cho dạ dày của bạn.
Cháo tiểu hồi hương
Cũng như cháo gạo tẻ hạt sen, cháo tiểu hồi hương cũng là một món ăn bổ dưỡng dành cho những người có tiền sử đau dạ dày.
Món cháo này sẽ giúp giảm các cơn đau, mau lành các vết thương do viêm loét dạ dày, yếu do lạnh bụng…
Khoai tây nấu bạch cập
Món khoai tây nấu bạch cập cũng là một món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho những người bị đau dạ dày.
Thịt nạc hầm nấm
Thịt nạc hầm nấm không hề thua kém canh thịt nạc nấu nấm rơm, món ăn này cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bạn.
Đặc biệt, đây cũng là một món ăn bổ dưỡng cho những người bệnh dạ dày.
Đau Dạ Dày Ăn Gì Vào Buổi Sáng? 8 Món Ăn Ngon, Bổ Dưỡng Cho Người Bệnh
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày giúp cung cấp năng lượng cần thiết. Từ đó giúp cơ thể khỏe và bắt đầu khởi động trong ngày mới. Tầm quan trọng của bữa ăn sáng là giống nhau đối với tất cả mọi người. Đối với người bệnh đau dạ dày, nếu bỏ bữa sáng sẽ gây ra nhiều nguy hại.
Sau một đêm dài, các cơ quan trong hệ tiêu hóa và dạ dày đã hoạt động, co bóp liên tục để lượng thức ăn có trong dạ dày được tiêu hóa hết. Nếu bạn không ăn sáng dạ dày sẽ trống rỗng, dịch vị được tích tụ lại sẽ làm cho môi trường dạ dày gây ợ hơi, ợ chua, trào ngược acid dạ dày.
Dịch vị được tiết ra nhiều mà không có thức ăn để trộn lẫn sẽ tác động đến các vết viêm trước đó, gây tổn thương chúng dẫn đến xuất hiện các cơn đau dạ dày cấp.
Nếu bạn bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ không được đáp ứng đủ năng lượng để hoạt động nên cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, dần dần suy giảm hệ miễn dịch, vi khuẩn HP – nguyên nhân gây ung thư dạ dày có thể dễ dàng tấn công, gây nên nhiều biến chứng khó lường.
Bỏ bữa sáng liên tục, người bệnh có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, tổn thương nghiêm trọng không chỉ vùng niêm mạc mà còn có thể dẫn đến thủng dạ dày do bị dịch vị dạ dày bào mòn.
Như vậy, đối với người bệnh đau dạ dày, bữa sáng vô cùng quan trọng. Vậy, người bệnh đau dạ dày nên ăn gì vào bữa sáng? Hãy thiết lập cho bản thân một thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó đẩy lùi cơn đau dạ dày hiệu quả.
8 món ăn bổ dưỡng người bệnh nên sử dụng
Dạ dày là nơi chuyển thức ăn thành năng lượng đi nuôi dưỡng cơ thể. Khi cơ quan này xảy ra tổn thương, hệ tiêu hóa sẽ mất cân bằng, quá trình trao đổi chất bị gián đoạn khiến cơ thể con người bị suy nhược. Lúc này, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn những món ăn tốt cho dạ dày, cung cấp thêm năng lượng, giúp phục hồi sức khỏe sau những cơn đau.
1/ Cháo
Cháo là thực phẩm lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa, làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp dạ dày không phải co bóp mạnh để tiêu hóa và hạn chế sự xuất hiện của những cơn đau. Bên cạnh đó thành phần chính của cháo là gạo. Thành phần này có tác dụng tạo lớp màng tráng dạ dày, ngăn ngừa axit trong dịch vị tiếp xúc và tác động vào những tổn thương. Từ đó phòng ngừa viêm loét dạ dày tiến triển.
Để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vào mỗi buổi sáng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, người bị đau dạ dày có thể chọn cháo thịt bằm nhừ, mềm hoặc cháo trắng. Ngoài ra bạn có thể thêm vào cháo một ít rau tía tô, hành lá hoặc hạt sen để làm tăng hương vị và tốt cho dạ dày.
2/ Món canh
Việc sử dụng món canh vào mỗi buổi sáng sẽ giúp dạ dày giải tỏa được những áp lực, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt và dễ dàng hơn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đồng thời giúp bù nước, bù muối khoáng cho cơ thể, cải thiện tình trạng tiêu chảy và triệu chứng nôn thốc khi bị đau dạ dày.
3/ Sữa tươi và các món ăn nhẹ
Sữa tươi không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho quá trình điều trị đau dạ dày. Bởi bên trong loại thực phẩm này là rất nhiều vitamin, chất sắc, canxi, protein.
Việc uống sẽ tươi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp người bệnh phục hồi vết loét và những tổn thương có trong dạ dày. Tuy nhiên nếu chỉ uống mỗi sữa tươi vào buổi sáng hoặc uống khi đói, chứng đau dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế người bị đau dạ dày cần lưu ý ăn sáng nhẹ bằng món lỏng, món nước hoặc một số món ăn dễ tiêu hóa khác trước khi uống sữa.
4/ Bánh mì và trứng
Bên cạnh cháo và các món lỏng khác, người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì để cải thiện cơn đau. Thành phần chính của bánh mì là tinh bột do được làm từ bột mì. Lượng tinh bột này khi được đưa vào cơ thể có thể giúp người bệnh giảm bớt lượng axit dịch vị dư thừa và giúp giảm đau.
Đặc biệt người bị đau dạ dày có thể ăn bánh mì cùng với trứng. Đây là một món ăn đơn giản nhưng vô cùng tốt cho dạ dày. Trứng chứa hàm lượng lớn protein nên có thể giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và có đủ năng lượng cho một ngày mới.
5/ Thực phẩm giàu tinh bột
Người bị đau dạ dày có thể ăn những loại thức ăn giàu tinh bột như khoai củ, bánh quy, cơm… Đây đều là thức ăn dạng đặc nhưng rất tốt và dễ tiêu hóa, mang đến nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày khi dung nạp vào mỗi buổi sáng. Việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong bữa sáng sẽ giúp hệ tiêu hóa trở nên nhẹ nhàng hơn.
Một số loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa rất tốt cho người bị viêm dạ dày. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, nếu bị nôn ra sau vài giờ hoặc thường xuyên có cảm giác buồn nôn khiến cơ thể không thể chịu được, bạn cần tránh dung nạp thức ăn dạng đặc.
6/ Món súp
Món súp là một lựa chọn tốt cho người bị đau dạ dày để dung nạp vào mỗi buổi sáng. Bởi súp và một số loại thức ăn mềm khác như ngũ cốc, yến mạch nấu nhừ có thể làm giảm áp lực lên dạ dày và giúp cơ quan này co bóp nhẹ nhàng hơn.
Súp rau củ nấm nấu mềm hoặc súp mềm đều chứa nhiều dinh dưỡng, hương vị thơm ngon và dễ tiêu hóa, không kích thích vết loét trong dạ dày, không làm xây xát.
7/ Thực phẩm giàu probiotic
Người bị đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thực phẩm giàu probiotic như phomat, sữa chua… Đặc biệt bạn không nên quên thêm sữa chua vào thực đơn ăn sáng. Tuy có vị chua nhẹ nhưng sữa chua rất tốt cho người bị đau dạ dày.
Bên cạnh đó, hàm lượng lớn axit lactic trong sữa chua có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh về dạ dày. Đồng thời ức chế hoạt động và sự phá hoại của các loại ký sinh trùng trong dạ dày như xoắn khuẩn H.Pylori. Ngoài ra việc ăn nhiều sữa chua còn giúp bạn tăng số lượng lợi khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch, giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
8/ Rau củ, trái cây giàu vitamin, ít chất xơ
Rau củ quả là một loại thực phẩm không thiếu trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên đối với người bị đau dạ dày, bạn không nên đưa các loại rau củ quả giàu chất xơ vào thực đơn ăn sáng. Bởi việc dung nạp quá nhiều chất xơ có thể gây áp lực và tạo thêm gánh nặng lên hệ tiêu hóa. Điều này khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh hơn, nhanh hơn và mất một khoảng thời gian để nghiền trộn.
Thành phần của rau củ quả gồm đa dạng các loại vitamin, hàm lượng anethole cao và nhiều khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, kích thích tăng cường dịch tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, giảm đau dạ dày và khó tiêu.
Bên cạnh những món ăn tốt cho hệ tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý ăn uống đúng thực đơn, cân bằng định lượng, không ăn quá ít hoặc quá nhiều.
Ăn bữa sáng đúng cách, giảm đau dạ dày
Người bệnh nên thuộc lòng những lưu ý sau đây:
Khi bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa của chúng ta cũng hoạt động kém đi nên cần tránh ăn uống những thực phẩm tương đối khó tiêu vào bữa sáng, tránh dẫn đến tức bụng.
Bữa sáng tránh ăn một số thức ăn chứa rất nhiều dầu mỡ, rất nhiều chất béo làm chúng ta khó tiêu, đầy bụng.
Không sử dụng rượu cũng như các thực phẩm chứa cafein gây viêm niêm mạc da dày và khiến cho chúng ta đau hơn.
Tránh ăn sáng khá vội, không kịp nhai nuốt sẽ làm cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
Tránh hoạt động mạnh sau khi ăn sáng xong.
Không thể nào bỏ bữa sáng, không để rất đói. Tuy nhiên cũng không cần ăn quá no sẽ làm cho dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ dẫn đến cơn đau.
Rau Sam Món Ngon Chữa Bệnh
Rau sam còn có nhiều tên gọi khác như mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái… Rau thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm mát ven vườn cây, bờ ruộng, có tác dụng rất tốt để chữa nhiều bệnh mà không phải ai cũng biết đến.
Rau Sam bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như chất đạm, chất béo, carbohydrate, một số khoáng chất và sinh tố. Theo Viện Vệ Sinh Hà Nội (1972), rau Sam thu hái tại Việt nam có 1,4% protid, 3% glucid, 1,3% tro, 85mg% calci, 5,6mg% phosphor, 1,5mg% sắt, 26mg% vitaC, 0,32mg% carotene, 0,03%mg vita.B1, 0,11mg% vita.B2, 0.07%mg chúng tôi Những nghiên cứu ở Đài Loan và Úc còn cho thấy trong rau Sam có nhiều potasium nitrate và calcium oxalate.
Có nhiều cách chế biến món ăn từ rau sam. Đơn giản nhất là rau sam luộc chấm mắm cái dằm ớt tỏi. Rau đem về nhặt lấy phần ngọn, rửa nhẹ tay tránh khỏi dập lá, để ráo nước cho vào nồi nước đang sôi, trong vài phút là vớt ra. Rau sam luộc ngoài việc chấm mắm cái thì chấm nước cá đồng (cá rô, cá diếc…) kho gừng nghệ cũng rất mặn mà. Thịt béo bùi, thơm ngậy, hòa lẫn vị xanh non của rau, ăn một lần là nhớ mãi.
Một món ngon dễ làm nữa là rau sam xào tỏi. Đun sôi nước, cho rau vào luộc gần chín, vớt ra tráng qua nước lã (sẽ giúp rau giữ màu xanh, khử bớt vị đắng). Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi, cho rau đã ráo nước vào xào vài phút. Nêm gia vị, rắc một ít tiêu, đảo đều. Món này ăn ngon không kém món rau muống xào tỏi.
Những ngày nắng nóng, món ngon nào cũng chẳng bằng bữa cơm gia đình cùng món canh rau sam nấu với cá rô đồng. Chọn vài con cá rô to, mập thịt sẽ mềm và thơm. Làm sạch cá, ướp thấm gia vị rồi cho vào nồi nước đang sôi. Đợi đến khi cá chín thì cho tiếp rau vào. Khi dọn cơm, rắc hành hương xắt nhỏ và tiêu xay nhuyễn lên canh, vớt cá ra đĩa để ăn riêng, chấm với nước mắm ớt tỏi. Vị thanh thanh, ngòn ngọt, chua chua của từng cọng sam cùng mùi thơm hăng hắc của tiêu rừng khiến con người ta dường như quên hẳn cái oi nồng của đất trời.
Theo kinh nghiệm người quê tôi, rau sam không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng mà còn là vị thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khử phong. Một bí quyết cho các anh, các bác khi đi rừng bị rắn cắn, hay người nhà có nhọt lở, chấn thương sưng đau, là lấy một ít lá sam non, nhai nhỏ và đắp lên vết thương.
1. Chữa viêm cầu thận, viêm bàng quang, niệu đạo.
Rau Sam tươi 600gr. Gừng sống 7 đến 9 lát.
Nấu sôi khoảng 400cc nước. Khi nước sôi lần lượt cho cả rau và gừng sống vào. Đảo qua lại vài lần. Chỉ sau khoảng 7 đến 10 phút là có thể chắt nước ra uống được. Thời gian nấu nhanh có thể bảo đảm được tối đa hoạt chất và chất bổ dưỡng. Khi uống cho thêm vào một chút muối. Chia ra uống làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2 hoặc 3 giờ. Có thể ăn cả xác. Gừng sống trong bài có tác dụng hạn chế bớt tính hàn của rau Sam, không làm trệ tỳ lại có thể tăng cường chức năng khí hoá ở Thận và Bàng quang.
2. Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu.
Rau Sam tươi 100gr. Gừng sống 3 lát.
Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Có thể thêm vào gia vị tuỳ thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
3. Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ.
Rau Sam tươi 100gr. Giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Chia ra ăn làm 2 lần trong ngày. Ăn từ 3 đến 5 ngày.
4. Chữa kiết lỵ cấp tính.
Rau Sam tươi 100gr. Giã nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật ong hoặc đường đen vào để uống.
5. Chữa sán sơ mít.
Rau Sam tươi 100g. Giã nước lọc lấy nước, cho thêm một chút muối và một muổng giấm, uống vào lúc sáng sớm khi bụng đói.
6. Chữa bệnh giun kim.
Rau Sam tươi 80gr. Giã nát lọc lấy nước, thêm một chút muối. Uống từ 3 đến 5 ngày.
7. Chữa mụn nhọt sang độc.
Rau Sam tươi một nắm. Giã nát đấp lên mụn nhọt băng lại.
Lưu ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.
Từ khi bước chân ra thành phố, dường như tôi không có dịp nào để thưởng thức các món làm từ rau sam. Chỉ mỗi lần về thăm quê, bên bếp lửa hồng, mùi cá nướng hòa lẫn hương thơm thoang thoảng của rau sam luộc, tạo nên một thứ mùi đặc trưng khó tả vừa quen thuộc mà nồng nàn ấm áp…
Theo Viet Bao.vn
Bạn đang xem bài viết Đậu Rồng Chữa Bệnh Dạ Dày Nhiều Dinh Dưỡng Vitamin trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!