Cập nhật thông tin chi tiết về Đến Điện Biên Thưởng Thức Món Ngon Của Người Dân Tộc Thái mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Pa Pỉnh Tộp: Là món cá chép, trắm nướng được chế biến khéo léo và kết hợp hài hòa giữa các loại gia vị độc đáo mang đậm hương vị Tây Bắc. Món ăn này không thể thiếu được vào bất cứ sự kiện nào trong năm của người Thái ở Điện Biên như: tiệc năm mới, tiệc cưới, đón khách quý…. Khi ăn, gỡ một chút cá nướng, chấm vào những loại gia vị tẩm ướp cùng cá nướng và ăn kèm với xôi nếp nương. Vị cay của ớt, mắc khén, vị ngọt béo của cá nướng cùng hương thơm của rau thơm, hành… sẽ thuyết phục cả những vị thực khách khó tính nhất.
Thịt lợn xay hấp lá chuối: Thịt lợn băm nhỏ trộn với các loại gia vị được bọc bằng lá chuối sau đó đem hấp cách thủy hơn 1 tiếng đồng hồ. Mùi thơm của thịt quyện với mùi thơm của lá chuối, của hạt tiêu, mắc khén khiến cho hương vị trở nên đặc biệt hơn hẳn với những món thịt xay hấp thông thường.
Xôi ngũ sắc: Gạo nếp nương được ngâm với các nguyên liệu tự nhiên để tạo món xôi có những màu sắc hấp dẫn. Màu đỏ của gấc, màu vàng của củ nghệ, xanh của lá gừng, màu tím của lá cẩm và màu trắng là màu gốc của xôi nếp. Xôi ngũ sắc không chỉ là món ăn sáng tạo mà còn thể hiện tâm niệm của người dân Điện Biên với mong muốn cho gia đình hạnh phúc, no ấm, cảm tạ trời đất…
Thịt trâu gác bếp: Được làm từ thịt trâu tươi đem tẩm ướp với ớt, muối, gừng, nước lá rừng và lá mắc khén, rồi treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt khô để bảo quản, khi đem nướng sơ qua một chút trên than hồng là đủ làm cho thịt mềm có vị ngọt đậm đà khó cưỡng. Món ăn này được nhâm nhi cùng rượu men lá của người dân tộc được du khách miền xuôi yêu thích.
Măng rừng: Măng là món ăn không thể thiếu của người Thái. Măng có thể được ăn sống, nấu canh hay luộc chấm với chẩm chéo cũng rất ngon. Có hai loại: măng đắng và măng ngọt, những ai quen ăn măng đắng sẽ thích hơn bởi hương vị đặc trưng của nó.
Rau hoa ban: Là món truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Điện Biên. Khi những búp ban mới chỉ có đôi lá, người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi. Búp ban muối, ăn với cá sông Nậm Rốm kho rất chuẩn vị.
Chẳm Chéo: Hay còn được gọi là chẩm chéo, là loại gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của người Thái ở Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng, vừa là món ăn dân dã lại vừa là đặc sản núi rừng. Thứ đồ chấm đặc biệt này có vị cay của ớt, thơm của mắc khén dùng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống hay các loại quả chua. Vì vậy mà người Thái có rất nhiều cách chế biến chẳm chéo để phù hợp với từng món ăn trên mâm cơm.
Canh Bon: Cây bon như cách gọi của người Thái, có nơi gọi là cây khoai nước. Ngoài bon, nguyên liệu không thể thiếu để nấu món canh này là mắc khén và da trâu hoặc da bò. Da trâu, bò được treo gác bếp cho khô, khi cần dùng đến thì đem đốt cho chín phồng, cạo sạch phần cháy tới khi miếng da lộ phần vàng óng, mang ngâm nước, sau đó đem nấu nhừ rồi cho bon đã tước sẵn vào nồi nấu khoảng 15 phút, thả các loại rau thơm, cà đắng, mắc khén vào nồi. Theo phong tục của đồng bào Thái, ngày cúng cơm tổ tiên thì không nấu canh bon và không đãi khách. Nhưng bây giờ, canh bon đã được chọn làm một trong những món canh chủ đạo để giới thiệu tới du khách.
(Baodulich.net.vn)
Các Món Ăn Ngon Khó Quên Của Dân Tộc Thái Điện Biên
Đến Điện Biên, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi một địa danh lịch sử với chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mà bên cạnh đó Điện Biện còn cuốn hút du khách bởi nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn dân tộc mà chỉ nơi đây mới có. Trong đó văn hóa ẩm thực của người Thái Điện Biên là một nét tiêu biểu đặc trưng của văn hóa ẩm thực Tây Bắc nói chung hay Điện Biên nói riêng.
Về Điện Biên, du khách sẽ được thưởng thức món ăn truyền thống dân tộc, dân dã mà lắng đọng bởi những hương vị đậm đà được truyền từ ngàn đời.
Thăm quan bản, nếu muốn thưởng thức món ăn dân tộc cùng với những điệu xòe, du khách nên đặt trước. Với những nguyên liệu có sẵn như gà bản, cá suối và rau rừng… thì chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ là chủ và khách có thể nâng chén rượu để “au hẻng – cạn chén”, “hảo hán – chúc sức khoẻ” và bắt tay nhau thật chặt – một phong tục đẹp thể hiện sự thân thiện, hiếu khách của người dân nơi đây. Thưởng thức món ngon của dân tộc Thái, ngồi trên nhà sàn xem múa xòe là điều thú vị mà không phải ở đâu cũng có.
Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng riêng và chúng còn hấp dẫn hơn bởi cách chế biến cầu kỳ, lạ mắt. Đặc trưng nhất là món nướng bởi hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng làm mê hoặc lòng người. Các loại thịt gia súc, gia cầm hay thuỷ sản đều có thể nướng nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ và lạ lùng nhất có lẽ là món rêu nướng. Rêu được lấy từ những con suối trong. Sau khi được làm sạch, người Thái thường trộn hạt dổi, hạt mắc khén (những gia vị được lấy từ rừng) cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh rồi thêm ít thịt mỡ. Dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm lại hai đầu, bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo lên một thanh nẹp tre. Đem tất cả vùi vào trong tro ấm. Không than, không lửa cũng không hơ khói. Bao giờ lá dong cháy tý tách, thì lôi thanh tre ra, hơ cả gói rêu nướng trên than hoa. Lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra, thì bày ra đĩa. Khi ăn, mở gói lá dong, mùi mắc khén, hạt sẻn và mấy chục thứ gia vị cùng ngạt ngào, riêng có rêu vẫn mát lịm, thanh tao. Gắp miếng rêu thả vào miệng, nhấp một chút rượu, một cảm giác lạ lùng dễ chịu lan tỏa khắp người, một cảm giác không dễ để quên.
Nộm rêu cũng là món ăn đơn giản. Rêu sạch đem cắt nhỏ bỏ vào chõ hấp chín, trộn muối, đường, gừng, rau thơm, hạt sen, nếu cay cho ớt hoặc hạt tiêu.
Canh rêu tươi là món ăn công phu và sang trọng nhất. Rêu được nấu với nước canh xương lợn hầm hoặc luộc gà, với thịt nạc băm nêm gia vị và ăn nóng.
Rêu có nhiều tác dụng như giúp hoạt huyết, giải độc, thanh nhiệt, chống cao huyết áp. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rêu chống được ngã nước, mụn nhọt, sốt rét, phong hàn. Người đi rừng khi uống nước suối, ăn rêu sống hoặc rêu nướng sẽ chịu được cái lạnh, chướng khí sơn lâm. Rêu chủ yếu là chất xơ còn có tác dụng giảm mỡ máu.
Đối với người Thái, gạo nếp nương vẫn là lương ăn truyền thống. Khi đi rừng hay lên nương rẫy người dân Thái thường mang theo cơm nếp bởi tác dụng no lâu, chắc dạ và để lâu cơm vẫn dẻo chứ không bị khô và rắn như cơm tẻ. Người Thái có phương phápđồ xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu. Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách. Với các chuyến du lịch, du khách có thể mang theo ép khẩu xôi, vài khúc cơm lam để ăn dọc đường hoặc khi nghỉ ngơi tại các điểm tham quan sẽ rất tiện lợi.
Cơm lam – một thứ đặc sản của vùng cao Tây Bắc
Mùa nào thứ nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng, măng ngọt; rau cải ngồng, rau dớn… chấm với gia vị chẩm chéo – một loại gia vị chấm đặc trưng của người Thái – đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương thơm của rau. Chẩm chéo được chế biến từ món ớt giã hòa muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành… có thể thêm gan gà luộc chín, ruột cá, cá nướng… Ngoài chẩm chéo, người Thái còn có thêm một loại nước chấm vô cùng độc đáo được chế biến từ ruột non của động vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại gọi là Nậm pịa. Nậm pịa là nước nhúng lấy từ lòng non của bò, dê, trâu… kèm với một số loại rau thơm và gia vị khác. Vị đắng đắng, cay cay, bùi bùi cùng các loại rau thơm dậy hương của nậm pịa tạo thành một thứ nước chấm dễ khiến người ta phải nhớ mãi sau khi thưởng thức.
Đến với Điện Biên, khách du lịch không nên bỏ qua món măng đắng
Người Thái ưa các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng… hay uống rượu cần, cất rượu. Thịt cá ăn tươi thì làm món nộm, nhúng (lạp, cỏi), ướp muối, thính làm mắm; ăn chín thích hợp nhất phải kể đến các món chế biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy, sau đó mới đến canh, xào, rang, luộc…
Đến với Điện Biên đặc biệt là khi mùa xuân đến, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một màu trắng tinh khôi của hoa ban nở trắng, phủ kín khắp đỉnh đèo, lưng núi mà còn được thưởng thức các món ăn từ hoa ban – loài hoa không chỉ mang vẻ đẹp trinh bạch của núi rừng mà còn đi vào đời sống ẩm thực của người Thái, đặc biệt sự độc đáo, tinh xảo cùng những kinh nghiệm dân gian chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người qua ẩm thực. Người Thái có nhiều món ăn ngon được chế biến từ cây ban. Hoa ban, lá ban non, quả ban già, người ta chế biến thành những món ăn vừa ngon, vừa bổ như: hoa ban hầm móng giò, hoa ban xào thịt lợn rừng, hoa ban đồ, hoa ban nộm củ riềng… Những món ăn này vừa tốt cho sức khoẻ vừa có thể chữa trị một số bệnh như: bệnh đường ruột, bệnh gan, giải nhiệt cơ thể. Ngoài ra, lá ban đun nước đặc bỏ một chút muối vào dùng để rửa vết thương. Để giữ vị ngọt và hương thơm, đồng bào Thái thường đồ hoa ban như kiểu đồ xôi trong vòng 15 – 20 phút. Nước chấm làm bằng quả nhót chín, nướng sém vỏ, bỏ hạt, cùng với ớt nướng, tỏi, rau mùi, giã nhỏ, trộn cùng bột canh, mì chính, cho thêm nước đun sôi để nguội. Bát nước chấm có vị chua, màu đỏ của quả nhót, mùi gia vị đặc trưng quyến rũ, càng tăng thêm sức hấp dẫn nơi vị giác cho người thưởng thức.
Hoa ban không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên Tây Bắc mà còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon
Mỗi một dân tộc, một vùng miền, một quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng biệt cả về văn hóa, sắc tộc hay ẩm thực. Bởi vậy, càng đi ta càng làm phong phú thêm những hiểu biết của mình. Đến Điện Biên, ngoài lịch sử vĩ đại thì thiên nhiên và văn hóa nơi đây luôn là một yếu tố níu giữ chân khách du lịch. Đã đến một lần, được thưởng thức các món ngon dân tộc thì lại muốn được thêm lần nữa.
Những Món Ăn Dân Tộc Độc Đáo Của Người Thái Đốn Tim Du Khách
Các món ăn dân tộc người Thái trắng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, từ lâu đã được rất nhiều du khách thập phương gần xa biết đến là món ẩm thực truyền thống đắc sắc, với hương vị thơm ngon của các nguyên liệu từ núi rừng.
Thường vào các ngày hội, lễ Tết, người Thái trắng Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La xuống lại tất bật chuẩn bị các nguyên liệu lấy từ núi rừng, sông nước về chế biến các món ăn dân tộc dân dã như: pa pỉnh tộp (cá gập nướng), măng tre, cơm lam và đun nấu rượu nếp đựng vào các ống tre được gọt đẽo bắt mắt bày trên mâm cỗ, để đón tiếp khách quý đến thăm nhà.
Các phương pháp chế biến món ăn dân tộc của người Thái trắng, đều được đúc kết từ quá trình sinh hoạt, sản xuất của bà con theo từng năm tháng gắn bó với nông nghiệp, nghiên cứu sáng tạo ra những món ăn lạ, thơm ngon… hoàn toàn không qua một trường lớp đào tạo nào. Các gia vị, nguyên liệu chế biến đều được bà con dân tộc Thái tự trồng và hái từ núi rừng, điều đó đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc riêng biệt.
Người Thái trắng không chỉ biết chế biến ra những món ăn dân tộc thơm ngon, mà còn biết trang trí kết hợp với các loại rau, củ, quả trên mâm cỗ, để tạo ra những món ăn đầy màu sắc phong phú có sự hài hòa giữa đất và trời.
Người Thái trắng Quỳnh Nhai thường sống định canh, định cư ở ven các dòng sông, dòng suối để trồng lúa nước. Trong các mâm cơm của người Thái trắng tiếp đãi khách quý, thức ăn thường có thịt, cá, các loại côn trùng, rau, quả, củ, măng do tự nuôi, trồng hoặc săn bắn, hái lượm từ sông suối và từ rừng mà có.
Thông thường trên mâm cỗ của người Thái, thường bày ít nhất một đĩa thịt trâu khô gác bếp, bởi đây là món ăn dân tộc truyền thống được lưu giữ và truyền dạy từ đời này qua đời khác. Bên cạnh đó, họ thường dùng nguyên liệu tre để đan ép khảu (hộp đựng cơm nếp) để giữ nhiệt cho cơm nếp được lâu hơn, kết hợp với đó là măng rừng, lá sung, thịt lợn băm tỏi… để tạo thành một mâm cỗ với đầy đủ hương vị hấp dẫn.
Xôi nếp ngũ sắc được bà con dân tộc Thái trắng đồ lên từ những hạt gạo thơm ngon, được chính bà con tự trồng qua các mùa vụ, kết hợp cùng các món thịt lợn nướng, rau rừng… nên mùi vị rất thơm phức khác hẳn với các món ăn của đồng bào dân tộc khác.
Cá chép sông Đà nướng, xôi ngũ sắc, súp lơ và gỏi cá sống đà… là những món ăn dân dã đặc trưng của người Thái trắng. Du khách đã một lần thưởng thức là một lần nhớ mãi.
Món cơm lam, tôm sông Đà nướng, cá canh măng chua… cùng các loại hoa quả được chính bàn tay của người Thái trắng nuôi trồng và chế biến, là những món ăn được nhiều du khách lựa chọn khi đặt chân đến huyện Quỳnh Nhai du lịch trong thời gian vừa qua.
Du khách chỉ một lần thưởng thức là một lần nhớ mãi không bao giờ quên.
Nếu có dịp du khách đặt chân đến với vùng đất huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, du khách sẽ được thả mình trong không khí trong lành, dễ chịu, được thưởng thức các món ăn dân tộc dân dã, bên những ngọn lửa bập bùng trên những ngôi nhà sàn đơn sơ mộc mạc của người Thái trắng.
Ngon Ngỡ Ngàng Món Ăn Dân Tộc Thái Tại Mộc Châu Mộc
Các món ăn đặc sản Tây Bắc qua bàn tay chị em phụ nữ người Thái đã trở thành nét văn hóa đặc trưng không thể lẫn, trở thành sợi dây níu giữ và thu hút khách du lịch. Đến với Mộc Châu, mọi người thường truyền tai nhau về các món ăn dân tộc Thái ở bản Áng, xã Đông Sang, nhất là ăn tại nhà sàn Mộc Châu Mộc.
Cũng như nhiều nhà sàn cộng đồng ở bản Áng khác,Homestay Mộc Châu Mộc không treo biển nhà hàng, bởi bà con không chú trọng làm một nhà hàng chuyên nghiệp, mà đơn thuần là một không gian rất gia đình, có chỗ ngủ cho khách đến chơi, có bữa cơm gia đình mời khách. Cái quý là ở chỗ đó.
Món ăn dân tộc Thái đặc trưng là ấm, nóng, chị em phụ nữ ở nhà sàn Mộc Châu Mộc cũng chủ yếu nướng, đồ chứ không luộc đồ bao giờ, đồ ăn vì thế thường vừa được ăn nóng vừa đỡ bị mất chất, khách lạ đến nhà cũng thấy ngon, vừa miệng, dễ ăn. Ngồi xuống mâm là thức ăn thơm ngào ngạt, khoi vẫn vương vấn bay trên các món đồ. Từ rau, đến thịt, cá cái gì cũng ngon, ngọt tự nhiên, và thơm nồng mùi gia vị.
Nếu khách có điều kiện, lại muốn thử những món ăn đặc sắc khác, Mộc Châu Mộc cũng sẵn sàng giới thiệu những: món ăn từ hoa ban (nộm hoa ban, canh hoa ban, hoa ban xào măng đắng…), lợn cắp nách đủ món, gà đủ món (gà mọc – món ăn cùng xôi cực ngon và mềm; gà nướng mắc khén), cá đủ món (cá hấp lá đu đủ, quả cà rừng; cá gỏi măng chua; pịa cá…), hay món ăn từ thịt trâu chỉ người Thái Tây Bắc mới có (da trâu nộm, da trâu muối chua, đuôi hầm canh bon, cà dại; trâu gác bếp, lạp trâu…). Tất cả đều đặc sắc và mang đậm phong vị Tây Bắc nhưng cũng dễ ăn chứ không lạ lạ, khó ăn chỉ để gây tò mò như thức ăn ở nhiều nơi khác.
Vì lúc nào đồ cũng tươi, ngon và không có đồ trong tủ lạnh, quá trình chế biến lâu công và cầu kỳ, do đó muốn ăn món ăn dân tộc Thái tại nhà sàn Mộc Châu Mộc, bạn nên đặt trước khoảng 2 tiếng theo Số điện thoại: 0943 596 333 – Bà Lường Thị Sen, chủ nhà
Nhà sàn Mộc Châu Mộc Homestay- Bản Áng 2, xã Đông Sang 0943 596 333
XEM THÊM:4 món ngon của người Thái nhất định phải thử khi đi du lịch Mộc Châu
Bạn đang xem bài viết Đến Điện Biên Thưởng Thức Món Ngon Của Người Dân Tộc Thái trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!