Cập nhật thông tin chi tiết về Dưa Bồn Bồn Sóc Trăng mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
DƯA BỒN BỒN SÓC TRĂNG
Bồn bồn là loại cây được trồng ở vùng đất ngập mặn và được trồng nhiều ở một số huyện trong tỉnh như: Long Phú, Mỹ Tú, Ngã Năm……
Cách làm dưa bồn bồn cũng rất đơn giản: Sau khi nhổ lên tướt bỏ lớp vỏ ngoài rồi cắt lấy phần gốc non (hay còn gọi là củ hủ), đem đi rửa sạch, rồi nhúng qua nước phèn chua cho bồn bồn trắng, sau đó chẻ đôi bồn bồn sẽ giúp cho dưa thấm đều hơn.
Theo cách làm dân gian, dùng nước giấm đường để nguội hay có thể dùng nước cơm cho một ít muối vào, rồi cho bồn bồn vào hủ dùng lá chuối hoặc bọc nylon đậy lên mặt rồi lấy thanh tre nén xuống cho nước ngập bồn bồn. Để khoảng 48 tiếng là có thể dùng được.
Hiện nay, do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, nhiều cơ sở chế biến dưa bồn bồn bằng giấm khô, muối, đường cát và nước sạch. Sau khi hòa tan các nguyên liệu thành nước hỗn hợp thì cho bồn bồn vào bọc khoảng 5 kg và đổ khoảng 4 lít hỗn hợp đã hòa tan vào buộc kín miệng bọc lại cho vào thêm một lớp bọc xốp, sau đó để nơi thoáng mát khoảng 24 tiếng là có thể dùng được. Đó là cách làm dưa chua mặn, nếu muốn làm dưa chua ngọt thì cho thêm đường cát vào và công đoạn làm cũng giống dưa chua mặn.
Với vị chua chua của giấm, vị ngọt bùi của củ hủ non, vị ngọt nhẹ của đường và mùi thơm đặc trưng của bồn bồn tạo cho ta có cảm giác thèm ăn. Dưa bồn bồn có thể chấm với nước thịt kho hay cá kho ăn với cơm thì còn gì bằng. Bồn bồn tươi ngoài làm dưa người ta có thể xào với các hải sản, hay làm rau ghém ăn kèm với lẩu mắm hay lẩu chua,…..
Để mua dưa bồn bồn, du khách có thể đến nhiều quầy, sạp trong các chợ Sóc Trăng. Thương hiệu Hai Cao số nhà 093, ấp Cái Quanh, Xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, điện thoại 0793.840.950, là một trong những địa chỉ mua dưa bồn bồn ngon ở Sóc Trăng./.
Thủy Truyền
Giòn Ngon Món Dưa Bồn Bồn
Món dưa bồn bồn giòn giòn, chua chua đậm đà hương vị quê nhà là thứ quà biếu khách phương xa không thể thiếu của người dân xứ Đất Mũi, Cà Mau.
Quà biếu của người dân miền Tây với du khách phương xa thường kèm hũ dưa bồn bồn vùng cực Nam Tổ quốc có vị chua, giòn rất ngon.
Mùa mưa đến, ruộng đồng ngập sâu cũng là lúc bồn bồn cho nhiều lõi non. Bồn bồn nhổ về cắt bỏ lá, chừa gốc một đoạn khoảng 30 cm rồi dùng dao nhỏ chẻ dọc theo 1/3 thân để tách lấy lõi non.
Lõi non này không chỉ làm dưa mà còn xào thịt, xào tép hoặc nấu canh chua, nhúng lẩu.
Dưa bồn bồn được dân miền Tây xào tép, trộn gỏi tôm thịt hoặc chấm cá kho, nắm ruốc. Giá mỗi kg dưa bồn bồn là 40.000 đồng.
Là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước, bồn bồn (cỏ nến) mọc nhiều tại các tỉnh miền Tây như Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Những năm trước cây này mọc hoang dại dọc theo mé sông, ao đìa nước ngọt hoặc lợ nhưng nay được trồng trong các ao nuôi tôm, cá.
Không khó tìm ruộng bồn bồn khi đến huyện Cái Nước (Cà Mau). Dọc theo quốc lộ 1A của thuộc địa bàn xã Tân Hưng Đông, người dân căng dù, dựng chòi bán dưa bồn bồn quanh năm để phục vụ khách du lịch có dịp đến vùng cực Nam Tổ quốc.
Tại Cà Mau, nơi nào bán dưa bồn bồn thường bán kèm mắm tép hoặc mắm được làm từ con ruốc biển.
Mùa mưa đến, ruộng đồng ngập sâu cũng là lúc bồn bồn cho nhiều lõi non. Bồn bồn nhổ về cắt bỏ lá, chừa gốc một đoạn khoảng 30 cm rồi dùng dao nhỏ chẻ dọc theo 1/3 thân để tách lấy lõi non.
Với người dân Cái Nước, đặc sản địa phương là bồn bồn ngâm với nước vo gạo. Để làm món dưa này, nước vo gạo được nấu sôi, nêm một ít muối rồi ủ khoảng 2 ngày. Lúc này lõi non của bồn bồn được cho vào hủ cùng với nước vo gạo ủ chua, ngâm tiếp 2-3 ngày là có được món dưa, ăn vào có vị chua, giòn.
Nếu lấy ra nhiều dùng không hết thì ngâm trở lại hủ nước vo gạo ủ chua để dành ăn nhiều ngày vẫn ngon. Hiện loại dưa này ở miền Tây không chỉ là món ăn dân dã của mỗi gia đình mà trở thành đặc sản trong quán ăn, nhà hàng và được dùng nhiều tại các tiệc cưới hỏi (chấm với tôm kho).
Muốn có được chén mắm ruốc thơm ngon, đậm đà để chấm dưa bồn bồn thì phải trộn với một ít ớt và tỏi băm nhuyễn. Chanh, đường cũng không thể thiếu trong chén nước chấm này vì mắm rất mặn, để lâu được. Bồn bồn chấm cá kho được người dân miền Tây xem là món ngon hàng ngày hoặc đãi khách.
Bồn Bồn Là Gì? Các Món Ăn Ngon Từ Cây Bồn Bồn
Bồn Bồn là một loại thực vật phân bố tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. Ngày nay, Bồn Bồn được sử dụng để làm các món ăn ngon như gỏi bồn bồn, món xào, món lẩu… Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về cây Bồn Bồn. Mời các bạn xem tiếp bên dưới dây.
1. Bồn Bồn là gì?
Bồn bồn có tên khoa học là Typha angustifolia, họ Typhaceae. Thân cây bồn bồn có thể cao hơn một người trưởng thành. Rễ bồn bồn mọng nước, một số bám chắc dưới lớp bùn đất, một số khác lại thả nỗi trên mặt nước. Lá cây bồn bồn có hình dáng giống với lá lúa nhưng dài và chắc chắn hơn, có nhiều nước bên trong.
Trước đây, Bồn Bồn bị chặt đi để trồng lúa kết hợp với nuôi tôm vào mùa mưa. Tuy nhiên, khi phát hiện ra giá trị ẩm thực mà cây Bồn Bồn mang lại tương đối lớn. Người dân đã trồng loại cây này để bán sản phẩm tươi hoặc dưa Bồn Bồn.
2. Cây Bồn Bồn đặc sản Cà Mau
Cây bồn bồn là một loại cây được trồng nhiều ở Cà Mau. Đặc biệt là ở các huyện Cái Nước, Năm Căn và Trần Văn Thời. Trước đây nó là loài cây mọc hoang và từng bị chặt bỏ đi để trồng lúa. Cho đến gần đây, khi mà giá trị của cây bồn bồn cũng như các món ăn ngon chế biến từ bồn bồn được nhiều người biết đến thì người dân đã trồng loại cây này nhiều hơn.
Ngày nay, cây bồn bồn mang lại thu nhập khá cho nhiều người dân ở Cà Mau. Từ nghề trồng và bán các sản phẩm từ cây bồn bồn như thân non của bồn bồn, dưa bồn bồn… Bình quân mỗi hecta trồng cây bồn bồn có thể mang lại thu nhập khoảng vài chục triệu đồng một năm…
Mùa thu hoạch được nhiều bồn bồn nhất vào mùa mưa, thường bắt đầu khoảng tháng 6. Cây bồn bồn được thu hoạch phần thân gần dưới rễ hoạch lấy thân non bên trong. Từ thân non này, người ta đã chế biến thành nhiều món ngon. Những món ngon này trở thành đặc sản Cà Mau và trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Cà Mau.
3. Bồn Bồn làm gì ăn
Bồn bồn có thể được chế biến nhiều món ăn ngon như: dưa bồn bồn ăn với mắm tép, bồn bồn xào tôm, gỏi bồn bồn tôm thịt, bồn bồn nhúng lẩu chua cá ngát cơm mẽ hay dấm, bồn bồn xào thịt, canh chua… Bạn còn có thể ăn sống thân non bồn bồn như một loại thực phẩm vô cùng an toàn. Vì từ khi trồng đến khi thu hoạch, người dân không sử dụng bất kì một loại thuốc hóa học nào để phun cho chúng. Chúng gần như tự lớn lên và phát triển dựa vào đất, nước và thời tiết.
3.1. Bồn Bồn tươi xào tép
Bồn bồn xào tép là một món ăn khá ngon và đậm đà. Những thân bồn bồn non và mập mạp sẽ được đem xào với tôm sú hoặc tôm thẻ, tôm đất (có thể bóc vỏ hoặc không) của vùng đất Cà Mau. Món này được chấm với nước tương và ăn kèm với cơm nóng thì ngon tuyệt.
Bồn Bồn xào tép đất
Bồn bồn nhúng lẩu chua Cà Mau với cá ngát hay các loại cá biển khác như cá khoai, cá đuối… cùng với một số loại rau khác sẽ làm bạn hài lòng. Vị chua chua, cay cay của nước lẩu cộng thêm vị ngọt của cá và vị thơm thanh nhẹ, giòn giòn của cây bồn bồn sẽ làm vừa lòng những thực khách khó tính nhất.
Gỏi bồn bồn tôm thịt được chế biến khá công phu. Đầu tiên, dưa bồn bồn được rửa sạch sau đó trộn chung với một ít dưa củ cải đỏ và các gia vị như đường, tỏi, ớt. Cho thịt ba rọi đã luộc chín và tôm đã luộc chín, lột sạch vỏ vào món gỏi, trộn đều.
Bồn Bồn nhúng lẩu
Thêm một ít ớt say và một ít đậu phộng vào gỏi bồn bồn để tăng thêm mùi vị cho món ăn ngon hơn. Vị cay cay, chua chua, ngọt ngọt kết hợp là hương vị của món ăn không thể thiếu trong các nhà hàng lớn nhỏ này.
Dưa bồn bồn được làm từ thân non, sau đó đem ủ với hỗn hợp nước đường, muối và nước vo gạo cho đến khi chúng mềm đi và có vị chua chua sau vài ngày là dùng được. Dưa bồn bồn ngon hơn khi ăn kèm với mắm tép (mắm tôm) Cà Mau hoặc với thịt kho tàu hay cá kho tộ thì hết sẩy.
Vị mằn mặn mắm tôm, cá kho tộ kết hợp với vị chua chua, giòn ngon của bồn bồn sẽ khiến bạn ngất ngây. Đây là một trong những món ăn có trong thực đơn của các nhà hàng ở miền Tây Nam Bộ. Ăn dưa bồn bồn và mắm tép, nhấm nháp vài ly rượu đế thì hết ý.
Nếu bạn có dịp về Cà Mau và ghé qua các huyện Cái Nước, Trần Văn Thời hay đi dọc quốc lộ IA về Năm Căn, bạn sẽ bắt gặp những hũ dưa bồn bồn và mắm tôm (tép) được bày bán 2 bên đường. Đây là một nét đặc trưng của vùng nông thôn mình dị. Hay bạn có thể bắt gặp hình ảnh những người dân đang thoăn thoắt chẻ từng cọng bồn bồn để kịp bán cho người mua.
Bạn có thể tận tay thực hiện những công đoạn này cũng như được thưởng thức những món ăn ngon từ cây bồn bồn ngay tại nơi này. Chắc hẳn bạn sẽ hài lòng và không thể nào quên hình ảnh về cây bồn bồn cũng như hình ảnh người Cà Mau thật thà, mến khách!
Về Miền Tây Thưởng Thức Đặc Sản Bồn Bồn Xào Tép
Chỉ là món ăn được làm từ một loài cây dân giã, nhưng chính vị chua nhẹ, giòn, thơm chút hương đồng nội kết hợp với vị ngọt của tép đã khiến cho món dưa bồn bồn xào tép trở nên đặc biệt hơn.
Trong một chuyến công tác miền Tây, chúng tôi được các anh chị ở Sở Công Thương Sóc Trăng giới thiệu món “bồn bồn xào tép”. Nghe tên đã thấy lạ rồi. Ai cũng háo hức muốn được thưởng thức ngay. Khi món bồn bồn xào tép được mang lên, mấy đứa chúng tôi có vẻ chưng hửng “đây là món măng chua ngoài Bắc mà”.
Thấy vậy, anh chủ quán liền đính chính ngay: đây không phải măng chua đâu, đây là món dưa bồn bồn đặc sản của miền Tây chúng tôi đấy, các chị ăn là nghiền luôn. Quả thật, món bồn xào tép không chỉ lạ mà còn rất ngon.
Thu hoạch bồn bồn.Chỉ trong nháy mắt, đĩa bồn xào tép đã hết nhẵn. Anh chủ quán vui tính liền tặng thêm cho đoàn một đĩa bồn bồn xào tép nữa và không quên kể cho chúng tôi nghe về cây bồn bồn và những món ăn kết hợp với nó.
Bồn bồn thuộc họ lau sậy, còn có tên gọi khác là thủy hương (tức cây nhang nước), bởi thân cây mọc trong nước giống như những cây nhang cắm trong nước. Bồn bồn mọc nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà nhiều nhất là ở hai tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau.
Cây bồn bồn sinh trưởng, phát triển tốt ở các vùng đất ngập nước, chẳng hạn như ven ao hồ, đầm rìa. Cây có thể thích nghi được với nước lợ, lợ ít phèn hoặc nước ngọt. Thời gian thu hoạch của bồn bồn dao động từ tháng 6 – tháng 11.
Vào khoảng thời gian này, trên các cánh đồng chua, những vạt bồn bồn đua nhau phủ lên một màu xanh mướt. Người nông dân chỉ cần kéo lấy những ngọn bồn bồn trên mặt nước, giữ lại từ gốc lên khoảng 30cm rồi tách lấy lõi non bên trong là có ngay nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon cho gia đình. Đơn giản mà chẳng phải cầu kỳ.
Bồn bồn mang về sẽ được rửa sạch để chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhanh nhất là lấy thân bồn bồn tươi, phần non và trắng cắt khúc vừa ăn đem nấu canh dừa. Khi đun chín tới cho phần lá bồn bồn đã sơ chế vào cùng gia vị vừa ăn. Sau cùng mới đổ nước cốt dừa đậm đặc vào đảo đều và múc ra bát. Bát canh thơm mùi dừa có vị béo ngọt cùng cái giòn tan của bồn bồn quả thật khó có thể quên.
Đặc biệt nhất, khi nhắc đến bồn bồn chúng ta phải nhắc ngay đến bồn bồn muối. Tương tự như các món dưa muối thông thường, chỉ với những thao tác đơn giản chúng ta đã có ngay món dưa muối bồn bồn thơm ngon. Trước đây, người dân nơi đây chỉ làm món ăn này để bảo quản bồn bồn tươi trong thời gian dài. Về sau, nó đã trở thành một món ăn ngon, đặc sản.
Bồn bồn sau khi thu hoạch về, bạn cần sơ chế, làm sạch, cắt hết toàn bộ lá, thân, gốc già không dùng đến. Giữ lại phần tươi non, ngon nhất ở phía trong. Sau đó, đem rửa thật sạch và tiến hành chia thân làm đôi, đối với những củ có kích thước lớn, bạn có thể chia thành bốn. Bí quyết làm bồn bồn muối ngon là phần củ bồn bồn phải tươi, non, trước khi muối phải ngâm cùng nước gạo.
Tiếp theo sẽ đến khâu quan trọng nhất đó là muối dưa bồn bồn. Tận dụng phần nước vo gạo hằng ngày, hòa thêm ít muối. Sau đó, ủ trong vòng 2 ngày. Khi nước gạo đã chua và lên men thì cho bồn bồn vào ngâm cùng, đem bảo quản nơi khô thoáng. Bồn bồn muối có thể ăn sau hai ngày ngâm.
Có rất nhiều món ăn ngon có thể ăn kèm với bồn bồn muối như: bồn bồn trộn gỏi, nước tương, mắm tép, kho quẹt, bồn bồn nấu canh chua, bồn bồn xào thịt, bồn bồn xào tép,… Trong số đó, ngon nhất có lẽ là bồn bồn xào tép. Đây là món dễ chế biến nhất và cũng là món giữ được vị ngọt đặc trưng của bồn.
Tép đất, hoặc tép bạc được bóc vỏ, rửa sạch. Bắc chảo lên bếp, phi tỏi mỡ cho thơm, sau đó cho tép và bồn bồn vào cùng một lúc. Bạn chỉ cần để vừa chín tới thì sẽ giữ được độ giòn của bồn bồn và vị ngọt của tép. Chẳng cần nêm gia vị nhiều đâu vì bản thân tép và bồn bồn kết hợp đã làm nên hương vị đậm đà.
Đĩa đồ xào vừa dọn ra nhìn đã bắt mắt: tép bạc thân căng tròn, đỏ au xen lẫn với màu trắng ngà, bóng mượt của những sợi bồn bồn thật quyến rũ. Vị ngọt đậm đà của tép bạc hòa quyện với vị ngọt thanh của bồn bồn khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi.
Gỏi bồn bồn cũng là một món ăn rất ngon, thu hút nhiều thực khách. Cách làm gỏi bồn bồn không quá khó. Bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu bồn bồn muối chua, tỏi, ớt, đường. Trước tiên, bạn rửa sạch bồn bồn muối rồi đem xé nhỏ. Sau đó trộn kết hợp với các nguyên liệu còn lại. Vị giác sẽ bị kích thích bởi vị ngọt, chua, cay, mặn. Tất cả kết hợp hài hòa với nhau tạo nên món ăn ngon.
Khi làm gỏi bồn bồn, bạn có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu như: tép hoặc tôm để tăng thêm độ ngọt tự nhiên và chất dinh dưỡng cho món ăn. Gỏi bồn bồn được xem là một món nhậu hấp dẫn không thể thiếu của các đấng mày râu.
Nhiều người không biết rằng cây bồn bồn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Công dụng nổi bật của vị thuốc này chính là chữa trị các bệnh phụ nữ. Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh đều được đẩy lùi. Ngoài ra, chúng còn chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu, khạc ra máu. Đây là những bài thuốc dân gian được sử dụng rất rộng rãi.
Ngoài ra bồn bồn còn chữa được bệnh xuất huyết đường ruột, sa trực tràng, chữa đau nhức xương khớp…
Bạn đang xem bài viết Dưa Bồn Bồn Sóc Trăng trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!