Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Các Loại Dưa Cho Ngày Tết mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tin tức 24/01/2021
1. MUỐI DƯA CẢI CHUA GIÒN
Dưa cải là loại rau rất thông dụng, phổ biến và rất được nhiều chị em lựa chọn làm nguyên liệu cho món dưa chua ngày Tết. Với cách làm đơn giản này dưa cải muối xong luôn chua vừa ăn, có màu vàng đẹp mắt, không nổi váng mà lại thơm, giòn ngon tuyệt.
Nguyên liệu:
Dưa cải (cải bẹ)
Muối
Đường
Nước ấm
2. MUỐI DƯA GÓP CHUA NGỌT
Món dưa góp thật giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác nhanh ngán của các món ăn ngày Tết vốn đã quá nhiều chất đạm.
Nguyên Liệu
Cà rốt
Củ cải trắng
Đường, muối, nước mắm
3. MUỐI DƯA CHUỘT BAO TỬ NGON
Nguyên liệu:
300g dưa leo bao tử
Ớt
Giấm, muối, đường trắng
4. MUỐI CỦ KIỆU CHUA NGỌT
Nói đến củ kiệu nghĩ ngay đến Tết ấy nhỉ, thay vì mua củ kiệu làm sẵn, bạn có thể tự tay chuẩn bị món củ kiệu muối chua ngọt này cho cả nhà, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguyên liệu:
Củ kiệu
Củ cà rốt
Vôi bột, phèn chua
Ớt và đường trắng
6. LÀM DƯA MÓN CHUA NGỌT
Chọn từng loại củ mà mỗi thành viên trong gia đình ưa thích và đợi có kiệu là ngâm dưa món. Ngâm sớm dưa món thấm đều gia vị sẽ giòn và ngon hơn. Tết đến, có bát dưa món ngon với vị chua chua ngọt ngọt mà ăn cùng bánh chưng thì còn gì bằng.
Nguyên liệu
Đu đủ
Cà rốt
Củ cải trắng
Củ kiệu
Hành tím
Nước mắm, Đường trắng
Ớt trái, Muối, Bột ngọt
7. MUỐI DƯA BẮP CẢI NGON
Nguyên liệu:
Bắp cải trắng
Ớt
Nước mắm, muối và đường
8. LÀM DƯA GIÁ
Nguyên liệu đơn giản, cách làm không quá khó, dưa giá chua dễ ăn, hơi cay cay, có thể ăn kèm với thịt luộc hoặc thịt kho tiêu. Một trong những món chữa ngấy rất hiệu quả khi ăn kèm với bánh chưng, bánh tét.
Nguyên liệu:
Giá
Hẹ
Đường, giấm, muối
Cà rốt
Ớt, tỏi
9. MUỐI MĂNG CHUA ĂN SỐNG
Măng là một thực phẩm dễ ăn và có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Trong đó măng muối chua là một cách chế biến rất phổ biến, tùy theo cách muối có thể tạo ra hương vị khác nhau cho món này và từ món măng muối chua bạn có thể sử dụng để làm rất nhiều món ăn ngon khác nhau.
Nguyên liệu:
Măng tươi
Tỏi, ớt
Muối và đường trắng
10. LÀM DƯA HÀNH TÍM
Nguyên liệu:
Hành tím
Đường trắng, muối
Giấm
11. HÀNH TÂY MUỐI CHUA NGỌT
Hành tây muối chua ngọt là món ăn dễ làm, dùng để chống ngấy thay cho các món chiên, xào, kho… Hành tây giòn, mềm, cay cay và rất đưa cơm.
Nguyên liệu:
Hành tây
Tương ớt
Giấm và đường trắng
12. CÀ MUỐI XỔI
Cà muối là món ăn dân dã, xuất hiện trong bữa cơm của nhiều gia đình. Cà muối xổi chua ngọt vẫn giữ được độ giòn sần sật thật ngon miệng. Miếng cà trắng, ăn giòn vị hơi chua, mặn dịu, thơm mùi riềng, tỏi, ăn kèm với món thịt luộc chấm mắm tỏi ớt hay canh cua rất hợp.
Nguyên liệu:
Cà pháo
Củ riềng, củ gừng
Tỏi, ớt
Nước mắm, muối và đường trắng
13. MUỐI DƯA CẢI THẢO
Ăn bao nhiêu đồ ngấy trong mấy ngày Tết, chắc hẳn bây giờ bạn chỉ thèm rau nhỉ? Tại sao lại không chuẩn bị, làm thử một hũ dưa cải thảo muối. Ăn kèm với các món khác càng tăng hương vị.
Nguyên liệu:
Cải thảo
Tỏi, Gừng, Hành lá
Giấm
Tương ớt
Muối, Đường trắng
Giới Thiệu Các Món Dưa Muối Ngon Cho Ngày Tết Đơn Giản Tại Nhà
Cách 1: Mứt dứa viên dẻo
Nguyên liệu chuẩn bị:
trái thơm chín: 2 quả
Đường cát: 400 gr
Mạch nha: 2 thìa cà phê
Gừng: 1 củ
Mật ong: 2 thìa cà phê
Nước cốt chanh: 2ml
Muối: 1/3 muỗng cà phê
Cơm dừa sấy khô: 2 gr
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế
Thơm gọt vỏ, bỏ mắt rồi rửa sạch. Băm thơm thành các miếng nhỏ, dùng máy xay sinh tố xay sơ qua, ko cần xay quá nhuyễn sau đó bạn chắt bớt nước dứa nếu muốn sên nhanh và có nước dứa làm món khác.
Gừng rửa sạch gọt vỏ thái sợi trộn cùng dứa. Bạn nên cho mỗi quả dứa một mẩu gừng dài khoảng 3cm, vị hơi hơi cay ăn được hoặc nếu bạn ăn cay hơn thì cho thêm vào tùy điều chỉnh để hợp với khẩu vị gia đình.
Bước 2: Ướp dứa
Bạn ướp dứa theo tỉ lệ 2:1 có nghĩa là 1 kg dứa sẽ sử dụng 500 gr đường, tiếp theo cho thêm mạch nha vào trộn đều để khoảng 3 tiếng ở nơi thoáng mát cho đường tan ngấm vào dứa.
Bước 3: Sên dứa
Bắt chảo thơm lên bếp đun lửa vừa cho cạn bớt nước trung bình khoảng 10 phút. Sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục sên cho đến khi mứt bắt đầu kết dính thì bạn cho nước cốt chanh và mật ong vào sên thêm 10-15 phút nữa sên đến khi gần cạn thì cho mạch nha, đảo tiếp đến khi gần được thì cho bột bánh dẻo vào, đảo liên tục đến khi dứa có thể vun thành khối không chảy nhão là đạt. Để mứt hơi nguội thì vo viên mứt tròn nhỏ, lăn qua tô đựng dừa khô hoặc đường trắng là xong
Khi đảo dứa ở cách 1 đừng đảo dứa bị khô quá đến khi nguội mứt dứa sẽ bị cứng ăn sẽ không còn thơm ngon.
Cách 2: Mứt dứa miếng
Nguyên liệu chuẩn bị:
Dứa ương: 2 quả
Đường: 400 gr
Vani: 4ml
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Dứa gọt vỏ rồi bỏ sạch mắt thật kỹ. Sau đó bạn bỏ lõi một cách khéo léo rồi lấy dao sắc cắt thành từng khoanh dày tầm 1cm. Nếu bạn cắt dày quá dứa sẽ lâu khô và dễ bị chảy nước, còn nếu cắt mỏng quá dứa sẽ dễ bị nhão khi sên.
Bước 2: ướp đường
Theo tỉ lệ 2: 1 để bạn ướp đúng chuẩn, cứ 1 lớp dứa sẻ rải 1 lớp đường cho đến khi hết thì đường phải kín trên mặt dứa.
Sau đó bạn bọc kín bằng màng bọc thức ăn để ra nơi thoáng mát khoảng 4 tiếng cho đường ngấm hết vào dứa.
Bước 3: Sên mứt
Cho dứa đã ngậm đường vào chảo có đáy rộng, sên trên lửa nhỏ vừa. Khi nước đường bắt đầu sôi thì dùng đũa trộn đều và đảo thường xuyên cho đến khi hỗn hợp khô dần và thấy nặng tay.
Tiếp tục đảo trên bếp với lửa rất rất nhỏ (lúc này có thể tắt – bật bếp liên tục để điều chỉnh nhiệt vừa đủ ấm) từ 45- 60 phút kể từ khi đường kết tinh để miếng dứa thật sự khô ráo, không bị chảy nước trở lại sau đó. Ngoài ra, sên mứt cũng sên với lửa nhỏ vừa ngay từ đầu để thời gian đường ngậm vào dứa và kết tinh đảm bảo cho thời gian dứa rút dầu.
Bước 4: Thành phẩm và bảo quản
Muốn dứa được khô ráo không bị chảy nước bạn nên phơi nắng thử 2-3 ngày hoặc dùng lò nướng sấy trong nhiệt độ khoảng 70 độ C tầm 1 tiếng là được.
Thành phẩm sẽ cho ta vị chua nhẹ, thơm thơm, và dai dai rất ngon. Bạn nên cất dứa vào trong hũ thủy tinh đậy kín rồi để nơi thoáng mát là xong.
Khi chọn dứa nên chọn quả chín ương ví nếu quả xanh thì màu dứa không được vàng còn chín quá thì dứa sẽ bị chảy rất nhiều nước.
Giới Thiệu Về Chiếc Bánh Chưng Ngày Tết.
Bài làm
Mỗi độ tết đến xuân về, khắp đường phố luôn tràn ngập sắc đỏ của hoa đào và ánh vàng của những cành mai. Trong nhà, mọi thứ đều được trang hoàng lộng lẫy để đón xuân về, và một trong những thứ không thể thiếu trên ban thờ cúng gia tiên cũng như mâm cơm ngày tết chính là chiếc bánh chưng xanh.
Sự tích kể rằng, xưa kia, Hùng Vương thứ 16 muốn tìm người kế vị nên đã đặt ra yêu cầu rằng nếu ai làm ngài vừa ý, ngài sẽ truyền ngôi cho. Lang Liêu là con của ngài, vì nhà rất nghèo nên thay vì dâng cho vua cha những của ngon vật lạ, chàng đã đưa cho ngài thưởng thức chiếc bánh hình vuông được làm từ gạo, thịt, đỗ. Vưa cha ưng ý vội truyề ngôi cho Lang Liêu, từ đó, chiếc bánh với lớp vỏ ngoài màu xanh có tên gọi là bánh chưng ra đời.
Nguyên liệu để làm ra chiếc bánh chưng được lấy từ gạo nếp, thịt và đỗ còn vỏ ngoài được lấy từ lá dong. Người ta thường chọn gạo nếp cái hoa vàng để làm vỏ ngoài của bánh, đây là loại gạo có hạt bóng mẩy và đều nhau, khi chín thì vừa thơm vừa dẻo. Còn đối với thịt lợn, để làm nhân bánh thì việc chọn được những miếng thịt ba chỉ sẽ khiến cho chiếc bánh ngon hơn bội phần so với các loại thít khác. Thịt sau khi cắt miếng to bản sẽ được ướp với một chút hạt tiêu để chiếc bánh có chút vị cay đặc chưng vốn có. Riêng với đỗ, người cẩn thận thì đem luộc xong giã và nắm chặt thành từng nắm nhỏ, với những ai bận rộn thì thường lấy luôn đỗ sống để làm nhân. Lá dong trước khi gói bánh phải được rửa sạch sẽ và quấn quanh chiếc cột để phơi lên, sau khi lá đã ráo nước thì tháo xuống và dùng dao tước bớt phần sống lá ở phía sau sau cho lưng của lá không còn nhô cao.
Sau khi trải qua công đoạn chuẩn bị nguyên liệu thì người gói bánh sẽ rải những tấm lót sạch, rộng xuống nền nhà và tiến hành gói bánh. Có hai cách để gói, một là dùng khuôn, hai là dùng tay. Ưu điểm của dùng khuôn chính là giúp cho chiếc bánh trở nên vuông vắn hơn còn dùng tay sẽ làm bánh được gói chắc chắn hơn. Tuy nhiên, dù dùng cách nào thì công đoạn đầu tiên của gói bánh cũng là trải lá ra một khoảng rộng, đổ gạo vào sau đó cho một nắm đỗ chín hoặc nửa bát đỗ sống lên, gắp một đến hai miếng thịt đặt lên giữa đỗ, tiếp tục cho số lượng đỗ giống như bàn đầu đè lên miếng thịt, cuối cùng là đổ gạo nếp lên và gói lá vào. Việc gói bánh rất quan trọng, nếu sơ ý có thể khiến chiếc bánh bị phèo gạo ra khi luộc. Để hạn chế việc này, người gói cần phải thật chắc tay trong lúc uốn lá để tạo thành hình vuông.
Khi những chiếc bánh đã được hoàn thành sẽ được xếp vào nồi lớn và bắc lên bếp đun, thời gian nấu bánh thường rơi vào khoảng từ 10 đến 12 giờ, tùy vào từng loại gạo. Bánh chín sẽ được vớt ra và nén bằng vật nặng, sau đó mới cất đi để ăn dần.
Ngày nay, dù cho nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển với mức độ chóng mặt thì việc gói bánh chưng ngày tết vẫn được rất nhiều gia đình coi trọng. Khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên mâm cơm ngày tết với đĩa bánh chưng xanh đã, đang và sẽ luôn im đậm trong tâm trí nhiều người Việt Nam.
Giới Thiệu 12 Món Ăn Ngày Tết Miền Nam
Bạn đã biết những món ăn trong ngày tết miền Nam chưa? Nếu chưa bài viết này sẽ giới thiệu 12 món ăn ngày tết miền Nam mang hương vị đậm đà tết Việt.
Việt Nam là một đất nước với sự đa dạng về văn hóa ẩm thực vùng miền, nếu như những món ăn truyền thống ngày tết của người dân miền bắc là bánh chưng, dưa hành, thịt đông,.. thì đối với người dân miền Nam món ăn ngày tết gồm có những món gì? Nếu bạn chưa biết thì bài viết này Web 24hdulichviet.com sẽ giới thiệu đến các bạn 12 món ăn ngày tết miền Nam.
Nếu như món bánh Chưng hình vuông là món ăn ngày tết truyền thống miền Bắc thì bánh Tét là đại diện cho món ăn ngày tết Miền Nam. Món bánh tét ở miền Nam là một món ăn vô cùng đa dạng về cả màu sắc lẫn hương vị khác nhau. Với mỗi một loại bánh lại có nguyên liệu cùng tạo hình và nhiều màu sắc mới lạ. Nếu bạn được thưởng thức món bánh tét là món ăn ngày tết miền Nam thì bảo đảm bạn sẽ thích mê với hương vị tuyệt ngon của nó.
Bánh Tét được làm từ nhiều loại nguyên liệu: lá cẩm, gạo nếp, dừa nạo, đậu đen, đậu đỏ… mà nhiều người còn tao nên những chiếc bánh hình hoa mai, chữ Phú hay chữ Thọ để mang lại may mắn cho cả gia đình trong ngày tết này.
Xem thêm: Mâm cỗ ngày tết miền bắc gồm có những món gì?
Thịt kho tàu là một món ăn yêu thích của người dân Miền Nam trong những bữa cơm gia đình hàng ngày & không thể thiếu trong những ngày Tết. Thịt được nấu nhừ cùng trứng với màu cánh gián của nước sốt khiến cho món ăn này kích thích thị giác của người nhìn. Bảo đảm ai cũng phải thích mê khi được thưởng thức món thịt kho trong những ngày lễ tết. Món ăn là sự cầu mong cho cuộc sống của con người luôn có nước lợ để tẩy rửa được vị mặn của đồng chua cho một mùa màng bội thu.
Nhắc tới món ăn ngày tết miền Nam thì bạn sẽ không thể bỏ qua món dưa món mang hương vị đặc trưng. Dưa món là món ăn kèm theo bánh Tét yêu thích của người dân miền Nam như người dân miền Bắc ăn dưa hành với bánh Chưng. Dưa món bao gồm nhiều loại củ: củ cải, cà rốt, quả đu đu xanh, củ kiệu, … đã được chế biến kỹ rồi ngâm cùng nước mắm thơm ngon tạo nên một món ăn đặc biệt mà ai cũng phải ghiền khi được thưởng thức. Bởi vậy mà trong dịp lễ tết của người miền Nam thì bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này trong bữa cơm của họ.
Miền Nam cũng chuộng củ kiệu như miền Trung, nhưng đặc biệt củ kiệu ở miền Nam không ăn với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô, rắc thêm miếng đường cát, món ăn có đủ vị giòn, dai, mặn, ngọt, hăng, nhâm nhi vừa ngon lành thú vị.
Ngoài món thịt kho tàu thì món Canh măng khô hầm Xương là món “mặn” không thể thiếu trong ngày tết miền Nam. Canh măng khô hầm Xương là một món ăn cung cấp nhiều chất xơ cùng vitamin cho cơ thể con người mà canh măng đã trở thành một món ăn ngày tết miền Nam mà nhiều gia đình thích mê. Măng khô được ngâm vào nước cho măng nở ra & sau đó cho vào nồi hầm cho nhừ cho bay hết mùi hôi. Sau khi sơ chế cho măng & xương vào hầm như nấu canh bình thường.
Trong ngày lễ tết mà được thưởng thức món canh măng với hương vị thơm ngon tuyệt vời thì chắc hẳn ai cũng phải thích mê bởi nó mang một sắc thái rất riêng à ai cũng cảm thấy cuốn hút vô cùng.
Món ăn ngày tết miền Nam này rất phổ biến và hầu như không thể thiếu trong bất cứ mâm cỗ tết của gia đình người miền nam nào. Đây còn là món ăn nổi tiếng của khắp nước ta mà vùng miền nào cũng có trong các dịp tết cổ truyền hoặc ngày giỗ. Nem rán thơm ngọt bùi béo với lớp nhân thịt và bỏ bánh ngoài giòn tan chắc chắn sẽ khiến bạn ăn mãi ăn hoài mà không biết chán. Đừng bỏ qua món ăn thú vị này trong dịp tết cận kề sắp tới nhé.
Nhắc đến tết cổ truyền là người ta nhắc tới chả lụa. Ghé những con chợ trong những ngày giáp tết sẽ thấy rất đông các sạp bán chả lụa đông nghịt khách và đây là món cúng cũng như món ăn không thể thiếu trong dịp tết của người miền nam. Đây là một trong những món ăn ngày tết miền Nam rất được ưa chuộng. Chả lụa được sắc thành từng lát nhỏ chắm với muối tiêu chanh, tương ớt ăn kèm với rau thì còn gì tuyệt vời hơn. Bên cạnh đó bạn có thể chế biến chả lụa thành nhiều món ăn khác vô cùng ngon miệng như chiên, luộc, suốt,….
Canh khổ qua hay canh mướp đắng theo tên gọi của một số người, đây là món ăn không thể thiếu trong ngày tết truyền thống miền Nam. Theo quan niệm của dân gian thì trong ngày tết mà thưởng thức món canh khổ qua có ý nghĩa là mong muốn cho những khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để chào đón sự may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ tới.
Không chỉ đơn giản là mang ý nghĩa tốt lành mà món canh khổ qua này còn có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể con người một cách tốt nhất. Món canh này có nhiều tác dụng: giải nhiệt, chống ngán, giải mỡ,… nên nếu được thưởng thức món canh này trong ngày tết với nhiều đồ ăn chứa đạm thì hẳn là một điều vô cùng tuyệt vời.
Ngoài món chả lụa thì món chả giò cũng là một món ăn ngày tết Miền Nam không thể thiếu. Hương vị tuyệt vời cùng với độ giòn tan khi ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi nếu một lần được thưởng thức. Những miếng chả được gói nhân thơm ngon trong chiếc bánh đa giòn rụm mà ai cũng phải thích mê. Nếu ngày tết bạn cảm thấy dễ ngán vì có nhiều món ăn chứa chất béo thì gia đình bạn có thể chuẩn bị món chả giò bằng nhân hoa quả sẽ có được hương vị thơm ngon tuyệt vời. Chính vì vậy mà món ăn này được nhiều người yêu thích trong dịp tết Nguyên Đán.
Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Cách được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.
Dưa giá là món dưa muối rất được ưa thích vì tính mát, vị giòn ngon của nó. Dưa giá ăn với cơm, cuốn bánh tráng nhưng thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt trong mấy ngày Tết vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần trong món dưa giá gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể. Món này có thể muối xổi hoặc muối kỹ.
Gỏi gà được xem là một món ăn ngày tết miền Nam mang lại cảm giác rất tuyệt mà gỏi gà sẽ là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết. Món ăn này có vị chua ngọt lại chế biến tuyệt ngon chứa nhiều chất dinh dưỡng mà ai ăn cũng ghiền. Bạn có thể ăn thoải mái mà không lo sẽ tăng cân khi thưởng thức món ăn này thế nên nó là một món ăn đặc biệt mà gia đình nào cũng thích mê.
Vậy là web 24hdulichviet.com đã giới thiệu đến các bạn 12 món ăn ngày tết miền Nam mang hương vị đậm đà tết Việt. Hi vọng với bài viết này sẽ cho bạn những thông tin hữu ích. Tham khảo thêm: 9 món nhậu “Ngon Bá Cháy”ngày tết dành cho Quý Ông
Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Các Loại Dưa Cho Ngày Tết trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!