Xem Nhiều 3/2023 #️ Khám Phá Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng Khi Du Lịch Nga # Top 11 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Khám Phá Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng Khi Du Lịch Nga # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng Khi Du Lịch Nga mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bánh hạnh phúc Pelmeni

Không chỉ được người dân bản địa yêu thích mà nhiều khách đến du lịch Nga cũng mê mẩn món bánh hạnh phúc Pelmeni nổi tiếng này. Bánh có hình dạng như bánh bao, nhưng phải cho vào tủ lạnh trước khi thưởng thức thì hương vị món ăn mới chuẩn. Pelmeni truyền thống được làm từ một loại bột đặc trưng của Nga với hành tây, thịt heo, muối và tỏi.

Bánh cuốn Leningrad

Đây là một món ăn phổ biến ở xứ sở Bạch Dương. Món ăn chỉ đơn giản là thịt băm nhuyễn và nấm tươi được cuộn trong vỏ bánh làm từ lúa mạch xay nhuyễn. Tuy chế biến không cầu kỳ nhưng hương vị của bánh cuốn Leningrad rất ngon, được người dân bản địa ưa chuộng và hay dùng làm bữa ăn nhẹ.

Salad Nga

Salad là một trong những món ăn tuyệt vời và nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua nếu có dịp du lịch Nga. Nguyên liệu chính của món này thường là các loại rau củ quả, giò, thịt hun khói trộn với sốt mayonnaise. Về sốt mayonnaise, người ta có thể mua loại có sẵn trong siêu thị hay tự làm bằng dầu ăn và lòng đỏ trứng gà. Cà rốt, khoai tây, trứng gà, chả hay giò lụa, thịt hun khói, dưa chuột, ngô hạt, hành tây, đậu Hà Lan và một ít rau xà lách (nếu thích) và cà chua dùng để trang trí. Tuỳ theo khẩu vị và sở thích của người làm mà các loại nguyên liệu trên có thể khác đi đôi chút, có khi còn thêm cả cá ngừ hay cá hồi đóng hộp vào. Cà rốt, khoai tây luộc vừa chín rồi cắt hạt lựu, thịt hun khói, giò, chả lụa, hành tây, dưa chuột cắt hạt lựu, đậu Hà Lan tách hạt, ngô hạt đem đi luộc chín, rau xà lách cắt nhỏ, nếu sử dụng thêm cá hộp thì phải bỏ nước và xương rồi tách thịt thành từng miếng nhỏ. Tất cả được bỏ vào tô to, trộn đều với một lượng sốt mayonnaise vừa phải, trút ra đĩa, trang trí với trứng gà luộc và cà chua nhỏ cắt lát là món ăn đã hoàn thành. Không những có vẻ ngoài bắt mắt mà hương vị béo ngậy của mayonnaise, đậm đà của thịt, cá cùng vị thanh mát của các loại rau củ sẽ chinh phục bạn ngay từ miếng đầu tiên. Món salad này thường được dùng làm khai vị và ăn kèm với bánh mì.

Cháo Kasha

Cháo là một trong những món ăn yêu thích của người Nga và cháo Kasha là phổ biến nhất. Kasha thơm ngon thường được nấu từ sữa, thịt, các loại ngũ cốc hay rau củ trong một cái nồi bằng đồng hay bằng đất. Món này thích hợp để dùng vào các bữa ăn hàng ngày, sáng, trưa hay tối đều được cả.

Bánh mì

Với người dân Nga, bánh mì chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc và họ dùng bánh mì cùng muối để khoản đãi các vị khách đặc biệt của mình. Hành động này mang hàm ý chủ nhà và khách sẵn sàng san sẻ buồn vui, khó khăn cùng nhau.

Bên cạnh các loại bánh mì quen thuộc thì bánh mì đen cũng là loại mà người bản địa hay dùng. Bánh mì đen thường được ăn kèm với thịt heo, thịt bò hay mứt và bơ.

Thịt nướng Shashlik

Thịt nướng Shashlik là món ăn truyền thống lâu đời nhất tại xứ bạch dương. Trước khi nướng, thịt sẽ được cắt thành từng miếng vừa ăn rồi ướp với gia vị khoảng 15 – 60 phút. Mỗi đầu bếp lại có một công thức ướp riêng nên không có món Shashilik nào giống nhau, nhưng chúng đều có hương vị đặc trưng và cuốn hút khó tả. Sau khi ướp, thịt sẽ được xâu vào từng xiên rồi đặt lên bếp than hồng, không khói để nướng cho chín đều. Món này ăn nóng hay nguội đều ngon cả. Khi dùng, người ta hay uống kèm rượu vang của Nga.

Salo

Salo hay còn gọi là mỡ muối là một món ăn truyền thống của Nga, Belarus và Ukraina, được làm từ thịt mỡ lưng heo, có thể có hoặc không có da. Người ta lấy thịt mỡ đem đi cắt thành từng miếng có kích thước 15 x 20 cm rồi ướp với muối ăn hay ớt bộ, tiêu đen, tỏi băm nhỏ. Nếu thịt mỡ có da thì sẽ để mặt da nằm phía dưới, trong một thùng gỗ hay hộp, cứ một miếng thịt mỡ sẽ rắc 1 lớp muối dày 1 cm, bảo quản trong chỗ lạnh và tối, có thể để cỡ 1 năm hoặc hơn. Kỵ nhất khi làm món này là để salo thời gian quá dài hay tiếp xúc với ánh sáng khiến chất béo bị oxi hoá trên mặt thịt, làm nó biến thành màu vàng và bị đắng.

Người ta có thể ăn sống salo hay chiên, nấu chín hay băm nhỏ cùng tỏi để nấu chung với súp củ cải đỏ. Ngoài ra, salo cắt lát mỏng ăn kèm bánh mì đen phết tỏi cũng là món thường được dùng khi uống rượu vodka.

Cá hồi và trứng cá

Đi du lịch Nga mà không ăn cá hồi và trứng cá thì tin chắc bạn sẽ rất tiếc cho xem. Món ăn truyền thống này thường được dùng để tiếp khách quý, những ai từng thưởng thức món cá hồi và trứng cá cũng được xem là người thuộc tầng lớp thượng lưu.

Trong các bữa tiệc, trứng cá còn có giá đắt hơn thịt mỡ và nó thường được đặt vào các hộp nhỏ. Trứng cá đỏ thông thường là trứng của cá hồi, giá rẻ hơn trứng cá đen. Sau khi được lấy ra từ bụng cá, trứng cá sẽ được bảo quản cẩn thận, ướp muối và phân loại kỹ càng. Người ta dựa trên độ béo và hình dạng để chia loại chúng. Trứng cá có thể được dùng để làm thành nhiều món khác nhau.

Soup củ cải đỏ

Du lịch Nga, bạn nên nếm thử món ăn đặc sản trứ danh – Borscht Soup củ cải đỏ một lần để hiểu hơn về ẩm thực địa phương. Món này được nấu từ các nguyên liệu như củ cải đỏ, thịt bò, rau thì là, lá nguyệt quế, sốt kem chua. Soup củ cải đỏ được dùng lạnh vào mùa hè và dùng nóng vào mùa đông, có thể nói là món thích hợp ăn quanh năm.

Cải bắp cuốn

Món này thường khá đơn giản, thịt (thường là thịt cừu, thịt bò hay thịt heo) được tẩm ướp với gia vị, hành tây và tỏi, bên cạnh đó còn có lúa mạch, trứng, nấm, gạo, các loại rau,… Những nguyên liệu này sẽ làm nhân và được cuốn trong lá bắp cải. Sau đó đầu bếp sẽ đem chúng đi nướng, hấp hay nấu và đem ra phục vụ khách khi món ăn còn nóng, thường dọn kèm với nước sốt đặc chế.

Khám Phá Những Món Ngon Khi Đi Du Lịch Đà Lạt

Món ngon Đà Lạt: Bánh tráng nướng rất được lòng du khách

Nhưng trong tiết trời ôn hòa quanh năm của phố núi, món ăn giản dị ấy lại trở nên lưu luyến một cách đặc biệt. Gọi bánh tráng nướng là pizza Việt Nam hay pizza phố núi cũng không quá lời bởi từ hình thức cũng nhưng các nguyên liệu bánh tráng nướng đều có vẻ giống món pizza bạn đã từng biết. Những chiếc bánh tráng Đà Lạt chính hiệu mỏng tang, đặt trên vỉ than nướng giòn, thêm chút hành lá xào nhuyễn, mỡ hành thơm nức, ruốc thịt đậm đà. Kế đến là lớp trứng gà tráng mỏng vàng ươm cùng các phụ liệu độc đáo khác. Món ngon Đà Lạt này để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhiều du khách khi tới nơi đây.

Thịt nướng ngói – Món ngon Đà Lạt hấp dẫn du khách

Món ngon Đà Lạt: Thịt nướng ngói thơm ngon, độc đáo.

Trên mỗi bếp than đặt một miếng ngói âm dương theo chiều nghiêng xuôi, sau khi ngói được nung nóng đều, rót một ít dầu ăn tráng đều mặt ngói, tiếp đó gắp thịt, tôm, mực bỏ lên miếng ngói để nướng. Nhờ nhiệt tỏa đều khắp miếng ngói nên các loại thịt chín đều, không bị cháy xém hoặc có miếng chưa kịp chín vì… xa than hồng như nướng vỉ thép. Một ưu điểm khác, dầu mỡ từ thịt chảy ra không rơi xuống bếp than gây cháy xèo xèo, chỉ tự động theo miếng ngói chảy xuống chiếc đĩa đặt sẵn trên mặt bàn. Bởi đó, các loại thịt nướng vẫn giữ được độ ngọt, dầu mỡ ít bị tiêu hao. Đây là món ngon Đà Lạt rất độc đáo, nó làm ấm lòng du khách với tiết trời se se lạnh.

Bánh mì xíu mại: Món ngon bình dân Đà Lạt

Món ngon Đà Lạt: Bánh mì xíu mại giá bình dân rất được nhiều người yêu thích

Bánh mì xíu mại đơn giản là một chén nước dùng khá trong với một ít váng mỡ cho cảm giác thanh thanh, vài cọng hành xanh bắt mắt. Nổi bật trong chén là hai viên xíu mại nhỏ xinh, miếng chả lụa vừa lột lá chuối xắt làm hai. Thưởng thức một lần cái vị ngọt xương, với cái cay nồng của ớt trong nước dùng kết hợp bánh mì mới ra lò và hành hoa thanh thanh cùng miếng xíu mại dai dai, đậm đà, thơm béo khiến cho buổi sáng Đà Lạt thêm tròn đầy. Món ngon Đà Lạt này rất “hút” du khách thập phương.

Bánh khọt – Món ngon Đà Lạt đầy tinh tế

Món ngon Đà Lạt: Bánh khọt nhân tôm được nhiều người ưa thích

Vỏ bánh khọt được làm từ hỗn hợp bột gạo, trứng gà, nước cốt dừa, nhân bánh khá đa dạng tùy theo sở thích của thực khách như sò điệp, tôm tươi, thịt lợn hoặc thịt bò băm viên, chả cá… ưa chuộng nhất vẫn là tôm tươi. Bánh khọt khi lấy ra khỏi nồi được phủ một lớp nhân bánh, mỡ hành, ruốc tôm chấy. Ngoài các loại rau ăn kèm, việc pha nước chấm cũng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Nước chấm phải có độ chua, ngọt vừa phải thì hương vị món ăn mới đạt yêu cầu. Bánh khọt là một món ngon Đà Lạt dân dã, nhẹ nhàng, tinh tế.

Ốc bươu nhồi thịt – Món ngon đường phố Đà Lạt khó quên

Món ngon Đà Lạt: Ốc bươu nhồi thịt rất lý tưởng khi cùng ngồi lai rai với bạn bè

Thịt ốc bươu được nhồi chung với nạc heo, băm nhuyễn, thêm vài lát sả để khử mùi khiến cho bạn muốn ăn ngay khi nhìn thấy thố ốc thơm phức này. Món ngon Đà Lạt này càng thêm tuyệt vời hơn nhờ vào cách pha nước chấm. Những du khách lên Đà Lạt thường ngồi lai rai cùng nhau món này ở những quán ven đường. Vào thời tiết se lạnh, phảng phất mưa phùn, ăn món này cùng với bạn bè sẽ rất tuyệt.

Du Lịch Vũng Tàu Khám Phá Những Quán Ăn Ngon, Bổ, Rẻ

Mì thảy Nghiệp Ký: Ông chủ quán mỗi khi chế biến lại thảy mì lên cao (khoảng 1,5m) trông khá vui mắt. Địa chỉ: 127 Ba Cu, đoạn gần bãi trước Vũng Tàu, giá 35.000 VND/tô.

Phở Bình trên đường Trương Công Định (đoạn cắt Nguyễn Du).

Cháo bồ câu: 56 đường Đồ Chiểu.

Cơm Niêu Hoa Sữa: 569/19A Nguyễn An Ninh.

Cơm phần quán Phú Vinh 10 Lý Tự Trọng.

Quán cơm Bình dân 8A Trần Hưng Đạo, P.1.

Hải sản Vũng Tàu

Quán lẩu đầu cá Bảy Giai đường 34/8 Hoàng Hoa Thám, P. 2, ăn ngon rẻ.

Hồng Vân 19 Hoàng Hoa Thám.

Quán Vườn Xoài, chuyên gỏi cá mai. Quán phải đi vô hẻm trên đường Hoàng Hoa Thám, đầu hẻm đối diện với quán Hồng Vân, cạnh hẻm là quán Lẩu đầu cá Bảy Giai.

Quán Lan Rừng đường Trần Hưng Đạo.

Quán Gành Hào (3 Trần Phú, Bãi Dứa): Khung cảnh đẹp, hải sản không quá đắt. Giá một số món: Hào nướng phô mai 35.000 VND/đĩa, tôm nướng muối ớt (3 lạng gần 150VND), 1 con tôm tích 2 lạng rưỡi 250.000 VND rất ngon…

Lẩu cá đuối, ếch 46 Trương Công Định.

Lẩu cá 40 Trương Công Định. Giá tham khảo 60.000 – 100.000 VND /nổi lẩu. Lẩu cá đuối và cá đuối chiên giòn.

Quán Trận số 7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Quán hải sản Lệ Dung đường Trần Hưng Đạo.

Thành Phát 1 ở khu Sao Mai. Hải sản tươi ngon, giá cũng được, hơi xa, rất đông.

Ốc A Đồng, 7C Lê Hồng Phong, có các món ốc giá từ 45.000 VND, lẩu hải sản giá 120.000 VND…

Ốc Năm Tầng, A12 Nguyễn Thái Học, giá 45-65.000 VND/dĩa hoặc tô nhưng rất nhiều, món đặc sắc là sò lụa xào mỡ hành/tỏi/sa tế.

Quán nướng cô Nên: nằm ngay đối diện cáp treo ở bờ biển khu Bạch Dinh, chạy trên đường là thấy. Nếu đi buổi tối chừng 7h00 là đông nghẹt, vô phải đứng chờ người ta ăn xong mới có bàn. Nhiều món: mực nướng (55.000 VND) và bạch tuộc nướng (80.000VND), và cơm chiên hải sản (dĩa lớn, nhiều)…

Món Nga

Quán 117 Ngô Đức Kế.

Quán Việt Nga hay quán Vườn Bàng ở 37/4 Nguyễn Thái Học.

Bánh khọt Vũng Tàu

54 Nguyễn Kim, đường Ba Cu, cạnh trường tiểu học Nguyễn Thái học, gần ngã năm, giá 35.000 – 40.000 VND/đĩa.

Bánh khọt Bà Hai, đường Trần Đồng (Châu Văn Tiếp cũ), 30.000 VND/9 chiếc bánh.

Bánh khọt Gốc Vú Sữa (14 Nguyễn Trường Tộ). Song điểm trừ của quán bánh khọt danh tiếng này là chỉ bán vào các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.

Quán bánh khọt 41 (đường Nguyễn Trường Tộ).

Kem – Cà phê

Kem Alibaba’s ngay cáp treo Vũng Tàu, giá từ 15.000 VND/ốc quế, 20.000 VND/ly 2 viên có ốc quế, người bán hàng là anh Tây rất đẹp trai.

Quán Lan Rừng đường Hạ Long, giá trung bình 50.000 – 85.000 VND/món.

Cà phê Sea Breeze đường Trần Phú, giá trung bình 50.000 – 85.000 VND/món.

Cà phê Mũi Đá ngay bến tàu cánh ngầm, giá từ 20.000 đồng/món.

Mua hải sản tự nấu nướng hay làm quà: Bạn hãy hỏi chủ khách sạn đường ra chợ Lưới, đây là chợ bán hải sản do ghe thuyền đánh bắt về cho dân địa phương nên tuy nhỏ nhưng rất phong phú và rẻ, tôm, cá, ghẹ, mực… tươi rói. Chợ bán nhiều loại hải sản nhất vào lúc 6 – 7 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều, là giờ thuyền ghe đi biển về. Nên hỏi xem khách sạn có cho mượn hay thuê nồi luộc hải sản không, nếu có thì ra mua về ăn, ngon bổ rẻ. Chủ động hơn, bạn mang theo bếp ga, mang ra bờ biển tự nướng, luộc ăn cũng rất tuyệt. Tất nhiên bạn cũng có thể “khuân” về Sài Gòn làm quà cho người thân.

Du Lịch Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2)

Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P2)

Tham gia du lịch Cửa Lò, du khách không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ẩm thực mang hương sắc vùng biển Miền Trung này. Bên cạnh những món ăn hải sản còn có nhiều món ăn truyền thống đặc trưng cho đời sống văn hóa người dân nơi đây. Phần 2 của bài viết, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những đặc sản hấp dẫn.

1. Cháo Nghêu Cửa Lò

Món ngao nấu canh được khá nhiều người biết đến nhưng với cách nấu tại vùng biển mảnh đất này thì thật sự khác biệt. Từ nguyên liệu, gia vị cho đến cách chế biến đều đem đến cho người thưởng thức những cảm nhận mới lạ. Có lẽ, chính những đặc trưng ẩm thực vùng miền đã khiến bát canh ngao trở nên ấn tượng với du khách gần xa. Trong cảm nhận chung của du khách, bát canh ngao bình dị ăn kèm cà muối như xua đi cái nắng gắt gao của miền Trung đồng thời khiến chuyến đi thêm phần thú vị.

Thông thường người Hà Nội nấu canh ngao, hến bao giờ cũng luộc sơ, tách bỏ vỏ chỉ lấy phần thịt nấu canh. Canh ngao Cửa Lò khiến du khách tròn mắt ngạc nhiên khi bắt gặp những con ngao còn nằm nguyên trong vỏ. Thú vị nhất là việc vừa xì xụp húp canh vừa đưa tay nhặt ngao, nhẩn nha tận hưởng phần thịt ngao tươi, ngọt, dai dai còn nguyên vị biển.

2. Bánh Đúc

Đã là quà quê thì cái gì cũng ngon cũng quý. Bởi thế, với người Nghệ An thì món bánh đúc là hảo hạng, đặc sản trên cả tuyệt vời. Bởi thế, người xứ Nghệ vẫn kháo nhau không chỉ bởi hương vị đậm đà của bánh đúc mà còn công nhận rằng: Bánh đúc chứa đựng một thứ văn hóa đặc biệt, như thể nó đại diện cho hình bóng quê nhà.

Bánh đúc được làm từ gạo tẻ trắng, phải là những hạt gạo tẻ đều đều, không pha lẫn với những hạt gạo khác. Gạo đem giã thành bột, rây cho nhỏ, rồi ủ kỹ để qua đêm cho bột nở đều. Lấy một hòn vôi bằng quả cà pháo, bỏ vào nước cho tan, đánh đều, để lắng rồi gạn lấy nước trong. Bột gạo trộn với nước vôi trong, đổ vào nồi quấy nấu cho chín. Thứ bột khi đã chín thì có thể chế biến thành nhiều dạng, đổ ra lá chuối thành từng tảng, đổ ra đĩa, có thể làm nhiều tầng hình tròn, tầng dưới có đường kính rộng hơn tầng trên, thành hình cái tháp chín lớp.

Vào những ngày giỗ, ngày Tết, bánh được làm cầu kỳ hơn là mua thêm thịt lợn nạc, băm nhỏ, rim chín, thái nhỏ hành lá, đổ lẫn vào nồi bánh khi còn ở trên bếp. Bột chín đổ ra thành bánh đúc có nhân thịt, hành, có nơi người ta cho đậu phộng vào nấu cùng để có bánh đúc đậu.

Người ta khoái ăn bánh đúc chấm với nước mắm cáy, nước mắm cua đồng pha với chanh, ớt hoặc chấm tương. Ăn miếng bánh mềm dẻo trong miệng, người ta thấy hương vị thân quen của bột gạo ngon, vị đậm gần gũi của thịt, vị mặn, chua, cay của gia vị. Bánh ngon là bánh dẻo, không ướt, không khô, không bị “khê”. Làm bánh đúc cũng đòi hỏi nhiều công sức và kinh nghiệm, quan trọng nhất là chọn gạo và ủ bột.

Ngày nay, nhiều gia đình còn dùng bánh đúc chay thay cơm, không đòi hỏi phải có nhiều thức ăn mà vẫn thấy ngon, no bụng, rẻ tiền. Ở quê nhà, vào ngày giỗ, ngày Tết mỗi nhà đều bỏ ra một ngày, hì hục chọn gạo, xay bột, làm bánh. Một ngày đó, mỗi người trong gia đình, trong thôn xóm thật đầm ấm thân tình bên những câu chuyện làm ăn, chuyện gia đình, chuyện chăn nuôi, trồng trọt.

3. Cháo Lươn

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng là vùng đất lươn với loại lươn đồng mình thon, thịt chắc, “hai vành” vàng bụng đen hơn hẳn lươn ở xứ khác. Lươn đã được chế biến khéo léo dưới những bàn tay tài hoa của người đầu bếp để thành bát cháo lươn thơm ngon đặc biệt. Cháo lươn là một trong những món ăn đặc sản của xứ Nghệ. Không chỉ người dân xứ Nghệ yêu thích món cháo này, mà người ở nhiều vùng quê khác cũng đã biết tiếng và không bỏ lỡ dịp thưởng thức khi có điều kiện.

Đầu tiên, lươn được làm sạch nhớt, đem luộc rồi gỡ lấy thịt. Lươn ở đây không mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn. Khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản mà rất kỳ công. Nếu ở miền Nam, món ăn nấu từ thịt lươn bao giờ cũng đi liền với sản thì Nghệ An, đồng hành với lươn là nghệ. Màu vàng tươi của nghệ không chỉ đem lại cho thịt lươn vẻ hấp dẫn đặc biệt mà hương vị của nghệ còn làm cho thịt lươn thêm đậm đà, thơm, ngọt. Nghệ đã góp phần xua tan đi cái vị tanh cố hữu của lươn.

Lươn ở đây không mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn

Thịt lươn sau khi luộc chín được xào với nghệ, ớt băm nhỏ, hành phi, hạt tiêu và nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Cũng như nghệ, thứ hành tăm lá nhỏ xíu chỉ có ở vùng đất xứ Nghệ này không chỉ “làm đẹp” cho bát cháo sánh ngọt với màu xanh rất ngon mắt mà còn tạo cho cháo lươn Nghệ An có hương vị đặc biệt riêng bởi vị ngọt thơm, cay nồng rất đặc trưng. Khác với cách chế biến món cháo lươn ở Hà Nội, người chế biến cháo lươn ở Nghệ An không xào thịt lươn đến săn khô. Miếng thịt lươn được lọc to bản, vuông vức, khi xào xong vẫn mềm, ngọt, thấm đẫm vị thơm cay của hành, ớt, tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm màu xanh của lá hành tăm, lá răm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn.

Cháo cũng được nấu rất kỳ công, và đặc biệt. Người ta đạp đạp hoặc băm nhuyễn xương sống của con lươn, nấu lấy nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó mới đem ninh cháo. Nhờ có nước ngọt nấu từ chính xương sống của con lươn nên cháo lươn Nghệ An có vị ngọt rất riêng: đậm nhưng lại rất thanh, không thấy vị béo của mỡ, khác hẳn với vị ngọt của cháo nấu từ thịt gà hay xương lợn. Gạo để nấu cháo cũng được chọn kỹ lưỡng. Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn. Sự kỳ công của công đoạn ninh cháo thể hiện ở chỗ gạo phải được rắc từ từ để cháo không vón cục và người nấu tuyệt đối không được dùng đũ để cháo không bị nát hay bị nồng. Đặc biệt hơn nữa, người xứ Nghệ để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung mà không nát, cháo sánh đều, không đặc cũng không loãng.

Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn

Khi ăn, người ta múc cháo ra bát, xúc một ít thịt lươn xào thơm phức, thêm một chút nước sốt vàng ngậy, một chút hành, răm và những mảnh hạt tiêu bắc li ti nhỏ mịn. Cháo lươn Nghệ An ăn với bánh mỳ rán giòn vàng ươm hay bánh mướt lạ miệng.

4. Nhút Thanh Chương

Xứ Nghệ không chỉ có phong cảnh non nước hữu tình mà còn có rất nhiều món ăn dân dã đậm đà bản sắc của vùng quê nghèo khó. Món nhút là một trong vô vàn những món ăn như thế. Nhút là cách gọi quen thuộc của người miền Trung, là quả mít muối mặn ăn với cơm tựa như món dưa muối của người miền Bắc hay món kim chi của xứ Hàn vậy.

Người miền Trung vẫn kể rằng, quê hương gió Lào cát trắng lam lũ quanh năm, cơm gạo cái gì cũng thiếu nên phải tận dụng tất cả những thứ có thể ăn được thay cơm. Mà mít thì nhà nào cũng sẵn trồng, mít thường được luộc chấm với chẻo (một thức chấm cũng rất đặc biệt của người Nghệ An), mà mít ngày càng nhiều không ăn hết nên đã nghĩ cách muối mặn để ăn dần, từ đó món nhút “chào đời” gắn với quê hương khốn khó.

Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trồng được giống mít ngon nhất xứ Nghệ.

Dọc miền Trung có nhiều nơi làm nhút nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là nhút do người Thanh Chương làm ra tại đất Thanh Chương, bởi nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon của tỉnh Nghệ An. Thường thì mỗi năm chỉ có một mùa mít, nên nhút được muối dùng để ăn quanh năm, tùy từng mùa mà chế biến những món ăn khác nhau.

Vào mùa đông gió rét, nhút xào thịt ba chỉ nêm ớt, đường ăn với cơm nóng rất ngon, vị chua chua của nhút, ngọt của đường, cay cay của ớt, sợi nhút sánh lên quyện lấy mỡ của thịt ăn rất ngậy và giòn. Vào mùa hè, nhút có thể làm nộm tai heo nhấm rượu hay đem nấu canh cá chua, canh lạc ăn bùi bùi chua chua rất lạ miệng lại có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho cơ thể. Hay chỉ đơn giản, nhút chấm nước mắm tỏi, rau kinh giới ăn cơm canh cũng ngon không kém.

Nhút là đặc sản miền Trung khiến nhiều người “thòm thèm” vị mặn, cay và giòn tan ở miệng

được ví như kim chi của xứ Hàn.

Cách muối nhút cũng dân dã hệt như tên gọi của nó. Có thể làm nhút muối xổi ăn ngay trong hai ba ngày, hay muối mặn để dành ăn quanh năm. Nhút có hai loại, nhút làm từ mít xanh hay xơ mít chín đều tuyệt, tuy nhiên nhút làm từ mít xanh thì cầu kì trong cách chế biến hơn. Nếu là mít xanh phải chọn quả ương ương, trẩy trái mít từ trên cây xuống còn tươi nguyên, gọt sạch vỏ gai bên ngoài, khi gọt nên để xả dưới vòi nước để tránh nhựa mít dính vào tay rất khó rửa. Gọt xong thì dùng dao băm hoặc thái thành sợi từ ngoài vào trong, sao cho toàn bộ múi, xơ, hạt mít đều được xắt nhỏ. Sau khi thái xong, đem ngâm vào nước gạo qua một đêm cho mít hết nhựa, sợi mít được trắng, rồi vớt ra phơi săn dưới nắng. Tiếp theo, cho tất cả vào vại sành rồi trộn muối, vò cho mít mềm ra và muối ngấm đều sợi mít.

Còn với xơ mít chín thì đơn giản hơn, chính là tận dụng phần xơ của quả mít chín sau khi ăn hết phần múi, nhặt xơ rửa sạch. Tương tự như mít xanh, xơ mít cũng được trộn muối và vò cho ngấm đều vào mít. Khi cho mít vào vại, có thể cho thêm ớt, mía, lá gừng hay củ sả, rau ngải và nước ngập mít, tùy theo khẩu vị của từng gia đình mà nêm các gia vị cho nhút đậm đà hơn. Nhưng đặc biệt, nhút phải nén chặt bằng phên tre, chặn gạch, sao cho nhút không nổi lên mặt nước và bị thâm đen. Chỉ vài ngày trở ra là ăn được.

Nhút ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít, thanh ngọt của mía đường…”quyện” một vị ngon rất đặc biệt. Ngày nay, trong mỗi bữa cơm của người miền Trung không thể thiếu món ăn dân dã, bình dị này. Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, nhút lại có tên trong menu ẩm thực đặc sản mà khiến nhiều người muốn ăn, ăn một lần nhớ mãi, cứ “thòm thèm” cái vị cay chua mặn ngọt, hệt như dư vị của mảnh đất ân tình xứ Nghệ …

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng Khi Du Lịch Nga trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!