Xem Nhiều 3/2023 #️ Kinh Ngạc Với 10 Món Ăn Độc Và Lạ Chỉ Có Ở Nhật Bản # Top 6 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kinh Ngạc Với 10 Món Ăn Độc Và Lạ Chỉ Có Ở Nhật Bản # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Ngạc Với 10 Món Ăn Độc Và Lạ Chỉ Có Ở Nhật Bản mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Natto (Đậu nành lên men)

Được biết đến là một mỹ thực truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Nhật, natto có một mùi vị vô cùng đặc trưng, nồng và có mùi hơi khó chịu đối với những người không quen ăn món này. Bởi vậy, natto còn được nhiều bạn bè quốc tế gắn cho một cái tên khác là “đậu phụ thối phiên bản Nhật”. Món ăn có màu nâu, vị bùi, ngậy và nhớp dính này thường được ăn kèm với cơm, hoặc có thể nấu thành súp, làm nhân sushi cuộn hay nấu cùng với nước dùng mì soba. Thậm chí, ở nhiều cửa hàng tiện lợi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gói snack thơm ngon, bên trong là những hạt natto giòn tan đã được sấy khô cẩn thận.

Là một món ăn “rẻ tiền dễ tiêu”, nhưng ít ai biết được đây lại là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch, được coi là một trong những bí quyết sống lâu của người Nhật. Những hạt đậu nành được luộc chín rồi lên men tự nhiên nên rất giàu enzym, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Theo kinh nghiệm được truyền lại, natto càng nhớt và sợi nhớt càng dài thì vị càng ngọt và chất lượng càng tốt. Mặc dù có không ít người nước ngoài phải bỏ chạy khi ngửi thấy mùi vị đặc trưng của natto nhưng với những ai chịu được thì lại nghiện món này một cách lạ lùng như đứa trẻ nghiện chocolate vậy.

2. Shirako (Tinh hoàn cá)

Sẽ thật thiếu sót nếu không liệt shirako vào danh sách những món ăn kỳ quái ở Nhật. Shirako nghĩa là tinh hoàn cá, được các đầu bếp khéo léo lấy ra từ những con cá đực khi còn tươi, thường là cá tuyết (tara), cá nóc (fugu), cá hồi (sake) hay cá vảy chân (ankou). Nghe tên thì có vẻ kinh dị nhưng đây lại là một đặc sản cực kỳ nổi tiếng, được rất nhiều người ưa chuộng và mua về để tẩm bổ nhưng giá thành của món ăn này lại không hề rẻ chút nào.

Bạn có thể thưởng thức món ăn này theo hai cách. Một là ăn sống với hành lá: Tinh hoàn cá được làm sạch rồi cắt thành từng miếng, khi ăn sẽ cảm nhận được độ mềm, vị bùi, tan chảy ngay trên đầu lưỡi tựa như bơ. Bạn có thể thưởng thức shirako ở rất nhiều quán ăn Nhật Bản, trong đó phải kể đến các quán sushi. Cách thứ hai là nấu chín, bạn có thể nướng, chiên hoặc hấp món ăn này. Một trong những cách chế biến quen thuộc nhất chính là đem tinh hoàn cá chưng với nấm cùng với củ cải và cà rốt.

3. Shirouo no Odorigui (Cá nhảy múa)

Hẳn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và giật mình khi trên bàn ăn có một món ăn với những chú cá nhỏ đang còn tung tăng bơi lội. Để thưởng thức món ăn này, bạn sẽ chẳng cần phải qua bất cứ công đoạn chế biến nào mà chỉ cần “ăn tươi nuốt sống” chúng và cảm nhận những chú cá đang “nhảy múa” trong miệng của mình. Đây chính là lí do tại sao món ăn này có tên là Shirouo no Odorigui (nghĩa là cá nhảy múa). Nét độc đáo này khiến Shirouo no Odorigui trở thành đặc sản của Nhật Bản và cũng là “thách thức” với nhiều khách nước ngoài.

Nguyên liệu chính của món ăn là cá shirouo – một loại cá bống nhỏ, trong suốt, thường xuất hiện vào mùa xuân. Khi ăn, để cá “nhảy múa” mạnh hơn, người ta cho chúng vào một bát đựng trứng trộn giấm, sau đó gắp vào miệng, nuốt ực một hơi rồi uống kèm với một chút rượu sake. Bạn nghĩ sao về việc thử ghé vào một quán ăn truyền thống vào một ngày mùa xuân ấm áp để thưởng thức món ăn độc đáo này? Chắc hẳn đây sẽ là một trải nghiệm mà bạn không dễ gì quên được đâu!

4. Shiokara (Hải sản muối lên men)

Nhắc đến những món ăn lên men có mùi vị kinh dị nhất của Nhật Bản tất nhiên không thể thiếu được món shiokara. Đây được xem là một trong những món ăn cực kỳ khó nuốt với mùi vị được ví như mùi thịt rữa, khiến không ít thực khách phải “vừa ăn vừa bịt mũi”. Shiokara khá khó ngửi đến nỗi chỉ cần thoáng ngửi thôi cũng đủ khiến bạn choáng váng và buồn nôn nếu không quen. Để làm được món ăn này, người ta cho lên men cả phần thịt lẫn nội tạng của hải sản trong vòng ít nhất một tháng. Do được ướp với khá nhiều muối nên shiokara rất mặn. Người Nhật thường ăn shiokara kèm cơm trắng, đôi khi được dùng làm món khai vị hoặc món nhậu trong các quán rượu truyền thống izakaya.

Tuy khó ăn nhưng shiokara lại là một món ăn rất tốt cho sức khỏe bởi có chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, đột quỵ và cao huyết áp. Mặc dù khá khó ăn nhưng biết đâu rằng, sau lần đầu tiên, rất có thể bạn sẽ nghiện món này thì sao?

5. Basashi (Thịt ngựa sống)

Nếu đã là fan của đồ ăn sống sashimi thì có lẽ basashi không còn là trở ngại với bạn. Tuy vậy vẫn có không ít người ái ngại món này. Đây là một trong những món ăn truyền thống của người Nhật và khi nhắc tới basashi thì không thể không nhắc đến tỉnh Kumamoto, vùng đất phía Nam thuộc đảo Kyushu nơi nổi tiếng với món đặc sản basashi. Những miếng thịt ngựa sống có màu đỏ tươi được thái thành từng lát mỏng bắt mắt từ xa xưa đã trở thành món ăn khoái khẩu của người Nhật vốn chuộng hương vị tự nhiên.

Basashi được ăn kèm với hành, gừng và nước tương. Là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng lượng chất béo và cholesterol thấp nên basashi đặc biệt tốt cho những người suy dinh dưỡng hay đang trong quá trình hồi phục sức khỏe. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nghĩ rằng basashi sẽ có mùi hôi và khó ăn vì là thịt sống, nhưng nếu đã ăn thử, chắn chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên, bởi lẽ nó hoàn toàn không khó ăn như bạn nghĩ mà ngược lại, basashi có vị thanh ngọt và không hề có mùi khó chịu.

6. Torisashi (Thịt gà sống)

Những món ăn được chế biến từ thịt gà chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người, nhưng thịt gà sống thì bạn đã từng ăn bao giờ chưa? Ở Nhật, việc ăn thịt gà sống khá phổ biến, đặc biệt là trong các cửa hàng sushi.

Torisashi là một loại sashimi, được lấy từ phần ức gà. Khác với các loại thịt gà được bày bán trong siêu thị, thịt gà để làm torisashi luôn được kiểm duyệt chặt chẽ và luôn đạt mức độ tiêu chuẩn trong an toàn vệ sinh thực phẩm. Những miếng thịt gà được xử lý sạch sẽ và cắt thành từng lát mỏng đẹp mắt thường ăn kèm cùng mù tạt wasabi, sa lát và nước tương. Nhìn thì có vẻ bình thường nhưng khi biết đó là thịt gà sống, liệu bạn có dám liều mình ăn thử?

7. Horumon (Nội tạng nướng)

Horumon (hay còn gọi là horumonyaki) là món ăn được chế biến từ nội tạng của bò hoặc lợn như gan, lòng, não, tim, cật,… được người Nhật vô cùng yêu thích. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia, nội tạng động vật là thứ không sạch sẽ, cần phải vứt bỏ và việc ăn những thực phẩm làm từ nội tạng được coi là một điều “kinh dị”. Vì vậy, đây cũng là một trong những món ăn gây kinh ngạc cho nhiều du khách nước ngoài khi đến Nhật Bản.

Người Nhật cho rằng món ăn này rất tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, các quán nướng horumonyaki (hay motsuyaki) luôn luôn đông khách. Nội tạng động vật được tẩm gia vị cẩn thận rồi nướng trên vỉ sắt, có màu vàng xuộm, vị bùi bùi ngầy ngậy đã trở thành một món ăn độc lạ và không kém phần hấp dẫn trong ẩm thực Nhật Bản. Sẽ là một trải nghiệm thú vị khi có một địa horumon nhậu cùng một cốc bia hoặc một chén rượu sake đấy!

8. Hachinoko (Nhộng ong)

Hachinoko nghĩa là nhộng ong hoặc ấu trùng ong. Có lẽ chưa kịp ăn mà chỉ cần nghe cái tên thôi cũng khiến cho nhiều người hết hồn mà bỏ chạy. Để làm món hachinoko, trước hết người ta sẽ chiên giòn những con nhộng ong, sau đó ướp chúng cùng với hỗn hợp vàng nâu sền sệt của nước đường và nước tương. Vị ngọt dịu của nước đường, vị thanh của ong, vị đặm của nước tương hòa quyện với nhau mang đến một hương vị độc đáo, lạ miệng với những tín đồ sành ăn. Tuy nhiên, nó lại mang đến cảm giác rợn người với những ai chỉ nhìn và nghe thấy tên.

Thông thường, người Nhật hay trộn món nhộng ong này với cơm trắng để ăn cùng, cuộn sushi hoặc có thể nhấm với rượu. Đôi khi, bạn cũng có thể bắt gặp hachinoko tại các khu chợ trời như một thức quà ăn vặt và được ưa thích không kém một món ăn nào.

9. Nomu onigiri (Cơm nắm dạng bịch mút)

Onigiri (cơm nắm kiểu Nhật) là một trong những món ăn tiện lợi và phổ biến, luôn được bày bán trong các cửa hàng tiện lợi và các siêu thị tại Nhật. Chỉ cần một nắm cơm cùng một miếng rong biển là có thể làm thành một món onigiri truyền thống. Thế nhưng, đó là trước kia, còn ngày nay, Nhật Bản đã cho ra mắt một dạng cơm mà chằng ai nghĩ tới, biến thức ăn thành thức uống: Cơm nắm dạng bịch mút – nomu onigiri.

Nghe thì có vẻ kỳ cục và khó tin, nhưng ẩm thực Nhật Bản lúc nào vậy, luôn khiến cho người ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Mỗi bịch nomu onigiri có trọng lượng 180g, tương đương với một nắm cơm bình thường. Loại cơm nắm này đặc sánh, có nhiều hương vị để lựa chọn. Khi ăn, bạn mở nắp bịch và mút. Hẳn đây sẽ là một món ăn cực kỳ hữu ích cho những ai ngại nhai, răng yếu, muốn thay cơm bằng cháo hay chỉ đơn giản là muốn thưởng thức một món độc đáo của xứ hoa anh đào.

10. Ochazuke (Cơm chan trà xanh)

Chưa dừng lại ở món cơm nắm dạng bịch, Nhật Bản còn có một món cơm kỳ lạ và thú vị không kém: Cơm chan trà xanh. Một bát ochazuke thường gồm cơm nóng, nước trà xanh, rong biển và các món ăn đi kèm như mù tạt, mơ muối, cá hồi, thịt lợn,…

Nếu một buổi tối thức đêm đói bụng hay vào một ngày cuối tuần lười nhác, làm một bát ochazuke chắc chắn sẽ là gợi ý không tồi dành cho những ai ngại nấu nướng nhưng lại muốn thưởng thức một món ăn hấp dẫn mà không tốn quá nhiều công sức. Nhanh, gọn và ngon chính là 3 từ chính xác nhất để miêu tả món ăn này.

Khám phá thêm những món ăn kỳ lạ khác khi tới Nhật Bản

Bên cạnh những món ăn trên, xứ Phù Tang còn có rất nhiều món ăn kỳ quái khác. Tùy vào văn hóa của mỗi nước mà có cách nhìn nhận khác nhau. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, đa phần mọi người thấy kinh ngạc với món Tamagokake gohan (trứng sống trộn cơm) của người Nhật vì ít ai nghĩ rằng trứng sống có thể trộn với cơm và được ăn ngon lành như vậy. Trong khi đó, láng giềng của Nhật Bản – Hàn Quốc lại cảm thấy kì cục với món tororo (khoai nghiền, thường được trộn với cơm, có dạng sệt, dính) của người Nhật. Ngoài ra, còn rất nhiều những món ăn có nguyên liệu kỳ dị mà không ai ngờ tới như tempura momiji (lá phong chiên giòn), bia mù tạt, mì ramen chocolate,… mà bạn sẽ bắt gặp khi tới Nhật Bản.

Ảnh tiêu đề: jreika/shutterstock

Những Món Ăn Ngon Độc Lạ Nổi Tiếng Của Nhật Bản

Thủ đô Tokyo của Nhật nơi chứa đựng những món ngon trong đó nổi tiếng với Edo-mae Sushi những món ăn này được kết hợp từ vài lát thịt hoặc hải sản kết hợp với cơm. Một món ăn đơn giản nhưng đấy tinh tế, sự kết hợp của những loại thực phẩm này mang lại cho người ăn cảm giác vừa đẹp mắt, ngon miệng, người đầu bếp phải mất nhiều năm học hỏi kinh nghiệm để thực hành nhuần nhuyễn về cách sử dụng giao và chọn nguyên liệu.

Đến tokyo thì nói nhiều về Edo-mea sushi còn đến với Kyoto thì chắc chắn không thể bỏ qua món ăn Yudofu. Món ăn này được kết hợp giữa đậu phụ luộc được làm một cách cầu kì và kết hợp với đậu được ninh trong một nồi nước, và rắc thêm rau và tảo bẹ, ăn kèm với hai loại gia vị Yuzu kosho và ponzu.

Tiếp đến thành phố Osaka nổi tiếng được biết đến là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn với tên gọi Takoyaki được chế biến với nguyên liệu chính là bạch tuộc, kết hợp với hành lá và bột tẩm gừng ngâm. Nếu có cơ hội thưởng thức trực tiếp các món ăn này các bạn sẽ được tận mắt chứng kiến cách làm trong khi đang thưởng thức món ăn.

Dến với Hiroshima món ăn nôi tiếng nhất ở đây là Okonomiyaki hay còn được gọi là Pizza của người Nhật, mặc dù nơi xuất xứ của món ăn này xuất phát từ Osaka nhưng với cách chế biến sáng tạo tại Hiroshima thì nơi đây mới tạo nên vị ngon thực sự của món. Đầu tiên là lớp bột sau đó đến nhân bánh gồm bắp cải, thịt bò thái lát mỏng, bạch tuộc, tôm nõn, phô mai và mì sợi cuối cùng là lớp bột phủ trên bề mặt. Khi ăn sẽ phủ thêm một chút nước sốt Okonomi và mayonnaise, hành lám cá ngừ bào khô. Bánh không chỉ ngon mà còn được hấp dẫn bởi cách mà các đầu bếp chế biến trông rất là bắt mắt.

Okinawa được biết đến với món Chapuru hay còn gọi mướp đắng xào của Okinawa. Ở đây món ăn được kết hợp giữa những quả mướp đắng nhật, đậu phụ non, rau và một vài ba loại thịt khác. Món này khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của mướp, kem theo đậu phụ non và một số loại thịt cá khác.

Bánh Wagashi Nhật Bản Và Cách Làm Độc Đáo

1, Bánh Wagashi là gì?

Wagashi là tên gọi chung của các loại đồ ngọt truyền thống Nhật Bản rất được ưa chộng. Loại bánh ngọt này thường được dùng ăn nhẹ trong các tiệc trà truyền thống. Vào chúng thường được sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là thực vât để tạo nên.

Điểm đặc biệt là việc làm bánh cũng như chăm chút hương vị cho từng chiếc bánh đặc biệt hơn các loại đồ ăn khác. Với việc trình bày đẹp mắt, hương vị độc đáo đã giúp cho loại bánh này còn hơn cả một món ăn. Thậm chí banh này được xem như các tác phẩm nghệ thuật có thể ăn được. Vị vật bánh Wagashi còn được coi là một trong các đặc trưng đại diện cho văn hóa Nhật Bản.

Bánh wagashi đã xuất hiên ở Nhật từ rất sớm, cụ thể làvào thời kỳ Yayoi (300 TCN- 300). Mục đích ra đời của món bánh này chính là được dùng như lễ vật để tế thần thời đó. Tuy nhiên, vào thời Edo món bánh này được phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao của quốc gia này.

Nghề làm bánh wagashi bắt đầu phổ biến hầu hết nước Nhật với nhiê cửa hàng làm bánh khắp nơi. Bánh được sử dụng cho nhiều múc đích, nhưng chủ yếu là được dùng như một món tráng miệng. Nhờ đó sẽ có thể kích thích vị giác sau những bữa tiệc trà, làm món tráng miệng trong những bữa ăn của các quý tộc,… Thậm chí nó cũng còn thường xuyên được dùng làm qua biếu…

Đến thời Thiên Hoàng Minh Trị (1868-1912) với chính sách ngoại giao mở cửa hơn. Món bánh wagashi đã được giới thiệu đến các nước Phương Tây. Kể từ đây Wagashi luôn được thế giới nhìn nhận như một trong những đại diện tiêu biểu cho nền ẩm thực Nhật Bản.

Thành phần trong bánh bánh Wagashi gồm có: 200g bột gạo nếp, 300g đậu đỏ, 40g đường kính, Nước, hương vani, siro, phẩm màu, Bột năng

Đậu đỏ chính là thành phần không thể thiếu để làm bánh ngọt wagashi Nhật Bản truyền thống. Trong đó , đậu đỏ (Azuki) được ưa chuộng nhất và là linh hồn của loại bánh này.

Người Nhật quan niệm rằng, đậu đỏ có khả năng đánh đuổi ma quỷ, thế lực xấu… Nhờ đó mang đến những may mắn, và chúng cũng hay được dùng vào dịp lễ hội, năm mới…

Trong 5 loại ngũ cốc thì gạo và lúa mì được thường sử dụng để làm bánh wagashi. Dưới bàn tay tài hoa của những thợ làm bánh sẽ có những loại bột gạo khác nhau như:

– Gạo tẻ gia công thành bột như Jouyouko, Joushinko,…

– Gạo nếp sẽ sẽ có bột Mochiko, Gyuhiko, Shiratamako,…

Ngoài gạo và lúa mì, còn có cả kiều mạch, hạt kê,…

Có nhiều trái cây được sử dụng trong bánh wagashi Nhật Bản như hồng, hạt dẻ… Đây chính là hai loại quả gần như không thể thiếu khi làm món bánh này. Hạt dẻ được xuất hiện từ thời đại Jomon, chúng được dùng làm bánh như Yokan, Dorayaki,…

Quả hồng xuất hiện tại Nhật Bản từ thời cổ đại, chúng được dùng để tạo mùi hương, trang trí cho bánh. Ngoài ra quả đào, quýt, mơ, dâu tây… cũng được sử dụng để làm bánh.

Kanten chính là sản phẩm của rong biển phơi khô. Chúng là nguyên liệu làm bánh có dạng thạch chẳng hạn như Yokan.

Ngoài những nguyên liệu trên, nguyên liệu làm Wagashi còn có hạt mè, hạt mù tạt,… Bên cạnh đó là các loại khoai, củ gừng, quế, hay như lá anh đào,…

4, Cách làm bánh Wagashi Nhật Bản đơn giản

Để có thể làm bánh Wagashi bạn không cần phải chuẩn bị nguyên liệu quá cầu kỳ, phức tạp. Đồng thời cách làm bánh wagashi Nhật Bản cũng khá đơn giản, mà ai cũng có thể làm được. Điều quan trọng chỉ là cách bạn trang trí và trình bày món bánh wagashi như thế nào mà thôi.

– Cách làm nhân bánh wagashi

Nhân bánh wagashi chủ yếu được làm từ đậu đỏ, cùng với rất nhiều các nguyên liệu khác. Tuy nhiên, đậu đỏ vẫn là loại được lựa chọn để làm nhân bánh nhưng với người Nhật hơn cả.

Nguyên nhân là chúng có công dụng giúp giảm cân, ngăn ngừa tim mạch, tốt cho tiêu hóa… Bên cạnh đó chúng còn bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể, kiểm soát được huyết áp… Đồng thời, chúng còn có thể giảm độc cơ thể cũng như mang đến một làn da đẹp hơn… Chính nhờ những công dụng tuyệt vời trên mà đậu đổ được người Nhật yêu thích và lựa chọn làm nhân bánh wagashi.

– Cách làm vỏ bánh wagashi

Bước 1: Rửa sạch đậu đỏ và đun cho đến khi đậu chính nhừ. Cho ra tô để nguội và dùng máy xay xay nhuyễn đậu

Bước 2: Thêm các phụ gia khác như đường, muối, vani, siro vào và nấu lên. Lưu ý nấu cho đến khi những nguyên liệu đó thấm dần vào bột đậu là đạt yêu cầu

Bước 3: Nặn đậu đỏ thành các nhân bánh sao cho phù hợp với kích thước loại bánh bạn muốn làm

Bước 1: Trộn bột gạo ngọt hoặc bột nếp vào tô rồi cho thêm nước sau đó trộn đều bột. Trộng đến khi bột kết dính thành khối mềm là được.

Bước 2: Khi bột kho bạn cần phải nhào bột để cho bột trở nên dẻo dai. Sau đó cho bột vào nồi để hấp. Thời gian hấp khoảng 20p để cho bột chính đều.

Bước 3: Sau khi hấp 20p bạn cần lấy bột ra sau đó cho vào nồi khác chỉnh lửa vừa đủ. Và sau đó bạn cho thêm đường vào trong bột để bánh có thêm hương bị ngọt truyền thống.

Bước 4: Cho đường từ từ vào bột để đường ngấm đều. Nên để lửa vừa phải để đường tan được hết và tạo thành khối kết dính cho bột.

Bước 6: Thưởng thức – Bạn có thể thưởng thức bánh ngay khi vừa làm. Bạn cũng có thể trang trí cẩn thận và trình bày ra đĩa ăn cùng mọi người… rồi cùng ăn.

5, Có những loại bánh wagashi nào?

Hiện nay, có rất nhiều loại bánh wagashi nhưng chủ yếu vẫn được người Nhật chia thành 3 loại chính. Điều đó còn được dựa theo lượng nước chứa trong bánh cụ thể bao gồm:

Higashi: lượng nước chứa trong bánh thaaos hơn 10%

Han namagashi: lượng nước chứa trong bánh từ 10% – 30%

Namagashi: Lượng nước chứa trong bánh hơn 30%

Các Món Ăn Độc Và Lạ Nên Thử Ở Huế

Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua các món ăn độc và lạ của mảnh đất này như bún nghệ, cơm âm phủ, chè bột lọc thịt quay.

Bún nghệ

Thường đến Huế du khách chỉ nghe đến bún bò, bún thịt nướng, bún hến… nhưng nếu là người ưa khám phá thì bạn không nên bỏ qua món bún nghệ được bán ở chợ Tây Lộc hoặc trên đường Trần Quang Khải.

Như tên gọi, màu vàng bắt mắt của nghệ trong bát bún đặc trưng xứ Huế khiến nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất của bún nghệ lại nằm ở lòng lợn ăn kèm. Do đó, một bát bún nghệ ngon phải đảm bảo bún dẻo, nghệ thơm và lòng ngon.

Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng nguyên liệu làm nên một bát bún nghệ lại khá đa dạng và phong phú. Ngoài bún, nghệ tươi và lòng lợn, còn có tiết lợn, nước mắm, rau răm, ớt quả… Bún sau khi được xào qua với nghệ, cho vào bát rồi bỏ thêm lòng xào gia vị, chút mắm, muối tiêu, rau răm là đã có ngay một bát bún nghệ thơm ngon và lạ mắt.

Nếu không quen khi ăn bạn có thể thấy lạ lẫm với vị hăng, ngái của nghệ tươi nhưng ngay sau đó sẽ cảm nhận được vị béo của lòng, vị mềm dai của những sợi bún nhuộm vàng.

Cơm âm phủ

Du khách đến Huế nghe tên món cơm kỳ lạ này có thể giật mình nhưng với người dân nơi đây, đó là món ăn quen thuộc, được bày bán khá nhiều ở các nhà hàng và quán cóc ven đường. Cơm âm phủ thực chất là món cơm bình dân nhưng được trình bày rất bắt mắt. Cơm trắng ở giữa, xung quanh đặt thức ăn gồm thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…tạo thành 7 màu rực rỡ.

Thành phần của cơm âm phủ ngày nay có thể thay đổi theo yêu cầu của thực khách, nhưng phải đảm bảo có đủ màu sắc, tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật. Nếu muốn thưởng thức đúng hương vị của món ăn độc đáo này, bạn có thể đến quán cơm mang tên “Âm phủ” trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế.

Là nơi sáng tạo ra cơm âm phủ, quán đã tồn tại ngót gần một thế kỷ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Nhiều người kể lại rằng, do trước đây quán chỉ mở vào đêm khuya, bên trong thắp ngọn đèn dầu leo lắt, tạo nên khung cảnh kỳ bí nên quán cơm “Âm phủ” cũng có tên từ đó.

Chè bột lọc bọc thịt quay

Chè thì ngọt mà thịt quay lại mặn. Hai thứ tưởng chừng như chẳng thể dung hòa này lại có thể kết hợp thành một món ăn được lòng du khách khi đến Huế. Nhìn qua, chè bột lọc thịt lọc khá giống chè trôi nước, nhưng về hương vị thì không thể trộn lẫn bởi hội tụ đủ cả vị mặn, ngọt, bùi, béo, thơm, cay…

Nguyên liệu để làm món chè này khá đơn giản, gồm bột lọc, đường phèn, đường cát trắng, gừng non cắt sợi và không thể thiếu thịt lợn quay đủ da, mỡ, nạc. Thịt quay trước khi nhồi vào bột lọc thành từng viên nhỏ phải được rim qua đường và gừng sợi rồi cắt hạt lựu. Viên bột thịt lọc ngon và đẹp phải tròn và kín mép để tránh khi nấu nước bị đục và nhân nhạt mùi.

Tiếp đến là công đoạn nấu nước gừng đường, đun sôi rồi thả những viên bột lọc thịt quay cho đến khi hỗn hợp bột chuyển trong, nổi lên bề mặt, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị. Chè bột lọc thịt quay là món ăn chơi nên một bát chỉ cần vài ba viên là đủ ngon và đẹp. Bạn có thể thưởng thức món ăn độc đáo này ở các gánh chè ngoài chợ hoặc tiệm chè ở Huế, nhưng ngon nhất là gần cửa Thượng Tứ

Vy An

Bạn đang xem bài viết Kinh Ngạc Với 10 Món Ăn Độc Và Lạ Chỉ Có Ở Nhật Bản trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!