Cập nhật thông tin chi tiết về Lá Mì Xào – Đem Đặc Sản Núi Rừng Tây Nguyên Về Mâm Cơm Nhà Bạn mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lá mì xào là một trong những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Với nguyên liệu đơn giản, quá trình thực hiện đơn giản, bạn có thể mang món đặc sản này về với mâm cơm gia đình, đa dạng thêm thực đơn món ngon mỗi ngày của gia đình.
Lá mì có tác dụng gì?
Củ sắn hay còn được gọi là khoai mì được biết đến toàn thế giới như một nguồn thực phẩm, nhưng lá của cây cũng chứa đầy đủ dinh dưỡng mang lại lợi ích sức khỏe cho con người. Bạn đã bao giờ sử dụng lá của loại cây này chưa? Lá mì chứa vitamin, protein, khoáng chất và axit amin thiết yếu:
Protein có trong lá khoai mì giúp hình thành các tế bào cơ thể và cấu thành hệ thống enzyme.
Tốt cho bà bầu: Do sự hiện diện của hàm lượng sắt cao trong lá khoai mì giúp bà bầu tránh được tình trạng thiếu máu. Đối với những người dị ứng với các thành phần có trong lá khoai mì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không đáng có xảy ra.
Giúp điều trị các bệnh thấp khớp
Chữa lành vết thương: Sự hiện diện của các chất dinh dưỡng khác nhau có trong lá khoai mì giúp chữa lành vết thương nhanh.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Duy trì sức khỏe tim mạch
Cách làm món lá mì xào chuẩn vị Tây Nguyên.
Khẩu vị của người Tây Nguyên thích ăn cay và đắng cực giỏi. Vì vậy bạn có thể cần nhắc khi nêm nếm sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình.
1. Nguyên liệu chuẩn bị:
Lá mì (hay còn gọi là lá sắn): Lá mì phải chọn loại cây mì có củ nấu ăn được, cuống lá có màu đỏ, nhỏ và mỏng. Chỉ sử dụng những lá non và lá bánh tẻ trên đọt của cây mì.
Tỏi, củ nén (hành tăm), sả, ớt: Nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực Tây Nguyên đó là ớt và củ nén nếu thiếu 2 vị này món ăn sẽ không ngon và đúng vị.
Muối, bột ngọt, hạt nêm
Lưu ý cách chọn lá mì xào:
Lá mì/Lá sắn phải chọn loại cây mì có củ nấu ăn được, là loại cây thân trắng. Chỉ sử dụng những lá non và lá bánh tẻ trên đọt của cây mì.
Lá mì có nhiều vào mùa mưa
Lá mì có thể xào với cá hấp, cá khô, cà bi và hoa đu đủ đực hoặc đem muối chua nấu canh rất ngon. Trong bài viết này mình chỉ giới thiệu đến cả nhà món lá mì xào với tóp mỡ đơn giản nhất
2. Các bước thực hiện làm lá mì xào
Bước 1: Ngắt lá mì bỏ cọng. Cho vào một cái thau, bào sả vô rồi bỏ ớt, củ nén, tỏi. Nêm gia vị gồm muối và bột ngọt vào để khi giã tất cả cùng hoà quyện với nhau vị nó sẽ thấm hơn.
Một số lưu ý khi chế biến lá mì
Để có món lá mì xào thơm ngon mọi người nhớ chú ý giữ lửa, lửa không quá to hoặc quá nhỏ (để lửa to thì rất dễ bị cháy). Trong lúc xào phải nhớ là đảo vài lần để lá mì được chín đều.
Canh thời gian xào từ lúc bỏ lá mì vào khoảng 15 phút. Lá mì nên xào kỹ một xíu vì nếu còn sống ăn sẽ bị say. Vì trong lá và củ sắn có chất cyanhydric dễ gây ngộ độc nhẹ, biểu hiện là choáng váng, đau bụng… nên khi ăn phải nấu thật kỹ, mở vung để chất này bốc hơi, ăn đỡ bị ngộ độc.
Bí kíp của mình nhận biết lá mì đã chính đó là khi xào bạn hãy để ý lá mì. Nếu lá mì chuyển từ màu xanh chuyển sang màu hơi vàng nâu và không còn mùi sống của lá mì thì lúc đó lá mì xào đã chín rồi.
Nếu sợ béo mọi người có thể không sử dụng tóp mỡ để xào. Dùng dầu ăn thôi cũng được
Không quá cầu kỳ nhưng món ăn này thực sự hấp dẫn. Vị ngon ngọt của lá mì, cay của ớt, mùi thơm của tỏi, sả và củ nén, những miếng tóp mỡ giòn tan, tất cả hoà quyện với nhau tạo nên sự kích thích khó cưỡng ngay từ miếng đầu tiên.
Với cách làm lá mì xào trên, thông tin mẹ bé chúc cả nhà thành công và có một bữa ăn ngon miệng. Hẹn gặp lại bạn trong những công thức nấu món ngon mỗi ngày tiếp theo.
Yêu cả nhà :*
Đặc Sản Núi Rừng Tây Nguyên: Cơm Lam, Gà Sa Lửa
Đời sống của dân tộc thiểu số Đắk Lắk chủ yếu dựa vào núi rừng nên văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây cũng sẽ mang đậm sắc thái của rừng núi. Với những nguyên liệu thô và tự nhiên, dân dã như tre nứa, cá suối, thịt rừng, rau rừng… người Đắk Lắk chế biến vô cùng đơn giản để làm tăng độ tươi và ngon của món ăn. Phương thức làm chín món ăn phổ biến nhất mà mọi người dễ dàng nhận thấy đó là nướng. Nói đến các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk phải nhắc đến cơm lam và gà sa lửa.
Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên
Đối với các dân tộc ở Tây Nguyên, cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Ba- na. Theo truyền thống của người Ba- na, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non… Nguyên liệu làm cơm lam bao gồm gạo, ống nứa (tre), lá chuối. Ngoài ra có thể còn có dừa nạo,nước cốt dừa, vừng trộn lẫn gạo trước khi nướng. Cũng đôi khi, tại một số vùng miền sắn, khoai, ngô, được chặt miếng nhỏ nhồi vào ống để nướng thay cho nguyên liệu chính là gạo.
Lấy gạo bỏ vào một chiếc ống giang một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Nhưng nấu cơm lam thực ra không chỉ đơn giản như vậy. Ống giang dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Nứa thường được chọn giang bánh tẻ, non quá hay già quá đều không được.
Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống Lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống Lam như khi nướng bắp. Khoảng một tiếng đồng hồ thì ăn được. Thực tế, theo kinh nghiệm của những người dân tộc thì khi nghe mùi thơm từ ống Lam bay ra là biết cơm chín hay chưa mà không cần mở nắp
Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lạt giang bên ngoài. Nhắc đến cơm lam mà không hắc đến gà nướng quả thật là một thiếu xót. Gà được chọn từ những giống gà nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc gà rừng với thịt dai, săn chắc, ngọt và thơm thịt. Sau khi làm sạch và ướp gà vỡi hỗn hợp gia vị bao gồm muối hột, lá é, ớt xanh khoảng 01 giờ đồng hồ thì gà được đem vào nướng. Sở dĩ món này có tên là Gà sa Lửa là bởi vì cách chế biến rất độc đáo của nó.
Gà sau khi ướp để trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị rồi đem nướng.. Gà nguyên con được kẹp vào giữa 2 thanh tre hoặc nứa rồi để cạnh bếp lửa cháy bùng trong 02 đến 03 giờ đồng hồ cho gà chín hẳn bằng hơi lửa chứ không nướng trực tiếp trên than hồng như các món gà nướng khác. Gà sa lửa được ăn xé trực tiếp chấm với muối lá é, một loại lá rừng có vị chan chát đặc trưng của núi rừng tây nguyên sẽ làm món gà thêm phần nồng đượm.
Ngoài hai món ăn kể trên, gỏi cà đắng, gỏi rau rừng, rượu cần, canh chua cá lăng… cũng là những món ăn ngon của núi rừng Tây Nguyên mà bạn nên thử khi có dịp đến đây
10 Món Đặc Sản Sơn La Mang Hương Sắc Núi Rừng Tây Bắc
Sơn La mang vẻ đẹp hùng vĩ ban sơ của núi rừng Tây Bắc, của những thửa ruộng bậc thang, của những cao nguyên đẹp nên thơ trong sương sớm… luôn biết cách níu giữ bước chân người. Không những thế, mảnh đất này còn sản sinh ra nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, đầy ấn tượng với thực khách mọi miền.
Da trâu vốn là một loại nguyên liệu được dùng để làm trống vì có đặc điểm rất dày, cứng và dai. Ấy thế nhưng, ở mảnh đất này, thứ da trâu ấy lại trở thành một đặc sản ẩm thực vô cùng lạ miệng và độc đáo – thấu da trâu hay nộm da trâu của người Thái.
Để mềm hóa nguyên liệu khó chiều này, người dân nơi đây đã phải sơ chế qua khá nhiều giai đoạn như hơ qua lửa, ngâm nước lã rồi khéo léo lọc da thật mỏng, thật đều tay mới được.
Người vùng cao không dùng chanh hay dấm để bóp nộm mà kết hợp da trâu với nước măng chua tạo thành hương vị vô cùng khác lạ. Khi thưởng thức, bạn sẽ có cảm nhận, da trâu sần sật, đanh đanh, có hương thơm củ rau mùi tàu, mùi ta, vị bùi bùi của đậu phộng cùng vị chua thanh của măng rừng ngâm ngấu rất thú vị. Nộm da trâu là món nhắm rượu là tuyệt vời ở nơi vùng cao này.
Món ăn lạ tai này có tên dễ gọi hơn là cá gập nướng, gốc của người Thái. Pa pỉnh tộp – đặc sản Sơn La – có thể dùng nhiều loại cá để chế biến. Cá chép, cá trắm hoặc cá trôi chỉ cần vài lạng là ngon ăn. Cá được mổ dọc sống lưng, bỏ mật và nhồi gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng, đặc biệt là mắc khén vừa tăng sự đậm đà vừa khử tanh.
Cá ngấm đều, người làm gập đôi, dùng tre kẹp chặt và nướng cá trên than hồng chứ không xiên hay để thẳng con như những nơi khác. Cá gập nướng chưa ăn đã nghe mùi thơm tỏa khắp với vị mắc khén đặc trưng núi rừng. Cho vào miệng rồi thấy rõ vị ngọt lành, thơm nóng, lại đậm đà, cay dịu trên từng tế bào lưỡi.
Cải mèo vốn thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn, đó cũng là lý giải cho cái tên là lạ của cải. Cải mèo cũng được coi là loại rau quý vì được thiên nhiên chọn lọc nên sức sống mãnh liệt, nó có thể vượt qua thời tiết mùa đông khắc nghiệt có băng ở vùng núi này và sinh trưởng khỏe, để có thứ rau đặc sản cho con người.
Cải mèo cắt vừa ăn, luộc thật xanh, thêm lát gừng cho thơm và đỡ lạnh bụng dọn chung với mắm hoặc nước tương dằm trứng luộc giản dị nhưng vẫn rất hấp dẫn. Rau đăng đắng quyện với cái đậm đà béo trứng và thơm của nước chấm tạo nên vị riêng rất riêng hút cơm vô cùng. Ngoài món luộc, cải mèo còn có thể dùng ăn lẩu, xào… cũng ngon chẳng kém.
Loại đặc sản này mới xuất hiện ở Mộc Châu – Sơn La vài năm nay, giá trị dinh dưỡng và độ ngon của nó thì khỏi phải bàn tới, nhưng cái thú ăn cá hồi ở Mộc Châu vào một ngày lạnh nó khác ăn vào mùa hè. Đó là khi món gỏi, món xông khói, hay chả… được chấm với bát nước chấm cay nồng mù tạt. Vừa xít xoa vì cay xộc lên mũi, vừa thấy người ấm hẳn lên. Những người ăn được cay quả là rất thú với món này, cay xộc, tê lưỡi nhưng sướng cái là không bị toát mồ hôi, người thấy thanh thanh chứ không bí bách vì nóng bức.
Chẳm chéo là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của người Thái ở Tây Bắc. Chẳm chéo là sự kết hợp của nhiều loại gia vị đặc trưng núi rừng nên có hương vị độc đáo không thể trộn lẫn. Về cơ bản, chẳm chéo được làm từ ớt khô hoặc tươi đem nướng lên cho thơm và giòn để lấy vị cay, tỏi và mắc khén để lấy vị thơm. Bốn thứ này giã chung với muối và mì chính là có thể cho ta một bát chéo cơ bản.
Từ bát chẳm chéo cơ bản này, người ta có thể chế ra được nhiều loại chéo khác: chéo cá (cá suối nhỏ nướng vàng, rồi đem giã nhuyễn với bát chéo cơ bản, dùng để chấm măng tre, măng vầu và rau luộc); chéo gan gà (đem gan gà hoặc gan vịt đã luộc chín, nướng qua cho thơm, thái thêm chút lá chanh rồi đem giã với chéo cơ bản, sau đó cho thêm nước luộc gà, vịt, đánh lên cho nhuyễn);…
Đến Sơn La, bạn sẽ được thưởng thức món ăn hoang sơ vào bậc nhất của núi rừng, đó là nậm pịa. Nậm pịa nhìn không ngon mắt. Nguyên liệu chính của món này là nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ. Ngoài ra còn một thành phần rất đặc biệt nữa đó chính là pịa. Pịa là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nếu bạn từng biêt đến món phèo lợn thì hẳn sẽ dễ dàng hình dung được cách lấy pịa của người Thái.
Nậm pịa món ngon Sơn La không phải là một món dễ ăn cho người mới thử. Nó có vị đắng của lá mắc khẹt, lòng và pịa cũng đắng, tuy nhiên sau khi ăn sẽ để lại vị ngọt trong cuống họng. Nậm pịa có tác dụng giải rượu rất tốt. Hơn nữa, đã ghé Sơn La thì cũng nên làm miếng nậm pịa coi như không phí dịp được trải nghiệm ẩm thực.
Mỗi dân tộc Sơn La đều có vốn văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên vườn hoa đầy hương sắc. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Dao được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm sôi vô cùng hấp dẫn.
Ốc ở Suối Bàng chỉ thường có vào mùa mưa, khi tiết trời ẩm ướt. Ốc ở đây chẳng cần lá chanh hay sả, cứ thế luộc suông là đủ giữ vị. Thậm chí, nước chấm cũng không cầu kỳ, rót từ chai, cho thêm vài lát ớt là ổn. Ốc đổ ra, mọi người quây quần ngồi vừa khêu vừa nói chuyện là đủ ấm cho ngày mưa. Nếu muốn thưởng thức kiểu khác, có thể nấu canh ốc, làm gỏi ốc… vẫn giữ được vị giòn ngon.
Món thịt gác bếp vốn là đặc sản của vùng núi Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Đến với Sơn La, bạn có thể được thả mình trong không khí trong lành, dễ chịu. Vào những buổi sáng tươi mát hay buổi tối lạnh se, cả mảnh đất chập chờn trong sương, bên ngọn lửa bập bùng, thưởng thức những miếng thịt gác bếp ngòn ngọt, dai dai, vẫn còn ngai ngái mùi khói thật thú vị.
Thịt gác bếp sơ chế không quá cầu kỳ. Thịt dùng để hun khói chủ yếu là trâu, bò hay heo được thả rông trên các sườn núi, sườn đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá. Khi thịt đã thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, vương vấn trong từng thớ thịt vậy mà chẳng gây khó chịu. Chính mùi khói ấy đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của món ăn trên vùng núi, cao nguyên quanh năm sương phủ, mây mù này.
Những đàn bò Mộc Châu mang đến cho người dân nơi đây các sản vật hết sức đặc biệt, trong đó phải kể đến sữa bò tươi. Ai đã từng được uống sữa bò đẻ (sữa đầu chỉ có trong vài ba ngày) mới thực sự là hạnh phúc. Bởi không phải lúc nào cũng có bò đẻ. Nó là thứ sữa nhiều chất dinh dưỡng, béo, ngậy và rất thơm.
Sữa tươi có thể uống bất kể lúc nào nhưng có lẽ thời điểm buổi sáng se lạnh là tuyệt nhất, mùi sữa nóng thơm phức, hương vị béo ngọt làm ta thấy vô cùng ấm áp và sảng khoái.
Đặc Sản Núi Rừng Cao Bằng: Những Món Ăn Từ Trứng Kiến
Bánh trứng kiến Cao Bằng được nhiều người yêu thích.
Các món ngon từ trứng kiến là một trong những nét văn hóa ẩm thực đã có từ lâu của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng. Tuy trong rừng có nhiều loài kiến, nhưng chỉ có trứng của một loài kiến có thể ăn được, loài kiến này to gấp ba, bốn lần các loài kiến mà ta thường gặp, có phần thân màu nâu, bụng màu đen, làm tổ trên các cây vầu, sau sau, găng…
Các món ăn từ trứng kiến được chế biến rất đa dạng, như: bánh trứng kiến, xôi trứng kiến, nộm trứng kiến, cháo trứng kiến, rượu ngâm trứng kiến, canh trứng kiến, thịt băm trứng kiến… Trong đó, 3 món ăn từ trứng kiến phổ biến nhất, ngon nhất, gồm: xôi trứng kiến, bánh trứng kiến và nộm trứng kiến.
Xôi trứng kiến: Là món ăn được làm từ gạo nếp, có thêm mỡ, hành, hạt tiêu, gia vị và trứng kiến. Cách làm khá đơn giản: Lấy gạo nếp vo sạch, đem ngâm trong nước ấm chừng 4 – 5 giờ, vớt ra để cho gạo ráo nước rồi cho vào chõ đồ. Khi thấy có mùi thơm của xôi, nếm thấy dẻo, hạt gạo mềm, mọng là được. Hành củ phi thơm với mỡ (dùng mỡ gà sẽ tạo hương vị thơm ngon nhất), sau đó, cho trứng kiến đã làm sạch vào xào cùng, nêm gia vị cho vừa ăn. Đảo đều khi thấy dậy mùi thơm béo của trứng kiến và mùi thơm của hành là được. Khi xôi chín xới ra đánh tơi, trộn đều với trứng kiến đã phi hành rồi cho ra đĩa, ăn nóng. Món xôi trứng kiến có vị béo của mỡ, hành, bùi ngậy của trứng kiến, dẻo thơm của xôi nếp rất hấp dẫn.
Bánh trứng kiến: Tiếng Tày gọi là “pẻng rày”, là món ăn độc đáo được làm từ bột gạo nếp, trứng kiến, thịt lợn băm nhỏ. Đặc biệt, có một nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là “bâư nỏa”. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to.
Bột nếp có thể làm từ bột khô hoặc bột ướt, pha thêm một chút bột tẻ để bánh không nhão hay quá dẻo. Sau khi bột ráo nước, đem trộn nhào với lượng bột canh cho vừa. Đặt lá vả vào mẹt tre thưa làm áo bánh, sau đó dát mỏng lớp bột nhào trước đó dày cỡ nửa phân. Tiếp đến là cho trứng kiến đã rang phi với hành, thịt lợn băm nhỏ rải đều trên mặt bột, rồi cho tiếp lớp bột nếp, lá vả lên phần trên. Ép nhẹ nhàng cho mặt bánh phẳng đều rồi hấp cách thủy. Khi bánh chín đem ra để nguội, dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải để ăn. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Khi ăn không bóc tách lá vả đi mà lá vả chính là nhân tố tạo nên hương vị đặc trưng độc đáo của bánh trứng kiến. Ăn miếng bánh trứng kiến có đủ hương vị của rừng, của gió, của nắng vùng cao đất núi.
Nộm trứng kiến: Được làm từ trứng kiến với hoa chuối rất ngon và hấp dẫn. Chuẩn bị hoa chuối còn bẹ non rửa thật sạch, thái mỏng ngâm trong nước có pha dấm rồi vớt ra vẩy sạch để ráo nước. Trứng kiến đã xào được trộn đều với hoa chuối, lẫn với rau thơm, lá chanh thái chỉ và các loại gia vị đường, muối, tỏi… Ăn món này, sẽ thấy có vị cay, chát, chua, ngọt và độ giòn của hoa chuối hòa lẫn với mùi thơm, vị béo bùi của trứng kiến thoang thoảng.
Các món ngon từ trứng kiến ở Cao Bằng tạo nét riêng ẩm thực của miền núi khi tiết trời về cuối xuân bởi hương vị chứa đựng sự ngọt ngào của mùa xuân và tình cảm chân thành, mến khách của người dân nơi đây.
Bạn đang xem bài viết Lá Mì Xào – Đem Đặc Sản Núi Rừng Tây Nguyên Về Mâm Cơm Nhà Bạn trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!