Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ngon Lạ Miệng Từ Đậu Rồng mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây đậu rồng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Ấn độ, Burma, Sri Lanka, Thái lan, Philippines. Ở nước ta, đậu rồng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam và người dân nơi đây cũng rất biết “tận dụng” thứ đậu này để làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.
Hầu hết các thành phần của đậu đều có thể ăn được và rất ngon, củ, lá non và hoa được dùng làm món xà lách hoặc rau ghém. Đậu rồng có trong phần lớn các món ăn hàng ngày của người Phillipines, họ xem nó là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và gọi là “Sigarilyas”. Hạt đậu rồng khô cũng giống như hạt đậu nành thường được ép và chế biến thành dầu ăn thực vật, hoặc xay thành bột để làm thực phẩm bổ sung nguồn protein phòng chống suy dinh dưỡng.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Đậu rồng có vị hơi nhẫn giống như vị của rau diếp, còn hoa thì lại giống như các loại nấm. Theo các kết quả phân tích cho thấy trong thành phần đậu rồng có chứa rất nhiều protein (hơn 50%), trong đó gồm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 10 loại khoáng tố gồm Fe, Ca, Mg, Zn, Cu, Mn, Se, Na, K, P, nhiều vitamin A, C, vitamin nhóm B, nhiều loại đường đơn, chất xơ và một ít chất béo. Mọi người thích ăn sống vì đậu rồng rất dòn và ngon khi còn tươi và chỉ cần cầm tay ăn, có khi luộc sơ rồi ăn không cần đun chín quá sẽ mềm và bớt ngon. Tốt nhất là nên mua lúc mới hái còn tươi, không nên bảo quản lâu trong tủ lạnh vì nó sẽ bị biến màu và giảm chất lượng. Toàn cây đều sử dụng được, lá làm rau ăn, hoa được dùng trong các món bánh, mùi của hạt đậu rồng giống như mùi măng tây, rễ giống như khoai tây nhưng được biết là nó giàu chất dinh dưỡng hơn cả khoai tây. Hạt phơi khô đem rang được chế biến thành một loại thức uống có hương vị giống như cà phê rất ngon.
CÁCH SƠ CHẾ ĐẬU RỒNG
Đậu rồng ngon là trái phải to, vừa phải, có màu xanh nhạt là trái non. Trước khi chế biến phải tước bỏ xơ và rửa sạch. Món đơn giản nhất là xào, có thể xào đậu rồng với thịt bò, heo hoặc với nấm.
Đậu rồng sau khi được cắt bỏ hai đầu và cắt lát xéo, sẽ đem luộc sơ với nước sôi có pha một ít muối, xong cho ra rổ để ráo nước. Làm như thế đậu sẽ có màu xanh nuột hấp dẫn, khi xào nhanh chín và ít ra nước hơn. Thịt được xào chín cho săn, sẽ bỏ đậu rồng vào đảo đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm chút hành ngò là đã được một món xào thơm ngậy. Còn khi xào chay với nấm thì ta cần xào hai chảo riêng, sau đó mới cho hỗn hợp nấm, đậu rồng vào đảo sơ lại. Để đảm bảo cho món ăn không bị mềm và ra nhiều nước.
Đậu rồng còn được dùng để nấu canh chua. Nguyên liệu rất đơn giản: cá, me và đậu rồng. Cách chế biến như nấu canh chua cá, khi nước sôi cho đậu đã cắt miếng vào. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt từ đậu là món giúp thanh nhiệt trong mùa hè nóng bức.
Ngoài ra, đậu rồng còn được dùng để làm gỏi cùng với mực và cà rốt, tạo vị giòn chua đặc biệt. Khi làm món này đậu rồng sẽ được ngâm với nước muối nhạt, sau đó thái vát và ngâm ngay vào nước lạnh để giữ màu xanh. Cà rốt bào vỏ thái sợi, mực thái miếng đem hấp chín.
Sau đó, mực cho vào tô rưới nước pha gồm đường, tương ớt, nước mắm, vừng, để khoảng 15 phút cho thấm. Cuối cùng, cho cà rốt, đậu rồng mực vào trộn chung. Loại thực phẩm này còn có thể được rán sốt ớt rất hấp dẫn và lạ miệng. Đậu sẽ được nhúng vào bột rán hòa sẵn có lòng đỏ trứng gà, đem chiên giòn, vớt ra, để ráo dầu. Nước sốt ớt làm từ ớt sừng, hành, tỏi, nước mắm, bột năng. Khi ăn rưới sốt ớt lên đậu, vị cay xè của nước ớt hòa cùng từng miếng đậu rồng rán vàng ươm và giòn tan đến đầu lưỡi gây cảm giác thú vị và mê mẩn cả người. Khi chán ngấy với những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm từ thịt cá. Mọi người thường có xu hướng tìm đến các món muối chua và đậu rồng cũng thường được người ta muối kèm với cà rốt, dưa cải, cà pháo….
Hoặc nhiều người cũng rất ưa món đậu rồng luộc hay ăn sống chấm với mắm, cá kho, thịt kho. Đặc biệt, trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với sốt mayonnaise thành món salad khai vị. Ngày nay, bên cạnh thu hoạch trái người ta còn tận dụng hạt đậu rồng làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, ép lấy dầu hoặc rang xay để chế biến một loại thức uống có hương vị như cà phê. Hoa có màu xanh nhạt được sử dụng làm màu thực phẩm cho các món cơm hay bánh ngọt.
Ba Mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm Đậu rồng DalatFOODIE trên website nhé.
5 Món Ăn Phổ Biến Nấu Từ Đậu Gà
150 g đậu gà (Chick Pea)
5 M sữa đặc
300 ml sữa tươi không đường
1 nhúm lá dứa
1,5 lít nước
Bước 1: Đậu gà ngâm qua đêm, rửa lại và cho đậu ra rổ. Sau đó lột bỏ vỏ. Rửa sạch đậu 2,3 nước. Và nấu đậu mềm khoảng 30 phút với xíu muối.
Bước 2: Lá dứa rửa thật sạch, nhất là các đường kẻ của lá dứa, nhiều đất lắm. Vớt ra rổ cho ráo nước.
Bước 3: Đậu mềm xay nhuyễn. Nước vừa đủ ngập đậu cho nhanh nhuyễn. Đậu nhuyễn cho thêm nước còn lại vào xay hoà quyện. Tổng lượng nước là 1.5 lít. Cho sữa ra nồi, cắt khúc lá dứa cho vào. Sữa sôi hạ lửa nhỏ vừa cho sữa đặc vào. Sôi trở lại cho sữa tươi vào, đun thêm 5 phút tắt bếp.
Cùng dòng họ đậu gà, Đậu gà đen thuộc về một giống rất cổ điển, mang đặc trưng của miền trung và miền nam nước Ý. Hương vị đậm đà và giá trị dinh dưỡng rõ rệt hơn đậu gà trắng nên sẽ lý tưởng làm nguyên liệu chính cho các món ăn từ súp, ragu, tào phớ, đậu phụ non, salad đậu gà, món ăn dặm, món ăn thực dưỡng,… Đậu gà đen có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe – đặc biệt với người ăn chay, giảm cân, vegan, trẻ nhỏ, mẹ bầu.
Ưu điểm vượt trội của Đậu gà đen:
Giàu protein: 100g đậu gà cung cấp 8,9g protein, đáp ứng 19% lượng protein cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Không chứa gluten, phù hợp với những người bị dị ứng hoặc không dung nạp gluten.
Là món protein thực vật nên có thể dùng trong chế độ ăn để giảm cân.
Chứa vitamin B (axit folic) và chất sắt: được khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ cho con bú.
Nguyên liệu:
100gr đậu gà đen (1 chén)
1 trái cà chua
2 củ cà rốt
3 củ khoai tây
1 cây nấm đùi gà
1 lít nước dừa tươi/ nước súp rau củ
2 nhánh ngò rí
Hành Boaro/hành lá, hạt tiêu xay
Video hướng dẫn:
Bạn có thể tham khảo đậu gà hữu cơ tại:
Phiên bản đơn giản và nhanh chóng nhất. Đậu gà rất tốt cho bé ăn dặm, nấu thành món súp sẽ cho ra mùi thơm nhè nhẹ và vị ngọt, béo của sữa và cốt dừa.
Nguyên Liệu
20 hạt đậu gà
50 ml sữa ct (gấp đôi lượng bột)
20 ml cốt dừa
Các bước
Bước 1: Đậu gà ngâm qua đêm, mình ngâm từ 8h tối đến 5h sáng hsau dậy nấu ạ.
Bước 2: Đậu gà sau khi ngâm thì rửa sạch, bóc vỏ lụa. Đun chín đậu gà với 200ml nước. (Mình thường cho vào nồi áp suất, vừa nhanh và đậu cng mềm hơn).
Bước 3: Sau khi đậu gà chín thì cho hạt đậu, 50ml nước luộc đậu, 50ml sữa vào cối xay nhuyễn.
Bước 4: Bắc hỗn hợp lên bếp đảo đun lửa vừa, sôi lăn tăn mép thì tắt bếp.
Cho cốt dừa lên trên, tạo hình (mẹ Ủn vội quá nên cứ đổ ào vào thôi ạ, chứ có thời gian thì chắc sẽ làm hình bông hoa rùi).
Lưu ý: khi súp gà đang nóng thì cho bé dùng ngay, nếu để lâu thì súp sẽ càng đặc quánh ạ.
Bạn có thể tham khảo đậu gà hữu cơ tại:
4. Salad đậu gà
Nguyên Liệu
Spring mix (gồm rất nhiều loại rau dùng làm salad rất ngon)
nếu không có chỉ cần xà lách hay bất cứ loại rau nào tuỳ thích
bánh mì giòn(tự làm hay mua cũng được)
nước sốt(ít nhiều tuỳ thích)
Đậu gà (chickpea)
cà chua bi cắt đôi
Bánh mì Sandwich còn dư nên bếp đem cắt nhỏ ướp với 1 Tbsp dầu ăn đem nướng (230 độ c khoảng 8′-10′).
Đậu gà rửa sạch để ráo rồi trộn đều với 1 Tbsp dầu ăn chút muối đem nướng (176 độ c khoảng 20′).
Cuối cùng trộn tất cả nguyên liệu với nhau
Nhăm nhăm thôi
Bạn có thể tham khảo đậu gà hữu cơ tại:
5. Nấu cháo bí đỏ đậu gà cho bé ăn dặm
Cháo đậu gà nấu với bí đó có đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bé có thể tăng cân theo đúng tiêu chuẩn, có sức đề kháng tốt. Với sự đa dạng về dinh dưỡng, cháo đậu gà nấu với bí đỏ có thể giúp bé phát triển cân đối về mọi mặt.
Chuẩn bị nguyên liệu
50 gam hạt đậu gà Ấn Độ
2 miếng bí đỏ nhỏ khoảng 3cm/miếng
⅓ thìa bột canh
1 thìa cà phê phô mai rắc
80 gam gạo trắng
Nguyên liệu để chế biến cháo đậu gà nấu với bí đỏ
Sơ chế nguyên liệu
Đậu gà ngâm khoảng 8 – 12 tiếng
Gạo vo sạch với nước
Cách nấu
Cho gạo vào nấu cháo, nấu khoảng 1 giờ tới khi gạo nhừ, mềm thì tắt bếp.
Rửa lại đậu đã ngâm, bỏ vào nồi, cho thêm 3 chén nước đậy nắp nồi đun sôi trong khoảng 25 – 30 cho tới khi đậu chín, mềm.
Đun nước sôi, bỏ bí đỏ vào ninh chín khoảng 10 phút. Cho thêm bột canh khi đang nấu bí đỏ.
Xay kĩ lần lượt từng nguyên liệu đã nấu: Đậu gà, bí đỏ, cháo.
Đổ cháo, đậu, bí đỏ đã xay vào nồi đun sôi, đảo đều. Khi cháo sôi thì rắc phô mai lên, dùng thìa khuấy đều để phô mai ngấm đều trong cháo khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
Múc cháo ra bát và để nguội cho bé ăn.
Vậy là bạn đã nấu xong món cháo bí đỏ đậu gà cho bé ăn dặm vô cùng đơn giản, dễ làm. Để kích thích vị giác của bé, bạn có thể thay bí đỏ bằng yến mạch, cà rốt, bí đao…
Bạn có thể tham khảo đậu gà hữu cơ tại:
7 Cách Làm Mực Khô Xào Thơm Ngon, Lạ Miệng
Mực khô xào thập cẩm
Nguyên liệu
1 con Mực khô
1 củ cà rốt
1 củ hành tây
1 ít cần tỏi tây cho thơm
1 củ su su
1 ít giá đỗ
1 của hành khô
2 nhánh hành hoa
4 tai mộc nhĩ ngâm nở
Gia vị: dầu ăn, bột nêm, bột canh, mì chính
Sơ chế các loại rau rửa sạch để riêng. Cần tỏi tây, hành hoa cắt khúc. Cà rốt, su su bào sợi, mộc nhĩ thái chỉ. Mực khô nướng chín, tước xợi. Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho mộc nhĩ và rau củ vào xào xơ với lửa lớn, nêm 1 thìa bột nêm.
Sau đó cho mực khô vào xào, nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng cho cần tỏi tây và sau cùng là hành khô. Trộn đều hỗn hợp rau để ngấm gia vị. Nêm chút mì chính rồi tắt bếp.
Cách làm mực khô xào dứa
Chuẩn bị nguyên liệu
Các bước chế biến
Lấy mực khô ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút cho mực mềm, sau đó xé mực ra từng miếng nhỏ
Dứa cắt thành từng bát, rửa sạch cà chua rồi bổ dọc làm tư
Thái lát mỏng dưa chuột, cần tây rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn dài khoản 5cm
Cho chảo lên bếp, đợi nóng thì cho dầu ăn và tỏi băm vào phi thơm
Tiếp đến cho mực vào xào cho đến khi các sợi mực săn lại
Nêm nếm bằng hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, đường cho vừa ăn
Cho dứa, ớt chuông và dưa chuột vào xào khi vừa chín tới thì cho tiếp cà chua và cần tây vào xào cùng
Đảo đều tay khoản 3 phút rồi tắt bếp
Nguyên liệu cần có
Mực khô khoảng 2 đến 3 con
Các gia vị gồm mắm, đường, dầu ăn, dấm, tương ớt
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn nước mực khô bằng cồn, bếp than, bế ga hoặc lo vi sóng. Nên tách phần và phần thân ra cho dễ nướng hơn
Nướng mực xong thì dùng chày dã để loại bỏ những vệt đen rồi xé mực thành từng miếng vừa ăn
Bước 2: Pha nước sốt chua ngọt
Cho các nguyên liệu gồm mắm, đường, tương ớt, tỏi băm vào chén
Khuyến đều để các các gia vị hòa tna với nhau
Bước 3: Xào mực khô
Bắc chảo lên, đợi nóng thì cho dầu ăn vào và mực vào đảo đều đến khi mực săn lại
Sau đó cho nước sốt vừa pha vào, đảo đều với lửa nhỏ rồi cho đến khi nước keo lại
Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp
Mực khô xào rau củ
Nguyên liệu
3 con mực khô
1/2 củ hành tây
1 quả cà chua to
1 củ su hào
1 nắm nấm hương và mộc nhĩ
2 thìa cafe dầu hào
1 thìa cafe bột canh
1 chút hạt tiêu
Cách làm mực khô xào rau củ
Mực khô rửa sạch, ngâm nước sôi cho mềm trong khoảng 15-20 phút. Thái chỉ ngang con mực, dày 0.5cm. Nấm mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước nóng 5-10 phút cho nở to. Mộc nhĩ thái sợi, nấm hương thái thành 3-4 lát/nấm hoặc cắt đôi.
Cà chua, hành tây thái múi cau, xào qua với chút dầu ăn. Thêm su hào đã thái chỉ vào xào tiếp trong khoảng 5 phút, nêm 1 chút bột canh. Thêm mực đã thái chỉ vào xào cùng, nêm dầu hào, bột canh đến khi mực gần chín. Mực khô xào gần chín, thêm nấm hương và mộc nhĩ, hạt tiêu vào đảo đều, tắt bếp sau 2 phút.
Mực khô xào hành tây
Nguyên liệu
1 con Mực khô
1 củ hành tây
1 củ hành khô
Rượu, gừng tươi, các gia vị khác
Cách làm mực khô xào hành tây
Mực khô ngâm nước khoảng 4 tiếng cho mềm. Sau đó đem rửa với rượu và gừng tươi cho hết mùi tanh. Đem mực khô đã sơ chế mềm và hết mùi tanh thái chỉ. Chú ý là phải thái mực theo chiều dọc thân vì nếu thái ngang sẽ thành ra thái dọc thớ thịt và không nhai nổi đâu.
Sau khi sắp sửa đồ để nấu, bạn phi hành khô lên cho thơm, nhớ cho nhiều nhiều một chút, càng nhiều thì càng thơm và ngon. Sau đó đổ mực vào xào chín, nêm gia vị vừa đủ.
Khi nào bạn ngửi thấy mùi mực khô quyện với mùi hành phi thơm nức mũi thì được rồi đấy Hành tây xắt dọc thành sợi, xào tái riêng bình thường, khi sắp được bạn lại đổ mực đã xào chín, trộn chung cho hành ngấm vị mực và có thể thêm chút gia vị cho vừa miệng.
Mực khô xào mắm tỏi
Nguyên liệu
2-3 con Mực khô
1/2 muỗng canh đường
2 muỗng canh nước mắm
1 thìa cà phê tiêu
1 củ tỏi khô
Cách làm mực khô xào mắm tỏi
Để mực khô xào không bị cứng, bước đầu tiên bạn cần ngâm nước cho mềm, sau đó thái chỉ ướp với nước mắm khoảng 10 phút Tỏi đập dập băm rối. Phi vàng tỏi với dầu ăn, sau đó đổ mực đã ướp vào xào săn. Mực gần chín cho đường và tiêu vào đảo đều.
Mực khô xào miến
Nguyên liệu
1 con Mực khô
2 quả Trứng gà
100gr Giò
100gr Miến
1 củ Su hào
1 củ cà rốt
Hành lá, rau mùi, hành củ, hạt tiêu, gia vị, dầu ăn
Cách làm mực khô xào miến
Ngâm mực vào nước nóng cho nở. Ngâm miến nước lạnh cho mềm. Trứng tráng mỏng. Sau đó thái chỉ mực, trứng, giò, su hào, cà rốt. Miến cắt khúc. Hành củ đập giập rồi băm nhỏ. Hành lá, rau mùi thái nhỏ.
Cho hành củ vào chảo phi thơm với dầu ăn rồi cho mực và chút gia vị vào xào săn, trút ra đĩa. Xào cà rốt, su hào tái rồi tiếp tục cho miến vào và đảo đều cho chín. Trong quá trình xào bạn luôn cho thêm gia vị và đảo nhanh tay để món ăn được chín đều và ngấm gia vị.
Khi miến và su hào đã chín tới, bạn cho tiếp trứng, giò và mực đã xào vào và đảo đều lên rồi cho hành lá và một nửa số rau mùi vào đảo đều lên là được. Trút mực xào miến ra đĩa, trang trí thêm rau mùi để đĩa xào thêm bắt mắt.
Các Món Ngon Từ Cá Nâu
Cá nâu còn gọi là cá dĩa beo vì trên mình có nhiều hoa văn như da beo. Thân cá dẹp, hình hơi tròn, đầu nhỏ, ngắn, vảy phủ khắp thân.
– Cá sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt và lợ. Cá nước ngọt nhỏ con, thịt dai, còn cá nước mặn thì to con hơn, thịt mềm, béo, dẻ và thơm ngon.
– Loài cá này thích ăn rong, tảo trong thiên nhiên nên thịt cá ít tanh. Đặc biệt cá trống mình có nhiều hoa văn trông rất ấn tượng.
– Với tôi, loại cá nầy ngon đến nỗi… ám ảnh, hễ nhìn tấy con cá có hoa văn thật đẹp đó là không sao cưỡng lại được.
– Cá nâu gói lá chuối nướng trui chấm muối ớt cũng là “độc chiêu” của dân Miền tay. Cá nâu kho trái giác lạ miệng với dân thành phố. Nước dừa nấu trái giác vừa sôi, thả cá nâu làm sạch vào, nước sôi đợt nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn, đã có món vừa ngọt thịt cá vừa chua thanh vị trái giác.
– Trong vườn, rau răm tưởng như không có giá trị gì, nhưng khi được “đặt” đúng chỗ thì nó tăng thêm hương vị món ăn. Cá nâu kho rau răm là một ví dụ. Cá nâu phải kho cho thật thấm, mềm con cá, nước kho vừa lạt vừa ngọt, ăn không quá mặn mới là đầu bếp thiện nghệ. Và khi nồi cá kho đã được nêm nếm xong, nhấc xuống bếp mới cho nắm rau răm vào, vì rau răm chín quá sẽ dai. Thưởng thức cá nâu kho là ngon hơn hết vì nó thể hiện đầy đủ cái sự béo ngon và chắc thịt của con cá.
– Còn món cá nâu kho lạt thả xoài sống bằm xắt sợi giằm trái ớt hiểm vừa ngòn ngọt thịt cá, vừa chua chua vị xoài sống, vừa cay nồng trái ớt hiểm, ngon ơi là ngon. Rồi cá nâu kho trái giác cũng là món “nhớ đời” với vị chua của thứ trái cây hoang dã, mọc ven bờ mương, sông, rạch, lề đường này.
– Dân đồng bằng sông Cửu Long ưa nấu ngót bằng khá nhiều loại cá, trong đó có cá nâu. Vị chua của cà chua, vị hăng nhẹ của hành lá và mùi thơm của cần tàu sao mà quyến rũ vậy, khi hòa với vị ngọt của cá nâu. Người dân khu vực này cũng thường hay nấu cá nâu với dưa cải. Cũng là món canh chua hấp dẫn khẩu vị nhiều người.
– Cá nâu cũng trở thành món lẩu đặc sắc. Lẩu cá nâu cơm mẻ hoặc trái giác là món ăn phổ biến, cạnh tranh ăn đứt các thứ lẩu cá khác. Món này ăn kèm với các loại rau vườn. Nào bông súng, đậu rồng, bắp chuối, rau mác, cù nèo, bông và đọt lục bình… Vị ngọt của cá nâu, vị chua đằm của cơm mẻ hoặc trái giác sẽ khiến người ăn nhớ mãi.
– Cá nâu ngon nhất phải nặng khoảng 300g. Muốn thưởng thức những món ngon cá nâu, bạn nên chịu khó xuống miệt Miền tây vừa thưởng ngoạn cảnh quan, bạn vừa tấm tắc khen mấy má, mấy “chế” (chị) nhà mình sao mà khéo tay quá chừng vậy!
1. Cá Nâu nấu Mẻ
– Cá nâu có thể chế biến thành nhiều món ngon như chiên tươi hoặc muối chiên, kho hoặc gói lá chuối nướng chấm muối ớt chanh cũng khó có món nướng nào qua mặt nổi. Nhưng có một món nữa được xếp vào hàng “cao cấp”, đó là món cá nâu nấu mẻ. Muốn làm món này, người ta chỉ chọn những con cá thật tươi.
– Cá để nấu mẻ thích hợp nhất là loại khoảng 300g/con, đem về cạo vảy, làm sạch, để cho ráo nước trước khi nấu.
– Có nhiều cách nấu lẩu chua như nấu với bần, trái giác, me non, chanh, trái giấm, xoài… nhưng hình như cá nâu có duyên với cơm mẻ.
– Chính nước cơm mẻ sẽ giúp thịt cá có màu trắng, thơm ngon, mềm nhưng không bở. Đặc biệt, nước súp có vị chua, cay, mặn, ngọt thanh tao, càng ăn càng thấy ghiền.
– Cũng như các nồi lẩu khác, món này ngon hay không một phần nhờ tài nêm nếm của đầu bếp, nhất là cách sử dụng gia vị sao cho thơm ngon và kích thích được vị giác.
– Lẩu chua cũng không thể thiếu ớt, sả và rau thơm. Sả giúp cá mất mùi tanh, ớt kích thích vị giác. Còn ngò gai, quế đất sẽ giúp nồi canh chua thăng hoa, mùi vị đậm đà, ăn đứt các món lẩu khác.
– Cá nâu nấu mẻ có thể dùng trong bữa ăn chính, cũng có thể ăn kèm với bún và rau tươi như bông súng, bông so đũa, bông điên điển, bồn bồn… Ngon tuyệt!
2. Cá nâu kho củ cải
Nguyên liệu:
1 con cá nâu to (nhỏ thì 2 con)
1 củ cải trắng
Vài cọng hành lá
4 trái ớt
1 củ tỏi
Nước mắm, đường, mirin, muối, nước màu, rượu trắng
Cách làm:
Cá nâu rửa với nước muối, xả sạch để ráo nước. Chặt thành 2 khúc để dễ kho. Khứa vài dao trên mình cá để dễ thấm gia vị. Ướp cá với tí muối cho chắc thịt.
Đâm tỏi, ớt trong thố. Cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh mirin, 2 muỗng canh nước lọc, 2 muỗng canh rượu nấu ăn, 2 muỗng cafe nước màu, 1 muỗng canh dầu ăn. Quậy đều. (Tuỳ bạn muốn ăn nhiều nước hơn thì tăng định lượng)
Bắc chảo lên, cho hỗn hợp nước sốt trên vào, nấu sôi. Thả cá vào. Đậy nắp, để lửa vừa. Để khoảng 5ph trở cá sang mặt kia để cá thấm gia vị. Đậy nắp. Khi cá chín đều thì bỏ củ cải đã xắt khối vào. Trải đều chảo. Đậy nắp. Canh trở củ cải để củ cải thấm đều. Tuỳ bạn thích ăn cứng hay mềm mà nấu bao lâu. Khi đã vừa ý thì tắt bếp. Bỏ hành lá cắt khúc vô. Đậy nắp 1 phút cho hành chín.
3. Cá nâu kho khế
Nguyên liệu: Cách làm:
Cá nâu làm sạch, rửa với chút giấm cho sạch nhớt, bớt tanh
Ướp cá với 1 chút xíu muối, 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cf hạt nêm, 1 muỗng cf bột ngọt, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng cf nước màu, 1 muỗng cf tỏi ớt băm.
Sau 30′, cho cá lên bếp kho với lửa nhỏ, khi cá vừa chín tái thì cho 1 chén nước sôi vào cho kho thêm khoảng 5 phút thì cho khế cắt lát vào kho chung với cá.
Nhớ là khi kho cá lúc nào lửa cũng chỉ riu riu và nước xâm xấp mặt cá, lâu lâu trở nhẹ cá và khế. Kho khoảng 30′ thì xong, cho thêm hành ớt (tuỳ ý Đến giai đoạn cá kho hơi
Kho thêm khoảng 10′ với lửa nhỏ cho khế thấm vào cá, nước sâm sấp mặt thì tắt bếp, trang trí hành ớt tuỳ ý.
Món này ăn kèm rau luộc thập cẩm thì hao cơm lắm ạh! Mình nấu đãi khách thì sẽ kho nhiều nước chút (dùng nước dừa tươi) rồi cho lên đĩa inox sâu lòng, để lên bếp cồn mini để khách có thể nhúng rau luộc vào ăn nóng và rất ngon ạh!
4. Cá nâu kho trái giác
Nguyên liệu:
1 kg cá nâu
200 g trái giác
Nước mắm
Muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, giấm, nước màu (nước đường sên caramen)
Tỏi, ớt, hành lá
Cách làm:
Cá nâu làm sạch, rửa với chút giấm cho sạch nhớt, bớt tanh
Ướp cá với 1 chút xíu muối, 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cf hạt nêm, 1 muỗng cf bột ngọt, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng cf nước màu, 1 muỗng cf tỏi ớt băm.
Sau 30′, cho cá lên bếp kho với lửa nhỏ, khi cá vừa chín tái thì cho 1 chén nước sôi vào cho kho thêm khoảng 5 phút thì cho trái giác (bóp cho giập nhẹ 1 ít) vào kho chung với cá.
Nhớ là khi kho cá lúc nào lửa cũng chỉ riu riu và nước xâm xấp mặt cá, lâu lâu trở nhẹ cá và trái giác. Kho khoảng 30′ thì xong, cho thêm hành ớt (tuỳ ý).
Theo saulaifood
Bạn đang xem bài viết Món Ngon Lạ Miệng Từ Đậu Rồng trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!