Xem Nhiều 5/2023 #️ Nậm Pịa, Món Ăn Độc Đáo Của Thái Ở Tây Bắc # Top 14 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 5/2023 # Nậm Pịa, Món Ăn Độc Đáo Của Thái Ở Tây Bắc # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nậm Pịa, Món Ăn Độc Đáo Của Thái Ở Tây Bắc mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nậm pịa, hay còn được gọi là nặm pịa, hoặc pịa, món ăn truyền thống và độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đối với người Thái, nậm pịa là món ăn không thế thiếu khi đãi khách. Chính vì cái tên cũng như hương vị là lạ mà nậm pịa gây cho thực khách bao cảm giác lạ lùng, thú vị.

Nậm pịa, hay còn được gọi là nặm pịa, hoặc pịa, món ăn truyền thống và độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đối với người Thái, nậm pịa là món ăn không thế thiếu khi đãi khách. Chính vì cái tên cũng như hương vị là lạ mà nậm pịa gây cho thực khách bao cảm giác lạ lùng, thú vị.

Nậm pịa là món ăn riêng có ở Tây Bắc, do đồng bào người Thái sáng tạo và gìn giữ bao đời nay. Tên nậm pịa theo tiếng Thái, “nậm” là canh, “pịa” là chất sền sệt trong ruột non của con bò, con trâu, con dê.

Pịa được lấy từ ruột non của những con vật ăn cỏ như dê, bò, trâu và một số loại khác. Sự tỉ mỉ, khéo léo của người Thái tập trung cao độ ở món ăn này. Khi mổ những con vật này, người Thái lấy bộ lòng non và thắt hai đầu lại để giữ nguyên chất dịch trong ruột non. Chất dịch đó là phần quan trọng để làm món nậm pịa, được lấy cẩn thận để đem nấu.

Bà con người Thái lấy lục phủ ngũ tạng của con vật đó như cuống tim, dạ dày, gan, ruột non… đem ninh nhiều giờ liền với xương cho đến khi nước dùng đủ vị ngọt và ngậy. Phần ruột non sau khi đã lấy pịa thì cắt khúc đem ninh cùng xương, rồi cho pịa vào và nêm cùng các loại rau thơm, lá đắng, rau mùi được băm nhỏ. Gia vị của món ăn này bao gồm ớt, tỏi, và mắc khén, một loại gia vị ma thuật của núi rừng Tây Bắc. Những loại rau thơm và gia vị tôn lên hương vị đậm đà của món ăn.

Nậm pịa được đun cho đến khi sánh lại, nước dùng sền sệt, màu nâu. Nếu mới nhìn, món nậm pịa không được bắt mắt, cũng như mùi vị khi nếm thử miếng đầu tiên sẽ gây khó chịu cho một số người. Vị đắng hăng và hơi khó ngửi, thậm chí với một số người sẽ thấy đắng ngắt, khó ăn. Nhưng nếu cảm nhận thật kỹ, thật chậm, món ăn này sẽ cuốn hút lòng người.

Vị đắng của lá đắng, của rau rừng, vị cay nồng của mắc khén đưa thêm vị ngọt của xương, thịt và pịa, làm cho người ăn cảm nhận vị đắng nơi đầu lưỡi rồi chuyển thành vị ngọt say mê nơi cuống lưỡi.

Nậm pịa được dùng như món canh hoặc món nước chấm. Khi dùng là nước chấm, người Thái luộc thịt bò, thịt dê để chấm cùng nậm pịa. Dùng là món canh, nậm pịa được ăn với cơm và các loại rau thơm. Dùng theo cách nào, nậm pịa cũng nổi bật được hương vị lạ, lan tỏa tới mọi giác quan.

Chúng tôi bất ngờ và thích thú thưởng thức cảm giác là lạ bởi vị đắng chuyển sang ngọt một cách li kì, khiến những ai đã ăn, thì sẽ mê mẩn, không quên được. Nét độc đáo của món nậm pịa cũng như nét đặc sắc trong ẩm thực của người Thái cứ ru lòng người một cách nhẹ nhàng, quyến rũ.

Nậm pịa, một món ăn mang màu sắc hoang sơ, lâu đời vào bậc nhất của núi rừng, là nét độc đáo trong ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái, khiến cho bước chân du khách quyến luyến mảnh đất và con người, xao xuyến với những hương vị riêng có của rẻo cao.

Món Ngon Độc Đáo Của Miền Tây

Cá chạch, ốc đắng, cá rô đồng, những loại cá bình dâncủa vùng sông nước, kết hợp với bông súng, bắp chuối… sẽ làm nên những món ăn ngon độc đáo.

Lẩu chua bông súng cá rô đồng là món ngon đặc sắc của vùng sông nước, ruộng đồng. Cá rô có thịt ngọt, thơm, béo.Mùa nước nổi, hay khi lũvề, nông dân thường ra ruộng đồng, bờ sông giăng lưới bắt cá. Cá ngon nhất là loại to cỡ chừng non ba ngón tay khép lại, dân gian gọi là cá rô “mề”. Bắt chừng khoảng 9 con cá rô mề, đánh sạch vẩy, bỏ ruột, chặt vi, móc mang, để nguyên con, thế là có nồi lẩu ngon lành.

Rau ghém ăn lẩu chua cárôđồng rất phong phú: bông súng, đậu bắp, rau muống đồng, rau nhút, bắp chuối, giá sống, cần ống… Nhưng thành phần rau chủ yếu vẫn là bông súng đồng.

Bông súng mọc hoang rất nhiều ở các bưng, đìa, ao, vũng… Cọng bông súngmọc ngầm dưới nước, có khi dài đến hàng chục mét, tước bỏ vỏ, cắt đoạn chừng 10cm cho dễ ăn.

Nồi nước bắc lên bếp, nước sôi nêm ít muối hột. Sả bằm phi nhẹ, ớt xắt látcho vào khi nước sôi dịu xuống. Nêm đường, bột ngọt, tí nước mắm ngon. Lần lượt bỏ cà chua hoặc me vào nồi nước dùng. Nếu có mẻ tán nhuyễn làm chất chua thì rất tuyệt. Nêm lẩu bằng rau mùi om là đúng điệu nhất, bởi loại rau này có mùi thơm rất dân dã.

Nồi lẩu sôi mới thả cá vào, cá vừa chín thì vớt ra dĩa, ăn nóng, chấm với chút nước mắm nguyên chất.

Rau nhúng vào nồi lẩu sôi liu riu, ít nhiều tuỳ theo ý thích của bạn, ăn với bún hoặc cơm. Thịt cá rô thơm béo, bông súng mềm dịu, nước lẩu chua hơi cay sẽ tạo nên nét rất riêng của món lẩu cá rô đồng này.

Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối

Ở đồng bằng Sông Cửu Long, ốc đắng có khá nhiều trên những cánh đồng, sông rạch, mương ao… Vào mùa mưa chỉ cần cầm rổ thưa lội xuống sông, rạch, mương, ao, mò tìm non giờ đồng hồ là bạn có thể bắt được vài kí ốc đắng đem về.

Ốc đắng rửa sạch bùn đất, cho vào thau ngâm vài tiếng đồng hồ với nước vo gạocho ốc nhả cặn, nhớt, đất trong miệng chúng tôi đó đem chà rửa thêm nhiều lần cho thật sạch, rồi đổ ốc vào nồi, luộc với ít lá sả, lá ổi cho thơm. Khoảng 10 phút sau thấy ốc tróc bong vỏ đầu, đổ ra rổ, đợi ráo nước, dùng tăm cứng, gai nhọn lể lấy ruột, bỏ riêng vào tô. (Nếu muốn ăn nhanh, ta có thể ngâm ốc đắng vào thau nước sạch có pha giấm, ốc ngậm phải chất chua sẽ nhả nhớt nhanh hơn.)

Bắp chuối xiêm hoặc bắp chuối hột xắt nhuyễn, ngâm nước, vắt một miếng chanh để bắp chuối có màu trắng nhạt, không đen. Sau đó vắt, hoặc bópnhẹ bắp chuối cho ráo nước. Gia vị bóp gỏi phải có nước mắm, đường, bột ngọt, dấm, tỏi ớt bằm nhuyễn.

Cho ruột ốc vào trộn đều với gỏi bắp chuối và một ít da heo luộc xắt mỏng, rải lên dĩa gỏi một ít rau thơm xắt nhỏ cùng đậu phộng rang đâm hơi nhuyễn. Nếu có thịt ba chỉ luộc xắt mỏng sắp đều quanh dĩa gỏi thì tuyệt vời.

Gắp gỏi ốc trộn bắp chuối kèm ít rau thơm như: rau húng nhủi, rau răm, chấm với nước mắm tỏi ớt. Món gỏi ốc đắng này có thể ăn trong bữa cơm hay nhâm nhi với chút rượu nếp rất ngon.

Cá chạch nướng là một món ăn rất hấp dẫn ở miền Tây. Để làm món cá chạch nướng, nên chọn những con bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhỏ, hơi nhọn, dài khoảng gang tay.

Cá chạch bắt lên rửa trong nước phèn chua cho sạch, để ráo nước.Cơm mẻ tán nhuyễn, nêm chút muối, đường, bột ngọt, ớt băm nhỏ. Trộn tất cả hỗn hợp đó vào với nhau sao cho vừa ăn.

Rau sống gồm: chuối chát, khế chua, đọt cóc, ngò gai… rửa sạch đặt sẵn trên dĩa.

Bếp than hồng được chuẩn bị sẵn, xếp cá chạchlên vỉ nướng. Khi ngửi thấy mùi thơm, và da cá nhăn dúm lại, bong ra khỏi vỉ nướng là cá sắp chín. Phết một lớp cơm mẻ lên trên mình cá, đợi se mặt là dùng được.

Ăn cá chạch nướng, kẹp với rau sống chấm cơm mẻ. Thịt cá beo béo, mùi cá nướng thơm lựng, cơm mẻ vị chua chua, cay cay…nhâm nhi để biết thêm một đặc sản nữa của miền Tây.

Pa Pỉnh Tộp, Món Ăn Đặc Biệt Của Người Thái Ở Tây Bắc

Trong các món ẩm thực phong phú của dân tộc Thái phải kể đến món “Pa pỉnh tộp” (tức cá nướng gập nguyên con). Với cách chế biến, gia vị cầu kì hơn so với cá nướng thông thường, “pa pỉnh tộp” ăn có vị thơm ngon đặc biệt.

Do tập quán sinh sống của đồng bào Thái thường ở nơi gần sông, suối, ao hồ nên những người đàn ông đánh bắt cá rất giỏi. Vì thế, cá là món ăn quen thuộc của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam.

Pa pỉnh tộp đã ướp xong gia vị.

Cá có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: Nướng, rán, hấp, kho, cá chua, cá hun khói (pa giảng), cá gói lá nướng, canh cá, gỏi cá….Tuy nhiên, đây là những món chế biến khá đơn giản. Còn món “pa pỉnh” mới là món được chế biến, cầu kỳ hơn, không chỉ phục vụ bữa cơm hàng ngày, mà còn được làm để người Thái đãi khách quý đến thăm. Chị Tòng Thị Vinh, người Thái ở bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La, chuyên phục vụ các món ăn dân tộc, cho biết:

Pa pỉnh tộp cần nhiều thứ gia vị trộn lẫn với nhau sao cho đậm đà, gồm: Rau thơm, hành lá, thì là, rau húng, thái nhỏ, xả, hành củ, gừng, tỏi, ớt tươi được đập dập giã nhỏ, sau đó trộn mắm muối mì chính vừa đủ. Nhưng có một thứ không thể nào thiếu được, đó là “mák khén”. Đây là một loại hạt tiêu rừng, có vị thơm, hăng hăng, cay cay rất đặc trưng chỉ có ở miền núi Tây Bắc, dùng để làm gia vị cho hầu hết các món ăn của đồng bào vùng cao. Việc chọn cá, cho đến cách trộn gia vị ướp cá cũng rất quan trọng.

Pa pỉnh tộp đã được nướng chín.

Chị Lò Thị Thuỷ, nhân viên nhà hàng Nậm La, thành phố Sơn La, cho biết: “Tôi làm ở nhà hàng Nậm La được nhiều năm rồi. Các món ăn dân tộc Thái như pa pỉnh tộp, cơm lam, gà nướng đều không thể thiếu được. Khách du lịch đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…lúc nào cũng phải có đủ các món phục vụ khách ăn. Ngoài ra còn gửi đi tận Hà Nội làm quà, nhất là cá pỉnh tộp, ai được ăn cũng khen ngon. Tuy nhiên, pa pỉnh tộp có nhiều loại cá, phải biết chọn cá nuôi ở ao, cá sông suối tự nhiên thì nướng mới không bở, thịt chắc, ăn mới thơm ngon. ”

Khi đã xát ướp đầy đủ gia vị lên toàn thân cá, phần nhiều gia vị này được trộn lẫn với lòng cá đã làm sạch rồi cho vào trong bụng cá. Sau đó gập ngang thân cá lại, tức là gập làm sao phần đầu và phần đuôi cá chụm lại với nhau. Bà con dùng thanh nứa, que tre tươi chẻ đôi một đầu làm cái kẹp cá và dùng lạt buộc chặt một đầu kẹp lại với nhau, đặt lên nướng trên than củi đỏ rực. Nếu dùng thanh tre, nứa khô để kẹp nướng thì dễ bị cháy, làm gẫy kẹp trong khi cá chưa kịp chín.

Trong quá trình nướng, cũng phải điều chỉnh lượng than củi ít hay nhiều sao cho hợp lý và xoay lật chiều nướng cho cá chín đều, thơm ngon, nhìn ngoài vàng ươm mà bên trong cũng đủ độ chín kỹ. Pa pỉnh tộp nóng hổi ăn với xôi nếp thì càng hấp dẫn.

Thưởng thức “pa pỉnh tộp” tại nhà hàng Nậm La, thành phố Sơn La, chị Nguyễn Lan Phương, du khách đến từ Hà Nội cho biết:”Cá Pa pỉnh tộp là một món cá nướng nhưng ở trên này tôi thấy nhiều lắm, cầu kỳ lắm, nhiều gia vị khác nhau. Có rất nhiều yếu tố để hội tụ một món ăn ngon và như cá pỉnh tộp thì tôi thấy hết sức ấn tượng.”

Trong các gia đình người Thái, Pa pỉnh tộp là một món đặc sản dân tộc không thể thiếu trong bữa cơm tiếp đãi khách quý đến thăm, thể hiện sự tôn trọng khách của gia chủ. Trong đám cưới đám hỏi cũng vậy, nhà trai sang bên nhà gái ăn hỏi cũng phải có đôi gà luộc, đôi cá nướng để mở đầu câu chuyện. Lúc đi rừng, lên nương, bà con cũng thường mang theo gói xôi, gói cá nướng để ăn. Hoặc khi đi thăm thân, gia chủ cũng sẽ mang theo gói xôi, gói cá nướng của nhà mình để làm chút quà biếu.

Đặc biệt mỗi dịp tết đến xuân về, dù nhà giàu hay nhà nghèo, các gia đình người Thái cũng phải có con cá pỉnh tộp để đặt lên bàn thờ tổ tiên, báo với tổ tiên rằng sau một năm vất vả làm ăn, con cháu trong nhà cũng kiếm được gà, cá để dâng lên tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu, một năm mới an khang, thịnh vượng. Pa pỉnh tộp cũng là món ăn rất hấp dẫn khó quên đối với du khách gần xa mỗi dịp lên với miền núi Tây Bắc.

Tòng Anh

Ẩm Thực Độc Đáo Ngày Tết Của Người Nam Tây Nguyên

Thường thì vào đúng vụ canh tác lúa năm trước đã xong, mẹ lúa đã được rước về kho, cửa kho đã được cài chặt, tiếng sấm đầu mùa còn chưa nghe âm âm vang vọng ở chân trời đằng xa, vụ mùa sau chưa đến, chưa giục là thời điểm cộng đồng Nam Tây Nguyên mở hội và kèm theo đó là các món ăn Tết “độc, lạ”.

Piang tăm ding dơr” dịch ra tiếng phổ thông là cơm nấu trong ống lồ ô. Cơm này đặc biệt ngon, đặc biệt thơm và đặc biệt dẻo. Món ăn giản dị mang hương vị rừng núi ấy, giờ không còn gói gọn trong phạm vi Tây Nguyên nữa, mà đã trở thành món ẩm thực được thực khách thập phương ưa chuộng. Cách làm piang tăm ding dơr như sau:

Đầu tiên, chọn gạo nếp mới gặt có hạt to, mẩy, trắng. Sau đó, vo gạo thật sạch, rồi đem ngâm nước khoảng 5 tiếng đồng hồ. Tiếp theo, vớt gạo ra ngoài và để ráo nước. Trước đó, ống lồ ô cũng đã được chuẩn bị sẵn. Ống lồ ô phải còn tươi, không non quá cũng không già quá. Mỗi đốt lồ ô là một ống nấu loại cơm này. Cuối cùng, đổ gạo vào ống lồ ô, thêm nước cho ngập gạo, rồi cời bếp nổi lửa và nấu. Trong quá trình nấu, phải xoay ống lồ ô liên tục, cũng như giữ ngọn lửa cháy không to quá hoặc nhỏ quá để cơm chín đều. Piang tăm ding dơr có thể ăn với cá suối, thịt rừng và rau rừng.

Người bản địa Tây Nguyên gọi món ăn ngon, lạ này là “Poăc buh”. Nó là món ăn truyền thống, được chế biến từ thịt bắp của trâu, bò, lợn, nai… nguyên liệu. Những miếng thịt được lựa chọn kỹ càng trước khi treo lên gác bếp cùng với quá trình sấy kỳ công đã làm cho món ăn trở nên độc đáo. Trước kia, thịt xông khói là thực phẩm dự trữ của người Tây Nguyên. Mỗi khi nhà có khách quý, hay dịp hội Tết, người Tây Nguyên lại lấy loại thịt này ra chế biến món poăc buh để ăn và đãi khách. Thịt xông khói nướng sẽ ngon hơn, thơm hơn khi được chấm với muối ớt xanh cay xé lưỡi.

Món thịt nướng truyền thống.

Trong món ăn ngày Tết của người Tây Nguyên thể nào thế nào cũng có món “Biăp n’se” – rau bép. Ngày nay, rau bép đang trở thành đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn ở Tây Nguyên. Từ rau bép, người Tây Nguyên đã làm nên những món ăn mang đậm hương núi, vị rừng như: canh cua rau bép, rau bép xào tỏi, rau bép xào thịt bò, rau bép nấu lẩu với tôm… Thực khách đến Tây Nguyên hầu hết đều gọi món này để vừa thưởng thức, vừa khám phá cái mùi vị độc đáo của đại ngàn. Theo kết quả kiểm nghiệm tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, trong rau bép, hàm lượng chất khoáng khá cao. Ngoài ra, rau bép còn chứa các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe, cũng như chứa nhiều chất kháng sinh làm tăng sức đề kháng của cơ thể… Rau bép có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, kích thích vị giác người ăn.

“Dà ce bri”, tức nước chè rừng, thức uống gắn bó hàng trăm năm nay với người Tây Nguyên. Chè rừng thường mọc ở những nơi đất có nhiều đá. Sau khi hái chè rừng về, người Tây Nguyên đem phơi khô, rồi gói trong bao nilon. Thỉnh thoảng tưới ít nước ở bên ngoài bao nilon để làm ẩm. Mỗi lần sử dụng thì lấy một ít lá chè đun với nước, hoặc cũng có thể hãm với nước sôi như hãm nước vối. Nước chè rừng màu nâu ngăm ngăm và sẽ sẫm màu hơn khi để qua hôm sau. Chè rừng uống ngọt và thơm, vị nửa chè nửa vối. Uống chè rừng mùi vị nhẹ nhàng, ít bị kích ứng, nhất là ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon giấc. Nhờ công dụng này mà phụ nữ Tây Nguyên sau khi đẻ có thể lên rẫy làm việc được ngay. Nếu uống chè rừng đều đặn mỗi ngày thì có thể chữa khỏi bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, nước chè rừng còn có công dụng mát gan, giải độc cơ thể…

Thức uống lên men không thể thiếu của người Tây Nguyên đó là rượu cần. Người bản địa Tây Nguyên gọi thức uống độc đáo này là “T’rơ nờm”. Muốn có rượu cần ngon, đòi hỏi phải có men tốt. Men rượu cần được làm từ lá rờ hộch, lá dâu, bột riềng rừng, bột ớt hiểm, muối, bột gạo, vỏ trấu… Men đã sẵn, công việc tiếp theo là nấu loại cơm ngon nhất, rồi đem trộn đều với men rượu. Sau đó, cho hỗ hợp cơm – men này vào ché và ủ kín trong ché càng lâu càng tốt. Rượu cần có vị ngọt sâu, hương thơm đằm, mang đúng đặc trưng rừng núi. Người Tây Nguyên luôn coi rượu cần là thức uống để gắn kết các thành viên trong cộng đồng, gắn kết cộng đồng này với cộng đồng khác và gắn kết dân bon với các thế lực siêu nhiên. Vì vậy, trong nghi thức cúng Yàng và cả trong những lễ hội truyền thống, rượu cần là thứ không thể thay thế.

Ẩm thực ngày Tết của người Nam Tây Nguyên là nét văn hóa độc đáo của người Nam Tây Nguyên. Nó mang nhiều yếu tố tập truyền độc đáo. Tất nhiên, nói đến Tây Nguyên mà quên nhắc yếu tố tâm linh, kể cả trong văn hóa ẩm thực, thì quả là… chưa hiểu Tây Nguyên. Thế nên, ẩm thực cũng là một phần của tín ngưỡng người Tây Nguyên, vì nó thể hiện sự sẻ chia, tình đoàn kết, cố kết trong cộng đồng.

Nguồn: Báo Lâm Đồng

Bạn đang xem bài viết Nậm Pịa, Món Ăn Độc Đáo Của Thái Ở Tây Bắc trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!