Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ăn Đặc Sản Nổi Tiếng Đông Nam Bộ mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đông Nam Bộ là một khu vực có nền kinh tế phát triển nhất cả nước, nổi tiếng với các khu công nghiệp ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng làm nức lòng các thực khách khi tới đây.
1. Đặc sản cá dứa Cần Giờ
2. Đặc sản bò tơ Củ Chi
Củ Chi là một huyện nằm cách không xa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là bao nhưng đặt chân đến đây người ta cứ ngỡ như vừa bước vào một thế giới khác. Ngoài các di tích nổi tiếng Củ Chi còn thu hút du khách bởi các món ăn ngọn trong đó phải kể đến là bò tơ Củ Chi, một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng Đông Nam bộ.
3. Đặc sản lẩu cá đuối
Cá đuối là loại cá thịt dai, thân dẹp, hình rẻ quạt, đuôi dài, đầu nhỏ, thân cá đuối tròn và dẹp. Đặc điểm chung của cá đuối là xương sụn, hình dẹt, đầu thân mắt bụng xếp tròn nhìn trông giống chiếc quạt, đuôi cá dài ra ngoài như cái cán quạt. Do thân cá được cấu tạo từ chất sụn cứng và đàn hồi nên thịt cá ngon và cho nhiều dinh dưỡng.
4. Đặc sản ốc Vú Nàng
5. Đặc sản bánh bèo bì
6. Đặc sản ve sầu sữa chiên giòn
Ve sầu sữa chiên giòn không phải là một món ăn truyền thống lâu đời tại Bình Phước nhưng hiện nay nó đang trở thành một món ăn đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến vùng đất này. Nếu muốn có món ăn này, người dân phải chọn đúng thời điểm chúng tách mình khỏi lớp vỏ ban đầu, bởi khi lột xác những con ve sầu thân rất mềm, gọi là ve sầu sữa. Chỉ sau khi lột xác khoảng 30 phút, cánh khô cứng lại, ăn sẽ không ngon.
7. Đặc sản dế cơm chiên nước mắm
8. Đặc sản gà hấp bưởi
9. Đặc sản bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh trảng bàng là một món ăn quen thuộc với hầu như mỗi gia đình ở Trảng Bàng – Tây Ninh, một trong những món đặc sản nổi tiếng của Đông Nam Bộ. Nước hầm của món bánh canh Trảng Bàng chứa đựng tinh hoa ẩm thực miền Nam Bộ. Đặc trưng của món ăn là nước dùng trong veo, ngọt thịt từ xương heo, rau củ.
Những Món Ngon Đặc Sản Nổi Tiếng Nhất Miền Tây Nam Bộ (Phần 2)
Được mệnh danh là quê hương của những món ngon đặc sản Nam Bộ! SOHA TRAVEL sẽ giới thiệu tiếp theo đến bạn những món ăn đặc sản Miền Tây chỉ có duy nhất khi đi du lịch Miền Tây, các món ăn dân dã Miền Tây Nam Bộ sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm cực khó quên. Cùng măm măm tiếp các bạn nhé!
Danh sách các món ăn đặc sản Miền Tây Nam Bộ ăn vào là ghiền ngay
Món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Nguyên liệu nấu món này gồm cá lóc đồng và rau đắng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Thành phần làm nên gia vị cho món ăn là rau đắng. Người dân miệt vườn khi ăn món này chỉ cần đi một vòng trong vườn nhà là có đủ một rổ rau đắng tươi thơm ngon. Múc cháo ra bát, cho vào ít thịt cá lóc và thưởng thức với đĩa rau đắng tươi ngon. Bạn có thể nêm thêm một tí nước mắm, một lát chanh để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.
Cháo cá rau đắng thanh mát ngon lành
Món ngon Miền Tây sông nước – Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Nguyên liệu chính của món này là cá lóc đồng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh. Trong những ngày nắng nóng, cháo cá lóc không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Nguyên liệu nấu món cháo cá lóc rau đắng gồm cá lóc đồng làm sạch, lọc hết xương và ướp gia vị cho vừa ăn rồi mang hấp chín. Rau đắng là loại rau đắng đất, được mọc tự nhiên trong vườn nhà. Nấm rơm còn nụ tươi, hành ngò, gừng tươi cắt lát mỏng, tiêu, ớt, chanh, giá… Đặc biệt món cháo cá miền Tây này còn để thêm tương ngọt và lạc rang giã nhỏ cho có nhiều vị thơm ngon.
Thịt chuột là món ăn “khoái khẩu” không chỉ của người miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều người nếu có dịp thưởng thức một lần. Đến mùa chuột, bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình, sau nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột bảo vệ mùa màng.
Bên cạnh các món ngon từ chuột, người nội trợ ở đồng đất miền Tây Nam Bộ còn nghĩ ra món ngon độc đáo đó là chuột xào kiệu, cùng với hành tây, gốc hành lá, nấm rơm và rau cần tàu, người ta có một món ngon nhớ mãi. Gắp một miếng chuột cho vào miệng, nhai, nghe những sớ thịt chuột mềm trong răng và mỡ của nó tươm tràn trên mặt lưỡi. Cái vị ngọt béo, thơm của thịt chuột chưa kịp tan hết trong miệng, gắp vài ba củ kiệu, chấm tương ớt, sẽ nghe mùi hăng nồng đặc trưng của kiệu hòa trong mùi hăng nồng của hành tây và rễ hành lá. Đây là món ăn đặc sản Miền Tây được rất nhiều du khách yêu thích.
Tour khu du lịch Lan Vương – Bến Tre 1 ngày Chuột đồng quay lu ngon khó cưỡng Món chuột xào củ kiệu hương vị đặc trưng của kiệu làm thịt chuột có độ mềm và ngọt lịm.
Món chuột nướng muối ớt – Cùng thưởng thức nàng “Tí” nào
Đối với người dân Miền Tây thì Lẩu Mắm là một món ăn đặc sản ngon nhất, được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Nếu bạn đã từng đến đây và đã một lần thưởng thức Lẩu Mắm thì sẽ nhớ mãi hương vị của Miền Tây sông nước này. Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên món lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích.
Lẩu mắm phong phú với hàng chục nguyên vật liệu đi kèm
Mỗi khi xa quê, những người con đất của phương nam vẫn không thể quên được hương vị món ăn nơi quê nhà, trong đó món lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong những ngày mưa. Chính cái màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặt, vị ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm trong danh sách các món ăn dân dã đậm chất miền Tây.
Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.
Khi ăn bỏ thêm nấm rơm, cà tím, khổ qua sẽ tăng vị ngon ngọt và sắc màu cho nước, ăn kèm với thịt ba rọi, tép bạc, cá tra hoặc cá basa, cá kèo, tôm sú… Các loại rau và các loại bông ăn kèm nhúng vào nước lẩu mắm, ăn tái giòn, đượm vị mắm mà không mất mùi thơm của rau. Đây là món ngon độc đáo của Miền Tây.
Đồng bằng sông Cửa Long là “vựa” cá đồng rất phong phú. Trong các loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửa Long thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất, cá lóc được chế biến rất nhiều món như: cá lóc đắp bùn, cá lóc nướng trui, cá lóc nướng lá sen, cá lóc hấp bông so đũa khô, chiên, hấp, nấu canh…mời các bạn hãy thưởng thức món “cá lóc hấp mẻ” rất bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn.
Cá Lóc chế biến cũng rất đơn giản, không cần đánh vẩy, cạo nhớt, mổ ruột, hay tẩm ướp gia vị trước. Đặc biệt cá ở đây là cá đồng nên khi ăn thịt rất thơm, mềm, dai rất ngon và có vị ngọt. Còn Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men, có vị chua dịu, rất đặc trưng.
Hành củ cắt lát mỏng, hành cọng cắt khúc dài, lót dưới khay. Cá ngâm nước muối vài phút, rửa thật sạch, cho lên trên khay. Phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy da cá nhăn nhíu lại là cá đã chín.
15. Lẩu cá linh bông điên điển
Dân Miền Tây ai cũng biết đến loài cá linh còn các du khách đã thưởng thức loài cá này thì sẽ ấn tượng mãi bởi thịt của chúng có vị rất đặc trưng. Cá linh hầu như không có xương nên ăn được nguyên con mà càng non thì thịt càng ngọt, béo ngậy.
Cá linh đầu mùa hay cuối mùa chế biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh… Đặc trưng nhất là món lẩu cá linh bông điên điển, nước dùng được nấu bằng nước dừa tươi và me chua còn sống, nêm nếm hơi chua vừa ăn.
Đây được xem là món lẩu ngon nhất của miền Tây sông nước này! – Món ăn đặc sản Miền Tây
Thứ hoa màu vàng rực, bắt mắt được thả nổi và cá, rau trong nồi lẩu trông vừa đẹp, vừa hấp dẫn
Đây là món ăn phổ biến vào mùa nước nổi (khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm). Để làm món ăn này, người ta chọn những con cá linh còn tươi rói, béo tròn, làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo. Bông điên điển chọn loại còn tươi, chưa bung cánh, khi ăn vừa giòn vừa có hương thơm nhẹ. Tùy theo từng vùng mà nước dùng của món lẩu này được nấu bằng nhiều cách khác nhau.
Có người ninh xương heo, xương cá để lấy vị ngọt, nhưng cũng có nơi nấu bằng nước dừa tươi để nước lẩu vừa trong vừa có vị ngọt thanh dễ chịu. Là món ăn hương đồng gió nội nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà. Được xem là món ăn đặc sản Miền Tây nên bạn nhất định phải thưởng thức.
Bún nước lèo là món ăn khá phổ biển tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và đặc biệt nổi tiếng tại Sóc Trăng. Yếu tố quyết định tới độ ngon của mỗi tô bún chính là nhờ vào nước lèo nấu bằng mắm cá lóc, mắm cá bông hoặc mắm cá sặc đã được lược xác cẩn thận, trong vắt và dậy mùi.
Nước lèo muốn có hương vị đậm đà phải có thêm chút nước dừa tươi hay củ ngải bún. Tất cả những nguyên liệu đơn sơ như mắm, heo quay, bắp chuối… trông mỗi tô bún quyện vào nhau hài hòa tạo nên vị đặc sắc và chinh phục được khẩu vị của thực khách bốn phương.
Đến Miền Tây Nam Bộ bạn nhất định phải thưởng thức món ngon Miền Tây sông nước này!
Tô bún nước lèo Trà Vinh đơn giản, không cầu kỳ
Bún nước lèo Sóc Trăng đậm đà ngày mưa
Tổng hợp tour du lịch Miền Tây giá rẻ thưởng thức đặc sản miền sông nước
Giòn ngọt bò bía miền Tây
Đi du lịch miền Tây xắn tay áo để ăn bò bía giòn thơm nha!
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền.
Không phải cao lương mỹ vị, rất dân dã, mang đặc trưng Nam Bộ nhưng vịt nấu chao trở thành món khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon rất riêng. Sự hòa quyện của Vịt Xiêm thượng hạng kết hợp với chao – một loại gia vị cực kỳ đặc trưng và thú vị của người Việt Nam.
Cháo cua đồng là món rất dễ ăn, ăn kèm với hột (trứng) vịt lộn và 5 loại rau gồm rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Đây lại là món ăn có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng và có thể giúp hạ đường huyết nên thường được dùng trong những ngày hè oi bức, rất tốt cho sức khỏe.
Sầu đâu là loài cây thân gỗ, cao to. Chùm nụ sầu đâu và những đọt lá non được người miền Tây xé nhỏ để làm gỏi, không cần qua sơ chế. Ngoài sầu đâu còn phải có cá lóc hay khô cá sặc nướng xé nhỏ thịt vừa ăn, thịt heo ba chỉ luộc vừa chín tới xắt sợi với tôm thẻ luộc lột vỏ, bỏ đầu.
Tất cả được trộn đều với dưa leo, cà chua xắt mỏng, me chín, xoài xanh vằm sợi, nước chấm dùng nước mắm ngon dằm me, ớt, bột ngọt và đường. Nét độc đáo của món gỏi sầu đâu là có đủ các vị đắng, ngọt, chua cay, bùi và béo nên ăn rất ngon miệng, dư vị còn lưu luyến đến mãi tận ngày hôm sau.
Đây là tổng hợp các món ngon Miền Tây Nam Bộ nhất định bạn phải thưởng thức khi đi du lịch Miền Tây. Cùng xem thêm các món ăn độc đáo Miền Tây Nam Bộ trong những phần tiếp theo nhé!
Chợ Đông Ba Huế Bán Gì? Những Đặc Sản Nổi Tiếng Ở Chợ Đông Ba
Chợ Đông Ba Huế bán gì?
Ngoài ẩm thực độc đáo tại chợ Đông Ba Huế còn bày bán những món đồ lưu niệm như bình gốm sứ được họa khắc lại theo lối trang trí cung đình, giường, chõng và các món đồ thủ công mỹ nghệ khác. Ở tầng 1 của chợ là nơi chuyên bán các loại hải sản khô của miền trung và những món mắm đặc sản đủ vị thật hiếm nơi đâu đầy đủ như vậy. Chắc chắn các bạn sẽ phải mua về vài lọ để làm quà cho bạn bè, người thân và họ hàng ở nhà cho xem!
Những đặc sản ở chợ Đông Ba
Ngọt thơm với món chè Huế đủ loại
Đừng quên thưởng thức món bánh bột lọc Huế trứ danh
Món bánh bèo chỉ từ 7k – 10k/đĩa
Nem lụi Huế
Món ăn này cực kì quen thuộc và các bạn cũng có thể thưởng thức ở những hàng quán khác tại thôn Vĩ Dạ Huế. Nem lụi ngon hơn khi ăn kèm với bánh tráng hay rau sống để phần nào át đi vị ngấy của một món nướng. đặc biệt nếu muốn có một bữa ăn no nê thì ăn kèm với bún và nước chấm vẫn luôn là lựa chọn tuyệt vời nhất. Có thể nói thưởng thức nem lụi tại chợ Đông Ba Huế ở những hàng quán đối diện ven đường là chuẩn nhất. Suất cho 2 người ăn cũng chỉ với giá là 50k mà thôi! Đúng chi chí vừa rẻ vừa ngon.
Hương vị bùi bùi thơm thơm đặc biệt của món bún tôm chua
Chỉ từ 20k/đĩa cho phần đầy đủ thịt thà rau sống và thật nhiều bún là bạn có thể yên tâm thưởng thức no nê cho một bữa quà chiều hấp dẫn và ngon nghẻ.
Hương vị đặc trưng của món bún bò Huế
Trà Cung Đình Huế với nhiều công dụng
Tạm gác lại những món ăn hấp dẫn và lôi cuốn tại chợ Đông Ba Huế sang một bên và lượn vòng chợ các bạn có thể thấy rất nhiều những món đặc sản mua về làm quà khá hữu ích dành tặng cho người thân, gia đình hay bạn bè của mình, trong đó có trà cung đình Huế rất thơm và được có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trà cung đình có nhiều loại, được bán khá nhiều ở các khu du lịch hay gần khu du lịch tại chùa Thiên Mụ Huế.
Trà cung đình ở chợ được bán với mức giá trong khoảng 50k-60k/túi, ngay tại quầy có loại trà để các bạn có thể thưởng thức và uống thử trước khi mua. Bạn có thể mua tặng chúng dành tặng ông bà hay bố mẹ ở nhà.
Món tôm chua chính hiệu Huế
Dạo quầy hàng khô đủ món ở tầng 1 khu chợ
+ Giờ mở cửa của chợ khá sớm, từ 7 giờ sáng, chính vì vậy các bạn nếu đi vào sáng sớm có thể mua được rất nhiều mặt hàng tốt hay tươi ngon với mức giá hấp dẫn mà chẳng cần mặc cả nhiều.
Top 10 Đặc Sản Món Ngon Miền Tây Nam Bộ Mùa Nước Nổi
Top 10 đặc sản nổi tiếng miền sông nước mùa nước nổi
1. Canh chua bông điên điển
Chắc hẳn nếu đã nghe bài “Bông điên điển” của Phi Nhung, bạn có từng khao khát được về miền Tây mùa nước nổi để tận tay hái loại hoa này về nấu canh chua? Bông điên điển có vị vừa ngọt vừa bùi, sắc hoa có màu vàng tươi rất đặc trưng.
2. Cá lóc nướng trui
Đây là món ăn đã quá nổi tiếng và quen thuộc đến nỗi, nếu ai đó đã từng một lần đến miền Tây đều khát khao thưởng thức cho bằng được miếng cá lóc nướng trui thơm lừng. Điều tạo sự nét riêng của món cá nướng này đấy là thành phần và cách chế biến có một không hai của nó. Cá lóc để nướng phải là loại cá lóc đồng bắt ở những khe suối hoặc thửa ruộng khi vừa gặt lúa xong, mỗi con ít nhất phải nặng 500 gram.
Cách nướng cũng rất độc đáo, người ta không đặt trên vỉ nướng hay lò viba như trong thành phố mà dùng que tre hoặc thanh trúc xiên qua từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên khu nhà bếp nướng bằng rơm hoặc bã mía. Chờ cho tới khi vảy cá cháy đen, lớp thịt bên trong chín đều, người ta làm sạch bộ đồ lòng của cá rồi chấm với nước mắm tỏi ớt.
3. Đuông dừa
Đuông dừa là tên gọi của một loại ấu trùng chuyên sống trên thân cây dừa, cau…có rất nhiều ở miền Tây Nam Bộ, có white color, béo tròn. Để bắt được nó, người ta phải đốn hạ cả cây dừa vì nó nằm sâu bên trong củ hũ dừa. Đuông dừa có thể chế trở thành nhiều món ăn khác nhau như: đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hũ dừa, đuông lăn bột… Đuông dừa lớn lên nhờ vào ăn hũ dừa nên lúc ăn bạn luôn cảm nhận thấy vị béo thơm rất đơn giản dễ dàng chịu chứ không như vị béo của mỡ động vật hoang dã.
4. Bánh xèo miền Tây
Nghe đến cái tên đã biết rằng đây là một món ăn đặc sản nổi tiếng của miền sông nước. Khác với bánh xèo ở những tỉnh miền Trung, bánh xèo miền Tây khi ăn không cần cuốn bánh tráng mà ăn trực tiếp với nhiều loại rau khác nhau như tía tô, rau húng đứng, xoài non, lá cách, cải xanh… Tùy vào sở thích, nhân bánh xèo có thể làm từ giá, bông điên điển, thịt ba rọi, tép, thịt gà… Đặc biệt quan trọng, người miền Tây không ăn bánh xèo một mình mà tụ họp quây quần từng nhóm nhỏ. Đợi chiếc bánh vừa đúc ra lò còn nóng hổi, vị thơm của rau rừng cùng hương nước chấm đặc trưng càng khiến người ăn không thể quên được.
5. Lẩu mắm
Khi đối chiếu với người miền tây, lẩu mắm là một trong những đặc sản nổi tiếng ngon nhất và chỉ được đãi vào những dịp quan trọng hay nhà có khách quý đến chơi nhà. Nguyên liệu chính để tạo sự một chiếc lẩu mắm gồm cá bông lau cắt khúc, thịt ba chỉ ngon, mực, tôm, đậu bắp, một ít mắm cá sặc và xương heo để làm nước dùng.
Thưởng thức lẩu mắm lúc còn nóng, vị đậm đà của gia vị thấm đều trong thịt, cá làm người ta khó lòng mà quên được. Những gắp rau nhút, ngói súng ăn kèm lại càng tăng vị của món ăn. Muốn nếm thử vị thơm đặc trưng của mắm cá linh, nhất định bạn phải về miền Châu Đốc – An Giang, ghé vào bất kì một quán nào ven đường, người dân sẽ phục vụ bạn rất nhiệt tình đấy.
6. Bông súng mắm kho
“Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”
Từ xa xưa, bông súng mắm kho đã là món ăn quen thuộc của những người dân dân miền Tây mỗi mùa nước lên. Cũng giống như bông điên điển, bông súng bừng nở một góc trời, từ súng trắng đến súng tím đua nhau khoe sắc, không chỉ làm đẹp cho đất trời mà còn là một món ăn dân dã, độc đáo của người dân nơi đây đã trở thành một phần của đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.
Bông súng sau khoản thời gian hái về được rửa sạch, ngắt thành cọng nhỏ để ráo nước. mắm kho là mắm cá sặc ngâm trong hũ sành có red color thẫm và mùi thơm quyến rũ. Mắm kho làm ba lần để trong và ngấm gia vị cùng với thịt ba chỉ bùi ngọt, ăn cùng bông súng giòn giòn hoặc một số loại rau tạo nên các món ăn đặc sản nổi tiếng miền Tây. Bông súng mắm kho dân dã, bình dị nhưng không vì thế mà mất đi mùi vị đặc trưng, hấp dẫn, là một trong những đặc sản nổi tiếng mùa nước nổi thu hút.
7. Chuột nướng lu
Duy chỉ có ở miền đất sông nước này mới có món chuột nướng lu độc đáo, cuốn hút. Vùng đất màu mỡ miền Tây với phù sa bồi đắp, những cánh đồng thẳng tít tắp; hoa quả, lúa gạo hay hoa màu là thức ăn chính nên chuột đồng rất sạch, là những đặc sản nổi tiếng miền Tây mùa nước nổi hấp dẫn.
Ngoài các món ăn quen thuộc như chuột hấp, chuột nướng mỡ chài, chuột khìa nước dừa… chuột nướng lu được du khách quan tâm hơn hết. Chuột được làm sạch, cắt móng, để ráo nước và ướp gia vị rồi đem quay trong lu khoảng tầm một tiếng là vừa chín tới và ngon. Chuột lúc này thơm nức, vàng bóng, rất bắt mắt, bạn sẽ không còn còn cảm giác sợ sệt ban đầu khi nhìn thấy chúng nữa.
8. Gỏi sầu đâu cá sặc
Gỏi sầu đâu cá sặc quyện hoà trong mùi vị thơm ngon của cá sặc, béo bùi của thịt ba chỉ và chút đắng nơi đầu lưỡi của lá sầu đâu. Cây sầu đâu là đặc sản nổi tiếng miền sông nước mênh mông với hoa trắng nhỏ, vị đắng, nếu chưa quen cũng xuất hiện phần khó ăn lúc tới khám phá ăn uống miền Tây.
Gỏi sầu đâu cá sặc là một trong những đặc trưng của nền văn hoá ăn uống Khơ me, được lưu truyền từ Camphuchia sang. Món gỏi gồm có thịt ba chỉ, cá sặc, tôm, dưa chuột, xoài, rau thơm… nhưng đặc biệt quan trọng nhất vẫn là nước chấm me chua ngọt rưới lên hỗn hợp nguyên liệu, khơi dậy mùi vị, cuốn hút thực khách. Gỏi có thể ăn chơi như các món gỏi của người miền Bắc, có thể ăn kèm với cơm nóng ấm bụng mỗi lúc trời đổi gió hay những lượng mưa bất chợt.
9. Cá lăng kho khóm
Một đặc sản nổi tiếng miền Tây mùa nước nổi không thể không nói tới màu này là món cá lăng kho khóm, khóm ở đây đấy là trái dứa. Cá lăng là loài cá sống chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là loại cá da trơn và thường xuất hiện nhiều trong mùa nước. Đến miền tây dịp này, du khách sẽ phát giác những chiếc ghe, xuồng thả lưới bắt cá nhộn nhịp, cả một khoảng tầm nước xôn xao.
Cá lăng ngọt nước, chở nặng sư tinh tuý của một vùng sông nước Cửu Long mênh mang, quyện hoà với vị chua thanh của dứa, thêm chút hành phi, gia vị đậm đà đã mang đến một đặc sản nổi tiếng hấp dẫn. Ghé miền Tây, mải mê với những miệt vườn xanh mượt nhưng hãy nhờ rằng thưởng thức cá lăng kho khóm gợi thương gợi nhớ, đặc sản nổi tiếng miền sông nước hữu tình.
10. Ba khía muối
Ba khía muối là món ăn rất thân quen với những người dân vùng sông nước miền Tây và đã đi vào bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình miền sông nước. Món ăn này là đặc sản nổi tiếng nổi tiếng ở Bạc Liêu. Ba khía được gỡ bỏ vỏ, trộn đều với tỏi ớt, đường và chanh, chỉ đợi tầm 30 phút cho ngấm là ăn được. Món ăn đẫm vị ngọt của đường, vị chua của chanh, vị cay nồng của tỏi ớt, chỉ có ăn với cơm trắng cũng đủ ngon.
Theo nhận xét của những người dân sành ăn, ba khía ngon là con ba khía có nhiều gạch (gạch son thì red color, gạch bùn thì màu xám, gạch giá thì white color đục); thịt chắc, khi bẻ cái càng con ba khía ra, thịt không bị dính lại ngoe, càng. Và ba khía ngon nhất là loại ba khía đang ôm trứng.
Thường thì ba khía muối đúng một tuần là có thể vớt ra và trộn ướp gia vị ăn được. Đúng thời gian này, con ba khía muối ngon nhất, sớm hơn thì thịt ba khía chưa “chạy”, chậm hơn thì ba khía muối mất hết thịt. Khi số lượng ba khía muối trong nhà để dành ăn từ từ hơi nhiều hoặc là chia ra các keo nhỏ cho toàn nước muối vào xong để vô tủ lạnh hoặc trộn ướp gia vị vừa ăn xong để vào tủ lạnh ăn dần.
Bạn đang xem bài viết Những Món Ăn Đặc Sản Nổi Tiếng Đông Nam Bộ trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!