Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Món Bánh Truyền Thống Ngon Của Miền Bắc # Top 3 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Món Bánh Truyền Thống Ngon Của Miền Bắc # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Bánh Truyền Thống Ngon Của Miền Bắc mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bánh cuốn được làm rất công phu. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, được xay thật nhuyễn thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng.

Nồi tráng bánh phải rửa thật sạch, thường giống như chiếc nồi đồ xôi, bên dưới đựng nước, bên trên để tráng bánh. Tráng bánh phải mỏng như tờ giấy, mướt như mạ non, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.

Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi…

Nước chấm được pha đủ vị chua, cay, ngọt… (có pha thêm chút nước sôi nên bao giờ cũng nóng). Chả ăn kèm với bánh cuốn cũng có vị rất đặc biệt, không giống với bất kỳ loại chả phổ thông nào bày bán ngoài thị trường, bởi nó vừa beo béo, vừa giòn, ngọn lịm, lại thơm phưng phức. Khi ăn bánh cuốn sẽ kèm theo 1 đĩa nhỏ rau thơm bày ra bàn ăn.

Bánh cuốn Thanh Trì được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Món ăn ấy đã trở thành đặc sản được yêu thích nhất của vùng ngoại thành này.

Gọi là bánh cuốn mà chẳng cuốn thứ gì hết, ấy là bánh cuốn Thanh Trì. Đó chỉ thuần là những lá bánh được tráng mỏng như tờ giấy, mướt như mạ non, xếp gọn gàng ngay ngắn từng lớp từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Bánh cuốn Thanh Trì không bao giờ nằm tòng teng trên hai đầu quang gánh. Người bán luôn đội thúng bánh trên đầu, ve vẩy đôi tay mà đi khắp ba mươi sáu phố phường Hà Nội.

Bánh tẻ có nơi còn gọi là bánh răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau. Có thể kể ra một số loại bánh tẻ nổi tiếng như bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh), bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Tây), bánh tẻ ở Văn Giang, Hưng Yên (hay còn gọi là bánh răng bừa), bánh lá ở Khoái Châu, Hưng Yên. Ở Mỹ Đức, Hà Tây cũng có bánh tẻ nhưng ít nổi tiếng hơn.

Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hay lá chuối và được luộc cho chín. Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay hoặc chấm với tương. Ở một số nơi thực khách còn dùng thêm món chả gà và một ít dầu cà cuống cho vào nước mắm để tăng thêm hương vị của món bánh.

Có nơi còn gọi là bánh Gio, thứ bánh làm bằng gạo nếp gói lá dong, có màu vàng trong suốt như hổ phách, ăn thấy mát và dẻo. Muốn làm loại bánh này phải lựa loại gạo nếp ngon, nhặt hết các hạt tẻ lẫn trong gạo rồi để ráo. Điều thiết yếu nhất trong bánh này là gạo phải ngâm với nước gio mới thành bánh gio được.

Gạo nếp ngâm với nước gio qua một đêm vớt ra để ráo rồi gói lại bằng lá dong non đã luộc chín. Có thể gói thành bánh dài, ghép hai mép lá với nhau rồi gấp hai đầu lại buộc lạt cho vào nồi luộc chín.

Bánh gio thơm, thoang thoảng mùi vôi, vị ngọt thanh và mát. Ngoài bánh gio ở Phủ Từ còn có bánh gio Yên Thái cũng là những nơi có tiếng làm bánh gio ngon nhất đất kinh thành xưa.

Ngày nay bạn có thể qua chợ Hôm Đức Viên, cổng ra phía phố Huế có bày bán rất nhiều thứ bánh dân dã này. Và ở đây bạn sẽ được thưởng thức vị ngọt mát của mật mía.

Chỉ cần một lần được thưởng thức là đã biết bánh đúc có phong vị đặc trưng rất riêng rồi. Cái vị ngon của bất cứ loại bánh đúc lạc hay bánh đúc dừa, bánh đúc chay, bánh đúc om chua, bánh đúc sốt cũng đều phải khởi đầu là thứ bột xay thật nhuyễn, nước vôi gia vừa tay, bánh khuấy thật kỹ để nguội ăn không bị nồng và bẻ ra từng tấm bánh thì giòn dai mà không cứng.

Bánh đúc khuấy khéo ăn trơn tuột, khi nhai thấy thơm ngát, thi thoảng sậm sựt một vài sợi dừa bùi hoặc miếng lạc. Muốn cho đậm đà thì chấm bánh đúc với muối vừng hay nước tương cũng rất thi vị.

Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của miền Bắc, bắt nguồn từ vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Vỏ bánh làm bằng gạo nếp xay mịn cán mỏng rồi cắt thành từng mảng vuông đều nhau và đặt nhân vào giữa mảng bột, vo lại bao kín lấy nhân. Sau đó lăn lên lớp vừng rang đã xát vỏ rắc sẵn trên măt mâm. Lăn vừng xong là gói bánh. Bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám.

Khi ăn bánh gai có vị ngot hao hao của mùi bánh dẻo mềm kết hợp với vị ngọt mát của nhân đỗ xanh đồ chín giã nhuyễn nấu với đường ính. Ngoài ra còn có vị bùi béo của cùi dừa nạo nhỏ nhai giòn và mét bí vụn cùng với mứt sen bở tan trong vị ngọt thơm cùng với vị béo ngây của miếng mỡ thái vuông nhỏ hạt lựu có pha thoang thoảng mùi thơm dầu chuối khiến cho người thưởng thức đã ăn một lại muốn ăn thêm hai.

Bánh khúc hay còn gọi là xôi khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, đươc làm từ lá rau khúc, gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ. Bánh thường ngon nhất là làm vào mùa có rau khúc – dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.

Ở Hà Nội, bánh thường được rao bán vào các buổi tối, người bán (thường là nam) đội thúng bánh trên đầu đi dọc các phố và rao “Khúc đê…” với một âm điệu rất đặc biệt.

Nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị đặc trưng của món bánh này là lá khúc. Lá khúc tươi non được hái từ buổi sớm rồi giã nhuyễn trộn với bột gạo để làm vỏ bánh. Vào mùa không có rau khúc, có người dùng lá su hào để thay lá khúc, nhưng bánh làm từ lá su hào không thể có được hương thơm đặc trưng của bánh làm từ lá khúc.

Nhân bánh được làm từ đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước cho bở, đồ chín tới, giã thật mịn, viên lại bằng quả trứng gà cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi.

Bánh trôi – bánh chay, xuất phát từ bánh Trung Quốc [1] là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là “ngày bánh trôi bánh chay”.

Nhưng riêng ở Hà Nội thì “tục” đó đã kéo dài trong suốt một năm bởi bánh trôi bánh chay đã liệt vào hạng quà ở Hà Nội. Người Hà Nội ăn thứ bánh này vào bất kỳ lúc nào trong ngày cũng được. Nhìn viên bánh trôi trắng muốt xếp hàng liền nhau trên chiếc đĩa con con phảng phất mùi nước hoa bưởi làm dậy lên sự ham muốn được thưởng thức thứ bánh ngon, ngọt, mềm dẻo này.

Bánh cốm là một trong những đặc sản Hà Nội. Trước năm 1945 đã có nhiều nhà làm bánh cốm nhưng giới sành ăn thường kém bánh cốm Nguyên Ninh.

Bánh cốm Nguyên Ninh được kén từ nguyên liệu cốm đặc biệt của làng Vòng. Nên khi đã mua được cốm rồi thì đem giã cốm cho nhuyễn, hồ nước lá riềng, lá mây cho có màu xanh lá mạ rồi đem xào với đường trắng. Nhân bánh làm từ đậu xanh đồ chín giã nhuyễn điểm thêm những sợi dừa tươi trắng muốt nên khi ăn bánh có vị ngọt đậm lại có vị bùi ngây của dừa và thoang thoảng mùi thơm quyến rũ của vị cốm non.

Bánh dày Quán Gánh

Bánh dày Quán Gánh đã từ lâu nổi tiếng ngon thơm, mềm dẻo, có màu sắc hương vị rất riêng. Tấm bánh hinh tròn và dẹt chỉ to bằng một khoanh cam. Vỏ bánh dày làm từ gạo nếp cái giã mịn, mượt mà, giữa ở mờ mờ nổi lên màu vàng nhạt của nhân đậu xanh. Mỗi chiếc bánh đều có một vòng lá chuối tươi xanh mướt nhẵn bóng lót dưới. Mỗi lần bóc lá bánh ta đều phải nhẹ nhang, tước lần lượt từng mảnh nhỏ để cho bánh khỏi dính.

14 Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Của Miền Bắc

Bánh chưng không còn chỉ đơn thuần là một món ăn mà nó còn mang trong mình cả giá trị văn hóa lâu đời của người Việt Nam nói chung và người dân Bắc Bộ nói riêng.

Bánh chưng được làm từ nếp, đậu xanh, thịt mỡ, hành củ và gói lại vuông vức trong những chiếc lá dong màu xanh. Bánh dẻo, mềm có vị bùi của đậu xanh, béo béo của thịt mỡ, là món ăn truyền thống không thể không nhắc tới trong các mâm cơm ngày tết.

Với mâm cơm ngày của cả gia đình hiện nay thì có thể chế biến theo nhiều cách khác hơn như gà xé làm nộm hoặc gà rang, gà chiên,… Tuy nhiên để nói về cách làm món ăn truyền thống của miền Bắc ngày tết thì gà luộc vẫn là món ăn cổ truyền được ưa dùng nhất.

Dưa hành đã được đưa vào trong văn học như những biểu tượng của ngày Tết vậy, đặc biệt là với Tết miền Bắc. Tết cổ truyền của ngày xưa không hẳn chỉ dùng dưa hành để giảm bớt sự ngấy của món ăn. Ngày xưa khi đời sống còn chưa được phát triển và cải thiện như bây giờ thì các món ăn đơn giản làm từ những nguyên liệu sẵn có như gạo, hành củ, các loại rau,… sẽ được chế biến để phù hợp với ngày lễ Tết.

Như đã nói thì người xưa sẽ thường dùng những nguyên liệu từ chính những vật phẩm quen thuộc để làm những món ăn ngày Tết. Vừa đơn giản mà vừa thể hiện đường lòng thành kính lên tổ tiên cũng như trân trọng những giá trị lao động mà chính bản thân làm ra.

Đặc biệt ở những vùng nông nghiệp lúa nước thì các món ăn từ gạo, nếp đã quá quen thuộc. Xôi chính là một trong những món ăn đó. Có con gà thì không thể thiếu cỗ xôi.

Từ cách đây khá lâu nhiều gia đình miền Bắc bắt đầu sử dụng gấc để làm xôi vì có màu đỏ tượng trưng cho may mắn, phù hợp với không khí ngày tết. Nhưng tùy teo sở thích thì gia đình bạn cũng có thể làm xôi đậu xanh hay các loại xôi khác.

Có thể nem rán mỗi thời điểm sẽ có thêm hoặc bớt đi một vài nguyên liệu. Nhưng về cách làm thì vẫn vậy. Nguyên liệu chủ chốt vẫn là thịt xay, nấm hương, mộc nhĩ, trứng,… trộn đều và cuộn lại trong chiếc bánh đa nem rồi đem rán vàng.

Canh măng mọc hoặc măng móng giò là món ăn truyền thống miền Bắc xuất hiện đặc biệt nhiều trong mâm cơm những ngày tết. Măng vừa bùi vừa giòn ngon, nếu muốn ăn vừa phải thanh nhẹ thì nấu cùng mọc còn nếu muốn béo ngậy thì nấu cùng móng giò.

Ngày nay có thể các món như xúc xích, thịt lợn đông, thịt xông khói được làm từ nguyên liệu tương tự là thịt lợn nhưng để nhắc đến món ăn cho ngày tết thì giò lụa vẫn được dùng nhiều hơn cả.

Bên cạnh những món ăn mặn thì món ăn ngọt như chè kho cũng là một món ăn truyền thống ngày tết của miền Bắc đáng được nhắc tới. Chè kho được nấu từ đỗ xanh là chủ yếu. Chè thơm mùi đỗ xanh, cốt dừa, lá dứa hoặc hương bưởi, thường được ép vào nhiều khuôn tạo hình khác nhau.

Ăn mứt gừng và nhâm nhi tách trà cùng những câu chuyện và lời chúc đầu năm đã trở thành thông lệ của cái Tết cổ truyền xưa. Hơn nữa thì vào dịp tết khí hậu và thời tiết miền Bắc khá lạnh, mứt gừng còn giúp làm ấm người, tránh cảm.

Món Ngon Truyền Thống Ngày Tết Ở Miền Bắc

(NTD) – Món ngon truyền thống ngày Tết ở miền Bắc với các món ăn mang đậm hương vị cổ truyền của dân tộc giúp khách du lịch ấn tượng và thích thú.

Ẩm thực Việt luôn được coi trọng trong mỗi dịp Tết đến, xuân về, những món ngon truyền thống ngày Tết ở miền Bắc như bánh chưng, dưa hành, giò thủ thịt đông luôn là món ăn xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm đầu xuân của gia đình Việt.

Bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Trên bàn thờ tổ tiên người miền Bắc dịp Tết không thể thiếu cặp bánh chưng xanh.

Ngày nay, khi xã hội phát triển hiếm có hay rất khó tìm gia đình nào gói bánh chưng ngày Tết nhưng bánh chưng mua về cũng phải là loại ngon nhất. Gạo nếp phải chọn dẻo thơm nhất để lâu không bị lại gạo. Nhân bánh thường có thịt, đậu, hành khô, hạt tiêu. Bánh phải gói chặt tay, sau khi luộc suốt 14 tiếng vớt ra rửa qua nước lã rồi dùng một tấm ván cùng những vật nặng ép chặt bánh. Như vậy khi cắt bánh ăn không nát lại dẻo, cắn vào miệng bánh thơm lại bùi.

Dưa hành thường được sử dụng như một món ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ (thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc) cho đỡ ngán trong những ngày Tết. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

Trước hết, bạn cần lựa loại hành già, củ chắc, cắt bỏ phần đuôi chỉ chừa lại phần rễ. Sau đó, ngâm hành vào trong nước tro có pha hàn the trong khoảng thời gian 2 ngày 2 đêm. Tiếp theo, vớt hành ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ chỉ còn lại khoảng 5cm rồi xếp hành vào khạp, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng, rồi đến lớp hành gài lại bằng những vỉ tre. Sau 2 tuần, bạn có thể lấy hành ra cho vào keo thủy tinh, rồi nấu nước dấm đường để nguội cho vào. Khoảng 3 ngày là ăn được.

Mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc không thể thiếu giò, chả. Món ăn này luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong bàn tiệc.

Thịt đông là món đặc trưng của người Bắc bộ. Trong không khí se lạnh, thịt đông trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ (có thể thay bằng gà) cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, lấy nồi thịt ra khỏi bếp và đặt ở ngoài sân, đậy kỹ cho món ăn thu lấy cái rét mướt của đất trời vào đêm. Đến sớm hôm sau đã có nồi thịt đông đẹp mắt. Giữa tiết trời se lạnh, thưởng thức món thịt đông mang lại cảm giác ngon miệng và hấp dẫn đến lạ.

Măng khô làm trung hòa vị béo của thịt lợn, tạo nên vị ngọt thanh mà không ngấy cho món ăn cổ truyền này.

Nem rán một món ăn không chỉ quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày mà còn là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống miền bắc. Những miếng nem được chiên vàng với lớp vỏ ngoài giòn rụm, nhân bên trong có thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm. Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa các vị mặn, ngọt, chua, cay quyện vào nhau cho đậm đà tròn vị.

Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong ngày Tết mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món rau nộm. Nộm có nhiều khúc biến tấu khác nhau: nộm rau muống, hoa chuối, xu hào…. nhưng tựu chung đều rất đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng trong những ngày Tết.

Đây là món ăn ngày Tết ở miền Bắc, quen thuộc nhất với người dân Hà Nội. Chè kho rất giản dị trong việc kết hợp nguyên liệu, chỉ cần đậu xanh, vừng trắng và đường cát là có thể nấu thành nồi chè. Chè có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn tan ngay trong miệng.

Các Món Ăn Ngày Tết Truyền Thống Của 3 Miền

Bài tiếp theo

Các món ăn ngày Tết – Ở mỗi miền, dựa vào tập tục truyền thống địa phương mà sẽ có các món ăn ngày Tết khác nhau, mâm cỗ Tết cũng vì thế mà được bày biện với các thực đơn khác nhau. Dù có điểm khác biệt ở mỗi vùng miền, nhưng ý nghĩa về mâm cỗ Tết đều có điểm chung là cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Dù có khác nhau nhưng trên mâm cơm ở 3 miễn đều sẽ có những món như: bánh đặc trưng từng vùng, thịt, giò chả, đồ gém ăn kèm như dưa chua, củ kiệu, hành hẹ và nước canh…Cùng tìm hiểu các món ăn ngày Tết truyền thống của 3 miền Bắc, Trung, Nam – Việt Nam.

Bánh Chưng

Mặc dù ngày nay ở cả 3 miền đều có thể có bánh Chưng trên mâm cỗ Tết nhưng loại bánh này là đặc trưng trong các món ăn ngày Tết của miền Bắc. Tương ứng ở miền Trung và miền Nam là bánh Tét. Bánh Chưng gắn liền với sự tích về Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi nhờ “món ăn của trời đất”

“Vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống muôn người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành” – sự tích bánh Chưng bánh Dày.

Bánh Chưng trong mâm cô cúng gia tiên những ngày Tết cũng là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt để nhắc nhở con cháu luôn nhớ về cội nguồn, tổ tiên.

Ở thành phố nay sẽ hiếm, nhưng ở nông thôn Việt Nam, hình ảnh cả nhà gói bánh Chưng rồi ngồi canh bánh cả đêm rất đỗi quen thuộc và gần gũi, cả năm mới có dịp cả gia đình quây quần làm cỗ, ăn chung….thật ấm cúng biết bao!

Nguyên liệu để làm bánh chưng gồm có: Lá dong, lạt giang dẻo, gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh, thịt ba chỉ, muối và hạt tiêu. Ăn kèm với bánh Chưng là dưa hành. Thế nên mới có câu đối về sản vật ngày Tết: ” Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh “.

Món ăn ngày Tết – Thịt nấu đông

Đây là món ăn ngày Têt rất đặc thù với khí hậu lạnh mùa Đông và đầu Xuân ở miền Bắc Việt Nam. Nguyên liệu để chế biến thịt đông gồm có chân giò, tai, bì lợn, mộc nhĩ và dùng tủ lạnh để giúp bề mặt thịt đông lại. Các thành phần hòa quyện với nhau, chìm nổi trong phần nước trong đã bị đông lại.

Để thưởng thức, thịt đông ra được cắt thành nhiều lát không dày cũng không quá mỏng để tạo độ ngậy và mát dịu khi cho vào trong miệng. Thịt đông ăn kèm với dưa hành, dưa cải, củ kiệu để giảm độ ngấy, chấm với nước nắm pha với chanh ớt để làm dậy mùi.

Xôi Gấc

Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon, trộn thêm nhân của quả gấc tươi gấc tươi. Trước khi đồ hay hấp, gạo nếp được bóp cùng gấc tươi thêm chút rượu, chút muối, đường và nước cốt dừa cho thơm. Nhiều nơi sẽ cho thêm một chút đậu xanh sau khi xôi gác đã được úp thành hình trên đĩa.

Món ăn ngày Tết này khi chín sẽ có màu đỏ tươi của gấc, vị dẻo của gạo nếp, pha một chút ngậy dịu của nước cốt dừa, ngọt nhẹ của đường. Vì có màu chủ đạo là đỏ nên xôi gấc tượng trưng cho ngày đầu năm may mắn, hanh phúc, phước lộc đồi dào.

Giò chả

Tại miền Bắc, giò chả là món ăn có ý nghĩa phú quý, sang trọng, “trong ấm ngoài êm”, phúc lộc đầy nhà. Giò từ lâu đã trở thành món ăn vừa dân dã, quen thuộc, vừa sang trọng có thể dùng đãi khách. Bên cạnh bánh Chưng, trong các món ăn ngày Tết ở miền Bắc đều có một khoanh giò.

Trong ấm ngoài êm cũng là bí quyết tạo nên hương vị của giò ngày Tết:

“Trong ấm”: Chả lụa được làm từ thịt thăn heo tươi và còn ấm.

“Ngoài êm”: Chả lụa phải được bọc bằng 3 lớp lá chuối để bảo quản, bên trong là lớp non nhất, bên ngoài là lớp lá xanh già. Nhưng phải lựa lá xanh loại mượt, mềm, không được rách, phải làm sạch sẽ, hong trên hơi nước sôi và lau khô để đảm bảo độ dẻo khi gói, chả được buộc bằng lạt, khéo léo và chắc tay.

Trên mâm cơm, giò chả được cắt thành khoanh vừa với đĩa, được trang trí đẹp mắt, dùng với nước mắm tiêu hay tương ớt đều rất tuyệt.

Món ăn ngày Tết – Nem rán

Món ăn này nổi tiếng đến mức nhiều người nước ngoài cũng cực kỳ ưa chuộng. Món ăn ngày Tết này đặc biệt phù hợp với thời tiết lạnh khi Tết về ở miền Bắc.

Thành phần gồm có: thịt lơn băm, mộc nhĩ, miến, hành, giá, trộn đều cùng trứng, cuộn vào bánh tráng và đem rán giòn đều. Khi ăn dùng với nước năm chanh ớt tỏi, ăn kèm với sống hoặc thêm bún. Tuy nhiên, thông thường ngày Tết người dân sẽ không ăn kèm bún.

Các loại canh

Trong các món ăn ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu canh, tùy từng gia đình sẽ chuẩn bị những món canh khác nhau. Một số loại canh đặc trưng ngày Tết như: canh măng nấu chân giò, canh mọc bì lợn, canh nấm thịt nấu với các loại rau…

Các món ăn ngày Tết ở miền Trung

Bánh Tét miền Trung

Nếu như miền Bắc có bánh Chưng thì miền Trung có bánh Tét, với ý nghĩa “sự hội tụ của đất và trời”. Nếu bánh Chưng được gói bằng lá dong thì bánh Tét thường được gói bằng lá chuối. Tuy nhiên, nguyên liệu của 2 loại bánh này là tương tự nhau. Chỉ khác nhau về hình dáng: bánh Tét hình trụ, bánh Chưng hình vuông.

Ngày này, trước sự giao thoa văn hóa vùng miền, trên mâm cỗ người Bắc cũng thường xuất hiện bánh Tét. Cũng như bánh Chưng, món ăn ngày Tết này cắt thành miếng ( hay khoanh tròn) rán giòn vào sáng mùng 2, 3 Tết, chấm với xì dầu thì đều ngon như nhau. Ở chiều ngược lại, người miền Trung khi về quê ăn Tết mà cầm thêm bánh Chưng làm quà cũng thật ấm cúng, ý nghĩa.

Nem chua

Dù là món ăn ngày Tết thông dụng của người miền Trung, nhưng người miền Nam và miền Bắc cũng rất mê món này, luôn có sẵn để ăn vào những ngày Tết. Nem có đủ vị chua ngọt mặn và cay của ớt. Nhiều nơi còn rán nem chua để tăng thêm vị đặc sắc của món ăn ngày Tết miền Trung.

Đặc sản miền Trung này được làm chủ yếu từ thịt heo, được tẩm ướp gia vị xong rồi được gói lại trong lá ổi cùng 1 miếng ớt để lên men trong vài ngày, chúng sẽ có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay và có màu đỏ hồng, khi ăn chấm với tương ớt thì không thể nào quên.

Món ăn ngày Tết – Dưa món

Nếu miền Nam có củ kiệu, miền Bắc có dưa hành đơn giản thì miền Trung sẽ có dưa món được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như cà rốt, đu đủ, củ cải, dưa leo, củ kiệu,… Đây là món ăn kèm với bánh Tét.

Tôm chua

Tôm chua là một trong những món đặc sản Huế, và thường xuất hiện trong những món ăn ngày Tết của người miền Trung. Tôm chua có vị ngọt bùi của tôm, độ béo ngậy của thịt, vị chua của khế, chát của xả, hương của các loại rau thơm và vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt…

Chả bò

Miền Bắc có chả lụa thì Chả bò là đặc trưng của miền Trung. So với chả lụa thì chả bò có vị đậm hơn. Món ăn này cũng thường có trên mâm cỗ Tết, nó có đủ các vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen.

Món ăn ngày Tết – Thịt lợn ngâm mắm

Tượng tự lạp xưởng trong Nam thì đây là món ăn có trong ngày Tết của người miền Trung. Nguyên liệu để làm món này đó là thịt heo nạc mỡ thái lát mỏng. Sau khi sơ chế sẽ được cho vào hủ để ngâm với nước mắm đường theo tỷ lệ bí quyết.

Thịt lợn ngâm mắm ăn kèm với dưa món chua ngọt nữa, để giảm độ mặn và ngậy, sẽ ngon hơn khi cuốn bánh tráng cùng rau sống, chấm mắm ngọt.

Các món ăn ngày Tết ở miền Nam

Bánh Tét miền Nam

Bánh Tét dù có tên gọi chung với miền Trung nhưng có khác biệt, đó là món ăn ngày Tết này chia thành loại:

Bánh tét mặn: Nguyên liệu chủ yếu là thịt mỡ với đậu, một số gia đình có cho thêm lạp xưởng và trứng muối để tạo ra nhiều hương vị khác nhau.

Bánh tét ngọt: Nguyên liệu phổ biến là nhân chuối hay đậu đỏ, đậu xanh,… mỗi nhà còn có cách làm khác nhau theo khẩu vị.

Dù có chút khác biệt, nhưng ở mỗi miền đều có những loại bánh đặc trưng của ngày Tết và không thể thiếu trên mâm cơm, mẫm cỗ cúng, hay đãi khách…

Thịt kho trứng vịt

Món ăn ngày Tết thịnh hành nhất của các gia đình miền Nam. Bên cạnh bánh Tét thì thịt kho hột vịt sẽ không thể không xuất hiện trên mâm cơm ngày Tết. Món này có thể ăn với cơm, cuốn với rau và bún chấm nước mắm cay đều rất ngon.

Củ kiệu trộn tôm khô, dưa giá hẹ

Đây là các món ăn kèm với món thịt kho hộ vịt ở trên. Món ăn đầy đủ bao gồm: củ kiệu trộn tôm khô kèm với thịt kho hột vịt cuốn bánh tráng chấm mắm.

Cách chế biến thì vô cùng đơn giản, củ kiệu ngâm chua ngọt, còn dưa giá hẹ trộn đều với chanh hoặc giấm cùng đường ớt.

Canh khổ qua nhồi thịt

Đặc thù miền Nam là Tết vẫn khá nóng nên món ăn ngày Tết này sẽ làm dịu mát cơ thể, rất được các gia đình ưa chuộng trong mâm cỗ Tết. Cách chế biến cũng không quá phức tạp:

Khổ qua rạch lưng chừng, rửa sạch bên trong lãn bên ngoài. Thịt trộn đều với mộc nhĩ, vo thành viên rồi nhồi vào ruột khổ qua, nấu cùng nước trong hoặc nước xương, nêm thêm mắm muối và hành lá. Khổ qua nhồi thịt là món ăn giải nhiệt, giải độc rượu bia rất tốt.

Lạp xưởng

Đây là món ăn thường ngày nhưng được dùng nhiều hơn vào những ngày Tết, bởi ngoài hương vị thì màu đỏ của món ăn ngày Tết này mang ý nghĩa may mắn.

Lạp xưởng có nhiều loại, từ tươi, khô, nạc, tôm, cá… vị rất ngon dai ngọt, ăn cùng cơm hoặc cuốn bánh tráng cũng vô cùng ngon.

Bạn đang xem bài viết Những Món Bánh Truyền Thống Ngon Của Miền Bắc trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!