Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ngon Giải Nhiệt Ngày Hè Ở Hà Nội mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ẩm thực phố cổ Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với sự phong phú và đa dạng. Vào bất cứ thời gian nào, ghé qua những con phố nhộn nhịp đông đúc, du khách cũng dễ dàng tìm được những món ăn đặc trưng và hấp dẫn theo từng con phố.
Caramen Hàng Than
Nhắc đến hàng Than, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món caramen nổi tiếng và ngược lại,khi nhắc tới món caramen, nhiều người cũng nghĩ ngay tới hàng Than như một địa chỉ bất di bất dịch để thưởng thức.
Sở dĩ caramen hàng Than trở nên hấp dẫn thực khách nhiều nhất mà không phải ở bất kỳ một nơi nào khác là vì sự béo ngậy, đậm đà và thơm hương cà phê, điều mà ít nơi khó theo kịp. Không chỉ vậy, caramen ở đây còn nổi tiếng ở sự mềm mịn, ngọt mát hấp đẫn và thực đơn phong phú, đa dạng. Du khách tới đây có thể gọi cho mình một đĩa caramen truyền thống nhưng cũng có thể để ý tới những món caramen hiện đại, những món đã được biến tấu với nhiều đồ ăn khác nhau để tăng phần hấp dẫn như caramen hoa quả, caramen nếp cẩm hay caramen sữa chua…
Kem dừa hàng Than
Phố Hàng Than còn có món kem dừa mát lạnh, món ăn giải nhiệt hiệu quả trong những ngày nóng nực. Đây là món kem được đặt trong những quả dừa với phần trang trí bắt mắt. Bên trong quả dừa tươi được lột bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, người bán khéo léo đặt vào kem tươi đã chế biến sau đó rắc lên trên một chút dừa nạo sợi, lạc giã nhỏ, sốt chocolate và một que ốc quế. Kem dừa hấp dẫn người ăn ở ngay cái nhìn đầu tiên và ở vị mát lạnh khi bắt đầu thưởng thức. Kem tươi có vị thanh, không quá ngọt được quyện cùng sốt chocolate và dừa sợi tạo thành một vị hoàn hảo khiến du khách của muốn ăn mãi không thôi.
Thạch dừa Hàng Cót
Vốn là món ăn có nguồn gốc từ Bến Tre, nhưng khi thạch dừa được du nhập về Hà Nội đã nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Và địa điểm nổi tiếng với món ăn này chính là con phố Hàng Cót, nơi trở nên đông đúc và tấp nập hơn trong những ngày hè nóng nực.
Đặc điểm của thạch dừa Hàng Cót chính là tất cả các trái đều được lựa cẩn thận từ những trái dừa xiêm còn non, cùi phải mỏng và dễ nạo. Tiếp đến là lớp thạch trong veo, hấp dẫn bên trong. Thạch dừa ở đây có độ cứng vừa phải, không quá mềm, tan nhanh trong miệng và lúc nào cũng mát lạnh. Phía bên trên lớp thạch này là một lớp váng béo ngậy và dậy mùi thơm khiến thực khách chỉ nhìn đã thấy thích thú.
Chè phố Đào Duy Từ
Chè có lẽ là món giải khát thứ thiệt của những ngày hè và ở phố cổ, bạn cũng dễ dàng tìm được cho mình một bát chè thơm ngon trên con phố Đào Duy Từ nhỏ bé. Vốn là phố trà chanh nổi tiếng ở Hà Nội nhưng khi mùa hè đến, nơi đây còn trở nên hấp dẫn hơn với vô vàn các loại chè hấp dẫn và bắt mắt.
Sở dĩ phố Đào Duy Từ được nhiều người yêu thích vì sự trang trí tinh tế. Chè ngon đã là một phần thế nhưng mỗi bát chè ở đây như thể một tác phẩm nghệ thuật khiến ai nấy đều muốn ngắm nhìn. Mỗi bát chè trước khi chuyển đến tay thực khách đều được chủ hàng khéo léo trang trí cho thêm phần hấp dẫn. Tùy vào từng loại chè mà cách trang trí sẽ khác nhau như chè khoai lang với hoa năm cánh trên bề mặt hay chè đậu đỏ chỉ đơn giản một chùm trắng của nước cốt dừa bên trên…
Hoa quả dầm Tô Tịch
Chỉ dài chưa tới 100 m nhưng đếm sơ sơ, con phố Tô Tịch đã có tới gần chục tiệm khác nhau và hàng nào cũng đông khách. Điều này chứng tỏ sự hấp dẫn từ món giải khát thơm ngon này.
Hoa quả dầm ở đây được chế biến khá đơn giản. Chỉ bao gồm những nguyên liệu sẵn kiếm trong những ngày hè như dưa hấu, dứa mận… nhưng nhờ cách chế biến khéo léo mà nơi đây lúc nào cũng thu hút nhiều người. Hoa quả mua về được chủ quán rửa sạch sẽ sau đó xắt miếng nhỏ sau đó trộn lẫn với sữa đặc, nước cốt dừa và thêm đá bào là đã có ngay một cốc hoa quả dầm thơm ngon. Thực khách vì thế cũng nhanh chóng có được một cốc hoa quả dầm mát lạnh, sẵn sàng xua đi cái nóng bên ngoài.
Theo VnExpress
Giải Nhiệt Mùa Hè Hà Nội Với Những Món Ngon Từ Quả Sấu
Và chỉ khoảng tháng 6, khắp nẻo đường Hà Thành lại bắt đầu mùa sấu. Thế là từ đầu mùa đến cuối mùa, từ sấu non, sấu già, sấu chín… lại có bao nhiêu món ngon từ sấu ra đời.
CHÂN GÀ MẮM SẤU CHUA NGỌT
Món ăn với sấu này được xem là một trong những “tân binh” bởi nó chỉ mới xuất hiện ở Hà Nội vào mùa hè năm ngoái. Sấu chọn loại dày thịt, gọt sạch rồi ngâm vào loại nước mắm chua ngọt cho đến khi ngấm cùng với chân gà, đặc biệt cũng không thể thiếu được các loại gia vị như tỏi, sả, ớt đã được đập giập, thái nhỏ. Chân gà giấm sấu chua chua ngọt ngọt, lại cay cay và thơm đậm hương vị của các loại gia vị, vừa nhâm nhi vừa tám chuyện với bạn bè thì không còn gì tuyệt vời hơn.
BÚN CHẢ GIẤM SẤU
Vẫn là món bún chả quen thuộc của đất Hà Nội, nhưng thay vì các loại giấm thông thường, một số hàng chọn giấm sấu để ăn kèm. Ở Hà Nội bây giờ không có nhiều nơi sử dụng giấm sấu, nên bạn sẽ phải chịu khó đi vào khu ngõ chợ Đồng Xuân. Ở đó có bán bún chả que tre ăn kèm với giấm sấu.
Sấu được ngâm trong giấm, tạo nên hương vị thanh thanh, thơm dịu đặc biệt. Cho một thìa vào bát nước chấm thôi là thấy hương vị bún chả lạ miệng, hấp dẫn hơn nhiều.
VỊT OM SẤU
Vịt om sấu thì quá quen thuộc với mọi người rồi. Cứ vào mấy hàng thịt vịt, mùa này thì hàng nào cũng sẽ có món vịt om sấu. Thịt vịt mềm, béo, thơm, lại được om cùng với sấu, vị chua chua nhẹ và hương thơm quả sấu hoà quyện. Trong vịt còn có thêm cả khoai sọ chín mềm, ăn rất hợp. Với món ăn này, sấu không chỉ làm nên hương vị đặc biệt mà còn giúp cho thịt vịt mềm hơn.
SẤU DẦM
Sấu dầm là món ăn vặt được rất nhiều học sinh, sinh viên và cả các chị em văn phòng yêu thích. Sấu to xanh giòn, trộn vào cùng các loại gia vị để thêm độ mặn, ngọt, cay hoà với vị chua của sấu, nghe thôi cũng thấy ứa nước miếng rồi. Bên cạnh sấu dầm chua ngọt, nhiều nơi còn biến tấu thêm thịt bò khô thành món sấu dầm bò khô.
NƯỚC SẤU NGÂM ĐƯỜNG
Nước sấu được bán rất phổ biến trong các quán nước ở Hà Nội cùng với trà chanh, trà quất… Một ngày nào đó rảnh rỗi, sao không rủ bạn bè đi làm cốc nước sấu, vừa nhâm nhi vừa tám chuyện?Theo Nhu Nguyen ( Wiki Travel)
Những Món Chè Ngon Giải Nhiệt Mùa Hè
– 250g đậu ván khô.
– 1/2 kg dừa nạo; đường cát; 2 thìa canh bột năng, lá dứa.
Cách chế biến:
– Đậu ván ngâm mềm, luộc chín rồi đãi sạch vỏ. Sau đó đem đậu hấp chín mềm.
– Nấu đường với nước lạnh, thêm một ít muối, lá dứa rửa sạch cho vào để có hương thơm. Bột năng pha loãng với khoảng 100ml nước lọc, cho vào nồi nước đường và khuấy đều. Sau cùng cho đậu ván vào, dùng vá gỗ khuấy nhẹ để đậu không bị nát.
– Nêm lại vị ngọt tùy theo ý thích của bạn, cho vào một ống vani rồi tắt bếp.
– Dừa nạo vắt lấy nước, cho vào nồi đun với lá dứa, sữa tươi, ít muối. Khuấy đều đến khi nước cốt dừa sôi thì tắt bếp. Múc chè đậu ván ra ly hoặc chén, chan lên một ít nước cốt dừa và dùng nóng.
– 1/4 bát con gạo nếp
– Đường (tùy theo khẩu vị của bạn)
– Muối
Cách làm:
– Gạo nếp đãi qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm nếp qua đêm với nửa thìa nhỏ muối
– Khoai mỡ rửa sạch dùng dao bổ làm đôi, cắt thành từng miếng vuông nhỏ.
– Cho gạo nếp vào nồi, đun sôi, lửa nhỏ đến khi gạo nếp nở và chín nhừ.
– Cho tiếp khoai vào đun cùng, để lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng muôi khuấy đều để gạo nếp không bị dính vào đáy nồi.
– Khoai sau khi chín mềm, bạn chođường vào đun cùng, để lửa nhỏ. Bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, tắt bếp, múc ra bát dùng nóng hay múc vào túi nilon và dùng dây chun buộc lại.
– 100 g đậu xanh (nên chọn loại đậu nguyên vỏ về ngâm để nấu chè, đậu xanh đã cà vỏ phơi khô không còn nhiều chất).
– 150 g đường, 1 ống vani.
Cách làm:
– Lá nha đam rửa sạch, cắt thành khúc ngắn, gọt vỏ, cắt sợi, cho vào rổ trộn đều với 1 muỗng cà phê muối, xả nước thật kỹ, xóc ráo.
– Đậu xanh vo sạch, xóc ráo.
– Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước vừa ăn (khoảng 500 ml), nấu sôi, vớt bọt trong khi nấu.
– Để lửa nhỏ, nấu trên lửa vừa đến khi đậu nở đều.
– Cho đường vào khuấy đều, tiếp tục nấu trên lửa khoảng 10 phút.
– Cho nha đam vào khuấy nhẹ tay, nấu thêm 5 phút – 7 phút là được.
– Thêm vani vào khuấy đều.
– Múc chè nha đam vào chén dùng nóng, hoặc để nguội cho vào tủ lạnh.
Theo monngonsaigon
Cùng Danh Mục :
Comments
5 Món Canh Ngon Giải Nhiệt Ngày Hè
Ngày hè nóng nực, mọi người thường có cảm giác chán ăn nhất là đối với người già và trẻ em. Theo BS CKI Đông Y Bùi Văn Phao – Nguyên GĐ BV Đông Y Nam Định, một số món canh ngon dân dã, mát bổ và tốt cho sức khỏe sẽ giúp chúng ta dễ “đưa cơm” hơn trong bữa ăn gia đình.
Các món canh sau đây, nấu một nồi canh cho gia đình từ 4 – 6 người ăn.
1.Canh cua rau đay, rau mồng tơi, rau muống
Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,…
Cua đồng là món ăn bổ dưỡng có công dụng giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa
Rau mồng tơi: có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Có tác dụng lưu thông huyết mạch, lợi tiểu, nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ.
Rau muống: Theo Đông y, có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm), đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị nhiễm các chất độc của nấm, cá, thịt độc, lá ngón, khuẩn độc hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…
Mua 3 – 5 lạng cua đồng, rửa sạch, xé bỏ mai yếm, giã nhuyễn lọc lấy nước (khoảng 2 – 3 lít); ngoáy lấy gạch cua để riêng ra một bát con. Rau đay, (rau mồng tơi, hay rau muống) rửa sạch thái nhỏ. Mướp một quả gọt vỏ, bổ dọc, thái miếng chéo. Rau rút một bó nhỏ, rửa sạch ngắt đoạn ngắn 2-3cm. Mắm tôm 1 thìa canh, một chút muối và dầu ăn.
Tra mắm tôm, một chút muối vào nước lọc cua rồi cho lên bếp đun sôi nước canh, bỏ rau và mướp vào tiếp tục đun sôi chừng 5- 7 phút. Cho rau rút vào, sôi đều là bắc nồi canh ra. Dùng dầu ăn xào chín gạch cua đổ vào nồi canh. Nêm thêm nước mắm hoặc muối cho vừa ăn.
Nguyên liệu:
Theo Đông y, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác): có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn. Món canh này, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát.
Hến ngâm trong nước sạch 3 giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạn lấy nước luộc hến; đãi lấy thịt để riêng.
Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm) cho hành và thì là thái khúc vào.
3. Hoa Thiên lý nấu cua
Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm (phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến xào để riêng hoặc cho vào canh trên.
300 g cua đồng, 200 g hoa thiên lý, 600 ml nước, gia vị gồm muối, bột canh, mì chính.
4.Canh bí đao nấu thịt lợn hoặc ngao
Bắc nồi nước cua lên bếp, để lửa to. Dùng đũa khuấy theo chiều kim đồng hồ để thịt cua không bị lắng xuống đáy nồi, cho đến khi nước cua chuyển sang màu đục.
Nguyên liệu: thịt lợn hay xương ống và xương sườn lợn hoặc ngao, bí đao, hành lá, dầu ăn, mắm muối. Thịt lợn thái nhỏ, xương lợn chặt miếng nhỏ. Ngao rửa sạch, luộc chín lấy ruột và gạn lấy nước luộc ngao trong, bỏ vỏ. Bí đao gọt vỏ, bổ dọc làm 3 hay 4 tùy quả to nhỏ, cắt miếng chéo.
Thịt lợn xào chín với dầu, nêm mắm muối; xương lợn hầm nhừ; tra đủ 2 – 3 lít nước nấu sôi, cho bí vào nấu tới khi chín mềm, nêm gia vị và hành lá bắc ra.
Nấu canh ngao: nấu sôi nước luộc ngao, bỏ bí vào nấu chín mềm. Cho ruột ngao vào, nấu sôi lại là được.
Thịt ngao theo Đông y có tính hàn, vị ngọt mặn, không độc, có công năng giải độc, tiêu khát, tư âm, lợi thủy, hóa đờm, trị được chứng ho nhiều đờm, loét dạ dày hành tá tràng, băng huyết, trĩ.
Cách chế biến:
Nghiên cứu mới đây cho biết, rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các acid béo không no.
1 bó rau dền; 150 g tôm sú, hạt nêm, đường, muối, hành.
Rau dền nhặt bỏ lá sâu, cọng già, rửa qua nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo nước. Tôm lột bỏ vỏ, rửa sạch, giã hơi dập với đầu hành.
Phi thơm dầu, cho tôm vào xào sơ với ít hạt nêm, muối, đường. Cho nước vào đun sôi, cuối cùng cho rau dền vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Lưu ý khi cho rau vào thì không đậy nắp để rau không bị thâm đen.
Thanh Loan (ghi)
Bạn đang xem bài viết Những Món Ngon Giải Nhiệt Ngày Hè Ở Hà Nội trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!