Cập nhật thông tin chi tiết về Nước Mắm Và Nước Chấm Khác Nhau Như Thế Nào? mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Định Nghĩa Về Nước Mắm Truyền Thống
Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chắt phần nước rỉ được từ cá, tôm hoặc các loại động vật khác được ướp muối lâu ngày. Còn trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp từ nước, muối với các axit amin được chuyển biến từ chất đạm (protein) trong thịt, cá qua quá trình thuỷ phân bởi các enzyme tiêu đạm có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn. Nhắc tới nước mắm là nhắc tới một loại sản phẩm lâu đời, truyền thống của Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam từ thời xa xưa đã là xứ sở của các loại mắm mà phải mất rất lâu để liệt kê hết các loại tên gọi: Từ mắm nêm, mắm phệt, mắm ruốc, mắm tôm đến mắm lóc, mắm sặt, khô mắm, khô mặn v.v… cho đến loại mắm đặc biệt là mắm nước thường được gọi là nước mắm.
Tại Việt Nam, nghề làm nước mắm xuất hiện ở suốt miền duyên hải. Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt là ủ chượp bằng thùng lều và lu. Nước mắm ngon, sánh đặc thịt cá và chất lượng nhất là dòng nước đầu tiên chảy ra từ thùng lều gỗ ủ chượp sau 12 -24 tháng. Đây gọi là nước mắm cốt nhỉ , nhiều nơi gọi là nước mắm rin. Những dòng nước mắm chảy ra sau đó hoặc được pha ra từ nước mắm rin gọi là nước mắm nhỉ. Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam.
Thông thường, nước mắm có độ đạm từ 25-28°N. Nước mắm có độ đạm càng cao thì càng có mùi vị thơm ngon hơn. Tùy thuộc vào thời gian chế biến mà có một số loại nước mắm có độ đạm lên tới 40-50°N. Mùi và vị của nước mắm ngọt của đạm, hậu vị rõ, mặn dịu chứ không gắt và có mùi thơm nồng của cá.
Dựa theo quy định của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nước mắm là dung dịch đạm lỏng, nước mắm tiêu chuẩn phải có độ đạm lớn hơn 10°N. Độ đạm có trong nước chấm chỉ dưới 10°N nên nước chấm hoàn toàn không phải là nước mắm. Do áp dụng cách chế biến trên nên nước chấm có phần cốt mắm loãng, màu nhợt nhạt, màu nhợt nhạt và mùi mắm cũng phai. Để thành phẩm trở nên bắt mắt hơn, nước chấm thường được pha thêm pha thêm phẩm màu, tăng độ sánh, chế thêm hương liệu và các chất bảo quản. Mùi và vị của nước chấm không thơm mùi của cá, vị chát hoặc khá gắt ở đầu lưỡi.
Người tiêu dùng cần lưu ý, hiện nay có một số loại nước chấm được pha thêm đạm tổng hợp. Độ đạm trong các loại nước chấm này có thể lên đến 80°N hay 90°N, có vị gắt rất rõ ở đầu lưỡi. Độ đạm trong cá chỉ tầm 30°N, nên nước mắm truyền thống sẽ không có độ đạm cao như những loại nước chấm này.
Giá thành trên thị trường của nước mắm và nước chấm cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Thông thường nước mắm truyền thống sẽ có giá thành dao động từ 100.000 – 200.000/lít, nước mắm công nghiệp có giá thành dao động từ 20.000 – 50.000/lít.
Sự Khác Biệt Giữa Nước Mắm Và Nước Chấm
Thành phần dinh dưỡng chứa trong nước mắm là rất cao, với lượng đạm tự nhiên từ cá cùng các khoáng chất như sắt, kẽm và vitamin B1, B2,… cùng hàm lượng Omega 3 tương đối cao rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, nước mắm công nghiệp hoàn toàn không chứa chất dinh dưỡng gì. Thành phần chiếm đa số trong nước chấm là các chất phụ gia thực phẩm.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường, khái niệm nước mắm và nước chấm vẫn còn rất lập lờ, thậm chí có sản phẩm chẳng ghi là nước mắm hay nước chấm, tùy ý khách hàng. Còn đối với những nhà bán lẻ thì không có sự phân biệt nào cả: Nước mắm hay nước chấm vẫn được bày bán và đặt chung với nhau, tệ hơn, là dù nước chấm nhưng vẫn được ghi trên bao bì là “nước mắm”.
Vì đặc thù sản xuất, thời gian tạo nên nước mắm là từ 12 tháng cho tới 24 tháng trở lên trong khi đó, thời gian sản xuất nước chấm lại nhanh gọn hơn rất nhiều và sử dụng chất bảo quản để có thể giữ được trong một khoảng thời gian dài. Nước chấm được sản xuất nhanh và với số lượng lớn nên giá thành rẻ hơn cùng với việc khái niệm giữa nước chấm và nước mắm trên thị trường còn khá mơ hồ với người tiêu dùng nên nước chấm thường được người tiêu dùng lựa chọn. Cách nhanh nhất để người tiêu dùng có thể phân biệt được nước chấm và nước mắm đó là kiểm tra độ đạm của sản phẩm được in trên bao bì. Độ đạm càng cao, sản phẩm càng chất lượng và giá thành cũng tương đương.
Bài viết trên giúp bạn đưa ra định nghĩa rõ ràng hơn về nước mắm và nước chấm. Hi vọng sau bài viết này bạn có thể chọn được sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng của bản thân. Hãy tìm đến những nhà cung cấp uy tín để lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe gia đình.
Kimbap Là Gì? Kimbap Và Sushi Khác Nhau Như Thế Nào?
Kimbap là gì?
Kimbap hay còn gọi là gimbap là tên gọi của món cơm gói trong lá rong biển ( kim có nghĩa là rong biển, bap là cơm). Người Hàn thường làm kimbap để mang đi ăn trong những buổi dã ngoại hoặc các sự kiện ngoài trời, hoặc là trong các bữa ăn trưa nhẹ. Kimbap hay được ăn cùng với củ cải muối hay kim chi.
Nếu dựa vào hình dạng bên ngoài thì kimbap giống với maki của Nhật (cùng đều là những món cơm cuộn rong biển) nhưng về kích cỡ thì kimbap sẽ lớn hơn 1 chút và nhân bên trong nhân thì nhiều thành phần hơn. Với cùng một kích cỡ lá rong biển, bạn sẽ làm được 6 khoanh maki thì với kimbap số lượng sẽ là 12 khoanh hoặc hơn.
Kimbap và sushi khác nhau như thế nào?
Kimbap và sushi cuộn khiến rất nhiều người nhầm lẫn, có lẽ bởi chúng cùng đều là những món cơm được cuộn bằng rong biển. Tuy nhiên, về mùi vị thì đây lại là 2 món ăn hoàn toàn khác biệt.
Thứ nhất, cơm làm kimbap thường không được trộn giấm như sushi mà sẽ trộn bằng dầu mè. Chính vì vậy, khi nếm bạn sẽ thấy hương vị cơm của 2 loại này có sự khác nhau rõ rệt.
Bên cạnh đó, nhân bên trong cơm cuộn chính là sự khác biệt rõ nhất giữa kimbap và sushi. Nguyên liệu được chọn làm nhân của món sushi thường là hải sản tươi sống, trứng, nấm. Ngược lại, thành phần bên trong kimbap thường là các nguyên liệu đã chín ( thanh cua, cà rốt, xúc xích…) và đã được nêm nếm gia vị.
Điểm khác biệt nữa chính là nước chấm dùng kèm. Với sushi, bạn sẽ dùng kèm với nước tương Nhật, mù tạt và gừng đỏ ngâm chua; còn với kimbap do đã nêm nếm gia vị bên trong nên khi dùng thì thường không ăn kèm nước chấm hoặc đơn giản chỉ là xốt Mayonnaise.
Cuối cùng, kimbap được cuộn bằng lá rong biển. Trong khi đó, sushi thì cuộn bằng lá rong biển hoặc hải sản cuốn bên ngoài. Một điểm nhận diện nữa đó là do mùi vị đặc trưng nhất là mùi tanh của lá rong biển và mùi của dầu mè nên kimbap thường được cuộn với hạt mè rang chín.
Cách làm kimbap đơn giản ngon tại nhà
Cơm nóng (3 cup gạo + 3 ½ cup nước)
Xúc xích hoặc giò
Cà rốt
1 bó rau cải
Trứng gà
Rong biển khô bản to
Đường, muối, dầu mè
Nguyên liệu làm kimbap ngon
Cách làm kimbap đơn giản tại nhà
Bước 1: Trộn dầu mè, muối, đường và khuấy đều đến khi đường, muối tan hẳn. Tiếp theo, cho phần cơm vào và trộn đều lên. Sau đó, dùng khăn ẩm đậy cơm lại, để nguội. Hoặc nếu bạn không chịu được mùi tanh của rong biển, bạn có thể cho vào cơm 1 muỗng giấm gạo hoặc mè rang và trộn đều. Đây chính là mẹo giúp cách làm kimbap không bị tanh.
Bước 2: Cà rốt bạn đem thái thành những thanh dài, rồi chần qua với nước sôi khoảng 3 – 5 phút cho mềm. Về phần trứng gà, bạn đánh trứng gà với gia vị, rồi chiên chín và cắt những sợi dài. Tương tự, xúc xích bạn cũng thái thành những dải dài. Rau cải luộc với muối, dầu mè và vớt ra đĩa.
Bước 3: Bạn chuẩn bị mành tre cuốn rong biển, rồi trải dài miếng rong biển lên. Tiếp theo, bạn cho cơm lên khoảng 2/3 miếng rong biển, rồi đặt cà rốt, rau cải, trứng, xúc xích lên phần cơm. Sau đó, cuộn mành tre thật chặt tay cho đến khi rong biển cuốn tròn và bao bọc hết nguyên liệu là được.
Lưu ý: Nếu bạn không có mành tre, bạn có thể thực hiện cách cuốn kimbap không cần mành tre như sau: Trải rong biển lên một mặt phẳng, rồi trải đều cơm lên mặt rong biển. Tiếp theo, lần lượt cho dưa chuột, trứng, cà rốt, xúc xích lên cơm rồi dùng tay cuộn từ từ lá rong biển. Cẩn thận không để rong biển bị rách. Sau khi cuộn xong, bạn chấm một ít nước vào mép lá rồi dán rong biển lại là hoàn thành.
Cách làm nước chấm kimbap
1 lòng đỏ trứng gà
½ muỗng cà phê giấm
¼ muỗng cà phê muối
½ muỗng cà phê đường
1 muỗng canh nước lọc
¼ muỗng cà phê nước cốt chanh
Dầu ăn
Nguyên liệu làm nước chấm kimbap
Bước 1: Bạn cho nước lọc cùng nước cốt chanh vào tô, rồi cho đường, muối giấm theo định lượng đã chuẩn bị vào và khuấy cho đến khi gia vị tan hết.
Bước 2: Bạn cho lòng đỏ trứng gà vào chén, dùng đũa đánh đều cho trứng bông lên. Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp nước ở bước 1 vào lòng đỏ trứng rồi đánh đều tay.
Bước 3: Cho một ít dầu ăn vào rồi tiếp tục đánh để dầu ăn hòa quyện vào hỗn hợp. Vậy là hoàn thành, bạn đã có được nước xốt Mayonnasie chấm kimbap cực ngon rồi đấy.
Cách làm nước chấm ăn kèm kimbap đơn giản
Bà bầu có nên ăn kimbap
Kimbap phù hợp với hầu hết tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ, trung niên và cả người lớn tuổi, đặc biệt là bà bầu. Vì trong rong biển có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như: Vitamin A trong rong biển cao gấp 2 – 3 lần so với cà rốt, lượng Canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò và lượng vitamin B2 cao gấp 4 lần so với trứng… Không chỉ vậy, chất béo có trong rong biển có tác dụng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Do đó, phụ nữ mang thai có thể ăn kimbap để ngăn ngừa dị tật thai nhi, ngăn ngừa táo bón, đẹp tóc…
Kimbap bảo quản được bao lâu
Đối với cách làm kimbap này, bạn có thể bảo quản từ 1 – 2 ngày. Trước khi cho vào tủ lạnh để bảo quản qua đêm, bạn cần dùng một chiếc túi nylon bảo quản thực phẩm hoặc màng bọc thực phẩm gói kín phần kimbap lại. Như thế, sẽ khiến phần cơm và rong biển không bị khô lại ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Hiện nay, rong biển được bày bán rất phổ biến, bạn có thể mua rong biển tại các tạp hóa hoặc siêu thị để trổ tài làm món kimbap cho cả nhà theo công thức trên. Với những thông tin về thuật ngữ ngành bếp này, hy vọng CET đã giúp bạn làm rõ hơn khái niệm về kimbap là gì? Từ đó, bạn cũng dễ dàng phân biệt được kimbap và sushi khác nhau như thế nào?
Làm Dưa Món Ngâm Nước Mắm Cho Tết Như Thế Nào?
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Rau củ: Đu đủ: 200g, Cà rốt: 200g, Củ kiệu: 100g, Su hào: 100g, Củ cải: 100g
Các bạn có thể thay đổi rau củ tùy theo sở thích (như sử dụng củ sen, bông cải)
Ớt trái: 30g (hoặc tùy sở thích)
Hành tím: 100g (hoặc tùy sở thích)
Gia vị: Đường: 500g Nước mắm: 0.5 lít, Bột ngọt: 2 muỗng cà phê, Muối: 2 muỗng cà phê
Lọ thủy tinh lớn để đựng dưa món, đũa chẻ hoặc lưới để chèn trên mặt khi ngâm.
Cách làm dưa món:
Bước 1: Nên lựa kiệu ta – kiệu thân nở, đuôi kiệu nhỏ mảnh, có thắt eo ngay giữa vì kiệu này không chứa nhiều nước, khi ngâm giòn và thơm hơn loại kiệu to tròn. Lột hết vỏ và rễ của củ kiệu rồi sau đó ngâm với một chút muối rồi rửa thật sạch, để cho ráo nước. Làm tương tự với hành tím, hành tím không cắt ra mà để nguyên củ. Ớt rửa sạch, để nguyên trái.
Bước 2: Rửa sạch đu đủ, cà rốt, su hào, củ cải rồi gọt vỏ. Đu đủ, cà rốt, su hào, củ cải bạn có thể cắt lát hoặc tỉa hoa, cũng có thể cắt theo hình răng cưa để khi muối, dưa món sẽ đẹp hơn. Nhớ là không cắt quá mỏng vì rau củ còn đem phơi và cắt mỏng dễ làm mất đi độ giòn khi ngâm dưa.
Bước 3: Pha nước muối lạnh rồi đổ rau củ (đu đủ, cà rốt, su hào, củ cải) đem ngâm khoảng 20 phút để loại bớt vị hăng. Việc này giúp làm dưa món có vị ngon hơn.
Bước 5: Làm nước mắm ngâm: Đun sôi 0.5l nước mắm và 500g đường, khi nước mắm sôi cho thêm 2 muỗng bột ngọt vào. Tắt bếp và để thật nguội (nước mắm chưa nguội mà bạn đã dùng thì dễ làm rau củ bị mềm, dưa món cũng không để lâu được). Bạn cũng có thể nêm nếm lại vị mặn ngọt cho phù hợp khẩu vị gia đình mình.
Bước 6: Đun nước sôi để nguội hòa với ít muối để rửa sạch lại bụi bẩn khi phơi nắng. Sau đó vắt ráo nước và để ráo. Hũ thủy tinh rửa sạch, lau khô rồi tráng một lớp hỗn hợp nước mắm đã để nguội, việc này giúp dưa món lâu hư. Tiếp theo, sắp rau củ vào hũ (nên lựa và sắp xếp sao cho hài hòa để người ngoài thấy được sự đảm đang của bạn). Đổ hỗn hợp nước mắm vào hũ cho ngập các nguyên liệu, dùng đũa chẻ hoặc lưới để chèn không cho có rau củ nào bị nổi lên khỏi mặt nước mắm. Đậy nắp kín, để hũ ở chỗ thoáng mát và đợi thời gian nguyên liệu thấm nước mắm, khoảng từ 2-3 ngày là dùng được.
Thành phẩm
Sau khi ngâm khoảng 2 – 3 ngày thì ra củ thấm nước mắm sẽ nở ra. Cách làm dưa món tuy đơn giản nhưng cần phải lựa chọn kĩ nguyên liệu, pha nước mắm mặn ngọt vừa phải. Dưa món có thể ăn kèm bữa chính cũng có thể ăn kèm với chả, bánh chưng, bánh tét.
Bí quyết làm chân gà ngon sả tắc Hướng dẫn làm kiệu ngâm chua ngọt Cách làm mứt dừa ngũ sắc
Định Nghĩa Nước Mắm Và Nước Chấm: Cách Phân Biệt Ra Sao? Gia Vị Nước Mắm Chin
Định nghĩa nước mắm và nước chấm – Có kiến nghị cho rằng các bộ ngành nên đưa ra định nghĩa nước mắm lại, chuẩn đúng thì thành phần chính chỉ gồm muối và cá tươi, không chấp nhận bất cứ phụ gia nào khác
Sau khi Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố chính thức về việc không phát hiện sản xuất nước mắm chỉ từ hóa chất và phụ gia và kết quả kiểm nghiệm thực tế 247/247 mẫu nước mắm (100%) không nhiễm thạch tín (Arsen vô cơ), không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Theo báo cáo thanh tra của Bộ NN&PTNT, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm nước mắm truyền thống (nước mắm nguyên chất, nước mắm cốt) và nước mắm pha chế từ nước mắm truyền thống (nước mắm công nghiệp).
Định nghĩa về nước mắm
Định nghĩa nước mắm là hỗn hợp nước, muối với các axit amin được chuyển biến từ chất đạm (protein) trong thịt cá qua quá trình thuỷ phân bởi các enzyme tiêu đạm có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.
Thực tế hiện nay, sản phẩm nước mắm đã trở nên đa dạng hơn. Ngoài sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp truyền thống nêu trên còn có các sản phẩm được tạo thành thông qua việc pha chế nước mắm được sản xuất bằng phương pháp truyền thống này với việc bổ sung thêm các chất tạo màu, chất tạo ngọt, chất điều vị, chất bảo quản,…
Còn theo phần lớn các chuyên gia, nước mắm chỉ sản xuất bằng phương pháp truyền thống lên men hỗn hợp cá và muối, không bổ sung thêm bất kỳ nguyên liệu, phụ gia nào thì mới được gọi là nước mắm truyền thống. Các loại sản phẩm pha chế từ nước mắm truyền thống thì phải gọi là nước mắm pha chế hoặc nước mắm công nghiệp.
Nước mắm thường có độ đạm từ 25-28°N. Khi được sản xuất theo phương pháp truyền thống, nước mắm có độ đạm càng cao thì càng có mùi vị thơm ngon. Một số loại nước mắm có độ đạo lên tới 40-50°N nhờ vào thời gian chế biến lâu hơn. Mùi vị của nước mắm mặn dịu, ngọt đậm, không gắt và có mùi thơm của cá.
Phần trên chúng ta đã đi tìm hiểu về định nghĩa nước mắm, sau đây chúng ta cùng xem định nghĩ nước chấm là gì? Nước chấm được hiểu là “nước chấm lên men và nước chấm hóa giải sản xuất từ nguyên liệu giàu Protein có nguồn gốc thực vật, theo phương pháp vi sinh hoặc phương pháp hóa học”.
Sau đó được thay thế bằng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1763:2008, khái niệm nước chấm được thay thế bằng nước tương như sau: “nước tương là sản phẩm dạng lỏng thu được do quá trình lên men và/hoặc quá trình thủy phân hạt đậu tương và/hoặc đậu tương và ngũ cốc và/hoặc protein thực vật”.
Tuỳ loại cá, khu vực đánh bắt, thời gian đánh bắt và thành phần nguyên liệu mà hàm lượng đạm trong nước mắm thu được sau khi lên men hỗn hợp cá và muối (tính theo hàm lượng Nitơ trong 1 lít) khác nhau. Hàm lượng đạm là một trong những yếu tố để phân loại chất lượng cho nước mắm và chia làm 03 loại quyết định mức chất lượng của nước mắm gồm: đạm toàn phần (lượng Nitơ (g/l) trong nước mắm, quyết định phân hạng nước mắm); đạm axit amin (lượng đạm nằm dưới dạng axit amin (g/l), quyết định giá trị dinh dưỡng nước mắm) và đạm amôniăc (loại đạm này càng nhiều thì nước mắm càng kém chất lượng).
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003), nước mắm có hàm lượng Nitơ toàn phần không nhỏ hơn 25 g/l, 20 g/l, 15 g/l, 10 g/l, được phân loại tương ứng là loại đặc biệt, thượng hạng, loại 1 và loại 2.
Cần lưu ý, hiện nay có một số loại nước chấm được pha thêm đạm tổng hợp. Độ đạm trong các loại nước chấm này có thể lên đến 80°N hay 90°N. Trong khi đó, độ đạm trong cá chỉ tầm 30°N, nên nước mắm không bao giờ có độ đạm cao như các loại nước chấm này. Mùi vị của nước chấm không thơm mùi của cá, vị chát hoặc khá gắt đầu lưỡi, đặc biệt là với nước chấm được pha thêm đạm.
Bạn đang xem bài viết Nước Mắm Và Nước Chấm Khác Nhau Như Thế Nào? trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!