Xem Nhiều 4/2023 #️ Pa Pỉnh Tộp, Món Ăn Đặc Biệt Của Người Thái Ở Tây Bắc # Top 5 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 4/2023 # Pa Pỉnh Tộp, Món Ăn Đặc Biệt Của Người Thái Ở Tây Bắc # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Pa Pỉnh Tộp, Món Ăn Đặc Biệt Của Người Thái Ở Tây Bắc mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong các món ẩm thực phong phú của dân tộc Thái phải kể đến món “Pa pỉnh tộp” (tức cá nướng gập nguyên con). Với cách chế biến, gia vị cầu kì hơn so với cá nướng thông thường, “pa pỉnh tộp” ăn có vị thơm ngon đặc biệt.

Do tập quán sinh sống của đồng bào Thái thường ở nơi gần sông, suối, ao hồ nên những người đàn ông đánh bắt cá rất giỏi. Vì thế, cá là món ăn quen thuộc của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam.

Pa pỉnh tộp đã ướp xong gia vị.

Cá có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: Nướng, rán, hấp, kho, cá chua, cá hun khói (pa giảng), cá gói lá nướng, canh cá, gỏi cá….Tuy nhiên, đây là những món chế biến khá đơn giản. Còn món “pa pỉnh” mới là món được chế biến, cầu kỳ hơn, không chỉ phục vụ bữa cơm hàng ngày, mà còn được làm để người Thái đãi khách quý đến thăm. Chị Tòng Thị Vinh, người Thái ở bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La, chuyên phục vụ các món ăn dân tộc, cho biết:

Pa pỉnh tộp cần nhiều thứ gia vị trộn lẫn với nhau sao cho đậm đà, gồm: Rau thơm, hành lá, thì là, rau húng, thái nhỏ, xả, hành củ, gừng, tỏi, ớt tươi được đập dập giã nhỏ, sau đó trộn mắm muối mì chính vừa đủ. Nhưng có một thứ không thể nào thiếu được, đó là “mák khén”. Đây là một loại hạt tiêu rừng, có vị thơm, hăng hăng, cay cay rất đặc trưng chỉ có ở miền núi Tây Bắc, dùng để làm gia vị cho hầu hết các món ăn của đồng bào vùng cao. Việc chọn cá, cho đến cách trộn gia vị ướp cá cũng rất quan trọng.

Pa pỉnh tộp đã được nướng chín.

Chị Lò Thị Thuỷ, nhân viên nhà hàng Nậm La, thành phố Sơn La, cho biết: “Tôi làm ở nhà hàng Nậm La được nhiều năm rồi. Các món ăn dân tộc Thái như pa pỉnh tộp, cơm lam, gà nướng đều không thể thiếu được. Khách du lịch đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…lúc nào cũng phải có đủ các món phục vụ khách ăn. Ngoài ra còn gửi đi tận Hà Nội làm quà, nhất là cá pỉnh tộp, ai được ăn cũng khen ngon. Tuy nhiên, pa pỉnh tộp có nhiều loại cá, phải biết chọn cá nuôi ở ao, cá sông suối tự nhiên thì nướng mới không bở, thịt chắc, ăn mới thơm ngon. ”

Khi đã xát ướp đầy đủ gia vị lên toàn thân cá, phần nhiều gia vị này được trộn lẫn với lòng cá đã làm sạch rồi cho vào trong bụng cá. Sau đó gập ngang thân cá lại, tức là gập làm sao phần đầu và phần đuôi cá chụm lại với nhau. Bà con dùng thanh nứa, que tre tươi chẻ đôi một đầu làm cái kẹp cá và dùng lạt buộc chặt một đầu kẹp lại với nhau, đặt lên nướng trên than củi đỏ rực. Nếu dùng thanh tre, nứa khô để kẹp nướng thì dễ bị cháy, làm gẫy kẹp trong khi cá chưa kịp chín.

Trong quá trình nướng, cũng phải điều chỉnh lượng than củi ít hay nhiều sao cho hợp lý và xoay lật chiều nướng cho cá chín đều, thơm ngon, nhìn ngoài vàng ươm mà bên trong cũng đủ độ chín kỹ. Pa pỉnh tộp nóng hổi ăn với xôi nếp thì càng hấp dẫn.

Thưởng thức “pa pỉnh tộp” tại nhà hàng Nậm La, thành phố Sơn La, chị Nguyễn Lan Phương, du khách đến từ Hà Nội cho biết:”Cá Pa pỉnh tộp là một món cá nướng nhưng ở trên này tôi thấy nhiều lắm, cầu kỳ lắm, nhiều gia vị khác nhau. Có rất nhiều yếu tố để hội tụ một món ăn ngon và như cá pỉnh tộp thì tôi thấy hết sức ấn tượng.”

Trong các gia đình người Thái, Pa pỉnh tộp là một món đặc sản dân tộc không thể thiếu trong bữa cơm tiếp đãi khách quý đến thăm, thể hiện sự tôn trọng khách của gia chủ. Trong đám cưới đám hỏi cũng vậy, nhà trai sang bên nhà gái ăn hỏi cũng phải có đôi gà luộc, đôi cá nướng để mở đầu câu chuyện. Lúc đi rừng, lên nương, bà con cũng thường mang theo gói xôi, gói cá nướng để ăn. Hoặc khi đi thăm thân, gia chủ cũng sẽ mang theo gói xôi, gói cá nướng của nhà mình để làm chút quà biếu.

Đặc biệt mỗi dịp tết đến xuân về, dù nhà giàu hay nhà nghèo, các gia đình người Thái cũng phải có con cá pỉnh tộp để đặt lên bàn thờ tổ tiên, báo với tổ tiên rằng sau một năm vất vả làm ăn, con cháu trong nhà cũng kiếm được gà, cá để dâng lên tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu, một năm mới an khang, thịnh vượng. Pa pỉnh tộp cũng là món ăn rất hấp dẫn khó quên đối với du khách gần xa mỗi dịp lên với miền núi Tây Bắc.

Tòng Anh

Pa Pỉnh Tộp – Tinh Hoa Của Ẩm Thực Dân Tộc Thái Vùng Tây Bắc

Dân tộc Thái vùng Tây Bắc từ trước đến nay đã được mệnh danh là tinh hoa ẩm thực của dân tộc Việt Nam. Bằng sự khéo léo cùng những nguyên liệu đặc trưng như mắc khén, mắc mật,… đã tạo nên những món ăn dân tộc đặc trưng mà không vùng miền nào có được. Đặc biệt là món Pa Pỉnh Tộp là món ăn mang đặc trưng nhất của vùng cao Tây bắc với những nguyên liệu rất đỗi bình dị từ núi rừng Tây Bắc.

Món Pa Pỉnh Tộp là gì ???

Nguyên liệu độc đáo chế biến đặc sản Tây Bắc Pa Pỉnh Tộp

Nguyên liệu chính để làm món cá nướng đặc sản này là cá suối có thể là cá chép, trôi,.. Nhưng cá chép thường hay được sử dụng nhiều nhất vì cá chép vừa ăn, nướng dễ, vừa chín tới và đặc biệt cá chép suối thịt rất ngọt, không bị tanh. 

Gia vị ướp gồm rất nhiều rau thơm, hành khô, sả, gừng, mầm măng của cây sa nhân, và thứ không thể thiếu đó là Mắc Khén, hạt dổi. Thiếu Mắc Khén thì món cá chép nướng không còn được gọi là Pa Pỉnh Tộp nữa, Mắc khén tạo nên hương vị đặc trưng, khác biệt và làm nên thương hiệu của món cá nướng Pa Pỉnh Tộp – tinh hoa ẩm thực vùng Tây Bắc. Ngoài ra, còn cần bột riềng và thính gạo để xoa bên ngoài cá để tạo hương thơm và vẻ đẹp mắt cho cá. Các gia vị gồm muối, mì chính, mắm, hạt nêm,….

Cách ướp và nướng cá chép lật úp đặc biệt, lạ lùng của dân tộc Thái vùng Tây Bắc

Bước 1:

Cá sau khi bắt về thì đêm làm sạch vảy rồi sau đó mổ cá đằng dọc sống lưng, nhớ là mổ dọc sống lưng để con cá của chúng ta mềm mại và dễ gấp úp vào hơn và phần gia vị bên trong sẽ dễ dàng ngấm vào thịt cá cho thịt cá đậm vị, thơm ngon hơn.

Bước 2:

Cá sau khi mổ xong thì chúng ta khía trên phần bề mặt ngang thân cá để cá dễ ngấm gia vị hơn và tuyệt đối không được rửa lại cá bằng nước sẽ khiến cá bị tanh và mất hết độ ngọt của cá, vả lại là cá suối nên rất sạch và thịt thơm.

Bước 3:

Sau đó băm nhỏ và trộn đều rau thơm, hành tỏi, trộn với mắm, muối,… và đặc biệt không được thiếu Mắc Khén, thiếu mắc khén là thiếu đi hương vị của Pa Pỉnh Tộp. Dàn đều hỗn hợp vừa trộn vào trong bụng cá, rắc thêm chút mắc khén, thính gạo và riềng bên ngoài thân cá, để khoảng 10 phút cho ngấm đều gia vị.

Bước 4:

Bước cuối cùng, đây là bước quan trọng để làm nên món cá nướng Tây Bắc, sau khi ướp đầy đủ gia vị ta không gập cá lại theo hình dạng ban đầu mà gập ngang thân cá lại, đầu cá chụm vào với thân cá sao cho tạo thành hình tam giác là được. Bây giờ thì kẹp tre nứa sao cho cố định chặt cá và đảm bảo giữ nguyên hình tam giác của món cá Pa Pỉnh Tộp, sau đó cho lên than hồng và nướng như bình thường.

Nướng cá phải để lửa vừa vừa, nướng chín từ từ, chín vàng đều. Nướng một hồi, mỡ cá chay ra, rơi xuống lửa than xèo xèo, dậy lên hương vị thơm nức mũi. Nướng một lúc đến khi cá chín vàng ruộm, có mùi thơm là cá đã chín rồi. Miếng cá hình tam giác, ngoài vàng ruộm, trong thịt cá mềm, thơm giữ nguyên được nước của cá, ăn món cá này phải dùng tay gỡ mới ngon, ăn kèm với xôi nếp, chấm với nước chấm chẩm chéo thì không chê vào đâu được, ngon cực kỳ.

Ai có dịp được một lần nếm thử món cá nướng Pa Pỉnh Tộp chắc hẳn sẽ nhớ mãi không quên… Món ăn dân tộc này là một món ăn quý, rất đáng trân trọng và trở thành một tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Đặc Sản Rêu Nướng, Món Ăn Ngon Của Người Tày Tây Bắc

Theo những già làng sống lâu năm trên mảnh đất Tây Bắc, rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc Tày ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng…

Rêu suối mọc từ tháng 9, 10 âm lịch đến hết tháng 5

Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon thì ít. Hơn nữa, rêu ăn được cũng theo mùa từ tháng 9, 10 âm lịch đến hết tháng 5, bởi vậy đối với bà con nơi đây, rêu cũng là một món ăn quý…

Theo kinh nghiệm của người Tày, khi đi tìm rêu nên chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu được chia thành 3 loại. “Cui” là loại rêu mọc thành sợi như sợi tóc, màu hơi sẫm. “Cay” là loại rêu có sợi mọc rời rạc màu xanh. Và với loại rêu mọc thành từng mảng ở ao hoặc các khe suối, không bám chặt vào đá thì được gọi là “tau”.

Công đoạn đập rêu dường như là vất vả nhất

Khi vớt rêu, phải đứng ở dưới suối để vớt. Nước cứ chảy từ trên xuống lấy tay quơ ngang, những cái nào non nhất thì lấy. Rêu chỉ sống trong 7 ngày, tức là khi nó mọc lên 3-4 ngày là phải vớt ngay nếu để quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệnh không ăn được nữa.

Sau đó là công đoạn đập rêu. Để những cục rêu lên thớt hoặc một hòn đá tảng to có mặt phẳng và đập cho rong rêu bong ra các tạp chất. Phải đập sao cho khéo để rêu không bị nát, dễ mất chất dinh dưỡng và màu xanh tự nhiên. Rêu sau khi được vò đập cho sạch nhớt phù sa và cát bùn rồi mới đem đi chế biến.

Phải đập sao cho khéo để rêu không bị nát, dễ mất chất dinh dưỡng và màu xanh tự nhiên

Món rêu nướng của dân tộc Tày ngon nhất chắc phải kể đến công đoạn nêm gia vị cho món ăn, đó là sau khi xé tơi rêu, thái rêu xong thì sẽ nêm rêu với xả, lá mùi tàu, lá dăm, lá hẹ, một chút muối, mì chính và thêm 1- 2 hạt dổi, ngoài ra có thể thêm những gia vị mà mình ưa thích theo khẩu vị từng người, sau tổng hợp hết thì đem trộn lên, gói vào lá rồi mới đem nướng trên bếp than hồng.

Những cục rêu sau khi được làm sạch

Khi nướng, không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là món ăn đã chín. Món rêu nướng ngon nhất khi nhâm nhi với một chén rượu cần trong khung cảnh quây quần đầm ấm.

Sau khi trộn hết các loại gia vị thì gói rêu vào lá rồi mới đem nướng trên bếp than hồng

Bên cạnh đó, người Tày ở Tây Bắc còn làm rêu đá với một số món như mộm rêu – tau nửng chụp cũng là món ăn đơn giản. Rêu sạch đem cắt nhỏ bỏ vào chỗ hấp chín, trộn muối, đường, gừng, rau thơm, hạt sen, nếu cay cho ớt hoặc hạt tiêu rừng – mak khen để làm món rêu giòn, ngọt, thơm.

Canh rêu tươi – kinh tau là món ăn công phu và sang trọng nhất. Rêu được nấu với nước canh xương lợn hầm hoặc luộc gà, với thịt nạc băm nêm gia vị và ăn nóng.

Khi nướng, không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại

Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp.

Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rêu chống được ngã nước, mụn nhọt, sốt rét, phong hàn. Người đi rừng khi uống nước mưa nước suối, ăn rêu sống hoặc rêu nướng sẽ chịu được cái lạnh, chướng khí sơn lâm. Rêu chủ yếu là chất xơ còn có tác dụng giảm mỡ máu và là các món ăn tốt cho những ai muốn ăn kiêng.

Món canh rêu tươi

Không chỉ có người Tày mà người Kinh, Mường, Thái, Nùng, Dao, Mông… ở Tây Bắc cũng ăn rêu thường ngày và đều cho đây là món ăn bổ dưỡng, mát lành.

Tổng hợp theo Tuổi trẻ Thủ đô

Món Ngon Tây Bắc: Cá Suối Nướng Người Thái

Kể về món cá suối nướng đã từng đạt huy chương vàng do Hội Nông dân Việt Nam, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế trao tặng, chị Lò Thị Đối cười rõ tươi rồi thủng thẳng: “Mỗi lần nhà chị mà làm món ấy thì không giấu được ai trong bản đâu mà… thơm lắm!”

Chị Lò Thị Đối sinh ra và lớn lên ở bản văn hóa Vàng Pheo, xã Mường So, huyện biên giới Phong Thổ, Lai Châu. Nơi đây một thời nổi tiếng có chúa đất Đèo Văn Ơn yêu văn nghệ, thích ẩm thực.

Chị Đối năm nay đã gần 50 tuổi và hiện đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Mường So. Chị Đối có “tài lẻ” biết làm nhiều món ăn ngon, đặc trưng của dân tộc Thái như món rêu đá, giá đỗ tương, lạp thịt trâu, thịt trâu sấy, chẩm chéo, xôi ba màu, măng đắng luộc, giá ủ bằng hạt lạc, rau dớn lam cá, ve sầu rang, cá bống gói lá dong nướng, cá lam.

Nói như anh Lò Văn Đấu, Phó Ban văn hóa-thể thao xã Mường So thì mỗi lần xã có hội nghị, liên hoan mặn mà không có chị Đối đứng ra làm tổ trưởng tổ nấu ăn thì “không thành đâu mà.”

Chị Đối bảo, biết làm món cá nướng này từ khi còn nhỏ do bố, mẹ “truyền” dạy.

Trong các lễ hội của dân tộc Thái như lễ hội Nàng Han, Cúng lúa mới, Then Kin Pang… không thể thiếu món cá suối nướng. Để đảm bảo món cá nướng đạt tiêu chuẩn “ngon miệng, ngon mắt”, trước tiên cần chọn những con cá suối nặng từ 4 đến 6 lạng.

Gia vị để ướp cá gồm mắc khén, rau thơm rừng, hạt sen, lá húng, củ sả, ớt, xúp, mì chính… Sau khi làm sạch vẩy, cá được mổ từ lưng để vứt bỏ mật và ruột. Mổ kiểu này khó hơn, không cẩn thận sẽ bị đứt tay nhưng khi gập cá lại để nướng, cá sẽ dai hơn và không bị vỡ, tạo thành hình đẹp.

Sau khi mổ phanh lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá và tẩm các gia vị chừng 4 phút rồi gập ngang cá lại rau thơm và gia vị tiếp tục nhồi vào giữa, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro củi nóng chừng 15 phút thì cá chín.

Cá được hơ nướng trên than hồng chuyển dần từ màu trắng sang vàng, mùi thơm lựng. Món cá suối nướng ăn với xôi nếp ba màu và chấm với chẩm chéo thì ngon tuyệt vời./.

Bạn đang xem bài viết Pa Pỉnh Tộp, Món Ăn Đặc Biệt Của Người Thái Ở Tây Bắc trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!