Xem Nhiều 6/2023 #️ Rằm Tháng 7: Đồ Ăn Chay, Đồ Phong Thủy ‘Cháy Hàng’ # Top 13 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 6/2023 # Rằm Tháng 7: Đồ Ăn Chay, Đồ Phong Thủy ‘Cháy Hàng’ # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Rằm Tháng 7: Đồ Ăn Chay, Đồ Phong Thủy ‘Cháy Hàng’ mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

HOÀNG DƯƠNG

Chia sẻ

Nhiều cửa hàng chay từ chối khách đặt cỗ do quá tải

Rằm tháng 7 có ý nghĩa rất quan trọng trong Phật giáo. Đây là ngày Lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, là dịp để xá tội vong nhân. Vì vậy, nhiều gia đình thường thay vì cúng cỗ mặn như nhiều ngày Rằm khác trong năm như Rằm tháng Giêng, Rằm Trung thu… mà thực hiện việc cúng cỗ chay. So với làm cỗ mặn, việc làm một mâm cỗ chay thường đòi hỏi mất rất nhiều thời gian.

Vậy nên, thay vì việc làm cỗ, các gia đình thường đặt trước từ các cơ sở chuyên làm đồ chay, nhà hàng. Tuy nhiên, năm nay, Rằm tháng 7 rơi vào dịp đầu tuần sau kì nghỉ lễ. Thế nên, nhiều gia đình không kịp chuẩn bị đồ, thời gian làm cỗ chay.

Chính vì vậy, đây có thể là một phần nguyên nhân khiến cho thị trường đặt cỗ chay quá tải. Nhiều nhà hàng, cơ sở làm cỗ chay cho biết, họ đã phải từ chối khách đặt từ ngày 10 Âm lịch.

Nhiều nhà hàng làm cỗ chay đang tất bật với những đơn hàng để trả khách cúng Rằm tháng 7 – Ảnh Lê Mậu Sỹ.

Theo chị Phạm Thị Bình, chủ một cơ sở làm cỗ chay trên đường Định Công Thượng (Hoàng Mai – Hà Nội), Rằm tháng 7 năm nay, nhu cầu đặt cỗ chay của mọi người tăng cao hơn những năm trước. Dịp này, cơ sở của chị chỉ nhận khách quen và những người được khách quen giới thiệu. Từ ngày 10 Âm lịch, cơ sở nấu cỗ chay của chị đã phải tắt điện thoại hotline để từ chối khách đặt cỗ chay.

“Thường thì gia đình tôi vẫn làm cỗ chay phục vụ mọi người ngày mồng 1 và Rằm hàng tháng. Tôi có hẳn một trang đặt hàng Online trên mạng xã hội. Tuy nhiên, dịp tháng 7 năm nay với lượng khách đặt hiện giờ đã lên hơn 800 mâm cỗ. Để chuẩn bị hơn 800 mâm cỗ chay này chúng tôi phải mất khoảng rất nhiều thời gian để làm nguyên liệu cho đến khâu chế biến.

Vậy nên, cơ sở của tôi đã phải thông báo ngừng nhận đặt hàng từ ngày 10 Âm lịch. Chưa bao giờ con số đặt hàng lại lớn như năm nay. Cơ sở của chúng tôi huy động nhân viên làm việc suốt cả những ngày nghỉ lễ. Bởi khách hàng bắt đầu cúng Rằm từ ngày 13 Âm lịch. Thế nên, chúng tôi phải chuẩn bị cỗ để trả khách. Làm đồ chay mất nhiều thời gian hơn làm cỗ mặn”, chị Bình cho biết.

Theo chị Bình thì các món ăn chay chủ yếu được làm từ các loại đậu, đỗ, bột mì, các loại nấm và rau củ quả. Một số đồ phụ gia như nước mắm chay, rong biển khá là đắt đỏ và phải đặt trước nhiều ngày mới có. Giá một mâm cỗ chay đầy đủ dao động khoảng 1 triệu – 1,5 triệu đồng. Bình thường, mọi người chỉ đặt cỗ chay giá từ 300 – 500 đồng/mâm với những món truyền thống như xôi, giò chay, thịt gà chay, rau củ quả luộc, canh chay, các loại bánh để cúng gia tiên.

Nguyên liệu làm đồ ăn chay chủ yếu từ nấm, đậu và các loại rau củ … – Ảnh Lê Mậu Sỹ.

Còn tại Nhà hàng chay An Yên, ngoài những món ăn chay truyền thống thì nhà hàng có thêm các món chay theo phong cách từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Giá thành của những món ăn chay này khá đắt đỏ, từ 200.000 – 500.000 đồng/món.

“Khách hàng mà nhà hàng chúng tôi hướng đến dịp này là thực khách ngoại quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đang sinh sống tại Việt Nam. Hầu hết các món ăn chay chúng tôi làm đềm mang đậm hương vị của mỗi nước để những người xa quê làm việc tại Việt Nam cũng cảm nhận được không khí và hương vị Lễ Vu Lan nơi mình sinh ra.

Với chiến lược Marketing quảng bá từ đầu tháng 7 Âm lịch, hiện tại, lượng khách đặt bàn ăn tại nhà hàng vào ngày Rằm đã hết chỗ. Khách đặt cỗ giao tận nhà tăng hơn 8 lần so với những ngày mồng 1, Rằm các tháng trước. Do nguồn nguyên liệu có những món ăn phải nhập từ nước ngoài nên nhà hàng chúng tôi đã từ chối nhận khách từ ngày 12 Âm lịch”, Anh Lý Phi Hùng, Phó giám đốc nhà hàng cho biết.

Vật phẩm phong thủy “đắt như tôm tươi”

Tháng 7 Âm lịch không chỉ là tháng Vu Lan báo hiếu mà dân gian còn gọi là tháng cô hồn, tháng của người âm. Vậy nên, các cửa hàng phong thủy cũng được dịp hút khách nhờ bán các vật phẩm trừ tà như vòng tay bằng dâu tằm, đá phong thủy, cây phong thủy …

Theo anh Nguyễn Mạnh Dũng, chủ một cửa hàng phong thủy tại phố Huế (Hà Nội) thì vật phẩm phong thủy bán chạy nhất trong tháng 7 Âm chính là vòng dâu tằm. Đặc biệt, loại vòng dâu tằm dành cho các em bé được hầu hết các bố mẹ mua cho con đeo để trừ tà. Nhất là các em bé từ sơ sinh đến 8 tuổi.

“Mỗi ngày, cửa hàng của tôi cũng bán được hơn 200 chiếc vòng đeo tay bằng cây dâu tằm. Giá mỗi chiếc vòng khoảng 200.000 đồng tùy loại. Bên cạnh đó, các loại đá phong thủy theo mệnh, theo 12 con giáp cũng là mặt hàng bán chạy. Nhờ tháng cô hồn mà doanh thu từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 đã cao gần gấp 2 lần so với những tháng trước đó”, anh Dũng chia sẻ.

Ngoài ra, anh Dũng cho biết thêm, cuối năm cũng là dịp các doanh nghiệp thường mua vật phẩm phong thủy để mang ý nghĩa may mắn. Vậy nên, các vật phẩm phong thủy như tỳ hưu, cóc ngậm tiền, thuyền buồm, đàn ngựa … cũng bán rất chạy. Giá của mỗi vật phẩm phong thủy này không hề rẻ, thấp nhất cũng từ 1 triệu/vật phẩm tùy kích thước.

Tại nhiều cửa hàng phong thủy trên phố Xã Đàn nhiều mặt hàng phong thủy còn rơi vào tình trạng “cháy hàng” do lượng khác đặt, mua khá lớn.

Vòng dâu tằm là một trong những mặt hàng bán rất chạy trong tháng cô hồn – Ảnh Mạnh Dũng.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Huy Hoàng, vật phẩm phong thủy có ý nghĩa rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Cuối năm, đây là dịp mà các doanh nghiệp bắt đầu thu hồi thành quả sau một năm đầu tư, làm ăn. Các vật phẩm phong thủy mang ý nghĩa tài lộc, giữ tiền như cóc ngậm tiền, đồng tiền hoa mai hay tì hưu là những vật phẩm phong thủy mà các doanh nghiệp nên mua để trong két sắt.

“Nếu các doanh nhân muốn con đường làm ăn thuận lợi và thăng tiến thì nên mua vật phẩm phong thủy là thuyền buồm, đàn ngựa, cây sáo… để trên bàn làm việc”, chuyên gia Hoàng tư vấn.

(Theo VietQ.vn)

Cách Làm Món Chay Cúng Rằm Tháng 7

1. Cách làm súp rong biển đậu hũ chay

Nguyên liệu chuẩn bị làm súp rong biển đậu hũ chay

Rong biển khô

Đậu hũ cây: 1 cây

Ngô non

Nấm đông cô

Gừng, boa rô

Gia vị: nước tương, đường, hạt nêm.

Thực hiện làm súp rong biển đậu hũ chay

1Rong biển ngâm nở, cắt nhỏ. Ngô non cắt mỏng; Nấm đông cô cắt sợi; Gừng cắt sợi; boa rô cắt mỏng phần cọng trắng. Hòa tan 2 muỗng bột năng với 2 muỗng nước lạnh

2Cho 1,5 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi, rót từ từ bột năng vào nồi nước, vừa rót vừa khuấy đều tay để bột không vón cục. Rồi cho tiếp ngô, nấm vào nấu cùng, nêm thêm gia vị: nước tương, đường, hạt nêm.

3Đậu hũ cây cắt miếng mỏng, cho vào nồi súp đang sôi, tiếp đến cho rong biển và gừng vào nấu, khuấy đều và tắt ngay bếp. Múc ra bát và bày lên mâm cỗ chay cúng.

2. Cách làm món chay cúng rằm tháng 7 phù trúc chiên

300g phù chúc

2 miếng đậu phụ

4 tai mộc nhĩ

20g nấm hương

Gia vị: Đường, hạt tiêu

Thực hiện làm phù trúc chiên chay

1Đậu phụ rửa sạch để ráo nước sau đó tán nhuyễn. Nấm hương và mộc nhĩ bạn rửa qua bằng nước muỗi loãng sau đó đem ngâm nước ấm 15 phút cho đỡ đều. Tiếp đó bạn đem cắt bỏ chân sau đó rửa sạch rồi cắt hạt lựu. Phù trúc ngâm nước, cắt miếng.

2Bạn cho đậu phụ đã được tán nhuyễn, nấm, mộc nhĩ cùng 1 thìa cafe tiêu + 1 thìa cafe đường + 2 thìa cafe hạt nêm chay sau đó trộn đều.

3Chải phù trúc ra một bề mặt phẳng sau đó cho hỗn hợp trên vào và cuốn lại như cuốn nem. Chú ý cuộn đều tay, đẹp mắt rồi buộc lại bằng hành. Làm lần lượt cho tới hết.

4Cho chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi bạn cho lần lượt phù trúc đã được gói vào rồi chiên vàng. Khi phù trúc vàng bạn gắp ra đĩa trang trí và thưởng thức.

3. Cách nấu món đậu hũ la hán cúng rằm tháng 7

Đậu hũ non: 1 bìa

Thịt nguội chay: 100g

Cải thìa: 10 cây

Nấm đông cô: 10 tai

Gừng: 10 lát

Ớt cắt lát, kỷ tử

Bột năng

Gia vị: Muối, tiêu, đường, dầu hào chay, dầu ăn, dầu mè, nước tương

Thực hiện làm món đậu hũ la hán chay

1Đậu hũ cắt miếng 3x5cm, dày khoảng 1cm. Nấm đông cô bỏ chân, rửa sạch với nước muỗi loãng, chần sơ rồi vớt ra và cho vào bát nước lạnh. Thịt nguội chay: Cắt miếng 3x5cm. Cải thìa: luộc với nước pha 1 thìa muối + 1 thìa dầu ăn, sau đó vớt ra và cho vào bát nước lạnh cùng nấm. Chẻ đôi theo chiều dọc.

2Làm sốt: Trộn đều theo công thức 1,5 thìa dầu hào chay + 1 thìa đường + ½ thìa nước tương + 1,5 thìa nước lọc + 1/3 thìa tiêu + ½ thìa dầu mè + 1,5 thìa bột năng.

3Đặt xen kẽ theo thứ tự lần lượt từ đậu hũ đến thịt nguội, nấm đông cô và gừng lên đĩa. Xếp cải thìa ở xung quanh, dưới nước sốt lên trên, rắc thêm kỉ tử và hấp cách thủy khoảng 10 phút.

4Sau khi chín bạn bầy ra đĩa trang trí và thưởng thức cùng nước tương và ớt cắt lát để ăn kèm, dùng khi còn nóng.

4. Cách làm món chả cá chay cúng rằm tháng 7

200g ham chay

20g thì là

1 Củ năng tươi

200g bột năng

Gừng, tỏi

Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu, dầu ăn, tương ớt

Thực hiện làm chả cá chay

1Trộn đều ham chay nhuyễn với gừng, tỏi băm, thì là và củ năng. Trong quá trình trộn thêm vào 2 thìa muối + 1 thìa hạt tiêu, trộn đều và để 5-10 phút cho ngấm.

2Viên hỗn hợp trên thành hình tròn như đít bát con rồi rắc bột năng lên bên ngoài để bánh không bị vỡ. Làm lần lượt co tới hết.

3Làm nóng chảo với lượng dầu ăn ngập nửa lòng chảo. Khi dầu hơi sôi thì bỏ chả vào chiên đến khi hai mặt vàng đều là có thể thưởng thức.

5. Cách nấu canh chua chay

Thực hiện nấu canh chua chay

1Đậu phụ non rửa sạch sau đó cắt miếng vuông 1 x 1cm. Dứa gọt bỏ vỏ sau đó loại bỏ mắt rồi thái thành các miếng nhỏ vừa ăn.

2Cà chua cắt bỏ núm sau đó rửa sạch rồi bổ múi cau. Nấm rơm cắt bỏ chân sau đó cho vào nước muỗi pha loãng ngâm 3 phút rồi vớt ra rửa sạch rồi cắt làm 3 phần.

3Cho vào nồi 1,5 lít nước sau đó đặt lên bếp đun sôi sau đó cho me vào đến khi mềm thì vớt ra. Tiếp đó bạn cho thêm dứa, đậu phụ, nấm rơm, cà chua và giá vào nồi nước.

4Sau khi nước sôi bạn dầm me và thêm vào nồi canh cùng với các gia vị chay sao cho vị chua vừa miệng là được. Khi canh chín bạn tắt bếp múc ra tô và thưởng thức.

Mời bạn tham khảo nhiều hơn các món canh chay qua bài viết: Cách làm và nấu các món canh chay NGON – ĐƠN GIẢN tại nhà

6. Cách chế biến xôi xéo chay cúng rằm tháng 7

Gạo nếp: 500g

Nấm mèo: 50g

Nấm rơm: 50g

Cà rốt: ½ củ

Đậu khuôn: 1 miếng

Chả chay: 50g

Hành ngò lá

Phụ gia: Hạt nêm chay và dầu ăn

Thực hiện làm xôi xéo chay

1Cà rốt gọt vỏ sau đó đem rửa sạch rồi bào sợi. Gạo nếp đem đãi qua sau đó cho vào ngâm ngập nước theo tỉ lệ 1 phần gạo – 2 phần nước.

2Nấm mèo đem ngâm nước ấm cho nở đều sau đó vớt ra cắt bỏ chân, rửa sạch và thái hạt lựu. Nấm rơm đem rửa sạch cắt bỏ chân rồi ngâm vào nước muối loãng 5 phút sau đó vớt ra rửa sạch rồi thái hạt lựu. Đậu khuôn và chả chay bạn cắt hạt lựu.

3Sau khi ngâm gạo đủ 6 tiếng nở đều bạn vớt ra vò qua 1 lần nữa sau để ráo nước và cho vào đồ cho tới chín.

4Phi thơm hành và cho hỗn hợp các loại đã thái nhỏ ở trên vào xào chín. Trong quá trình xào có thể nêm nếm hạt nêm chay sao cho vừa miệng.

5Sau khi xôi chín cho hỗn hợp nhân trên vào nồi xôi, đảo thật đều rồi xới ra đĩa, rắc thêm hành ngò thái nhỏ là hoàn thành.

7. Cơm chiên nấm bào ngư rằm tháng 7

Nguyên liệu chuẩn bị làm cơm chiên nấm bào ngư

Thực hiện làm cơm chiên nấm bào ngư

1Nấm bào ngư rửa qua với nước muối pha loãng. Đậu hũ cắt hạt lựu nhỏ. Nấm bào ngư xé sợi dài. Boa rô cắt mỏng phần cọng trắng. Đậu hũ đem chiên vàng giòn.

2Bắc chảo lên bếp cho 1/2 thìa cafe dầu ăn, cho nấm bào ngư vào xào, nêm thêm một chút hạt nêm, đường, xào đến khi nấm bào ngư săn lại thì tắt bếp, bỏ ra bát riêng

3Dùng tiếp chảo đó cho 2 muỗng dầu ăn, làm nóng cho cơm vào rang , nêm thêm hạt nêm rang tiếp cho đến khi vàng, săn lại thì cho nấm vào đảo cùng.

8. Bánh gối nhân chay rằm tháng 7

1 củ hành tây

1 củ cà rốt nhỏ

4-5 tai nấm

1/2 quả ớt chuông đỏ

75g phô mai sợi

Húng quế, mùi tây, boa rô thái nhỏ

30ml nước tương

Muối, tiêu xay

Thực hiện làm bánh gối nhân chay

1Sơ chế: Bơ lạt cắt miếng nhỏ. Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi. Nấm hương ngâm mềm, rửa sạch, thái thật nhỏ. Ớt chuông xắt hạt lựu nhỏ. Rau húng quế, mùi tây, boarô rửa sạch, thái nhỏ.

2Cho bột mì vào tô, thêm muối vào trộn đều. Sau đó cho bơ vào bát bột, dùng phới trộn bột trộn cho thật đều. Cho 1 bát con nước vào, nhào đến khi khoảng 20 phút thì dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát và để bột nghỉ trong 20 phút.

3Làm nhân: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, boa rô vào phi thơm, cho tiếp nấm, ớt chuông, cà rốt vào xào chung, đảo đều, nêm thêm nước tương cho vừa miệng. Nhân chín tắt bếp, rắc thêm hạt tiêu, rau húng quế và mùi tây vào.

4Lấy bột ra, rắc một chút bột khô lên bàn rồi cho phần bột đã nhồi, dùng gậy cán bột thật mỏng (bột dày khoảng 1cm). Dùng khuôn cắt bánh hình tròn, cắt bánh thành những miếng bột tròn.

5Bạn lấy một miếng vỏ bánh, múc một thìa nhân lên trên, rồi rắc thêm một ít phô mai bào sợi vào. Rồi gói lại và tạo hình tùy theo ý muốn.

6Chiên bánh ngập mỡ với lửa nhỏ cho tới khi vàng đều hai mặt. Bánh đã chiên vàng vớt ra giấy thấm dầu và dùng kèm nước chấm, ăn khi còn nóng.

7Làm nước chấm: Gọt vỏ dưa chuột, cà rốt rồi thái mỏng. Trộn thêm 1 thìa bột canh + 2 thìa giấm + 2 thìa đường, chờ ngấm rồi thêm nước lọc, nêm nếm cho vừa miệng.

Nguồn: https://amthucdochay.com

An Nhiên – Đam mê ẩm thực chay, kiến thức chay và phật pháp. Tôi tạo website này muốn chia sẻ tới mọi người kiến thức ăn chay, cách làm món chay ngon nhất..

Gợi Ý Món Chay Cho Ngày Rằm Tháng 7

Chả lụa chay

Một trong những món chay Rằm tháng 7 được rất nhiều người ưa thích là chả lụa chay được là từ váng đậu.

Khi hoàn thành, món ăn cũng sẽ có màu sắc và mùi vị giống như chả mặn. Lúc này, bạn khéo léo cắt tỉa sẽ có một đĩa chả tuyệt đẹp cho mâm cỗ ngày Rằm tháng 7.

500g phù trúc tươi (cho 1 đòn chả lụa – bạn cũng có thể dùng phù trúc khô hay còn gọi là váng đậu)

3 gốc hành ba rô (tỏi tươi)

Dầu ăn

Lá chuối, lạt tre

Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu xay, tiêu hạt

Cách làm chả lụa chay ngon tuyệt:

Đầu tiên bạn thái nhỏ hành boa-rô ra rồi cho vào phi thơm cùng một bát nhỏ dầu ăn.

Làm sạch lá chuối bằng cách dùng khăn ướt lau sạch 2 mặt. Bạn nhặt khoảng 2-3 lá ra, cắt thành từng miếng có chiều ngang khoảng 15cm để gói 2 đầu chả lụa.

Phù trúc tươi bạn đổ nước ấm vào 1 chậu sạch, sau đó cho phù trúc vào rửa. Đến khi nước bắt đầu đục, bạn đổ nước mới vào và tiếp tục rửa. Khi rửa xong, bạn dùng tay vắt thật chặt để phù trúc ráo hết nước.

Giờ bạn trải hai tấm lá chuối ra, úp mặt xanh xuống dưới, gói chả lụa chay bằng mặt bên trong. Bạn xúc toàn bộ phần hỗn hợp phù trúc làm chả lụa chay vào, dồn về một góc. Rồi bạn cuộn chả lụa chay tròn lại này.

Dùng lạt đã chẻ mỏng, dẻo để buộc ngang bên ngoài cuộn chả lụa chay như bạn gói bánh tét. Sau đó bạn gấp 2 đầu của đòn chả lụa vào và cố định bằng dây lạt.

Hấp chả lụa chay: Nếu hấp nhiều, bạn dùng nồi lớn, đổ nước khoảng 1/3 nồi rồi đặt rá vào sao cho nước không ngập đến rá. Rồi bạn xếp chả lụa vào rồi đem hấp ở lửa vừa trong 3 tiếng. Nếu chỉ hấp khoảng 1-2 đòn chả lụa thôi, bạn có thể dùng nồi cơm điện: đổ nước khoảng 1/2 nồi, đặt rá hấp cơm nguội lên, cho chả lụa vào rồi đậy lại nấu, đến khi nước cạn là chả lụa chín.

Khi hoàn thành nem chay, điều quan trọng nhất là bạn phải có một bát nước chấm thật ngon cho món nem trọn vị. Cùng vào bếp để làm nem chay nha.

Nguyên liệu:

230g cà rốt, 230g măng non

920g bắp cải, 460g giá đỗ

30ml dầu, 5ml nước tương

230g nấm, 230g hành

5g gừng, 5g tỏi

1 quả trứng đánh

Rượu, muối, dầu mè

Bột ngô và nước

Lá cuốn bò bía

Nước chấm bao gồm: 60g đường nâu, 80ml giấm gạo, 15g tương cà, 10g bột ngô, 5ml nước tương, 60ml nước

Cách làm nem chay:

Đầu tiên, bạn rửa sạch các loại rau củ, băm gừng tỏi cho nhỏ rồi thái nhỏ hành lá, nấm thái lát, bắp cải, cà rốt, măng non thái sợi.

Tiếp đến, bạn cho gừng tỏi, hành lá vào chảo dầu phi cho thơm.

Sau đó, bạn cho các loại rau củ đã sơ chế ở trên, xào cùng với hành lá, gừng, tỏi, đến khi gần chín, bạn cho thêm dầu mè, rượu và muối đảo cùng.

Giờ, bạn quết một lớp dầu thực vật vào giấy bạc rồi đặt vào khay nướng.

Bây giờ, bạn pha nước chấm nem bằng cách cho đường nâu, giấm, nước tương và tương cà vào nồi. Trong quá trình đun, bạn khuấy đều đến khi đường tan hết thì cho một chút bột ngô vào khuấy đều cho sệt sệt là được.

Rau xào thập cẩm

Trong bất cứ mâm cỗ nào, một đĩa rau xào là món ăn cũng không thể thiếu. Đây cũng là món chay ngày Rằm tháng 7 giúp bạn đỡ ngấy ngán hơn khi ăn các loại nem, chả.

– 1 muỗng canh dầu ô liu

– 2 chén đậu Hà Lan

– 1 chén cà rốt thái lát

– 1 chén hành khô, thái nhỏ

– 1 chén súp lơ

– 3 tép tỏi

– 1 chén nước lọc, cùng mắm, muối, gia vị

Cách làm:

Đầu tiên, bạn làm nóng dầu ô liu trong một chảo trên ngọn lửa vừa.

Sau đó, thêm đậu Hà Lan, cà rốt, hành và súp lơ.

Xào trong 3-5 phút, sau đó thêm tỏi vào rồi xào thêm khoảng 2-3 phút.

Sau đó, bạn cho thêm chút nước lọc vào rồi đun sôi và nêm mắm muối vừa ăn. Đun tiếp đến khi rau chín và nước cạn bớt là được.

Canh chua chay

Trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, bạn đã làm rất nhiều món chay từ món rán, đến món xào… nếu không làm thêm một bát canh thì quả là thiếu sót lớn.

Nguyên liệu:

– 1 hộp đậu phụ non, có thể thêm đậu phụ rán tùy theo sở thích của bạn

– 1 lát dứa vừa ăn

– 1-2 quả cà chua

– 200g đậu bắp

– Vài nhánh dọc mùng (hay còn gọi là bạc hà)

– Một ít me khô loại dùng để nấu canh chua

– Hành barô, đường, muối

Cách nấu canh chua chay:

Bạn đổ me chua ra một chiếc bát, cho thêm nước sôi vào, tiến hành chần me cho tan, lọc bỏ bã và giữa lấy phần nước cốt me nha.

Gọt dứa, bỏ mắt rồi cắt xéo. Rửa sạch cà chua và dùng dao bổ thành múi cau.

Rửa sạch đậu bắp, thái lát xéo. Tước bỏ vỏ dọc mùng, rửa sạch rồi bạn thái lát xéo.

Bạn đun nóng một chút dâu ăn rồi phi đầu hành baro cho thơm, thêm cà chua vào xào chín, bạn xào khoảng 3 phút thì bỏ thêm dứa vào xào cùng, dùng muối, đường nêm nếm cho vừa ăn. Tiếp theo, bạn đổ 2-3 bát nước lọc con vào nồi cà chua, dứa. Đun đến khi nước sôi thì thêm nước cốt me ở bước 1 vào cùng và đun sôi thêm.

Sau khi đun được từ 10-12 phút thì bạn bỏ thêm đậu bắp vào đun cùng, đun thêm 5 phút nữa nha.

Cuối cùng, bạn tắt bếp đi, dùng một ít hành baro thái nhỏ rắc vào nồi canh hoặc cho mùi tàu thái nhỏ vào nồi canh. Bạn múc canh ra tô lớn rồi thưởng thức cùng với bún hoặc cơm đều được nha.

Tổng hợp

5 Món Chay Thanh Tịnh Thơm Ngon Cúng Rằm Tháng 7

1-2 bìa đậu phụ, 300g giá, hành lá, hành khô, rau mùi, muối, hạt nêm chay, tiêu, nước mắm chay, dầu thực vật.

– Rán vàng đậu phụ bằng dầu thực vật, thái khúc.

– Giá nhặt bỏ rễ (nếu muốn) rửa sạch, để ráo nước. Hành lá, rau mùi, hành khô rửa sạch, thái nhỏ.

– Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào, phi thơm hành khô, cho đậu phụ vào đảo nhẹ tay. Tiếp theo cho vào chảo 2 thìa nước mắm nhỏ, nửa thìa hạt nêm, một thìa muối đảo đều.

– Sau đó cho giá vào xào nhanh tay lửa lớn, đảo đều trong khoảng từ 4-5 phút nêm nếm lại tùy khẩu vị.

Cho hành lá, mùi tàu và một ít hạt tiêu vào đảo đều, múc ra đĩa.

Nguyên liệu làm món chay sườn nấu đậu phụ:

Cà chua 1 kg, nấm rơm 100 g, nấm kim chi, nấm hương nấm mèo mỗi thứ 50g, nấm tuyết 20 g, cải thìa 200g, cà rốt, bắp cải tím mỗi thứ 10g, hạt nêm chay, đường, muối.

Chế biến món chay sườn nấu đậu phụ:

– Rửa sạch rau củ, để ráo nước.

– Cho rau củ vào hầm cho ngọt nước làm nước dùng.

– Cà chua thái nhỏ, xào thơm, rồi trút nước dùng vào. Nêm hạt nấm chay để món lẩu được thơm.

Xếp các loại nấm xen kẽ rau củ, dùng chung với bún tươi.

Đậu phụ, thịt lát chay, bột cà ri, lá thơm, nấm rơm, rau quế, giá, chanh, đường, muối, tiêu, nước tương, boa rô, màu hạt điều, nước dừa.

– Cà rốt thái khoanh, tỉa hoa. Nấm rơm rửa sạch, bổ đôi.

– Củ cải trắng thái sợi, cho vào nước sôi, đun lấy nước dùng cho ngọt.

– Đậu phụ thái vuông vừa ăn, chiên vàng. Mì cũng rửa sạch, chiên vàng, xé miếng vừa ăn. Thịt lát ngâm nước cho nở.

– Đun nóng dầu phi thơm boa rô, cho lá thơm, bột cà ri, nấm rơm, đậu phụ vào xào. Nêm muối, nước tương, đường, bột nêm vào xào khoảng 5 phút. Cuối cùng cho màu hột điều vào, múc ra ăn cùng với bánh mì.

Nguyên liệu làm món chay bắp cải cuốn:

1 cây bắp cải xanh, 1 cây bắp cải tím, 1 củ cà rốt, xì dầu 2 thìa, dấm 1 thìa, vừng rang, dầu vừng, đường.

Chế biến món chay bắp cải cuốn:

– Tách từng là bắp cải, rửa sạch. Nạo cà rốt mỏng và dài

– Đun sôi nước, cho lá bắp cải vào chần trong nửa phút. Ngâm lá cải vừa chần vào nước lạnh nửa phút.

– Cắt các lá bắp cải làm 2 phần, để chồng 2 phần lên nhau rồi cuộn lại, làm lần lượt cho đến hết. Dùng cà rốt đã nạo sợi buộc cuộn bắp cải cho không bị bung ra.

-Trộn xì dầu, dấm, 1 chút đường và dầu vừng trong một bát nhỏ.

Xếp các cuộn rau ra đĩa, dùng kèm với nước chấm.

Nguyên liệu làm món chay canh nấm hạt sen:

Hạt sen 50 g, nấm đông cô tươi 50 g, nấm linh chi 50 g, cà rốt 1 củ, đậu hũ non 100 g, ngò rí, hạt tiêu, hạt nêm chay.

Chế biến món chay canh nấm hạt sen:

– Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Nấm các loại sơ chế sạch, để ráo. Ngò rí cắt nhỏ.

– Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.

– Đun sôi 1 lít nước, cho hạt sen và cà rốt vào nấu khoảng 10 phút, tiếp tục cho các loại nấm vào nấu chín, cho 3 thìa hạt nêm, cho đậu hũ vào tắt bếp, rắc thêm tiêu và ngò rí.

Múc canh ra tô, dùng nóng với cơm.

Bạn đang xem bài viết Rằm Tháng 7: Đồ Ăn Chay, Đồ Phong Thủy ‘Cháy Hàng’ trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!