Xem Nhiều 4/2023 #️ Sức Sống Mới Ở Một Làng Nghề Chè # Top 11 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 4/2023 # Sức Sống Mới Ở Một Làng Nghề Chè # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sức Sống Mới Ở Một Làng Nghề Chè mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Người dân Làng nghề chè Phú Lợi, xã Bàn Đạt (Phú Bình) thu hái chè chính vụ.

Chúng tôi đến xóm Phú Lợi, xã Bàn Đạt (Phú Bình) sau cơn mưa bất chợt đầu giờ sáng. Dưới ánh nắng vàng trong, những nương chè trông càng mơn mởn, đầy sức sống. Màu xanh của chè hòa với màu ngói đỏ của những ngôi nhà khang trang tạo bức tranh no ấm của người dân làng nghề chè nơi đây.

Gia đình chị Đào Thị Phương là hộ có diện tích chè nhiều nhất xóm Phú Lợi và là một trong những hộ đầu tiên trồng chè cành tại địa phương chia sẻ: Từ năm 2012, gia đình tôi chuyển dần những diện tích đồi trồng keo, ruộng cao trồng lạc, đỗ, sang trồng chè cành. Đến nay, gia đình đã có hơn một mẫu chè. Sản lượng chè của gia đình ổn định ở mức 1,5 tạ chè búp khô mỗi lứa, mỗi năm thu hái được 8 lứa, giúp gia đình thu lãi trên 100 triệu đồng. Nhờ cây chè nên gia đình đã mua được ô tô 4 chỗ để chạy dịch vụ đưa đón khách, nâng cao thu nhập.

Nhanh tay hái những búp chè non, vợ chồng anh Trần Văn Thắng, chị Nguyễn Thị Chiến chia sẻ: Với 4 sào chè, để kịp thu hái, chế biến được sảm phẩm có chất lượng, chúng tôi phải bố trí cho chè mọc lệch lứa, chú ý cách bón phân, chăm sóc đúng kỹ thuật. Từ khi xóm được công nhận là làng nghề, Nhà nước đã đầu tư hệ thống đường điện, làm đường bê tông nên càng thuận tiện cho việc đi lại, giao thương của người dân. Nhờ vậy mà sản phẩm trà của gia đình tôi làm đến đâu đều được tư thương vào tận nhà tiêu thụ đến đó.

Phú Lợi là 1 trong số 4 làng nghề chè của huyện Phú Bình được UBND tỉnh công nhận năm 2015. Đến nay, Phú Lợi có 20ha chè, được trồng bằng các giống chè chất lượng cao như: LDP1, 777, Kim Tiên. Ông Trần Văn Lập, Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm Phú Lợi cho biết: Trước năm 2015, cuộc sống của bà con rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới 50%, do đất đai cằn cỗi mà không có hồ đập, kênh mương dẫn nước tưới. Khi đó, bà con chỉ cấy được 1 vụ lúa, trồng sắn, trồng lạc và đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập. Khi Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai Dự án trồng chè giâm cành tại xóm, đông đảo bà con đã nhiệt tình hưởng ứng. Nhiều hộ đã mạnh dạn vay tiền thuê máy múc để san gạt đồi, lấp ao để trồng chè. Đến nay, toàn xóm có 40/65 hộ dân trồng chè. Từ cây chè, nhiều hộ đã có điều kiện vươn lên. Hiện, cả xóm chỉ còn 8 hộ nghèo.

Ông Hoàng Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Bàn Đạt cho biết: Với diện tích hiện có, Làng nghề chè Phú Lợi sản xuất khoảng 105 tấn chè búp tươi/năm, tăng 60 tấn so với năm 2015. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây chè, xã luôn tạo các điều kiện để người làm chè trong xã được tập huấn khoa học kỹ thuật; tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để mua may móc và mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Năm 2019, xã Bàn Đạt đã thành lập Hợp tác xã chè Phú Lợi, qua đó giúp tập hợp những hộ làm chè, hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, chế biến và hướng tới việc sản xuất theo một tiêu chuẩn an toàn, từng bước hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho các xã viên.

Tuy đã có những kết quả tích cực nhưng so với nhiều nơi, sản phẩm trà của Phú Lợi có giá trị chưa cao. Vì thế, chính quyền xã mong muốn trong thời gian tới, các ngành chức năng của tỉnh, huyện tiếp tục tạo điều kiện để người trồng chè nơi đây được tiếp cận với phương pháp sản xuất chè theo hướng VietGAP hoặc hữu cơ, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người dân làm giàu từ cây chè.

Diện Mạo Mới, Sức Sống Mới

So với trước đây, thành phố Kon Tum đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với sự thay đổi toàn diện. Thành phố ngày càng khang trang, hiện đại, năng động, xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.

Hơn 50 năm sinh sống ở thành phố Kon Tum, ông Trần Thanh Bình (ở phường Quyết Thắng) chứng kiến sự đổi thay từng ngày của thành phố trẻ. Tản bộ dọc bờ kè sông Đăk Bla, ông tự hào chia sẻ: So với trước đây, thành phố đã “lột xác” hoàn toàn. Đường sá được trải nhựa, bê tông thẳng tắp; điện đường, trường trạm… ngày càng được đầu tư đồng bộ, tạo nhiều thuận lợi cho người dân. Chúng tôi vui mừng khi thấy thành phố ngày càng năng động, trẻ trung, phát triển.

Nếu như trước đây mạng lưới thương mại còn nghèo nàn với 1 trung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ thì nay đã được mở rộng, sầm uất. “Các siêu thị Vincom, Vinmart, chúng tôi Mart, các siêu thị điện máy Chợ Lớn, điện máy Xanh… đáp ứng được nhu cầu mua bán, giải trí cho nhân dân” – bà Nguyễn Thị Thu (ở phường Duy Tân) phấn khởi cho biết.

Không riêng người dân địa phương, du khách khi đến với thành phố Kon Tum đều dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Cảnh quan xanh – sạch – đẹp; hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn được đẩy mạnh đầu tư, hiện đại, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới cho thành phố.

Xây dựng thành phố Kon Tum xanh – sạch – đẹp – văn minh. Ảnh: Hồng Lam

Như khu đô thị phía nam cầu Đăk Bla được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh với hệ thống giao thông, điện (đi ngầm)… đã trở thành điểm nhấn đô thị của thành phố. Hay tập đoàn Vingroup đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng Khu thương mại – nhà ở cao cấp Vincom Plaza tại phường Quyết Thắng; khu đô thị FLC Legacy Kon Tum nằm tại vị trí trung tâm thành phố được định hướng xây dựng trở thành một tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở cũng góp phần cải thiện diện mạo hạ tầng đô thị, dịch vụ.

Bên cạnh đó, các công trình: Công viên 2/9, Công viên giọt nước Đăk Bla, Quảng trường 16/3, sân vận động tỉnh và các nhà rông văn hóa được cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới tạo nên không gian công cộng cho cộng đồng dân cư thành phố.

Ngoài các dự án đã được đầu tư, hiện nay thành phố đang tiếp tục triển khai 3 dự án khai thác quỹ đất tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Dự án khu đô thị Tây Bắc Duy Tân; Dự án Khu dân cư đô thị phường Ngô Mây; Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu đô thị mới tại khu vực sân bay cũ đường Bà Triệu.

Ông Nguyễn Thanh Mân – Phó Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum cho biết: “Chúng tôi tích cực chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đô thị, cùng với việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, môi trường minh bạch, tạo lực thu hút các nhà đầu tư đến triển khai nhiều dự án trên địa bàn. Với những chính sách hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển theo quy định của pháp luật, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tổng các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố đạt 50.246 tỷ đồng…

Khu thương mại – nhà ở Vincom Plaza là một trong những công trình góp phần cải thiện diện mạo hạ tầng đô thị, dịch vụ. Ảnh: BA

Thành phố có được diện mạo mới, khang trang, sạch đẹp một phần cũng nhờ vào việc chỉnh trang đô thị, hướng đến xây dựng thành phố Kon Tum là đô thị loại II được chú trọng quan tâm. Mạng lưới giao thông nội đô thị được đầu tư đồng bộ, hầu hết các tuyến đường hẻm ở tất cả các phường đã được bê tông hóa; vỉa hè, công viên, vườn hoa, cây xanh đô thị, hệ thống chiếu sáng… được đầu tư, mở rộng. Trong nhiệm kỳ, thành phố đã triển khai thực hiện đầu tư mới 210 công trình đường giao thông, 36 công trình trường lớp học và 44 công trình hạ tầng kinh tế xã hội khác, với tổng vốn đã bố trí 305,9 tỷ đồng. Trật tự đô thị được triển khai quyết liệt, tình trạng buôn bán tại các chợ tạm, vỉa hè, lòng lề đường được sắp xếp lại và đã đi vào nề nếp; phân cấp mạnh mẽ trách nhiệm trong quản lý đô thị cho chính quyền cơ sở đã đạt hiệu quả tích cực. Những kết quả ấn tượng trong xây dựng, chỉnh trang đô thị đem lại niềm vui cho bà con nhân dân.

“Bằng trực quan cũng dễ dàng nhận thấy, hệ thống kết cấu hạ tầng được chỉnh trang, dần hoàn chỉnh. Tất cả đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020. Trong thời gian tới, song song với công tác quy hoạch mới, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất để phát triển và mở rộng không gian đô thị hiện đại, sôi động và bền vững theo mô hình “Thành phố xanh – New green city” phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong giai doạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030; mở rộng, phát triển các khu đô thị mới dọc hai bên bờ sông, lấy sông Đăk Bla làm trung tâm để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhằm tạo cảnh quan, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Tiến hành quy hoạch mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiệp với diện tích khoảng 1.000ha, trong đó chú trọng vào công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu… Cùng với đó sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất điều chỉnh, lập quy hoạch mới quỹ đất của các đơn vị quốc phòng trong lòng thành phố để phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ. Tập trung xây dựng thành phố Kon Tum có bản sắc riêng và là điểm nhấn về phát triển đô thị của khu vực Bắc Tây Nguyên; xứng tầm là trung tâm văn hóa, giáo dục, chính trị, khoa học kỹ thuật và vùng kinh tế động lực của tỉnh” – ông Mân nhấn mạnh.

Bình An

Cả Nhà Ước Mong Sống Đủ Với Nghề Làm Bánh Cam

Hoàn cảnh gia đình anh Trần Quang Vinh, Trương Phùng Xuân, khóm 5, P.8, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Nhân vật: Trần Quang Vinh – SN 1989 (31t) – Bỏ bánh cam

Vợ: Huỳnh Thị Thúy – SN 1985 (35t) – Khối u tĩnh mạch máu chủ

Con gái: Trần Thúy An – SN 2010 (10t) – Nghỉ học

Con trai: Trần Quốc Thịnh – SN 2019 (2 tuổi) – Còn nhỏ

Mẹ vợ: Trương Thị Việt – SN 1958 (62 tuổi) – Bị hen suyễn

Cha vợ: Huỳnh Thanh Vân – SN 1958 (62 tuổi) – Bị lao phổi

Em vợ: Huỳnh Văn Nhỏ – SN 1997 (23 tuổi) – Bị hen suyễn – Làm hồ

Hoàn cảnh gia đình:

Anh Vinh và chị Thúy đến với nhau với bàn tay trắng. Không có nhà cửa, nên hai vợ chồng dắt díu nhau về bên ngoại, che tạm cái chòi kế bên nhà mẹ để có chỗ nương náu qua ngày. Thu nhập hàng ngày của cả gia đình trông chờ vào công việc làm bánh cam đem giao cho các sạp ở chợ. Cứ khoảng 9 -10g đêm mẹ vợ làm bánh, tới sáng có bánh thì anh Vinh chạy đi giao các nơi, trừ các khoản chi phí ra thì lời khoảng đươc 100 – 150 ngàn.

Căn nhà cha mẹ đang ở thì đang xây. Cứ gom được 1 – 2 triệu lại mua cái này đắp vào, đến nay đã 2 năm, có góc nhà đóng rêu mà vẫn chưa xong.

Gia đình 7 người, mà có hết 4 người mang bệnh tật. Cha thì lao phổi, mẹ và em thì hen suyễn. Còn chị Thúy – vợ anh Vinh thì sau khi sinh đứa con thứ hai phát hiện bị khối u tĩnh mạch máu chủ. Bác sĩ chỉ định mổ gấp, vậy mà số tiền 30tr chi phí phẫu thuật lớn quá, anh chị đành cắn răng mà về. Nhà nhiều người bệnh, gặp khó khăn nên nợ nần người này người kia cộng lại cũng gần 30tr.

Giờ anh chỉ ước mong sao có tiền để mổ cho vợ, để sống mà cùng lo cho con, cho gia đình, vậy thôi là đủ.

Tổng số tiền gia đình nhận được: 80,925,000đ và nhiều phần quà

Học Nghề Buổi Tối Ở Tphcm

Học nghề buổi tối đang trở thành xu hướng được nhiều người theo đuổi bởi đó là giải pháp hiệu quả đối với những người bận rộn. Sau khi kết thúc các khóa học nghề vào buổi tối tại TP. Hồ Chí Minh, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tìm kiếm việc làm ổn định, gia tăng thu nhập hằng tháng.

Đáp ứng nhu cầu của những người bận rộn, hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo nghề mở lớp buổi tối tại TP. Hồ Chí Minh. Một số nghề ngắn hạn học vào buổi tối đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay như nghề làm bánh, nấu ăn, pha chế, cơ khí, sửa chữa điện thoại… Đây đều là những nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường lao động với mức lương cao lý tưởng. Chính vì thế, học nghề vào buổi tối không chỉ giúp bạn tháo gỡ bài toán thời gian mà còn mở ra cơ hội việc làm lớn trong thời gian sắp tới.

Học làm bánh vào buổi tối ở TP. Hồ Chí Minh

Học làm bánh buổi tối thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia tại TP. Hồ Chí Minh

Học làm bánh là một trong những nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, đây cũng là ngành có nhiều khóa học mở vào buổi tối đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học. Với chuỗi kiến thức và kỹ năng được trang bị, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh bánh theo mùa, bán online hoặc trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp vừa có thể thỏa mãn đam mê vừa gia tăng thu nhập, cải thiện mức sống.

Tham gia các lớp học làm bánh buổi tối, bạn sẽ được đội ngũ giảng viên là những chuyên gia làm bánh, Bếp trưởng Bếp bánh nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các Nhà hàng, Khách sạn lớn hướng dẫn trực tiếp các thao tác thực hiện với từng loại bánh. Nhờ đó, bạn có thể chế biến thành thục các loại bánh kem, bánh Nhật, bánh mì… đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Học nấu ăn vào buổi tối tại các trung tâm chuyên nghiệp

Nhiều người bạn trẻ tham gia lớp học nấu ăn buổi tối để nâng cao tay nghề

Bên cạnh học làm bánh, học nấu ăn cũng là một trong những nghề đang được giới trẻ theo đuổi học vào buổi tối. Khung giờ học này đặc biệt thích hợp với những người bận rộn như dân văn phòng, học sinh, sinh viên… Thông thường, mỗi ca học chỉ kéo dài 3 – 4 tiếng, bạn có thể chủ động lựa thời gian phù hợp với lịch học tập, làm việc ban ngày của bản thân.

Đồng thời, cùng với sự giảng dạy nhiệt tình của đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, bạn có thể nâng cao tay nghề, trau dồi kiến thức, hoàn thiện kỹ năng chế biến để tự tin làm nghề sau khi hoàn thành khóa học. Không dừng lại ở đó, bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội thăng tiến trong lộ trình nghề nghiệp với chương trình đào tạo chất lượng cao được thiết kế bài bản.

Bạn đang xem bài viết Sức Sống Mới Ở Một Làng Nghề Chè trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!