Cập nhật thông tin chi tiết về Theo Chân Mẹ Việt Đến Lớp Học Nấu Ăn Dặm Ở Nhật mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với mỗi bà mẹ đến giai đoạn con tập ăn dặm là thời kỳ vất vả, bận bịu nhất trong năm đầu nuôi con. Mà với thời hiện tại thì có khá nhiều phương pháp ăn dặm, các mẹ lần đầu nuôi con không biết nên chọn cho mình phương pháp nào hữu hiệu nhất?
Khi ở Việt Nam mình đã nghe khá nhiều người đề cập đến “ăn dặm kiểu Nhật “, sau này khi sống ở Nhật một thời gian, quan sát thấy trẻ em ở đây rất tự lập trong việc ăn uống, đặc biệt là ngay khi còn rất nhỏ (hơn 1 tuổi) đã tự ngồi ăn. Nên mình đã tự nhủ sau khi có con sẽ cho con “ăn dặm kiểu Nhật”. Như vậy sẽ tốt cho con hơn và sẽ nhàn cho mình.
Vừa vào cửa mẹ đã được các cô ở lớp dạy học nấu ăn dặm cho con phát cho tất cả các tài liệu cần thiết.
Mình đã chọn một ngày phù hợp với thời gian cho con ăn dặm và địa lý gần với khu mình ở. Thế rồi thấm thoát Bee đã tròn 5 tháng, hai mẹ con mình lại cùng nhau đi học ăn dặm.
Bắt đầu buổi học cô giáo phổ biến về 2 nội dung khá quan trọng:
1. Hãy thiết lập lịch sinh hoạt quy củ cho bé: Các mẹ cần thiết lập cho bé một lịch trình sinh hoạt quy củ, ăn ngủ chơi nên đúng giờ. Nên cho bé ngủ sớm dậy sớm, nên đi ngủ từ 21h (vì từ 22h đến 02h là thời gian não bộ trẻ em phát triển tốt nhất).
Tài liệu hướng dẫn mẹ cách chơi với con theo từng tháng tuổi.
2. Hãy dành thời gian để chơi với con hàng ngày: cô giáo dạy cho các mẹ cách chơi với con, các trò chơi với con theo từng tháng tuổi khác nhau và các mẹ nên thường xuyên chơi với con . Điều quan trọng hơn nữa là các ông bố cũng hãy cố gắng tranh thủ thời gian để chơi với con.
Cô giáo hướng dẫn các mẹ cách chơi với bé.
Và rồi cũng đã đến nội dung chính, đó là học cách cho con ăn dặm. Điều đầu tiên là các mẹ hãy nhớ những quy tắc cơ bản và những điều cần chú ý sau:
4 nguyên tắc khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm:
1. Ăn dặm là cầu thang nối từ việc uống đến việc ăn của trẻ. Nên hãy để cho trẻ làm quen từ từ, không ép con ăn.
2. Bắt đầu từ không vị, sau đó tăng dần vị lên từng ít một.
3. Cơ địa của mỗi bé là khác nhau nên tùy vào từng bé để điều chỉnh lượng ăn, không cần phải ăn nhiều, không cần thiết phải vội vàng.
4. Điều quan trọng nhất là làm cho bé thích thú với việc ăn, nên tạo cho bé một không gian vui vẻ khi ăn.
Bộ đồ chế biến thức ăn khi con bắt đầu ăn dặm
Các bộ làm thức ăn dặm cho bé phải bao gồm các dụng cụ mài, nghiền, miết, lọc
Những điều cần chú ý (Đây là những điều được các cô giáo nhấn mạnh và bắt mẹ nào trong lớp cũng phải ghi chép lại):
1. Tuyệt đối không được cho trẻ dùng mật ong và đường đỏ trước 1 tuổi (vì đây là nguyên nhân gây bệnh Clostridium botulinum, liệt cơ khi bị ngộ độc thịt).
2. Trên 1 tuổi mới cho trẻ uống sữa tươi.
3. Sau khi ăn dặm thì lượng sữa mẹ hay sữa công thức cho trẻ uống là tùy vào từng trẻ (trẻ muốn uống bao nhiều thì tùy, không ép).
4. Khi cho trẻ ăn dặm không bật tivi hay bất kỳ một trò chơi điện thử nào khác.
5. Cho trẻ ngồi vào bàn ăn của bé rồi bắt đầu bữa ăn.
Món cháo cô giáo nấu mẫu với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước…
Và bây giờ là cách chế biến cơ bản
Ăn dặm theo kiểu Nhật là một quá trình tập luyện cho trẻ để có thể tự ăn như người lớn, kể cả về món ăn cũng như cách ăn. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ 5 – 6 tháng, khi bé được 1 tuổi rưỡi là mẹ đã hoàn thiện quá trình ăn dặm của con.
Một bữa của trẻ gồm có: chất bột (gạo, bánh mỳ, mỳ), thức ăn (trứng, cá, thịt, đậu phụ..) và món tráng miệng (rau, hoa quả). Được chế biến qua một bộ đồ chuyên dùng để nấu ăn dặm cho trẻ, bao gồm các dụng cụ mài, nghiền, miết, lọc. Đồ ăn sẽ được chế biến cho trẻ ăn bắt đầu từ nghiền nhuyễn rồi tăng dần độ thô, sau đó cho bé ăn như của người lớn.
… và chia cho các mẹ để cho con ăn thử.
Ở buổi học hôm nay, mình được dạy cách chế biến những món cơ bản cho giai đoạn đầu ăn dặm:
1. Món chất bột:
Nếu là gạo sẽ được nấu theo công thức 1 gạo : 10 nước, tức là 15g gạo thì 150ml nước. Sau khi nấu chín chúng ta múc phần cháo đặc dùng rây để miết rồi lọc thật nhuyễn, sau đó đổ nước cháo vào quấy đều là hoàn thành món cháo nhuyễn.
Tương tự như trên các mẹ có thể chế biến những thức ăn khác…
Các mẹ nên thay đổi món ăn cho bé theo từng ngày (để giúp bé biết ăn mọi thứ và tạo cho bé thích thú với việc ăn uống, không bị nhàm chán).
Tiếp sau đó cô giáo nấu cho các mẹ xem món cháo nhuyễn 1:10, rồi để các mẹ cho con ăn thử. Mẹ theo chỉ dẫn của cô cho Bee ăn, con cũng ăn được kha khá. Vậy là con yêu đã sẵn sàng cho việc ăn dặm rồi.
Và mẹ con ta trở về nhà để khởi hành cho việc ăn dặm thôi!
Học Cách Lên Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Của Mẹ Việt Ở Tokyo (P4)
Mặc dù luôn mong muốn con mình ăn được nhiều, nhưng theo tinh thần là không ép con ăn và cũng đã chuẩn bị tâm lý cho việc này nên ngay từ buổi đầu tiên cho con ăn dặm cho đến nay thì mẹ Bee luôn tùy theo khẩu phần của con. Cứ đến đúng giờ ăn mới cho Bee ăn, chỉ để bữa ăn diễn ra trong vòng 30 phút, hết 30 phút là dừng lại, không cho Bee ăn nữa.
Những buổi đầu cho con ăn dặm, mẹ thì rất háo hức nhưng con thì chỉ ăn được nửa lượng mẹ nấu, có hôm lại chỉ ăn vài thìa. Những bữa Bee ăn ít, mẹ lo lắng lắm nhưng theo như lời của các ở lớp học ăn dặm bên này thì đó là biểu hiện bình thường của bé khi mới ăn dặm nên mẹ cũng yên tâm hơn.
Vậy rồi, những khó khăn về tâm lý được giải quyết, mẹ vẫn giữ vững tâm lý để học theo cách nuôi con kiểu Nhật nên Bee quen dần và ngày một ăn nhiều lên. Cứ đến giờ ăn, khi mẹ bày đồ ăn lên bàn là cuống quýt chân tay hết cả lên.
Và hiện giờ Bee 6,5 tháng tuổi (sau hơn 1 tháng ăn dặm) lịch ăn của Bee như sau:
1. Những thực phẩm, dinh dưỡng hiện hay cho Bee ăn gồm có:
Gluxit (đường): Gạo, bánh mỳ, mỳ Udon, các lại khoai.
Vitamin và khoáng chất: Cà rốt, rau chân vịt , bắt cải, củ cải, , bí đỏ, táo, chuối…
2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 6 – 8 tháng
Các món cháo:
Táo
Bơ
Ngoài ra, các mẹ có thể cho bé ăn thêm chuối, cam, đu đủ…
Thú thật là ban đầu mình cũng khá phân vân khi cho con ăn dặm theo kiểu Nhật. Nhưng rồi mình nghĩ, đã sống ở bên này, được chính người bản xứ hướng dẫn, mình cũng nên thử xem sao. Sau hơn 1 tháng cho con ăn dặm, Bee ngày một ăn nhiều, háo hức khi đến bữa ăn làm cho mẹ Bee khá vững tin vào cách nuôi con bên này, tăng thêm động lực để tiếp tục theo đuổi đến cùng.
Cho đến khi bé tròn 7 tháng thì chế độ ăn dặm vẫn chưa có gì thay đổi nhiều, các mẹ có thể làm theo trên để đổi bữa cho con.
Khóa Học Nấu Ăn Nhật Bản 0946868937, Khóa Học Nấu Ăn Món Nhật Bản, Học Nấu Ăn Món Nhật, Khóa Học Nấu Ăn Món Nhật,Học Nấu Ăn Món Nhật Bản, Khóa Học Nấu Ăn Các Món Nhật, Lớp Học Nấu Ăn Món Nhật Bản, Học Nấu Ăn Nhật Ở Đâu, Học Nấu Ăn Nhật Ở Đâu, Khóa Học Nấu Ăn Món Nhật, Khóa Học Món Nhật Bản,Khóa Học Nấu Ăn Món Nhật, Đào Tạo Đầu Bếp Nhật Chuyên Nghiệp, Học Nấu Ăn Món Nhật Ở Đâu, Học Nấu Ăn Món Nhật,
Địa chỉ: Tầng 1 – Số 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Đất nước Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng với nền văn hóa và ẩm thực đặc sắc. Tinh hoa ẩm thực Nhật Bản được biết đến bởi sự tinh tế trong cách chế biến không lạm dụng gia vị, mà chú trọng làm nổi bật hương vị tinh khiết tự nhiên của món ăn. Vì vậy, ẩm thực Nhật Bản rất đặc trưng cho điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ngoài ra còn thể hiện tư duy thẩm mỹ và sự khéo léo trong nền văn hóa Nhật.
Tại Việt Nam, nhiều thực khách rất ưa chuộng các món ăn Nhật, cho nên việc kinh doanh Nhà hàng, Quán ăn Nhật đang là lĩnh vực phát triển, được rất nhiều người quan tâm đầu tư vì đây là ngành ẩm thực cực kỳ tiềm năng và có xu hướng phát triển lâu dài.
Thấy được những vấn đề trên, Trường Cao đẳng Nghề Văn Lang đã mở khóa dạy nấu ăn món Nhật. Với khóa học nấu ăn món Nhật, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức về cách chế biến các món ăn nổi tiếng của Nhật như Shushi, Sashimi, Yakimono…, các loại nước sauce đặc trưng của các món ăn Nhật… Đặc biệt đến với khóa học nấu ăn món Nhật, các bạn sẽ được học về văn hóa giao tiếp, ứng xử, cách phục vụ thức ăn của người Nhật, để nhanh chóng tiếp cận môi trường làm việc tại các bếp Nhật. Vì vậy, nếu bạn yêu ẩm thực Nhật Bản, muốn học nấu món Nhật thì hãy liên hệ ngay với Trường Cao đẳng Nghề Văn Lang – trường dạy nấu ăn uy tín tại Hà Nội
Kiến thức sau khi hoàn thành khóa học:
– Quy trình nấu ăn, bảo quản thực phẩm
– Cách nhận biết gia vị, thực phẩm đặc trưng Nhật Bản
– Cách chế biến các món ăn Nhật Bản điển hình
– Cách sử dụng, cách ăn đúng chuẩn các món ăn Nhật Bản
– Nắm bắt phương pháp xây dựng 1 thực đơn kiểu Nhật Bản, tự lên được thực đơn Nhật Bản
– Biết cách tính định lượng cho từng món ăn trong thực đơn đã học.
– Được dạy những kĩ năng để trở thành một đầu bếp thực thụ.
Nội dung khóa học
– Khái quát về gia vị Nhật, làm quen món ăn Nhật bản
Cơm cuộn cầu vồng ( Rainbow Maki ); Cuốn Rồng đặc biệt (Dragon Maki); Cuốn cá Ngừ xốt cay chiên giòn ( Spicy Tuna Tempura Maki); Các loại cuốn nhỏ ( Hosho Maki); Các loại cuốn phễu ( Temaki)
Sushi Cá Hồi (Sake); Tôm (Ebi); Trứng cá (Tobikko, Masago, Ebikko); Mực (Ika)– Các món Sushi: ; Trứng cuộn (Tamago); Sushi trái cây; Cuốn các lọai Sushi đẹp mắt
– Các món khai vị: Trứng cuộn lươn nhật (Unagi Dashimaki); Đậu hủ lạnh (Hiyayakko); Cá ngừ nướng tái (Tuna Carpaccio); Hải sản ngâm chua với dưa leo, rong biển (Sunomono Moriawase); Tảo biển chua ngọt ( Chuka Wakame); Gà om kiểu Chikuzen
– Các món xà lách: Xà lách cá hồi xông khói ( Smoku Sake Salada); Xà lách tảo biển ( Kaiso Salada); Xà lách cá Ngừ nướng ( Tuna Tataki Salada)
– Các món mì nóng và lạnh: Mì Udon thập cẩm (Nabeyaki Udon); Mì xào Hải Sản ( Yaki Soba); Mì Somen lạnh ( Zaru Somen); Mì Udon ăn kèm Tempura ( Tempura Udon)
– Các món chiên nướng : Tôm chiên Tempura (Ebi Tempura); Thịt ba chỉ nướng tương miso (Butamiso yaki) ; Thịt gà chiên giòn (Tori Karaage); Gan gà nướng xốt Teri ( Reba Teriyaki); Đầu cá Hồi nướng Muối ( Sake Kama Yaki); Mực nướng xốt Teri (Ika Teriyaki); Thịt gà và hành nướng xiên (Negima)
– Các món lẩu Nhật : Lẩu Hải Sản ( Yose Nabe); Lẩu Hàu và đầu cá Hồi ( Ishikari Nabe); Lẩu kim chi; Lẩu gà
: 6.000.000 VNĐ (học phí đã bao gồm nguyên vật liệu)
Nhà trường có các lớp vào Thứ 2-4-6; Thứ 3-5-7 hoặc Thứ 7 + Chủ nhật hàng tuần Thời gian học: Ca học: Buổi sáng: 08h00-10h00; Buổi chiều: 14h00 – 16h00; Buổi tối: 18h – 20h00)
Thủ tục nhập học:
– Phiếu đăng ký học
+ Giảm học phí cho học viên đăng ký nhóm hoặc đăng ký từ 02 chương trình trở lên.
+ Lịch học các khóa học nấu ăn Nhật Bản linh hoạt, khai giảng liên tục, học viên dễ dàng lựa chọn được lớp với ca học phù hợp với điều kiện cá nhân.
+ Giáo viên dạy Nhật Bản nhiệt tình, tâm huyết, lành nghề của nhà trường cùng kết hợp với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp đến từ hệ thống các nhà hàng chuyên doanh món Hàn hoặc khách sạn nổi tiếng hướng dẫn.
+ Sau khóa học, học viên được cấp chứng chỉ nấu ăn do nhà trường cấp.
+ Miễn phí giới thiệu việc làm sau khi kết thúc khóa học với mức lương hấp dẫn tại các cơ sở kinh doanh ăn uống nổi tiếng.
+ Được tư vấn miễn phí để mở cửa hàng kinh doanh ăn uống.
Email: phuongnt@giaoducvietnam.edu.vn
Fb: https://www.facebook.com/CDVANLANGHANOI/ Lưu ý: Học viên đến nộp hồ sơ vui lòng gọi điện trước để tránh thất lạc hồ sơ và nhầm địa chỉ những văn phòng tuyển sinh khác không phải của nhà trường.
(Phụ huynh và sinh viên có thể gọi điện trước để được tư vấn tốt nhất)
Nhận tổ chức lớp hợp đồng cho đơn vị, cá nhân có nhu cầu. Fb: https://www.facebook.com/CDVANLANGHANOI/ Email: phuongnt@giaoducvietnam.edu.vn Web: http://caodangvanlang.edu.vn/
Cận Cảnh Lớp Học Nấu Ăn Dặm Ở Bv Nhi Đồng I
Đều đặn mỗi 9 giờ sáng từ thứ 2 đến thứ 6, tại Khoa dinh dưỡng luôn tấp nập các chị em đến đăng ký học lớp dạy nấu ăn dặm cho trẻ.
Giai đoạn con ăn dặm luôn là nỗi háo hức, chờ mong xen lẫn hồi hộp và lo lắng của tất cả các chị em lần đầu làm mẹ. Giữa vô vàn những thông tin tràn lan trên mạng và cả những lời mách mẹo của bà, của mẹ, của các chị em đi trước…làm thế nào để chọn lọc và nấu ra được cho con một bát cháo đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng vẫn khiến nhiều bà mẹ băn khoăn.
Không cần phải sang Nhật, sang Mỹ…ở ngay tại Việt Nam cũng có những lớp dạy nấu ăn dặm cho trẻ hoàn toàn miễn phí dành cho các bà mẹ trẻ. Cùng “zoom” cận cảnh một lớp học nấu ăn dặm cho trẻ tại Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I Tp.HCM.
Cùng tham dự lớp học này với chị Lan nhưng mục đích và hoàn cảnh của chị Trang (23 tuổi) lại hoàn toàn khác. Hai vợ chồng chị đưa con đến khám dinh dưỡng vì bé quá thấp còi, nhẹ cân. Tại đây sau khi khám xong, chị được các bác sĩ tận tình gợi ý nên nán lại vài phút để xem hướng dẫn nấu cho con một bát cháo hoàn chỉnh và đầy đủ dinh dưỡng ” Bé nhà mình đã được 9 tháng nhưng còi quá, con có ăn nhưng không lên cân. Học lớp nấu ăn dặm này, mình mới phát hiện ra cách nấu của các giáo viên hướng dẫn khác xa so với mẹ nấu ở nhà. Trước đây do nghe mọi người mách trẻ con không ăn được dầu ăn người lớn nên mình nấu cháo cho con không bao giờ bỏ dầu ăn. Bây giờ mới thấy bản thân nấu cháo cho con ‘sai bét’ “, (cười)
Chị Trang (áo đỏ) đang bế con xem giáo viên hướng dẫn nấu cháo ăn dặm.
Bắt đầu buổi học, bà mẹ nào cũng được phát cho một quyển tài liệu hướng dẫn cách cho con ăn, lượng dinh dưỡng cần thiết và chuẩn cân nặng, chiều cao theo từng tháng tuổi. Sau đó, giáo viên sẽ hướng dẫn các bà mẹ những nguyên tắc cơ bản khi cho con ăn dặm.
Tại khoa dinh dưỡng luôn có các tấm bảng và tài liệu cụ thể hướng dẫn các bà mẹ chế độ ăn cho trẻ.
4 nguyên tắc cơ bản khi cho con ăn dặm
1. Việc ăn uống của trẻ phải diễn ra dần dần, từ từ theo nguyên tắc từ ít đến nhiều. Nên hãy để cho trẻ làm quen từ từ, không ép con ăn.
2. Độ thô trong mỗi bát cháo con ăn cũng cần có trình tự từ lỏng đến sệt, từ sệt đến đặc.
3. Đảm bảo phối hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng bao gồm chất bột đường, chất béo, chất đạm và nhóm rau củ, trái cây. Mỗi nhóm chất có một vai trò riêng đối với sự phát triển của trẻ.
4. Sự cân đối tỷ lệ giữa 4 nhóm chất này cũng phải hợp lý. Có như vậy mới giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất cũng như kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Và bây giờ là cách chế biến cơ bản
Một bát cháo của trẻ ở giai đoạn 6-9 tháng bắt đầu tập ăn dặm sẽ bao gồm chất bột (gạo, bột gạo, mỳ, mỳ nui…), thức ăn (cá, tôm, thịt hao, bò, gà), rau củ tùy mùa và dầu ăn. Tỷ lệ vàng cho 4 nhóm chất này thường được khuyên là: 1 chén cháo + 1 muỗng thịt bằm 25-30g + 1 nắm tay rau xanh + 1 thìa phở dầu ăn 10g
Lớp học dinh dưỡng ăn dặm cho trẻ diễn ra lúc 9 giờ mỗi sáng nhưng ngày nào cũng có rất đông chị em đăng ký học.
Một bát cháo của trẻ ở giai đoạn 6-9 tháng bắt đầu tập ăn dặm sẽ đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, bột gạo, mỳ, mỳ nui…), thức ăn (cá, tôm, thịt hao, bò, gà), rau củ tùy mùa và dầu ăn.
Cháo nấu cho trẻ
Rau cho trẻ có độ to nhỏ khác nhau tùy vào hình dạng rau nên qui ước 1 chén cháo người mẹ nên lấy 1 nắm tay rau. Ban đầu con mới ăn dặm thì nên lọc bỏ cọng, cuống và chỉ lấy lá.
Hiện nay các mẹ Việt vẫn nấu cháo cho con theo cách ray hay xay nát rau, thịt cá và hầm xương lấy nước cho trẻ. Tuy nhiên cách làm này không hiệu quả vì ninh xương vừa mất thời gian và chất đạm không hề tan trong nước. Xay nát hay thậm chí lọc rau, thịt qua rây cũng không lấy được hết phần xác cho trẻ. Giải pháp tốt nhất mà các bác sỹ Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I vẫn hay khuyên dùng là nên băm nhỏ thực phẩm cho con. “Việc nấu một bát cháo đầy đủ rau thịt rồi cho vào máy xay xay nát thậm chí còn khiến bát cháo trở nên mất vị, mất ngon, khiến trẻ chán ăn ” cô Lê Thị Hải Yến, chuyên viên dinh dưỡng hướng dẫn lớp nấu ăn dặm cho biết.
Ở khoa dinh dưỡng, các chuyên viên hướng dẫn chị em nên băm nhỏ thực phẩm cho trẻ chứ không nên xay nát, lẫn lộn.
Giáo viên hướng dẫn chị em cách băm nhỏ rau, thịt.
“Việc nấu một bát cháo đầy đủ rau thịt rồi cho vào máy xay xay nát thậm chí còn khiến bát cháo trở nên mất vị, mất ngon, khiến trẻ chán ăn” cô Lê Thị Hải Yến, chuyên viên dinh dưỡng hướng dẫn lớp nấu ăn dặm cho biết.
Với thịt, để tránh cho thịt bị vón cục to, gây khó ăn, hóc nghẹn….các bác sỹ ở đây hướng dẫn các chị em làm theo qui trình: Băm nhỏ thịt – hòa 1 muỗng thịt bằm vào 1/3 bát nước lọc cho tan ra rồi mới cho vào quấy cùng nồi cháo của con.
Nếu cho thịt băm trực tiếp vào cháo sẽ khiến thịt vón cục. Giải pháp là người mẹ nên hòa thịt bằm ra nước trước khi cho vào quấy.
Sau khi cho thịt hòa tan trong nước vào cháo, thịt sẽ rất nhỏ, mịn và phù hợp cho các em bé bắt đầu tập nhai.
Dầu ăn rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Do cấu trúc dạ dày em bé vẫn còn rất nhỏ nên cùng một lúc không thể hấp thụ được quá nhiêu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nhu cầu vi chất của con lại cao hơn người lớn 3-5 lần. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề này, cho dầu ăn sẽ là cách giúp con bù năng lượng và phần dinh dưỡng này. Thêm vào đó, dầu ăn còn là chất dung môi giúp hòa tan một số vitamin có trong thức ăn. Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng cũng phần lớn do mẹ đã không cho con ăn dầu ăn.
Lượng dầu ăn đầy một muỗng canh như trong hình là khoảng 10g.
Cháo nấu xong sẽ được chia vào từng cốc nhỏ để tặng lại cho các bà mẹ mang về.
Trả lời các thắc mắc của cha mẹ về xoay quanh vấn đề dinh dưỡng khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ.
Theo cô Đỗ Thị Thu Cẩm, Điều dưỡng trưởng, khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I sai lầm chủ yếu trong việc khiến trẻ bị suy dinh dưỡng không phải ở người mẹ mà là người nuôi dưỡng. Đôi khi còn do rất nhiều nguyên nhân khác như kiến thức hiểu không đúng, thực hành không chuẩn, bị chi phối bởi nhiều thông tin nhiễu loạn xung quanh như mẹ chồng, mẹ đẻ hay hàng xóm…” Ở đây, chúng tôi có khái niệm ‘người nuôi dưỡng’ mới chính là người khiến trẻ gặp các vấn đề về phát triển, hấp thụ. ” Cô Cẩm cho biết.
– Chuyện nêm mắm, muối vào bát cháo của con là không cần thiết vì theo nghiên cứu, trong rau, gạo và các thực phẩm nói chung đều đã có sẵn muối. Nếu thích, mẹ có thể chỉ cần nêm thêm cho trẻ từ 1-2 giọt mắm nhỏ là đủ.
– Trẻ nhỏ cũng cần ăn mỡ. Nhiều chị em nghĩ dầu ăn dễ tiêu còn mỡ thì khó tiêu, mỡ lại có nhiều cholesterol. Tuy nhiên, cholesterol cũng rất cần thiết cho cơ thể. Mặt khác, trong mỡ còn có rất nhiều vitamin A, D mà trong dầu ăn không có. Chính vì vậy nguyên tắc là nên cho trẻ ăn dầu, mỡ theo tỷ lệ 50:50. Không cần thiết loại trừ hết mỡ ra khỏi thịt cho trẻ.
– Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, người ta thường có xu hướng cho trẻ ăn cơm sớm vì dân gian quan niệm “ăn cơm sớm cho cứng cáp”. Con chỉ vừa tròn 1 tuổi là nhiều gia đình đã vội vàng chuyển sang cho trẻ ăn cơm. Điều này là không hợp lý. Muốn cho trẻ ăn cơm hoàn toàn như người lớn thì các bé cần phải đủ răng hàm để nhai. Số răng hàm này thường chỉ mọc hoàn thiện khi bé được 24 tháng tuổi. Ăn cơm sớm sẽ khiến con nuốt chậm, lâu tiêu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nguyên tắc vẫn phải là theo trình tự lỏng – sệt – đặc.
– Khi băm nhỏ thực phẩm để nấu cháo cho bé, một số trẻ sẽ có hiện tượng “sản phẩm đầu ra” xuất hiện nguyên miếng. Tuy nhiên không cần lo lắng vì hiện tượng này chỉ bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh nên chưa thể tiêu hóa hết. Nó xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ và sẽ hết dần khi con lớn.
Bạn đang xem bài viết Theo Chân Mẹ Việt Đến Lớp Học Nấu Ăn Dặm Ở Nhật trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!