Xem Nhiều 3/2023 #️ Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Tuổi Và Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm # Top 7 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Tuổi Và Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Tuổi Và Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vo gạo và cho nước vào nồi, lượng nước thường gấp 3 – 4 lần gạo (kinh nghiệm là các mẹ nấu đặc một chút, khi cần loãng có thể chế thêm nước nóng, nếu nấu loãng quá sẽ rất khó chế đặc).

Bật nút Cook và chờ 15 phút cháo sôi thì các mẹ chủ động chuyển sang nút Warm, cứ thế cắm điện cả đêm, sáng hôm sau các mẹ sẽ có một nồi cháo trắng ngon lành.

Chuẩn bị thức ăn vào ngày cuối tuần

Ngày cuối tuần rảnh rỗi, các mẹ hãy đi chợ và mua các loại thức ăn cho bé (thịt gà, bò, lợn, chim, lươn, tôm, cá…) và tiến hành sơ chế như sau:

Đối với các loại thịt (bò, gà, lợn, chim), lọc bỏ da, gân xơ, băm nhỏ.

Cá và lươn làm sạch, lọc bỏ xương, tôm bóc vỏ.

Sau đó chia từng loại thức ăn vào các hộp nhựa nhỏ (bán nhiều trong các cửa hàng mẹ và bé) theo khẩu phần ăn của bé, cho các hộp vào ngăn đá tủ lạnh, dự trữ ăn dần trong cả tuần.

Riêng rau củ quả, để đảm bảo tươi ngon, các mẹ nên cho bé ăn theo thức ăn trong ngày cùng gia đình.

Tiến hành nấu cháo cho bé

Mỗi sáng sớm, trước khi đi làm, các mẹ chỉ mất từ 15 – 20 phút chuẩn bị và chế biến cháo cho bé.

Bước 1: Lấy viên thức ăn trong ngăn đá tủ lạnh, cho vào xoong, cho nước xăm xắp. Đun chín thức ăn.

Bước 2: Trong lúc chờ thức ăn chín, mẹ tranh thủ thái chuẩn bị rau củ quả

Riêng với các loại củ, để đảm bảo chín mềm, khi nấu cháo trắng vào đêm hôm trước, mẹ nên gọt vỏ, thái mỏng và cho vào nấu cùng với cháo.

Bước 3: Khi thức ăn chín, mẹ vớt ra, dầm nhỏ (vì thức ăn trong ngăn đá khi đun sôi thường vón cục lại). Giữ lại nước dùng để nấu cháo.

Bước 4: Cho lẫn cháo trắng, rau, thịt băm vào xoong nước dùng và đun sôi, quấy đều. Mẹ nhớ chế thêm nước nóng vào cho phù hợp với độ đặc loãng của cháo.

Bước 5: Nêm dầu ăn, nước mắm (loại dành cho trẻ ăn dặm), quấy đều, đổ ra bát, chờ nguội cho bé ăn.

Lưu ý:

Đây là cách nấu cháo dành cho bé ăn cháo thịt băm, nếu bé ăn cháo xay thì tại bước 2 các mẹ chỉ cần cho tất cả cháo trắng, thịt, rau củ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, cho vào xoong và đun sôi, nêm dầu ăn, nước mắm là được.

Các mẹ chỉ nên nấu lượng cháo đủ cho một bữa ăn của bé, giữ lại phần cháo trắng để nấu các bữa tiếp theo. Với cách nấu cháo này, các mẹ có thể nấu 3 món cháo khác nhau trong ngày cho bé, tránh trùng lặp gây nhàm chán.

Thực đơn chi tiết ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày cho bé 5 tháng, 2 bữa/ ngày cho bé 6 tháng

Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước

Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)

Cháo : 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)

Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)

Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.

Chú ý:

Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.

Cháo bắp / cháo ngô ngọt

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê, Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.

Chú ý:

Có thể nình hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô. [5p]

Súp bánh mỳ sữa

Nguyên liệu:

Sữa: 1/2 cup (60ml); Bánh mỳ gối: 1/4 lát

Cách làm:

Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp

Chú ý:

Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được. [5p]

Cháo trắng: 2 thìa cà phê, Đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

(1) Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. (2) Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng. [10p]

Cháo rau chân vịt

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê; Rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.

Chú ý:

Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. [2p]

1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm:

Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.

Chú ý:

Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình. [10p]

Mỳ (Udon) nấu nước rau củ – Món ngon cho bé 6 tháng

Nguyên liệu:

20g mỳ, 1/2 cup nước súp rau củ (60ml), Bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.

Cách làm:

(1), Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p (2) Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.

Chú ý:

Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm. [10p]

20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm:

(1), Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p (2) sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.

Chú ý:

Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi. [10p]

Thạch táo tươi

Nguyên liệu:

1/4 quả táo, 1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.

Cách làm:

(1) Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm. (2) Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào LVS trong 30s để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.

Chú ý:

Có thể thay táo bằng lê nghiền cũng rất ngon. [5p]

Nước đào với chanh

Nguyên liệu:

1/4 quả đào, nước chanh vừa đủ.

Cách làm:

Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào LVS trong 2p). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nc chanh là ok.

Chú ý:

Nước chanh cho vào để giúp món nước đào ko bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu ko cần thiết. [3p]

Thạch cà chua

Nguyên liệu:

1 quả cà chua nhỏ, 1 thìa cà phê gelatin, 1/2 thìa súp nước lạnh

Cách làm:

(1) Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn (2) Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1p. Trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20p cho đông.

Chú ý:

Nếu cà chua ko chín để có vị ngọt tự nhiên, thì có thể cho thêm ¼ thìa đường. [30p]

Sữa chua dưa lưới – Món ăn dặm bổ dưỡng cho bé

Nguyên liệu:

1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g), 2 thìa cà phê sữa chua trắng.

Cách làm:

Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.

Chú ý:

Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua. [3p]

Tào phớ vị cam

Nguyên liệu:

1 thìa cà phê nước cam, 2 thìa cà phê đậu phụ tươi.

Cách làm:

Đậu phụ nghiền nhỏ mịn, sau đó cho nước cam vào. Để lạnh cho đậu phụ đông lại là ăn được.

Chú ý:

Nên làm đậu phụ nóng lên 1 chút thì sẽ dễ nghiền nhỏ mịn hơn. [3p]

1/4 quả táo

Cách làm:

Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong LVS trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.

Chú ý:

Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền. [3p]

1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành

Cách làm:

Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộnchung với sữa đậu nành.

Chú ý:

Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát. [2p]

Súp sữa chua dâu tây – Món ngon cho bé 6 tháng ăn dặm

Nguyên liệu:

2 quả dâu tây, 2 thìa sữa chua trắng.

Cách làm:

Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong.

Chú ý:

Dâu tây là loại quả giàu vitamin C nhất, do đó dùng để giải nhiệt trong mùa nóng là rất hợp lý.

1 củ khoai tây vừa 1 quả trứng gà 1 thìa to cà rốt thái nhỏ 1 chút hành hoa và mùi thái nhỏ 1 bát nước dùng nêm vừa

Cách nấu:

Khoai tây hấp chín tán nhỏ Trứng gà đánh tan Cà rốt luộc mềm Đun sôi nước dùng cho khoai tây và cà rốt vào quậy sánh Đổ từ từ trứng vào, vừa đổ vừa quấy đều tay theo một chiều Trứng chín cho hành hoa và rau mùi vào, đảo nhẹ rồi tắt bếp

Một vài lưu ý khi cho bé 6 tháng bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật:

Cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 ( 1 gạo, 10 nước). Cháo nấu chín kỹ, sau đó rây qua lưới thật nhuyễn cho bé ăn. Nhớ là rây chứ không cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.

Với thịt cá, nên chọn loại thịt nạc, cá trắng ( ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn, dễ rây mịn). Luộc thịt cá lên, giữ nước dùng lại. Rây cá qua lưới, sau đó hoà loãng bằng nước luộc. Thêm một ít bột năng đã hoà tan vào một chúc nước, rồi hoà vào chén cá. Đun hỗn hợp lên làm sánh lại. Với thịt, bạn có thể giã thịt nhuyễn bằng cối rồi rây, sau đó thực hiện tương tự như cá.

Tất nhiên, cách làm này sẽ khiến bạn thấy thịt cá lợn cợn chứ không “mịn đông” như kiểu truyền thống cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Nhưng bạn nên kiên nhẫn thực hiện chứ đừng dùng máy xay. Vì đây chính là bước quan trọng để bé quen với độ thô của thức ăn. Những tuần đầu tiên, nếu lo lắng, bạn có thể cho tỷ lệ nước dùng nhiều, cá thịt ít để giúp bé dễ nuốt. Nhưng sau đó, nên làm đặc dần.

Bạn lưu ý, bé ở độ tuổi 5 – 6 tháng tuổi chưa nên ăn cho ăn trứng vì bé rất dễ bị dị ứng. Trong trường hợp muốn cho bé thử, bạn phải hết sức thận trọng, luộc trứng chín thật kỹ, tách lấy lòng đỏ ( chỉ một chút xíu), pha loãng, nghiền mịn với nước rau cho bé ăn thăm dò. Bé không bị dị ứng mới tăng lên thêm chút ít và không được qua một muỗng cà phê trứng / bữa.

Bé ở giai đoạn này đã ăn được đậu hũ mịn. Bạn có thể mua loại đậu hũ non mịn của Nhật, sau đó luộc kỹ rồi rây qua lưới. Có thể tăng dần độ thô của đậu hũ lên. Bé ở giai đoạn 5 -6 tháng cũng đã có thể ăn bánh ăn dặm loại tan trong miệng. Nên cho bé tự bốc, tự cầm trên tay để ăn. Tuy nhiên, cần cẩn thận không để bé cho vào miệng quá nhiều sẽ dễ gây nghẹn cho bé.

Những món nên cho bé làm quen giai đoạn này:

Khoai luộc, rau luộc, cháo, cá trắng, thịt nạc, đậu hũ non, cà rốt bí đỏ, chuối, táo… Những món này đều cần nghiền nhuyễn qua rây. Không trộn lẫn để bé có thể quen với từng vị riêng biệt. Có thể tăng dần độ đặc từ rất loãng đến loãng và sánh dần lại để cho bé phản xạ nhai tốt.

Thực Đơn Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Và Cách Chế Biến

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật là một trong những phương pháp được nhiều bà mẹ quan tâm vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Ăn dặm kiểu Nhật là sự kết hợp nhiều loại nguyên liệu như rau củ, thịt cá sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong cơ thể của bé. Vì thế luôn giúp bé ăn ngon và hấp thu đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy chi tiết thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật và cách chế biến như thế nào?

Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 5 – 6 tháng tuổi

Khi bé bước sang giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi là lúc hệ tiêu hóa đã dần hoàn thiện, đây là thời điểm khá thích hợp để cho bé ăn dặm. Cùng với đó, việc ăn dặm sẽ giúp trẻ làm quen được với những loại thực phẩm như rau củ, thịt cá và tập phản xạ nuốt thức ăn. Đồng thời, cung cấp cho trẻ một nguồn dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Cho bé ăn cháo loãng

Ở những tuần đầu tiên khi bước sang 5 – 6 tháng tuổi, mẹ nên nấu cháo loãng và cho bé ăn dặm trong suốt tuần. Cháo loãng nên được nấu theo công thức 1 gạo và 10 nước. Lượng thức ăn nên cho bé ăn trong tuần đầu tiên là:

1 muỗng (khoảng 5ml) trong 2 ngày đầu tiên

2 muỗng (khoảng 10ml) trong 3 ngày tiếp theo

3 muỗng (15ml) trong những ngày còn lại

Mẹ không nên nêm muối và các loại gia vị vào thức ăn của bé. Mà thay vào đó, mẹ có thể cho bé ăn cháo cùng với một ít thịt cá như cá lóc, cá diêu hồng… sẽ tốt hơn.

Ăn dặm với nhiều loại thực phẩm khác

Sau khi cho bé ăn cháo loãng từ 1 – 2 tuần, mẹ nên nấu cho bé những món ăn khác và phải đảm bảo có đầy đủ 3 nhóm chất bao gồm tinh bột, đạm và chất xơ.

Cháo bí đỏ

Nguyên liệu: bí đỏ hấp chín, cháo từ 5 – 10 gam, nước luộc rau/nước dùng gà/nước dashi từ 55 – 10 gam

Cách chế biến: Bí đỏ xay nhuyễn pha với nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi tạo thành hỗn hợp mịn và sệt rồi cho bé ăn

Cháo sốt đậu Hà Lan

Nguyên liệu: đậu Hà Lan từ 10 – 15 gam, thịt cá 5 – 10 gam, nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi khoảng 10 gam.

Cách chế biến: cá luộc chín, bỏ xương và da, giả nhuyễn và lọc qua rây với nước luộc rau/nước dùng gà/nước dashi. Đậu Hà Lan hấp chín, nghiền nhuyễn và mịn. Cho cá và đậu Hà Lan vào nước dùng gà/nước luôn rau tạo thành hỗn hợp loãng rồi cho bé ăn.

Cháo cà rốt

Nguyên liệu: cháo trắng từ 5 – 10 gam, cà rốt 5 gam hấp chín, giã nhuyễn và rây mịn.

Cách chế biến: cho cà rốt vào nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi tạo thành hỗn hợp mịn rồi cho bé ăn.

Mỗi ngày bé chỉ nên ăn một bữa vào khoảng 10 giờ trưa theo tỷ lệ cháo 5 – 30 gam, rau củ từ 5 – 20 gam và đạm 5 – 10 gam là tốt nhất

Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 7 – 8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi

Vào độ tuổi này, thì nhiều bé có thể dùng lưỡi và nướu để nghiền nát thức ăn và nuốt thành thục. Tuy nhiên, mẹ cũng nên nấu mềm thức ăn và nghiền sơ để bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mỗi ngày bé nên ăn 2 bữa sáng và chiều với công thức cháo 40 – 70 gam, rau 25 – 30 gam và đạm từ 10 – 15 gam. Đối với cháo, thì mẹ nấu theo tỷ lệ 1 gạo và 7 nước, 1 cơm 3 nước hoặc bé có thể ăn bún, miến nghiền nhỏ.

Ngoài những thực phẩm quen thuộc bé đã ăn từ 5 – 6 tháng tuổi, thì mẹ có thể bổ sung cho bé các loại rau củ như rau mồng tơi, bắp cải, rau cải xanh…và một số loại thịt như nạc heo, thịt bò, gan, cá hồi.

Công thức chế biến một số món ăn dặm cho bé mà mẹ có thể tham khảo như sau:

Cháo rau cải thịt gà

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Cải rửa sạch, lấy phần lá, luộc chín rồi cắt nhuyễn. Thịt gà luộc chín và làm mịn. Cho phần cải và thịt gà vào cháo đã nấu sẵn, khuấy đều và cho bé ăn.

Cháo bánh mì sandwich cá hồi

Nguyên liệu: 10 gam cá hồi, 40 gam cháo bánh mì

Cách chế biến:

Cháo bánh mì nấu cho chín nhừ. Cá hồi rửa sạch, luộc chín, bỏ xương và da rồi giã mịn. Trộn cháo bánh mì và cá hồi, có thể pha thêm chút nước cho cháo loãng rồi cho bé ăn.

Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 9 – 11 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi chi tiết

9 đến 11 tháng tuổi là thời điểm bé đã thành thạo nhai và nuốt thức ăn bằng lưỡi và nướu. Thế nên, mẹ không cần nghiền nát thức ăn mà có thể thái nhỏ để cho bé ăn. Đồng thời mẹ có thể nêm nếm một ít gia vị vào thức ăn của bé.

Thông thường, từ 9 đến 11 tháng tuổi bé sẽ có 3 lần ăn trong ngày sáng, trưa và chiều với lượng thức ăn bao gồm 40 – 70 gam cháo, 25 – 30 gam rau củ và 15 – 20 gam đạm. Một số lưu ý khi mẹ nấu ăn cho bé trong giai đoạn này như sau:

Cháo nấu theo tỷ lệ 1 gạo và 5 nước hoặc 1 cơm và 2 nước. Các loại rau củ thì cắt sợi nhuyễn hoặc xắt nhỏ cho bé tập nhai.

Các loại thịt hấp chính, xé sợi hoặc giã mịn.

Trái cây thì cắt nhỏ cho bé cầm ăn. Các loại cam quýt bưởi thì lấy từng miếng nhỏ và bỏ hạt rồi cho bé ăn.

Mẹ có thể tham khảo gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi như sau:

Cháo thịt gà sốt cà chua

Nguyên liệu:

Cách chế biến

Thịt gà bỏ da và gân rồi băm nhỏ. Cà chua trụng sơ qua nước sôi, thái nhỏ bỏ vỏ và hạt. Cho cà chua và gà xào chung trên chảo và nêm nếm với một ít xì dầu. Cho bé ăn cháo kèm với món thịt gà sốt cà chua.

Cháo canh bí xanh và thịt

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Bí gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông nhỏ. Thịt rửa sạch và thái từng miếng nhỏ. Đun sôi một ít nước, cho thịt vào nấu chín mềm, nêm nêm với một số muối.

Cháo bí đỏ thịt gà

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và nghiền nhuyễn. Thịt gà rửa sạch, luộc chín và giã nhỏ.

Nấu bí đỏ và thịt gà trong nồi nước dùng gà, nêm nếm một ít muối cho vừa vị. Sau đó, trộn bí đỏ thịt gà với cháo đặc rồi cho bé ăn

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12 – 18 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, răng của bé đã phát triển giúp bé có thể tự nhai và nuốt thức ăn. Vì thế, mẹ không cần phải nấu thức ăn mềm như trước nữa đồng thời có thể tập cho bé sử dụng muỗng để múc ăn.

Đối với bé từ 12 – 18 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn 3 bữa/ngày với lượng thức ăn như sau: 80 gam cơm nát, đạm (cá 15 – 18 gam, ⅔ lòng đỏ trứng, thịt bò và heo: 5 – 18 gam, đậu phụ 50 gam), rau củ khoảng 50 gam.

Một số thực đơn mà mẹ có thể nấu cho bé từ 12 – 18 tháng tuổi như sau:

Cơm nát canh rau củ thịt gà

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Thịt gà rửa sạch, luộc chín và cắt miếng mỏng cho bé vừa ăn. Các loại rau củ rửa sạch và thái nhỏ.

Cho nước dùng gà vào nồi nấu sôi, thêm cà rốt và khoai tây vào và nấu cho chín nhừ, cho thịt gà và rau cải vào nấu chung. Nêm nếm với một ít muối là có thể cho bé ăn

Cơm nắm bông cải

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Cá làm sạch, bỏ xương, hấp hoặc chiên rồi cắt nhỏ. Bông cải rửa sạch và thái nhỏ vừa ăn.

Cho cá, bông cải và cơm vào tô, thêm một ít muối mè rồi trộn đều. Viên cơm lại thành từng nắm nhỏ vừa ăn, rồi cho bé dùng.

Ưu điểm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Theo cách chế biến kiểu Nhật, khi làm nhuyễn thức ăn thì mẹ chỉ cần dùng cối giã và rây mịn mà không sử dụng cối xay, giúp thức ăn giữ nguyên được hương vị và dưỡng chất có trong đó. Đồng thời, giúp mẹ có thể điều chỉnh được độ đặc, lỏng của thức ăn giúp bé dễ thích ứng theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Cùng với đó, ăn dặm từ sớm giúp bé học được kỹ năng nhai nuốt hoặc cách dùng muỗng để lấy thức ăn.

Bên cạnh đó, thực đơn ăn dặm có đa dạng các loại thực phẩm khác nhau giúp bé nhận biết được mùi vị và phân loại thực phẩm. Người Nhật Bản thường hạn chế nấu nước dùng bằng thịt, xương mà thay vào đó họ sẽ nấu bằng cá khô và rong biển (còn gọi là nước dashi). Loại nước dùng này sẽ cung cấp đầy đủ canxi cho bé và không gây tình trạng thừa cân, béo phì.

Mua thực phẩm cho bé ăn dặm ở đâu chất lượng và uy tín?

ĐI CHỢ ONLINE VINMART

Lựa chọn được những nguồn thực phẩm uy tín và chất lượng để nấu những món ăn dặm cho bé là rất cần thiết. Chính vì thế, mẹ nên lựa chọn mua các loại rau củ, thịt cá ở những địa chỉ uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trong đó, chuỗi siêu thị Vinmart là địa điểm mua hàng chất lượng được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Theo đó, tất cả mặt hàng tại Vinmart đều trải qua quy trình kiểm duyệt và giám sát chặt chẽ trước khi được bày bán tại siêu thị. Vinmart cam kết mang đến những sản phẩm tươi ngon, chất lượng với mức giá bình ổn trên thị trường. Hơn thế nữa, hiện nay Vinmart còn có dịch vụ giao hàng tận nhà, giúp mẹ vừa có thời gian chăm sóc bé yêu vừa mua được những nguồn thực phẩm tươi ngon để nấu những bữa ăn cho cả gia đình.

Hướng Dẫn Lựa Chọn Thực Phẩm Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Tuổi

Không giống với phương pháp ăn dặm truyền thống, các mẹ Nhật luôn mong muốn con yêu của mình có thể tự lập ngay từ nhỏ. Vì vậy, phương pháp ăn dặm của Nhật chú trọng đến việc đa dạng hóa thực đơn, chú trọng dinh dưỡng, chế biến phù hợp với từng giai đoạn của trẻ và tạo cho bé niềm vui trong mỗi bữa ăn.

Ở Nhật, khi bé 5 tháng tuổi, các mẹ đã cho bé tập làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên, đây là giai đoạn cho bé tập làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, nên tần suất ăn dặm không nhiều, chỉ 1-2 bữa/ ngày.

Kinh nghiệm các mẹ Nhật chia sẻ là tuần đầu tiên chỉ nên cho bé ăn cháo nhuyễn rây qua lưới và đặc biệt không nếm gia vị. Từ tuần thứ hai trở đi có thể cho thêm các món rau vào thực đơn của bé.

Số bữa ăn: 2 bữa / ngày đối với trẻ 6 tháng tuổi

Khung giờ ăn: Sáng 10h và tối trước 19h

Tỉ lệ chế biến: 1 gạo/ 10 nước

Lượng thực phẩm:

Chất đạm: 5-10g

Cháo: 30-40ml

Rau: 5-20g

Nguyên tắc luôn bắt đầu bằng 1 thìa cho mọi loại thực phẩm.

Rau, Vitamin: Đây là nhóm bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bé, cũng là nhóm thực phẩm khiến thực đơn ăn dặm của bé trở nên phong phú hơn, giúp bé không bị chán nản mỗi bữa ăn. Các loại rau mà phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyên các mẹ nên cho bé ăn trong giai đoạn này là cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau cải, cà chua, su hào, rau cải bó xôi, củ cải, bông cải xanh….

Khi bé được 6 tháng tuổi, tức là mẹ đã cho bé ăn dặm từ 5 tháng tuổi, thì có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất, đậu phụ mềm hoặc lòng đỏ trứng.

Điều này thì hầu như mẹ nào cũng biết. Đây là giai đoạn bé mới bắt đầu tập ăn, tập tiếp xúc với các loại thức ăn thô nên chỉ có thể tiếp nhận những thực phẩm nghiền nhuyễn, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Giai đoạn này bé vẫn kết hợp với bú sữa mẹ, ăn dặm chỉ là để bé tập làm quen, nên lượng thực phẩm cho bé cũng không thể quá nhiều. Nguyên tắc của ăn dặm kiểu Nhật luôn là 1 thìa (Khoảng 5ml ) cho mỗi món thực phẩm. Đặc biệt là khi cho bé ăn món mới, mẹ nên cho bé bắt đầu với lượng ít hơn 1 muỗng.

FamilyAZ chúc các mẹ thành công với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật!

(Phương Nguyễn)

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc tốt nhất trên thế giới. Thành phần dinh dưỡng của yến mạch rất cân đối, chứa nhiều đạm và các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể.

Các món ăn từ yến mạch giúp tăng sức đề kháng, phát triển não bộ cho bé, kiểm soát đường huyết và cholesterol cho người lớn, nên nhiều lớn người ăn yến mạch để giảm cân.

Yến mạch rất lành tính và có thể được sử dụng cho trẻ ăn dặm từ 6,7,8,9 tháng tuổi, dưới dạng bột yến mạch cho bé, với bé lớn hơn thì mẹ có thể nấu cháo yến mạch, làm bánh pancake, granola, bánh quy,…

Nhà Ngân luôn ăn yến mạch vào buổi sáng, đó là một cách tốt nhất giúp hệ tiêu hóa khởi động ngày mới một cách hoàn hảo. Vừa nhẹ nhàng nhưng cực kỳ dinh dưỡng và đủ chất.

Yến mạch nấu cháo cho bé thì mẹ nên chọn yến mạch cán mỏng (rolled oats), thời gian nấu khá nhanh, khoảng 5-10 phút. Yến mạch nghiền nhỏ (steal cut oats) dù đã được nghiền nhưng thời gian nấu lâu hơn, còn yến mạch ăn liền (instant oats) đã được cắt và cán cực kỳ mỏng thì sẽ giảm bớt chất dinh dưỡng hơn một chút. Nhưng nhìn chung, yến mạch loại nào cũng tốt cả.

Để tăng năng lượng cho món cháo yến mạch giúp bé tăng cân, mẹ có thể kết hợp với khoai tây, bí đỏ, khoai lang, thêm các loại đạm lành tính như lòng đỏ trứng gà, đậu hà lan, đậu lăng,…

100g khoai tây (1 củ nhỏ)

1 lòng đỏ trứng

1 viên phô mai cho bé

250ml nước lọc hoặc nước dùng dashi

HƯỚNG DẪN

✅ Khi yến mạch đã nở hết thì cho khoai nghiền vào, khuấy đều.

✅ Tiếp tục cho lòng đỏ trứng gà và trộn để cháo chín.

✅Tắt bếp, để bớt nóng rồi cho viên phô mai vào khuấy để phô mai tan ra.

LƯU Ý

Lòng đỏ trứng gà dùng được cho bé từ 7 tháng để tránh dị ứng, bé trên 1 tuổi mẹ có thể cho thêm lòng trắng. Nếu không có phô mai, mẹ có thể dùng dầu oliu ép lạnh, dầu óc chó… để thêm vào khi cháo đã bớt nóng. Không dùng muối cho bé dưới 1 tuổi. Mẹ nên nấu bằng nước dashi để món cháo ngọt và thơm tự nhiên.

https://facebook.com/groups/421395098745687/

Cám ơn mọi người.

KIẾN THỨC DINH DƯỠNG để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật

Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Tuổi Và Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!