Xem Nhiều 4/2023 #️ Thực Đơn Cháo Cho Bé Ngán Cháo # Top 12 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 4/2023 # Thực Đơn Cháo Cho Bé Ngán Cháo # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cháo Cho Bé Ngán Cháo mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi răng bé chưa hoàn chỉnh, không nhai được thức ăn cứng, món ăn thường trực luôn là cháo. Hàng ngày phải đối diện với món cháo đơn điệu, bé sẽ cảm thấy ngán và lười ăn. Hẳn không ít mẹ đã rất khổ sở khi cất công chế biến, nấu nướng nhưng bé cứ nhè ra hoặc quấy khóc nhất định không chịu ăn.

Các mẹ không nên nấu những món cháo luôn lặp lại, bé sẽ rất ngán.

Dù vị giác của bé đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhưng bé đã có thể cảm nhận mùi vị rất tốt. Cũng với những nguyên liệu chính là thịt bò, thịt gà, tôm hay thịt heo nhưng chỉ cần gia giảm thêm một ít gừng, một chiếc lá sen hay quả lê… khẩu vị của bé sẽ lại hào hứng lên ngay. Để giúp bé con ăn ngon miệng hơn, xin được trích dẫn một số thực đơn được biên tấu, kết hợp những nguyên liệu khá lạ nhưng giàu dinh dưỡng và rất thơm ngon của ID Sonthao1 trên diễn đàn Webtretho.

Cháo lê thịt bòNguyên liệuThịt bò gân: 100g, thịt bò thăn: 50gGừng: 2 látLê: 1/2 quảGạo tẻ, 1 nhúm gạo nếpHành lá, ngò.

Chế biến– Cho thịt bò gân cho vào nồi luộc lấy nước, dùng nước này nấu cháo.– Lê gọt vỏ, bào nhuyễn– Thịt bò thăn băm nhỏ.– Phi thơm gừng, cho thịt bò thăn vào xào (gừng giúp khử tanh và tạo mùi thơm cho thịt bò), nêm 1 tí xíu nước mắm.– Phi thơm hành, cho lê bào vào xào chín, múc cháo đã hầm nhừ cho vào, nấu khoảng 5 phút. Khi thấy lê cháo đã quyện đều thơm ngọt cho thịt bò đã xào vào, nấu thêm 2 phút, nêm thêm chút nước mắm cho vừa ăn, rắc hành ngò băm nhỏ, tắt bếp.

Công dụng: Lê kết hợp với thịt bò giúp tạo độ ngọt và mùi thơm rất đặc trưng cho cháo. Thêm vào đó lê có nguồn vitamin C dồi dào lại chứa nhiều chất xơ tốt cho trẻ đang bị táo bón.

Cháo gà hoa hồngNguyên liệu– Thịt gà: 100g– Nước dùng gà– Cải thảo: Một lá nhỏ– Hoa hồng: 1 bông– Hành lá, hành tím, ngò– Gạo tẻ, 1 nhúm gạo nếp

Chế biến– Cho gạo vào nước dùng gà, nấu nhỏ lửa.– Thịt gà, rau cải thảo băm nhỏ.– Phi hành tím thật thơm, cho thịt gà và cải thảo vào xào chung, nêm một ít nước mắm, khi thịt và cải chín cho vào nồi cháo, nấu chừng 4 phút cho chất ngọt của thịt lẫn vào cháo, nêm thêm muối hoặc nước mắm cho vừa miệng. Cuối cùng cho cánh hoa hồng đã băm nhỏ vào cháo, khuấy đều nhắc nồi xuống ngay. (Lưu ý: Hoa hồng vừa bỏ vào là tắt lửa liền, nấu lâu sẽ làm cháo chuyển màu và không còn mùi thơm nữa). Thêm chút dầu ăn, hành, ngò vào cháo.

Công dụng: Cháo hoa hồng kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng, thanh lọc máu, làm đẹp, mát da, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

Cháo thịt heo, sen, đậu xanhNguyên liệu– Thịt heo: 100g– Đậu xanh: 1 nhúm nhỏ– Hạt sen: 5 – 7 hạt– Lá sen: 1 chiếc nhỏ ( đừng già quá mà cũng đừng non quá)– Gạo tẻ, 1 nhúm gạo nếp

Chế biến – Cho gạo và đậu xanh vào nấu chung.– Hạt sen luộc chín, giã nhỏ, cho vào nồi cháo đang nấu.– Xào thịt heo đã băm nhỏ cho thật thơm, nêm mắm, cho cháo đã nhừ vào nấu cùng thịt heo, để lâu 1 chút cho cháo ngọt. Khi cháo đã dậy mùi thơm thì cho lá sen cắt nhuyễn vào nồi cháo. Nấu cỡ 2 phút, khi thấy mùi lá sen thơm nức thì vớt bỏ lá sen đi. Nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt lửa rồi cho một ít dầu ăn vào.

Công dụng: Hạt sen và lá sen có công dụng dưỡng tâm, an thần, thích hợp cho các bé hay giật mình, bồn chồn, mất ngủ, đi tiểu nước vàng, táo bón, ăn khi trời nóng làm giải nhiệt rất tốt.

Cháo tôm, cải thảo, dừa xiêmNguyên liệu– Tôm: 3 con– Dừa xiêm: 1 trái– Cải thảo: 1 lá– Gạo tẻ, 1 nhúm gạo nếp– Hành lá, hành tím

Chế biến– Tôm cho vào luộc với nước dừa. Cho nước luộc tôm vào nồi nước lạnh nấu cháo.

– Tôm lột vỏ lấy phần thịt (lấy cả 2 con mắt tôm) giã nhỏ, cho vào xào với hành tím phi thơm, cho cải thảo bằm nhuyễn và xào chung. Cho cháo vào nấu chung, nêm gia vị vừa ăn. Đừng nấu quá lâu, cải sẽ mất vitamin và bị nồng. Tắt lửa, thêm dầu ăn vào.

Công dụng: Tôm chứa rất nhiều canxi. Nước dừa có nhiều khoáng chất giúp dậy mùi thơm của tôm. Dùng cho các bé nóng trong, rôm sảy, thích hợp với các bé vừa khỏi bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì dừa bù nước rất tốt.

Từ những nguyên liệu khá lạ như: Lê, hoa hồng, lá sen, dừa xiêm, bằng sự kết hợp tinh tế, đã tạo ra món cháo thơm ngon và bổ dưỡng cho bé yêu. Các mẹ hãy thử xem nào, để mỗi bữa ăn không còn là “cơn ác mộng” cho cả mẹ và con. Thật hạnh phúc biết bao khi bé con ăn ngon miệng từ những món ăn mẹ kỳ công nấu và chóng lớn mỗi ngày.

Theo Web Trẻ Thơ

Cháo Ngán Cho Bé Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Ngán nhìn bên ngoài khá giống ngao, song kích thước con ngán thường to hơn. Đây là một hải sản biển chứa khá nhiều dưỡng chất bổ dưỡng phải kể đến như: glucid, protid, vitamin va các khoáng chất.

Ngán có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như hấp, luộc, nướng, nấu cháo, nấu bún,..Song để chế biến được một món ăn từ ngán thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng thì cần khá nhiều kinh nghiệm của người đầu bếp, đặc biệt là khâu làm sạch ngán.

– Các loại rau thơm: rau tía tô, hành lá, rau dăm

Làm sạch ngán, bạn rửa sạch lớp bùn bên ngoài của vỏ ngán rồi tách vỏ ngán; sau đó tách vỏ ngán, lấy ruột và thái nhỏ phần ruột ngán

Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào chảo, cho hành vào phi thơm rồi cho thịt ngán vào xào chín, cho thêm nước mắm và hạt tiêu vào đảo cùng

Gạo cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, nấu như thành cháo rồi cho ngán đã xào vào đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp

Cho cháo ra bát rồi thêm rau thơm vào và sử dụng

vì nấu cháo ngán cho bé ăn nên bạn lưu ý tùy độ tuổi của bé mà sử dụng các nguyên liệu, nếu bé còn nhỏ và khả năng nhai chưa tốt, bạn có thể nấu cháo sau đó xay ra cho bé sử dụng, đối với các bé tùy sở thích mà bạn có nên sử dụng rau thơm hoặc tiêu hay không. Bạn cần lưu ý điều này để có được một món cháo ngán ngon và bổ dưỡng cho bé.

Với những dưỡng chất mà con ngán sở hữu, bạn sẽ có được một món cháo ngán cung cấp cho bé được những dưỡng chất cần thiết, giúp bé có đủ dưỡng chất để có một sức khỏe tốt nhất, đồng thời đảm bảo được quá trình hoàn thiện và phát triển các cơ quan của cơ thể. Đây sẽ là một món ăn mà các mẹ nên thường xuyên chế biến cho các bé.

Gợi Ý Thực Đơn Cơm Nát Cho Bé Chán Ăn Cháo, Thích Ăn Thô

Chị Hoàng Hồng (sinh năm 1992) chọn cách làm mẹ toàn thời gian từ khi sinh con. Vì lần đầu nuôi con, chị Hồng cũng giống nhiều bà mẹ khác, gặp khá nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Tuy nhiên, chị luôn tranh thủ thời gian tìm hiểu thêm kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ các bà mẹ trẻ khác để nuôi con, chăm con được tốt hơn.

Chị Hồng chia sẻ: “Khi mới sinh từ bệnh viện về, mình gặp một vấn đề là tắc tia sữa. Chồng mình rất lo lắng và đã vào các hội của mẹ bỉm sữa để tìm hiểu rồi tag tên mình vào. Phải cảm ơn chồng mình đã giúp mình vào các hội đó để biết thêm về nhiều phương pháp ăn dặm vì ban đầu mình cũng chưa hình dung được việc cho con ăn dặm như thế nào”.

Sau khi tìm hiểu các phương pháp ăn dặm, chị Hồng chọn cho con ăn dặm theo kiểu Nhật vì theo chị thấy đó là phương pháp thú vị, phù hợp với tính cách của con. Chị Hồng chú trọng việc tăng độ thô cho con đúng thời điểm. Từ cháo rây đến cháo đặc và hiện tại là cơm nát. Vì thế, thực đơn cơm nát chị luôn dành nhiều thời gian để chế biến nhiều món kèm cơm, có độ thô tương tự để con có thể hào hứng hơn với từng bữa ăn.

Trong mỗi bữa ăn, chị Hoàng Hồng luôn giúp bé được bổ sung nhiều nhất đủ các nhóm như tinh bột, đạm, chất xơ và vitamin. Đối với thực phẩm tươi như thịt, cá thì chị thường trữ đông từng phần nhỏ đủ một bữa ăn cho con. Thực phẩm của bé luôn trữ trong các khay kín, đặc biệt là chỉ trữ đông trong khoảng một tuần. May mắn một chút là chị Hồng được người nhà gửi thêm các loại rau quả và thực phẩm sạch ở quê nên chị yên tâm hơn khi cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm.

Chị Hồng chia sẻ: ” Khi mới bắt đầu cho con ăn, mình cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật song song với phương pháp BLW. Ăn dặm kiểu Nhật để bé phân biệt được các vị của thức ăn, thích món này hay không thích món kia. Sau khi bé quen được với mùi vị của từng loại thì mình kết hợp lại với nhau. Còn BLW mình chỉ tập kĩ năng bốc, kĩ năng tự chủ và kĩ năng tự xử lý thức ăn của bé. Dần dà về sau mình kết hợp thêm cả ăn dặm truyền thống cho bé.

Bí quyết nhỏ để chị Hoàng Hồng giúp con ăn ngoan hơn mỗi ngày chính là chọn những chiếc bát, đĩa đựng thức ăn với hình dáng, màu sắc xinh xắn, bắt mắt. Bên cạnh đó, chị Hồng luôn thay đổi các món ăn. Theo chị không nên cho bé ăn mãi một vị, mãi một kiểu thường xuyên khiến bé cảm thấy ngán ngẩm với việc ăn uống.

” Rất may mắn và trộm vía bé nhà mình hầu như không chê mó nào mẹ nấu. Kể cả khi bé mọc răng thì hành trình ăn dặm của con vẫn theo tiến độ và không bỏ bữa nào. Bé rất có ý thức tôn trọng bữa ăn vì mẹ không ép uổng con ăn bao giờ, luôn tôn trọng để con lựa chọn và tự xử lý đồ ăn theo cách của mình. Đặc biệt là khi ăn, bé ngồi vào ghế ăn, không đi rong, không ti vi, điện thoại”, chị Hồng cho hay.

Nhìn thấy con ăn ngoan mỗi ngày, chị Hồng lại có thêm động lực tìm hiểu và nấu nhiều món ngon mỗi ngày cho bé. Hiện tại, bà mẹ trẻ rất vui vì con ăn được “cả thế giới”. Cái gì bé cũng có thể cầm ăn được mà mẹ không lo sợ bé bị hóc, nghẹn. Các bữa ăn của con luôn được đón nhận và kết quả là sạch sẽ từ cơm cho đến canh và thức ăn.

Tham khảo thực đơn cơm nát chị Hoàng Hồng nấu cho con:

Cháo Tôm Nấu Rau Gì? Cách Nấu Cháo Tôm Ngon Cho Bé

Loại rau nào thích hợp nấu cháo tôm? Đâu là cách nấu cháo tôm cho bé bổ dưỡng thơm ngon? Đây là băn khoăn chung của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người làm mẹ. Bởi tôm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên không thể vắng mặt trong thực đơn ăn dặm hằng ngày của trẻ nhỏ.

Tôm được sử dụng để nấu thành nhiều món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm (Ảnh: Internet)

Tôm là thực phẩm chứa nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như vitamin B12, đặc biệt là vitamin A và D, canxi. Món cháo tôm rất thích hợp cho những trẻ ăn dặm ở giai đoạn 7 tháng tuổi. Nếu còn đắn đo chưa biết kết hợp loại rau nào để nấu cháo tôm, bạn có thể tham khảo thông tin bài viết chia sẻ bên dưới.

Cháo tôm cho bé ăn dặm nấu với rau gì?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể kết hợp tôm với các loại nguyên liệu rau củ như bí đỏ, nấm rơm, cà rốt, đậu xanh, rau dền, cải ngồng, su hào, rau ngót, mồng tơi, chùm ngây, súp lơ, khoai lang, rong biển… để nấu cháo ăn dặm cho bé. Sự kết hợp nguyên liệu đúng sẽ đem lại món ăn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Với các loại cháo tôm nấu cùng rau, bạn có thể cho bé ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi. Chính vì vậy, bạn phải cân nhắc lựa chọn rau có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo tươi ngon và an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân bằng số lần cho bé ăn cháo tôm trong tuần.

Nguyên Liệu Cháo Tôm Nấu Cà Rốt

Nguyên Liệu Cháo Tôm Nấu Nấm

40g gạo

100g tôm

100g nấm rơm

1 bìa đậu hũ chiên

1 củ hành khô

1 mớ hành lá

Một số gia vị khác: nước mắm, tiêu xay, muối, bột nêm

Cách nấu cháo tôm với cà rốt đơn giản

Bước 1:

– Đầu tiên, bạn gọt vỏ cà rốt, rửa sạch và thái thành hạt lựu. Sau đó, bạn trộn lẫn gạo nếp, gạo tẻ vo sạch, để trên rổ cho thật ráo nước.

Bước 2:

– Với tôm, bạn bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ đen trên lưng, rửa sạch và băm nhỏ. Bạn lưu ý, nên ướp tôm thêm ít nước mắm trong vòng khoảng 15 phút để thấm gia vị.

Bước 3:

– Sau đó, bạn cho gạo vào nồi, bắc lên bếp ninh chín nhừ. Khi cháo chín, bạn cho cà rốt vào nấu cùng. Sau đó, bạn cho tôm vào nồi cùng 1 thìa cà phê dầu olive, 1 ít nước mắm, đợi sôi lại một lần nữa thìa tắt bếp là hoàn thành cách nấu cháo tôm cho bé.

Cháo tôm nấu cùng nấm rơm

Bước 1:

– Đầu tiên, bạn vo sạch gạo, để trên rổ cho ráo nước, rồi cho vào nồi bắc lên bếp ninh nhừ với 350ml nước.

Bước 2:

– Sau đó, bạn bóc vỏ hành khô, băm nhuyễn và chia thành 2 phần bằng nhau. Với tôm, bạn bóc vỏ, bỏ đầu, loại bỏ đường chỉ đen, rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Kế đó, bạn băm nhỏ tôm và ướp bằng một ít hành khô, tiêu xay và 1 thìa nước mắm trong vòng khoảng 30 phút là cách nấu cháo tôm cho bé thêm đậm đà.

Bước 3:

– Tiếp theo, bạn cắt bỏ gốc và bổ nấm rơm làm đôi, ngâm với nước muối pha loãng, vớt ra để trên rổ cho ráo nước. Còn với miếng đậu hũ, bạn cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 4:

– Lúc này, bạn bắc chảo cùng ít dầu ăn lên bếp. Khi dầu sôi, bạn cho thêm phần hành khô còn lại vào phi thơm. Sau đó, bạn cho thêm tôm, nấm vào xáo chín, nêm gia vị lại một lần nữa để vừa ăn hơn.

Bước 5:

– Cuối cùng, bạn nêm gia vị lại để món cháo vừa ăn hơn. Sau khi múc cháo ra ngoài, bạn cho thêm đậu phụ cùng hành lá thái nhỏ lên trên là đã hoàn thành cách nấu cháo tôm cho bé.

Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cháo Cho Bé Ngán Cháo trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!