Xem Nhiều 3/2023 #️ Thưởng Thức Vị Dừa Trong Món Ăn Miền Nam # Top 3 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thưởng Thức Vị Dừa Trong Món Ăn Miền Nam # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thưởng Thức Vị Dừa Trong Món Ăn Miền Nam mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thưởng thức vị dừa trong món ăn Miền Nam

Nhắc đến xứ dừa Bến Tre, người ta sẽ nhắc đến món gỏi cổ hũ dừa, một món ăn khá lạ của vùng đất này. Gỏi cổ hũ được làm từ phần giữa ngọn của cây dừa , đây là chính là phần ngon nhất của cây dừa. Món ăn này được làm từ các nguyên liệu dễ kiếm như cổ hũ dừa, tôm, tai lợn ngâm chua, hoặc thịt bò và các loại rau thơm, được ăn kèm với nước mắm pha ngọt đặc trưng cho miền Nam, chút đậu phộng giã nhuyễn, hành phi và bánh phồng tôm.

Ngoài ra cổ hũ dừa còn được chế biến thành một số món xào hoặc hầm… ăn đều rất ngon.

Nếu các bạn đã ăn kem dừa, thạch rau câu dừa thì việc thưởng thức cơm trái dừa sẽ là trải nghiệm thú vị của bạn nên thưởng thức.

Để chế biến món ăn này người ta sẽ chọn những trái dừa xiêm nhỏ, vo gạo sạch cho vào trái dừa rồi đổ nước dừa lên để nấu. Vị bùi của những hạt cơm hòa quyện cùng với vị ngọt của nước dừa tạo nên một món ăn đặc trưng của Nam Bộ.

Đặc biệt, khi dùng món này, các bạn nên ăn từng muỗng nhỏ và nhai chậm rãi thì mới thưởng thức được hết độ dẻo của cơm hòa vào mùi vị thơm ngọt tự nhiên của dừa.

Đây là món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, đặc trưng cho nền ẩm thực dân giã miền Nam đậm đà, mộc mạc nhưng vẫn rất thu hút.

Nguyên liệu để nấu chè bà ba bao gồm đậu xanh, hạt sen, đậu phộng, nấm mèo, bột khoai, bột báng và nước cốt dừa. Hương vị béo quyện với vị thơm, bùi của hạt sen, đậu xanh, sần sật của nấm mèo là những nét đặc trưng chính của chè bà ba Nam Bộ.

Những chiếc xe bánh bò là hình ảnh bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên các con phố của Sài Gòn . Món ăn vặt này được các bạn trẻ miền Nam rất ưu thích.

Bánh bò dừa gồm hai miếng ghép vào với nhau, ở giữa là phần nhân dừa xào chín.Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột nổi, trứng gà. Nhân bánh là dừa bào sợi xào với đường cát trắng và đậu xanh hấp chín. Nguyên liệu thật đơn giản, nhưng bánh bò dừa lại đòi hỏi người nướng bánh phải rất khéo léo và nhanh tay. Một chiếc bánh chỉ thật hoàn hảo khi miếng bánh giòn nhưng lại có độ dai nhất định, mang theo đó là hương vị beo béo, thơm thơm khó tả.

Comments

Powered by Facebook Comments

Thưởng Thức Món Ăn Miền Nam Ở Hà Nội

Một chiếc bánh xèo ngon phải có lớp vỏ ngoài thơm, giòn rụm nhưng không ngấm dầu mỡ, nhân bánh rau thịt vừa đủ để khách ăn thấy đậm đà mà vẫn không ngán. Nước chấm cũng là thứ quan trọng, nếu pha không khéo sẽ làm giảm hẳn giá trị món ăn.

Ở Hà Nội, nhắc đến bánh xèo, người ta nghĩ ngay đến phố Thái Hà – nơi có tiệm bánh xèo Chính Thắm nổi tiếng một thời. Nhưng nay, nếu là người sành ăn hẳn bạn sẽ biết đến nhiều địa chỉ thú vị hơn. Đó có thể là tiệm bánh xèo phố cổ 22 Hàng Bồ, bánh xèo vỉa hè 29 Tôn Đức Thắng, bánh xèo chợ Nguyễn Công Trứ… Đây đều là những địa chỉ đắt khách được các tín đồ ăn vặt chấm điểm cao.

Bún bò có ưu điểm rất mát, thưởng thức vào mùa hè hay mùa đông đều hợp lí. Bún nguội nhưng thịt bò phải nóng hổi, vừa mới xào “xèo xèo” trên chảo, còn tỏa mùi tỏi phi thơm phức. Không chỉ có nước xào đậm đà, nước mắm chua ngọt cũng không thể thiếu; thêm giá đỗ, lạc, hành phi khiến món ăn vừa thơm ngọt vừa thú vị. Đặc biệt, khi thưởng thức bún bò, bạn phải ăn thật nhiều rau sống như xà lách, tía tô, mùi… để đỡ ngán và cảm nhận hết được vị ngon mát của bún bò Nam bộ.

Nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến bún bò 47 Trần Quốc Toản. Quán này trước đây là địa chỉ “thơm ngon bổ rẻ, mỗi bát chỉ có giá 6.000 – 7.000 đồng. Song thời buổi lạm phát, giá hiện giờ là 30.000 đồng/bát. Ngoài ra, bạn có thể tìm ăn món bún bò ở địa chỉ 66 Hàng Điếu, 111 Khương Thượng hay phố Tạ Hiện.

Quả thật, món ăn này quá quen thuộc với các bạn trẻ Sài Thành, nhưng ở Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay những nơi bán trứng vịt lộn hay cút lộn xào me, và hầu hết đó đều là các tiệm treo biển “hải sản Sài Gòn”.

Không biết tại sao món ăn này len lỏi vào thực đơn các tiệm hải sản, chỉ biết độ đắt khách của nó chẳng hề thua các món ốc, cua, ghẹ… nếu không muốn nói là “nhỉnh” hơn bởi món lạ, giá cả rất phải chăng và rất hợp gu với giới trẻ.

Để thưởng thức món ăn thú vị này, bạn có thể tìm đến một số quán hải sản Sài Gòn có tiếng tại như Ốc Vi (19 phố Gia Ngư), Ốc Ken (ngõ 135 Đội Cấn), Ốc Me (phố Xã Đàn).

Nếu ở đúng quê hương thì lẩu cá kèo rất rẻ, chỉ khoảng 100.000 đồng/nồi. Nhưng để ra đến thủ đô, cá kèo phải “đi máy bay” nên giá đội lên khá nhiều, giá trung bình khoảng 300.000 – 350.000 đồng/nồi trở lên.

Địa chỉ bán lẩu cá kèo ở Hà Nội cũng không nhiều, có thể kể đến một vài nhà hàng như: Con Đường Đặc Sản (99 Ngụy Như Kon Tum), Lẩu mắm Bà Sáu (65 Văn Cao), nhà hàng Phương Nam (69 Chùa Láng)…

Cơm tấm là loại cơm nấu từ những hạt gạo tấm (gạo bị vỡ) nhỏ li ti. Ăn kèm với cơm tấm phổ biến nhất là sườn nướng cháy cạnh, chả trứng, bì heo trộn thính hay trứng ốp la. Ngoài ra, nước mắm ngọt, mỡ hành, đồ muối chua cũng là thứ không thể thiếu.

Các Món Ăn Trong Tiệc Cưới Miền Nam

Tiệc cưới ở Sài Gòn là tính theo 1 bàn 10 người , 1 mâm ở Hà Nội hay các nơi khác ở miền Bắc là 6 người. Ngày nay, mỗi khi dự tiệc cưới ở Sài Gòn hay nói rộng ra là cả vùng Nam Bộ, ta dễ nhận thấy có sự giống nhau về các món ăn. Gần như là một công thức với các món tuần tự được dọn lên bàn tiệc, chỉ cần thấy vài món đầu tiên là thực khách có thể đoán được bốn năm món còn lại là những gì.

Ở các nhà hàng sang trọng, món thứ nhất chắc chắn sẽ là một chén súp vi cá (thường là giả vi cá cho có vẻ thôi…) hay súp măng tây cua. Còn các tiệc bình thường cũng phải có một loại súp khai vị như thế, tuy chất liệu có thể thấp hơn một chút: vi cá, bào ngư, cua biển sẽ được thay bằng lòng trứng gà, măng tre xắt nhuyễn, đôi khi có cả trứng chim cút. Đã gọi là súp tất nhiên phải loãng, nhưng không loãng như súp của người phương Tây, súp ta luôn pha thêm bột năng, bột bắp sền sệt. Bởi vậy nhìn trong chén súp ta thấy như có những áng mây hòa quyện trên bầu trời, hay rồng – phượng giao nhau (một chút ý nghĩa và tư tưởng lãng mạn…). Đó là lý do để người chế biến thức ăn gọi súp khai vị là món Phong vân hội tụ hoặc Loan phượng hòa mình. Mục đích là chúc mừng cho tân lang và tân giai nhân.

Món kế tiếp nhất thiết phải là món ăn khô (không có nước) và thường được gọi là bốn món ăn chơi. Tuy bốn món nhưng không dọn ở bốn đĩa khác nhau, mà bốn món dọn chung một đĩa. Ngày xưa khi còn xính dùng chữ Hán thì món này có tên là tứ bửu (bốn thứ ngon), gồm: gà rút xương sắt lát, chả giò tôm cua, càng cua bách hoa, một món thịt nguội (sau này có khi các đầu bếp giản tiện hóa bằng một món duy nhất trong số bốn món kể trên). Ăn chơi, tức dạng khai vị nghĩa là đi cùng với chén súp, món tứ bửu được dọn trong lúc chờ các món chính của bữa tiệc cưới.

Vài món ăn trong tiệc cưới ngày nay

Món chính ngày nay thường là gà quay, heo sữa quay hay cá chẽm, cá lóc hấp, cá tai tượng chiên xù hoặc trưng theo nhiều kiểu cách khác nhau. Nhưng khoảng hơn nửa thế kỷ về trước, ở vùng đồng bằng song Cửu Long , món chính thịnh hành nhất trong tiệc cưới có cái tên gọi Hán Việt khá cầu kỳ Giang Nam dã hạc và được coi là một món ăn quý, với cách chế biến hoàn toàn theo phong cách người Việt phương Nam. Bây giờ món này hầu như không còn hiện diện trên bàn tiệc, nhất là tiệc cưới, tuy nhiên đó là một món ăn khá độc đáo, thiết nghĩ món này cần được ai đó phục hồi lại.

Cái tên Giang Nam dã hạc – Nghĩa là con chim hạc đậu trên cánh đồng Giang Nam (tỉnh ở phía Nam sông Dương Tử của Trung Quốc, nơi có đồng ruộng phì nhiêu giống miền Tây Nam bộ của nước ta) – còn được ông cha ta gọi là Kim kê bát bửu hay Phượng Hoàng bát trân (nghĩa là con gà vàng hay con phượng hoàng với tám món quý). Nội cái tên nghe đã thấy “hoành tráng”, mà thực sự là hoành tráng thật, trên chiếc đĩa bàn là một con gà mái tơ được quay vàng, dưới bụng gà là hàng tá những thức ăn đi kèm (bát bửu hay bát trân – tám món ngon, quý): trứng, tôm cua càng, cua biển óc heo, ruột gan heo, chim sẻ lạp xưởng, thịt khô, nấm măng tre; rồi trên lớp măng là một lớp gồm tám quả trứng ( có thể hơn, tùy theo số thực khách trong mỗi bàn tiệc) gọi là trứng non, được làm bằng hợp chất gồm thịt sấy khô băm nhuyễn, lạp xưởng xắt hạt lựu, thịt cua biển xé nhỏ, củ hành, nấm rơm hoặc nấm mèo, thêm gia vị vừa ăn rồi vo viên thành hình quả trứng gà nhỏ, được quấn chung quanh một đoạn ruột heo làm sạch, xong đem chiên vàng. Rồi lại một lớp măng, một lớp trứng nữa nhưng lần này là trứng già, được làm bằng tôm càng băm nhuyễn trộn với củ năng xắt nhỏ và bột mỳ, vo viên và cũng quấn ruột heo, đem chiên giòn. Lại một lớp măng, một lớp trứng nữa, nhưng lần này là trứng lộn, làm bằng gan heo bằm nhỏ trộn cùng đậu đen, mè, tương hột, nước cốt dừa, lá chanh hoặc lá rau răm và óc heo, cũng vo viên và cũng cuốn ruột heo rồi đem chiên vàng. Đã có trứng lộn ắt phải có trứng nở con. Lớp trứng trên cùng chính là trứng nở, hay trứng khẻ mỏ mà để tạo thứ trứng này người ta lấy vỏ trứng đã rủa sạch, mở một cái lỗ vừa đủ cho vào một con chim sẻ hay chim dồng dộc đã chiên vàng. Trứng khẻ mỏ cũng ăn kèm với măng tre.

Tóm lại, con Kim kê bát bửu bên trên được đặt theo tư thế xòa cánh trùm hết số trứng bên dưới, giống như đang ấp trứng. Điều này vừa ngụ ý đã có đám cưới ắt sẽ sinh con, mà số trứng nhiều như vậy là biểu trưng cho hạnh phúc sum vầy và sung túc. Một lời chúc phúc quá ư là tốt đẹp phải không?

Khi ăn, con gà (đã được chặt ra từng miếng nhỏ và ghim dính lại với nhau bằng tăm) được gắp từng miếng cho đến hết. Tiếp theo là từng món trứng, mỗi người một quả. Do được ăn kèm với măng tre luộc nên không bị ngán. Sau cùng là món cơm chiên, Kim kê bát bửu đúng nghĩa là món ăn chính cho bữa tiệc vì gồm luôn cơm trong đó, thay vì món cơm chiên hay lẩu đi kèm mì như sau này. Dọn cùng lúc với món kim kê thường là một món có nước , hoặc là cù lao (sau này gọi là lẩu) hoặc giò heo hầm củ cải mặn hay hầm ngũ quả ( năm loại quả, củ: táo tàu, hạt sen. củ năng, bạch quả, hạt kê hoặc một quả gì khác thay thế).

Kết thúc bữa tiệc cưới là món tráng miệng, cũng giống như ngày nay, gồm bánh ngọt hoặc trái cây.

Đặc biệt, có những điều kiêng kị trong thực đơn tiệc cưới của người Nam bộ ngày xưa, mà bất cứ ai dù giàu sang dù bần hàn đều phải nhớ tránh: các món canh chua, canh đắng và món mắm. Dù miền Nam là nơi sản sinh ra các loại mắm cá đồng với những thứ chế biến từ mắm tuyệt ngon như mắm ruột, mắm kho và rau (ngày nay là lẩu mắm), nhưng không bao giờ mắm có trong thực đơn tiệc cưới. Lý do đơn giản: ngày cưới người ta kỵ những thứ gì gợi lên đắng cay, chua chát và hôi hám (mắm dù ngon nhưng vẫn là món nặng mùi). Tương tự, cá lóc nướng trui dù là một trong những đặc sản chỉ miền Nam mới có, nhưng cũng không bao giờ có mặt trong bữa tiệc, cưới hỏi, trong khi cá hấp thì có. Người ta kiêng bởi hình ảnh con cá nướng trui tượng trưng cho sự cháy xém đen đủi.

Ngày xưa, nhà giàu cỡ nào thì trong tiệc cưới – thường nấu tại nhà – cũng phải có những món kể trên, chủ nhân muốn biểu tỏ sự giàu sang, sung túc của mình thì trên những món đắt tiền khác. Ngày nay, tiệc cưới đa phần đặt ở nhà hàng, các món ăn có nhiều thay đổi, tuy nhiên về trình tự dọn ăn thì chẳng khác xưa là mấy. Theo chúng tôi, ngành du lịch nên nghiên cứu, tổ chức lại những bàn tiệc truyền thống Nam bộ ngày xưa cho du khách chiêm ngưỡng và thưởng thức, hẳn sẽ rất thú vị, ý nghĩa.

Câu chuyện khá dài nhưng rất hay phải không bạn? qua câu chuyện này chúng ta hiểu thêm được nhiều về văn hóa tiệc cưới của người Miền Nam nhiều ý nghĩa hay và những ý nghĩa hay đó ẩn sâu trong chính các món ăn trong tiệc cưới.

➥ Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm… Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê…

☎ Vui lòng gọi số 096 831 8765 để đặt mua bánh chưng. Bánh sẽ được đưa đến bạn.!

❖ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon: Ngõ 554 Trường Chinh – Ngã Tư Sở

Công Thức Nấu Món Ăn Ngày Tết Miền Nam

Món ăn ngày Tết miền Nam thường đa dạng các món ăn, dân dã, không câu nệ như chính tính cách hồn hậu, phóng khoáng của người Nam Bộ. Cùng tìm hiểu cách nấu những món ăn thân thuộc này để chuẩn bị cho mùa Tết năm nay.

Bánh tráng cuốn ngày Tết miền Nam – Dân dã và phóng khoáng

Ngày Tết ở miền Nam, nhà nào cũng chuẩn bị sẵn xấp bánh tráng trắng trong, mỏng mà dẻo thơm. Nếu đi chơi Tết về, chỉ cần chuẩn bị thêm ít rau sống, rau thơm, củ kiệu, tôm khô là cũng đủ một bữa ngon lành, lạ miệng.

Nguyên liệu:

400gr thịt ba chỉ (tùy khẩu phần ăn) hoặc tôm luộc, tai heo luộc, cá hấp, cá chiên, thịt kho tàu, trứng chiên, …

1 trái thơm

1 trái dưa leo

1 trái khế

1 trái chuối xanh

Rau sống các loại: xà lách, húng lủi, rau răm, diếp cá, … (tùy khẩu phần ăn)

Muối, ớt băm, đường, tỏi băm, nước cốt chanh

Bánh tráng cuốn

Nước mắm Nam Ngư Cá Cơm Tươi, Chai Thủy Tinh.

Thịt kho rệu với nước dừa ngày Tết miền Nam – Béo bùi hết sảy

Nồi thịt kho ngon là miếng thịt phải mềm “rệu”, trứng vịt béo ngậy, nước kho đậm đà như mang đến ngày Tết miền Nam sự ấm cúng, sum vầy của cả gia đình. Miếng thịt kho ăn cùng khoanh bánh tét dẻo thơm rồi thêm vài củ kiệu muối chua mà nói theo giọng miền Nam thì thật là “ngon hết sảy”!

Nguyên liệu:

800gr thịt ba chỉ.

500ml nước dừa tươi.

500ml nước lọc.

Hành lá

Hành khô, tỏi băm

5 trái trứng vịt hoặc trứng gà, trứng cút (tùy chỉnh số lượng theo khẩu phần ăn)

Gia vị: Tiêu, nước mắm Nam Ngư cá cơm tươi, đường, bột ngọt, bột nêm, muối, …

Bước 3: Cho 500ml nước lọc và 500ml nước dừa vào nồi rồi lần lượt cho thịt vào, để lửa vừa. Khi nồi thịt chuyển màu hơi vàng, cho vào nồi 1 muỗng canh nước mắm. Thêm trứng vào. Khi nồi thịt sôi bùng lên thì vặn lửa riu riu đến khi thịt mềm.

Món ăn ngày Tết miền Nam – Dân dã mà đậm tình

Đúng với tính cách phóng khoáng của người phương Nam, những món ăn cổ truyền như bánh tét, thịt kho rệu với nước dừa, bánh tráng cuốn thịt heo đã trở thành một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Mang đậm dấu ấn không câu nệ nghi thức, lại có thêm hương vị chua ngọt đậm đà phù hợp với khí hậu nắng nóng quanh năm.

Nước mắm Nam Ngư Cá Cơm Tươi, Chai Thủy Tinh mới được làm từ vùng biển ngọc Phú Quốc với nguồn cá cơm giàu đạm, gói trọn vị ngon cá cơm tươi trong chai thủy tinh cao cấp. Cho món Tết thơm ngon đậm đà, xứng đáng là lựa chọn cho gia đình trong mùa Tết này. Thông tin mua hàng: https://tiki.vn/nuoc-mam-nam-ngu/c14776

Bạn đang xem bài viết Thưởng Thức Vị Dừa Trong Món Ăn Miền Nam trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!