Cập nhật thông tin chi tiết về Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Nam Có Gì Độc Đáo Khiến Bạn Bè Thập Phương Nhớ Đến? mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không phải ngẫu nhiên ở bất kỳ quốc gia nào khi đến với Việt Nam ngoài những cảnh đẹp, họ còn khen ngợi nền ẩm thực người Việt rất ngon. Đặc biệt, qua những kỳ Festival quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, những gian hàng món ăn của nước ta luôn tạo được sự chú ý và rất nhiều người muốn thưởng thức. Vậy tinh hoa ẩm thực Việt Nam có gì đặc biệt?
Tinh hoa ẩm thực Việt Nam là gì?
Ẩm thực Việt Nam là một trong những cách gọi nói về các món ăn, cách chế biến, nguyên lý pha trộn gia vị vào món ăn và thói quen ăn uống của người Việt Nam. Tuy mỗi nền ẩm thực của các vùng miền có ít nhiều sự khác biệt, nhưng đã ở trên đất nước Việt Nam nền ẩm thực vẫn mang ý nghĩa bao quát tất cả các món ăn đặc trưng trong cộng đồng của người Việt.
Tinh hoa ẩm thực Việt Nam có gì đặc biệt?
Mỗi khi nói đến dải đất hình chữ S thì ẩm thực luôn là một trong những đề tài thú vị khiến du khách thập phương luôn nhớ đất Việt Nam. Ẩm thực của người Việt không chỉ là những công thức chế biến, những món ăn và tinh hoa còn hiện hành trong chính cách ăn, cuộc sống tạo nên sự khác biệt.
Tinh hoa ẩm thực Việt trong cách chế biến
Văn hóa ẩm thực Việt Nam được hình thành từ chính nguồn cội, dấu ấn của nền công nghiệp lúa nước. Dù ở bất kỳ vùng miền nào, du hội hè hay tiệc tùng trên bàn ăn của người Việt luôn phải có cơm. Bên cạnh đó, với người Việt Nam trên bữa ăn thường không ăn nhiều món ăn nhiều dầu mỡ người người Hoa hay nhiều thị như các nước Phương Tây. Thay vào đó, các món ăn người Việt thường cân bằng đầy đủ các loại rau củ quả và thịt, nhưng thường ăn các loại ít mỡ nên khi thưởng thức không bị ngấy hoặc nhanh chán.
Các món ăn ở Việt Nam cũng được chế biến từ những loại thực phẩm như các quốc gia khác như tôm, thịt, cá, rau, củ quả,… Nhưng độ ngon các món ăn ở Việt Nam được du khách nhớ đến chính là cách chế biến chủ yếu là luộc, hấp hoặc nấu nhưng vẫn giữ được hương vị rất tự nhiên của thực phẩm. Ngoài ra, người Việt thường sử dụng các loại gia vị như tỏi, hành, gừng, nghệ, sả, các loại rau thơm…. để giúp hương vị món ăn thơm và đậm vị hơn, chứ không dùng các loại gia vị khô hoặc đã qua chế biến như các nước khác.
Tinh hoa ẩm thực Việt độc đáo trong cách ăn
Cách ăn ‘toàn diện’ là ăn dựa trên cả 5 giác quan. Đầu tiên sẽ ăn bằng mắt, nghĩa là thức ăn phải được trang trí đẹp mắt, màu sắc hấp dẫn. Sau đó là ăn bằng mũi, các món ăn phải tạo được hương thơm thu hút từ món ăn đến nước chấm. Tiếp đến mới dùng răng để chạm vào thức ăn để cảm nhận được sự mềm mềm như bún, dai dai của thịt hay giòn như bánh ram.
Còn ăn ‘dân chủ’ là cách ăn của người Việt khá đặc biệt, tất cả các món ăn đều được dọn trên mâm hoặc lên bàn cùng một lúc. Khi ăn mọi người thường thận trọng trong việc ‘ăn xem nồi, ngồi xem hướng’, tất cả mọi người ngồi quay quần bên mâm cơm ai thích ăn gì gắp nấy và hoàn toàn không có sự ‘ép buộc’ phải ăn những món mình không thích. Vậy nên, tính dân chủ trên bàn ăn thể hiện rất rõ ràng trong nền ẩm thực của người Việt Nam.
Đặc sản mỹ vị và riêng biệt của ẩm thực 3 miền Bắc – Trung – Nam
Ngoài ra, nền ẩm thực của các dân tộc Việt nam cũng có nhiều điều khác biệt tạo được nên bản sắc riêng biệt. Đặc biệt ở những vùng dân tộc thiểu số, ít người các món ăn mà họ chế biến thường đậm chất dân dã, tự nhiên và có chút mới lạ với những món ăn làm từ trứng kiến, thịt sống, nhộng ong,… Chỉ những điều này thôi cũng giúp tạo nên một tinh hoa ẩm thực Việt Nam được bạn bè bốn phương nhớ đến.
Tinh hoa ẩm thực Việt Nam như một bức tranh đầy màu sắc, không chỉ thông qua những món ăn mà còn đến từ cách chế biến, cách ăn, văn hóa ăn uống và bản sắc riêng của từng vùng miền. Chúng ta hãy góp phần gìn giữ, cũng như giới thiệu đến bạn bè thập phương để hương vị dân tộc không thể nào xóa nhòa.
Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Nam Qua Đánh Giá Của Bạn Bè Thế Giới
Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng. Nó thể hiện tính hòa đồng, nguyên lý pha trộn các loại gia vị và những thói quen ăn uống của người Việt. Nói một cách đơn giản văn hóa ẩm thực chính là hoạt động ăn và uống vốn thường ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Tuy nhiên ở mỗi vùng, miền lại có những thói quen ăn uống riêng tạo nên những nét đặc trưng của tinh hoa ẩm thực Việt Nam và ngày càng được bạn bè thế giới đánh giá cao.
Không phải ngẫu nhiên mà bạn bè quốc tế đều dành những lời khen cho các món ăn Việt Nam. Tại các kỳ festival quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, gian hàng ẩm thực của nước ta luôn thu hút rất đông thực khách bản xứ.
Tinh hoa Ẩm thực Việt Nam trong khâu chế biến
Tinh hoa ẩm thực Việt Nam có bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước. Dù có là hội hè, đình đám hay sự kiện gì thì trong thực đơn của người Việt cũng không thể thiếu cơm – cây lúa: “Ðói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, và không nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Trung Quốc. Khi chế biến thức ăn, người Việt thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị tự nhiên khác… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng làm cho món ăn có hương vị đặc trưng hơn.
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau như: thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo… Hương vị thơm ngon của món ăn xuất phát từ cách chế biến món ăn như: luộc, hấp, nấu, nướng hoặc ăn tươi sống để giữ được hương vị tự nhiên. Các gia vị thường được dùng trong các món ăn như: gừng, nghệ, hành, tỏi, sả và các loại rau thơm… chứ ít dùng gia vị khô hoặc qua chế biến. Các gia vị được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh” – 2 nguyên tắc kết hợp trong nấu nướng nhằm đạt đến vẻ đẹp hài hòa theo đúng tiêu chuẩn mỹ học của người Việt. Chính cách tổng hòa nhiều chất, nhiều vị cũng là cách hóa giải những món độc, có tác dụng giống như những vị thuốc đông y.
Độc đáo trong cách ăn
Giáo sư – tiến sĩ Trần Văn Khê đã đúc kết rằng người Việt không chỉ biết ăn “khoa học”, nghĩa là biết cân bằng âm dương, điều hòa hàn nhiệt, mà còn biết “ăn toàn diện” và “ăn dân chủ”. “Ăn toàn diện” là ăn bằng cả 5 giác quan. Trước hết là ăn bằng mắt: thức ăn phải trình bày cho đẹp, có nhiều màu sắc hấp dẫn; rồi đến ăn bằng mũi: mùi thơm dậy lên từ cả thức ăn và nước chấm. Rồi răng chạm vào thức ăn khi thì mềm như sợi bún, lúc lại dai như thịt luộc hay giòn như giá, sứa. Người Việt ăn cả “bằng tai”. Thật thú vị khi nghe tiếng “rôm rốp” giòn tan của bánh đa, bánh phồng tôm hay cà pháo muối, thậm chí còn “nghe từ bên trong” là tiếng lục cục của viên lạc rang, sau cùng ta mới thưởng thức món ăn và mùi vị bằng lưỡi.
Tinh hoa ẩm thực Việt Nam còn được thể hiện ở cách bày trí bữa ăn: tất cả món ăn đều dọn sẵn lên bàn cùng một lúc. Bản thân mỗi người phải biết, thận trọng trong khi ăn “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Cả gia đình quây quần bên mâm cơm, ai thích ăn gì gắp nấy, nhiều ít tùy, không bị “ép” phải ăn món mình không thích. Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có chén nước mắm chấm chung hoặc múc riêng ra từng chén nhỏ. Và tất cả cùng chấm chung chén nước mắm, ăn chung một bát canh. Cách ăn uống của người Việt còn mang tính tình cảm, hiếu khách. Trước khi ăn, con cháu phải mời ông bà, bố mẹ, người lớn tuổi hơn và mời khách. Điều này vừa thể hiện sự xã giao lịch thiệp vừa thể hiện mối quan tâm trân trọng với người cùng ăn. Vì người ăn muốn “ăn toàn diện”, nên nghệ thuật nấu nướng phải làm vừa lòng người ăn, thỏa mãn cả 5 giác quan.
Đặc trưng hương vị ẩm thực 3 miền
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Chính sự khác nhau về đặc điểm địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã hình thành mỗi vùng, miền có một nét, khẩu vị đặc trưng, tạo nên nét rất riêng trong tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Đây cũng là điểm nổi bật của phong vị ẩm thực 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Ẩm thực miền Bắc: có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với những món ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
Ẩm thực miền Trung: có vị đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món ăn cay và mặn. Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong cách chế biến, trình bày nhiều màu sắc và số lượng các món ăn.
Ẩm thực miền Nam: do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay, phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía… Và đặc biệt có những món ăn dân dã, đã trở thành đặc sản như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui…
Tinh hoa Ẩm thực Việt Nam được thể hiện rõ nét từ việc chuẩn bị nguyên liệu, cách nấu nướng, nêm gia vị, cách bày trí bữa ăn và các món ăn đặc trưng từng vùng, miền. Chính vì vậy, du khách quốc tế tới Việt Nam không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món đặc sản tại từng nơi họ đến. Sự phong phú, đa dạng của ẩm thực Việt Nam chính là một yếu tố giữ chân du khách thập phương. Bạn bè quốc tế khi tới Việt Nam đều rất ấn tượng với ẩm thực Việt, thậm chí họ còn tham gia vào những buổi học nấu món Việt ngắn để tự tay làm những món ăn họ thích. Lòng hiếu khách, hòa đồng và những nét tinh hoa ẩm thực Việt Nam giúp cho nước ta luôn là 1 điểm đến hấp dẫn và không thể bỏ qua đối với bạn bè quốc tế!
Theo nguồn: chúng tôi
Ẩm Thực Bốn Phương – Món Ăn Đường Phố Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam phong phú và có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng miền. Sự khác biệt đó đến từ cách chế biến món ăn, cách nêm nếm gia vị, đến từ nguyên liệu chế biến,… Tất cả tạo nên nét văn hóa ẩm thực rất riêng biệt nhưng vô cùng độc đáo.
Những món ăn Việt không quá hào nhoáng, không quá sang trọng hay kỳ công bởi nguyên liệu được sử dụng đều là từ những thực phẩm nông nghiệp “tự cung, tự cấp”. Tuy nhiên, tùy theo mỗi miền mà khẩu vị ăn uống sẽ có sự khác nhau, mang đến sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung.
Ẩm thực đường phố miền Bắc – Đầy thi vị và sâu sắc
Các món ăn Bắc Bộ là những món ăn được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, trong đó, những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ tự nhiên được ưu tiên hơn cả. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi đất Bắc trở thành đất nôi của những món bún, phở gây thương nhớ cho bất cứ ai được thưởng thức một lần.
Phở cuốn thịt bò – Món cuốn đặc trưng Bắc Bộ
Các món ăn đặc trưng của miền Bắc khi phở Hà Nội, chả giò, miến xào cua bề, bánh tôm, bún ốc,… có sự kết hợp nhẹ nhàng giữa nước dùng ngọt thanh được chế biến từ xương hầm kỹ, rau mùi, các loại thực phẩm tạo vị chua (cà chua, chanh, giấm,…), tạo nên một bữa ăn hợp vị để có được một bữa sáng ấm bụng, một bữa trưa no căng hay một bữa tối nhẹ nhàng.
Thưởng thức chả cá Lã Vọng
Những thức quà xứ Bắc không hẳn là những món ăn để no mà còn chứa đựng những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi người con xứ Bắc. Có ai mà không nhớ sự háo hức chờ mẹ đi chợ về, trên tay mẹ cầm gói cốm tươi hay chút mứt, chút bánh? Và có lẽ thế, khi thưởng thức những món ăn Bắc Bộ, có người sẽ thấy cay sống mũi vì bất giác những kỷ niệm ùa về.
Ẩm thực đường phố miền Trung – Đậm đà, khó quên
Mảnh đất miền Trung cằn cỗi, nắng gắt, ngập lụt,…, chính sự ngược đãi của thiên nhiên mà người dân vùng này luôn biết trân trọng những sản vật đã có để chế biến thành những món ăn mang hương vị đặc biệt. Không đa dạng như ẩm thực miền Bắc, không phồn thực như ẩm thực miền Nam, ẩm thực miền Trung đậm đà, mang hương vị đặc trưng.
Bánh bột lọc Huế – Món ngon đường phố Việt
Các món ăn miền Trung đậm đà và cay hơn so với các món ăn Bắc, Nam. Huế được xem là cái nôi của ẩm thực của miền Trung với các món ăn được nêm nếm bằng nhiều gia vị khác nhau từ những món ăn vua chúa cho đến những món bình dân.
Món thịt lợn quay Quảng Nam nổi tiếng – Món đường phố
Những món ăn đường phố đặc trưng của Huế có thể kể đến như bánh bột lọc, bún bò Huế, bún thịt nướng nem lụi,… Tuy nhiên, món ăn Huế nói riêng hay các món ăn miền Trung nói chung đều được chăm chút kỹ lưỡng về hình thức lẫn nội dung để đảm bảo cho ra được một món ăn hoàn hảo nhất.
Thưởng thức món bún thịt nướng tuyệt ngon
Khi du lịch đến Huế, Đà Nẵng hay Quảng Nam, Quảng Ngãi,…, chắc chắn, các du khách sẽ không thể bỏ lỡ những món bánh hoặc các món chè. Nhắc đến món chè, nơi đây là cái nôi của các loại chè nổi tiếng như chè sen, chè Long Nhãn,…, mỗi loại chè đều có hương vị riêng biệt nhưng đều rất thanh mát và nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên.
Ẩm thực miền Nam – Phồn thực nhưng dân dã
Nếu như, ẩm thực Bắc Bộ là sự chuẩn mực trong việc lựa chọn nguyên liệu và cách thưởng thức, ẩm thực miền Trung được nhắc đến với sự khéo léo, tỉ mỉ trong bày biện, ẩm thực miền Nam lại ấn tượng bởi sự sự đơn giản, mộc mạc, hoang dã nhưng không kém phần phong phú.
Ẩm thực miền Nam không thể không nhắc đến món lẩu mắm
Hầu như, người dân miền Nam tận dụng được toàn bộ những nguyên liệu tự nhiên để chế biến thành các món ăn khác nhau, từ các loại côn trùng (đuông dừa, dế cơm, ong…), các loại nguyên liệu đặc biệt (dơi, chuột, cóc, rắn, rùa…) cho đến những các loại thực phẩm thông thường khác như tôm, cua, cá, các loại thịt gia cầm,…
Bên cạnh đó, ẩm thực miền Nam còn phong phú trong cách chế biến các món ăn. Tuy nhiên, các cách chế biến vẫn bám theo cách chế biến món ăn theo các vùng miền khác như hấp, luộc, ninh, chiên, xào, nướng, quay,… và họ thường chế biến nhiều món ăn khác nhau từ một loại thực phẩm. Gia vị được sử dụng để chế biến nước chấm cũng có nét độc đáo riêng khi người dân khéo léo tận dụng những nguyên liệu trồng được như sả, rau rừng, rau ruộng,…
Hay món bánh xèo Nam Bộ ngon nức tiếng
Một trong những món ăn thể hiện được rõ nét văn hóa ẩm thực Nam Bộ là món lẩu mắm miền Tây với sự khác biệt từ chính màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ sự kết hợp tỏi ớt được băm nhuyễn. Cùng với đó, hương vị món ăn được tạo ra bởi mùi thơm ngọt của cá linh, cá sặt, vị ngọt từ thịt và các loại nguyên liệu khác được kết hợp một cách tài tình. Chắc chắn, một nồi lẩu mắm kết hợp với các loại rau sống tươi ngon sẽ khiến không ai có thể chối từ.
Gìn Giữ Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Qua Từng Món Ngon Truyền Thống
Món ăn Việt Nam nổi tiếng rất ngon và hấp dẫn, cũng chính vì lẽ đó mà thực khách khắp nơi luôn dành cho ẩm thực Việt một sự ưu ái nhất định. Đặc biệt, nhắc đến món ăn Việt thì không thể không nhắc đến văn hoá ẩm thực Hà Thành. Một sự kết hợp tinh tế và hoàn hảo!
Ẩm thực Hà Nội – lưu giữ và phát triển tinh hoa
Người Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng cầu kỳ, tinh tế trong việc lựa chọn nguyên liệu và chế biến món ăn. Những món ăn của Hà Nội được đánh giá cao ở sự tinh túy. So với các vùng miền khác Hà Nội là nơi tập trung thực phẩm phong phú hơn, từ thủy hải sản đến gia cầm, các loại gia vị cũng đa dạng nên người chế biến có điều kiện chọn lựa thực phẩm do vậy cũng dễ “thăng hoa” hơn.
Vì nguồn nguyên liệu phong phú này nên việc chế biến các món ăn của Hà Nội cũng rất đa dạng. Mỗi mùa lại có những món ăn riêng, ngay cả món tráng miệng cũng rất cầu kỳ như mùa đông có xôi vò, chè bà cốt, mùa hè có chè sen long nhãn, chè hoa cau… Và không chỉ chế biến món ăn phù hợp với thời tiết, với mùa, người Hà Nội cũng rất coi trọng sự hài hòa của không gian, không khí khi ăn uống.
Người Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng cầu kỳ, tinh tế trong việc lựa chọn nguyên liệu và chế biến món ăn
Văn hóa ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ chính dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước. Dù có hội hè, đình đám hay tiệc tùng gì thì trong thực đơn của người Việt cũng không thể thiếu hạt cơm – cây lúa. Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa. Khi chế biến thức ăn, người Việt thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị tự nhiên khác… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng làm cho món ăn có hương vị đặc trưng hơn.
Ẩm thực Vân Hồ – tinh hoa ẩm thực Việt
Chính bởi sự cao quý, tinh tế của ẩm thực Hà Thành mà có rất nhiều người muốn lưu giữ và phát triển nó. Ẩm thực Vân Hồ chính là một nơi như vậy! Có thể nói, việc nấu ra những món ăn ngon, hấp dẫn đối với người đầu bếp là vô cùng quan trọng, hiển nhiên và tất yếu. Nhưng nếu đơn giản chỉ là nấu ăn ngon thì thực sự lại không đúng với tinh thần những người đầu bếp tại Vân Hồ.
Việc nấu ra những món ăn ngon, hấp dẫn đối với người đầu bếp là vô cùng quan trọng
Luôn cố gắng gìn giữ những gì tinh tế nhất, ngọt ngào nhất, truyền thống nhất trong từng món ăn, những người đầu bếp tại Vân Hồ muốn đem đến cho thực khách những điều mà hiếm có nhà hàng nào mang đến được. Đó chính là sự tinh tế và cái tâm lưu giữ truyền thống.
Không gian tại Vân Hồ cũng được bố trí vô cùng tinh tế với những hoạ tiết trang trí mang đậm nét truyền thống. Phòng Vip tuy hiện đại nhưng sự phối kết hợp trong thiết kế cũng mang đến cho người ta chút gì đó hoài niệm, hiện đại mà thân thương, mộc mạc.
Ở chốn Hà Thành tấp nập với vô vàn sự lựa chọn thì con người ta không khó tìm thấy những quán ăn mang tên Ẩm thực Việt. Tuy nhiên làm sao để có thể tìm được một quán ăn với cái chất, cái tâm, cái tình nhưnhà hàng Vân Hồthì không hề dễ.
Không gian tại Vân Hồ cũng được bố trí vô cùng tinh tế với những hoạ tiết trang trí mang đậm nét truyền thống
Nếu có nhu cầu thưởng thức những món ăn Việt với sự tinh hoa, chọn lọc, quý khách hàng có thể ghé Vân Hồ, gọi cho chúng tôi để được tư vấn và đặt bàn trực tiếp theo địa chỉ:
Ẩm thực Vân Hồ – Điểm đến khó quên
Địa chỉ: Số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà NộiHotline: 0912.281.199 – 0903.412.888Facebook: Ẩm thực Vân Hồ 2B Hoa LưWebsite: http://amthucvanho.com.vn/
Bạn đang xem bài viết Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Nam Có Gì Độc Đáo Khiến Bạn Bè Thập Phương Nhớ Đến? trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!