Top 11 # Các Món Làm Từ Đậu Gà Cho Bé Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Misshutech.com

Các Món Cháo Ngon Cho Bé Từ Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp ít nhất 8 loại vitamin và 7 khoáng chất, ngoài ra còn giàu chất xơ và protein tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ vì vậy rất thích hợp để nấu cháo cho trẻ. Dưới đây là gợi ý các món cháo ngon cho trẻ được nấu từ đậu hà lan để mẹ tham khảo nhé.

Cháo sườn đậu Hà Lan

Cháo sườn đậu Hà Lan, món ngon cho trẻ

Nguyên liệu:

Để nấu món cháo thơm ngon này, mẹ cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Gạo (30g) ngâm 30 phút giã nát,

Sườn (100g) rửa sạch chặt khúc,

Hạt đậu Hà Lan tươi (10),

Dầu ăn, bột nêm, hành củ.

Cách làm:

Lần lượt thái hành nhỏ phi vàng với dầu ăn; sườn hầm lấy nước, gỡ thịt, xé nhỏ; cho gạo vào nấu chín với nước hầm rồi cho đậu và thịt vào hầm kỹ.

Tắt bếp và múc ra bát cho bé thưởng thức mẹ nhé!

Cháo cua đậu hà lan

Nguyên liệu:

-2 muỗng gạo lứt giã nát

– 2 muỗng đậu Hà Lan

– 1 muỗng cua thịt

– 5 giọt dầu mè

– 2 chén nước nước, nước mắm, đường, hành, ngò

Cách làm

Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm nước ấm độ 1 giờ, vớt ra để ráo. Đậu Hà Lan luộc chín, lột bỏ vỏ đánh nhuyễn, cua băm nhuyễn hấp chín.

Bước 2: Đổ 2 chén nước với gạo vào nồi bắc lên bếp, nấu nhừ, nêm vừa ăn. Cho dầu mè vào khuấy đều, rắc hành ngò lên.

Cháo óc heo đậu hà lan cho trẻ

Thêm một món ăn không kém phần thơm ngon hấp dẫn cho bé đó là cháo óc heo đậu hà lan. Để nấu món cháo này mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Óc heo: 30g (1/4 óc heo – 2 muỗng canh)

Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước mắm: Một ít

Cách làm

– Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút.

– Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.

– Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín.

– Để sôi lại từ 2 – 3 phút. Nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của bạn.

– Thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

Các món ăn không quá cầu kỳ mà lại có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp cho trẻ ăn dặm. Vậy nên mẹ đừng bỏ lỡ các món ăn này trong thực đơn của bé nhé.

(st)

Đậu Gà Và Các Món Ăn Ngon, Bổ, Dễ Làm Từ Đậu Gà

Đậu gà và các món ăn ngon, bổ, dễ làm từ đậu gà- Đậu gà (chick peak) là một loại đậu có nguồn gốc từ vùng Trung Đông và Bắc Mỹ. Nó có đầu giống mỏ gà, màu nâu sậm, giàu khoáng chất K, vitamin B1, B6 và chất xơ. Đây là thực phẩm khuyên dùng cho người bị bệnh hoặc phòng bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch.

Các bạn có thể chế biến món ăn ngon miệng từ đậu gà, rất đơn giản và bồi bổ sức khỏe.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt vàng, gạo lứt trắng 700 gram (cho 4 người ăn)

Hạt sen lứt (còn nguyên vỏ cám và tâm): 50 gram

Đậu gà 100 gram

Phổ tai 1 miếng nhỏ bằng cỡ bao diêm

Muối hầm (muối biển đã được hầm kỹ trong nồi đất)

Cách nấu:

Nếu nấu gạo lứt đỏ, phải ngâm trước ít nhất 2 giờ đồng hồ, vì gạo lứt đỏ rất cứng. Các loại gạo lứt khác chỉ cần vo để rá ráo nước

Đậu gà là loại đậu khô, ngâm đậu ít nhất 2 giờ, có người ngâm qua đêm

Cho gạo lứt, hạt sen, đậu gà, chút muối hầm vào nồi. Rửa sạch miếng phổ tai rồi đặt lên trên. Đổ nước vào nồi.

Nếu nấu cơm bằng nồi áp suất, để trên bếp đun tới khi nào nồi xì hơi thì tắt lửa. Để yên 15 phút, sau đó nấu tiếp khoảng 15 phút lửa nhỏ cho đến khi chín

Nếu nấu bằng chưng cách thủy. Cho tất cả nguyên liệu chuẩn bị vào nồi đất, cho nước vào nồi đất, rồi cho vào nồi nước to hơn. Chú ý nước bên ngoài để không bị tràn vào nồi đất. Đun to lửa tới khi nước bên nồi to sôi, rồi đun liu riu đển khi nước bên ngoài cạn thì cơm gạo lứt cũng chín ngon. Cách nấu này cơm chín ngon nhất,đậu gà bở thơm.

Nấu cơm như này có đầy đủ dưỡng chất, chất đạm từ đậu gà và hạt sen, khoáng chất từ phổ tai, và vị ngọt dịu của gạo lứt.

2. Đậu gà kho tiêu Nguyên liệu chuẩn bị:

Đậu gà (chickpeas) 200gr.

Tiêu xanh: 5 cành

Hành tây: 2 củ nhỏ hoặc 1 củ lớn

Cà rốt: 1 củ

Phổ tai (rong biển lá dài) 1 miếng nhỏ cỡ bao diêm

Bột sắn dây nguyên chất: 1 thìa (loại thìa dùng để ăn cơm)

Muối hầm, Tương tamari, dầu dừa hoặc dầu mè

Cách nấu:

Đậu gà ngâm qua đêm cho nở, mềm. Cho đậu vào nồi cùng, thêm chút muối hầm và phổ tai, đổ nước ngập xâm xấp mặt đậu, đun nhỏ lửa.

Đun đậu, nếu nước cạn bớt thì cho thêm, lúc nào nước cũng gần ngang mặt đậu. Không nên đảo nhiều, vì đảo nhiều đậu sẽ bị nát, không đẹp. Đun đến khi đậu chín mềm, khoảng 1.5 giờ. Lúc ấy, đậu mềm nhưng trong nồi vẫn còn nước và dùng nước hấp đậu kho luôn.

Tiếp theo, thái hành tây, cà rốt, miếng vuông 1cm.

Cho dầu vào chảo, phi hành tây cho thơm, và xào sơ qua cà rốt. Trút vào nồi đậu đã hấp, cho tiêu xanh vào nồi. Nêm nước tương, muối hầm cho vừa miệng.

Đun tiếp khoảng 15 phút nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào thức ăn, pha 1 muỗng bột sắn ra bát nước lọc nguội, rồi đổ vào nồi đun sền sệt.

Thành phẩm

Đậu gà kho tiêu có vị béo bùi của đậu gà, cay nhẹ của tiêu xanh, nước sốt dẻo sánh, đậm đà, rưới lên cơm nóng ăn rất ngon, đặc biệt vào những ngày trời lạnh.

3. Đậu gà với rau củ thập cẩm Chuẩn bị và sơ chế

Đậu gà 300g, ngâm qua đêm cho đậu mềm rồi luộc chín

Hành tây, cà rốt : Mỗi loại 2 củ, thái hạt hạt lựu

Mộc nhĩ khoảng 2-3 cái ngâm nở cắt hạt lựu

Đậu phụ 2 bìa lạng mỏng chiên vàng cắt con chì

Bột sắn dây 03 thìa (loại thìa hay dùng để ăn cơm)

Muối hầm, dầu vừng (mè)

Thực hiện:

Cho dầu vào chảo nóng , cho hành tây vào xào chín cùng muối biển sau đó cho ra bát. Tiếp đến cho mộc nhĩ vào đảo chín, sau đó cho carrot vào đảo chín. Cho chút muối trộn đều các nguyên liệu

Cho đậu gà, đậu phụ vào xào chung với các nguyên liệu trong chảo, cho thêm muối hầm đảo đều, cho nước gần sấp mặt nguyên liệu, tiêp tục đun lửa to cho tới khi sôi, hạ lửa đun liu riu cho cạn bớt nước.

Pha bột sắn dây với nước lạnh để bột không bị vón cục, rồi cho vào nồi nguyên liệu đảo đều, cuối cùng cho tamari trộn đều.

Thành phẩm

Món ăn có màu sắc bắt mắt từ cà rốt, hành tây, mộc nhĩ. Khi nếm có vị dịu ngọt của thực phẩm và gia vị, đậu gà bở thơm, nước sốt sánh đẹp

Theo Viện nghiên cứu ung thư Hòa Kỳ, các loại đậu như đậu gà, đậu lăng, đậu đỏ, đậu Hà Lan có tác dụng phòng chống bệnh ung thư vì chúng có chứa lignan và saponin, bảo về tế bào ruột kết và các chất chống oxi hóa.

Công Dụng Của Đậu Phụ Và Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm Từ Đậu Phụ Cho Bé

Đậu phụ (đậu hũ) được làm từ đậu nành, giàu sắt, protein và canxi do đó rất bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, cho bé ăn dặm đậu phụ cũng phải đúng phương pháp, thời điểm và số lượng. Mời các mẹ tham khảo tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng về cách cho bé ăn đậu phụ đúng cách.

Đậu phụ là nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein), các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.

Đậu phụ có nguồn gốc từ đậu nành nên dễ gây dị ứng nếu bé có tiền sử dị ứng với đậu nành.

Đậu phụ cần được hấp chín cho đảm bảo an toàn; để nguội và thái hạt lựu rất phù hợp với bé ăn bốc.

Cách bảo quản đậu phụ

Đậu phụ mua về, nên để cho ráo nước. Có thể cắt miếng đậu phụ tùy vào mục đích bạn định chế biến món gì: Dầm nhuyễn đậu phụ và cho bé thưởng thức hoặc thái đậu phụ dạng hạt lựu để bé được tự do ăn bốc.

Nếu được ngâm trong một bát nước đun sôi để nguội, bạn có thể bảo quản đậu phụ vài ngày trong ngăn mát của tủ lạnh. Nên thay nước ngâm đậu 1-2 lần mỗi ngày.

Nếu để trên ngăn đá, đậu phụ sẽ trở nên thâm và tơi như bọt biển khi được mang ra ngoài. Cách bảo quản này sẽ khiến đậu phụ mất đi màu sắc và dinh dưỡng.

Cách chế biến đậu phụ cho bé

Đậu phụ có thể đi kèm với những loại thực phẩm sau khi cha mẹ muốn nấu bột (cháo) cho bé:

– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với củ cải.

– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với súp lơ xanh hoặc cà rốt.

– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với thịt lợn được xay nhuyễn.

– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với cà chua và rong biển.

Ngoài ra, đậu phụ có thể trộn lẫn với những loại thực phẩm sau: khoai lang, quả bơ, quả lê, chuối. Mẹ cho bé ăn dặm đậu phụ như thế nào?

Tại sao đậu phụ lại tốt cho bé?

Đậu phụ là một sản phẩm từ đậu nành, nó là nguồn thực phẩm giàu sắt, protein và canxi. Tuy nhiên nếu bé dị ứng với đậu tương thì bạn không nên cho bé ăn đậu phụ. Trong đậu phụ đóng khuôn, có 120 calo, 13 gm protein, 120 mg canxi.

Khi nào thì cho bé ăn đậu phụ?

Đậu phụ là một thức ăn giàu vitamin nên rất khó để dạ dày của bé nghiền nát. Theo các chuyên gia thì nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được 8 tháng tuổi.

Đậu phụ có thể để được trong tủ lạnh khoảng 7 ngày. Bạn có thể trữ nó bằng cách để nó ngập trong một khay nước. Nước nên thay cứ 2 ngày 1 lần.

Các món ăn ngon làm từ đậu phụ cho bé ăn dặm

Hướng dẫn chế biến đậu phụ đúng cách cho bé

– Cắt miếng đậu phụ thành lát mỏng và nghiền nát nó ra, trộn cùng với mầm lúa mì (nếu có), sau đó cho bé ăn.

– Trộn lẫn đậu phụ cùng với chuối và mầm lúa mì, sau đó lấy thìa đảo chúng lên. Bạn cũng có thể trộn đậu phụ với các loại quả như táo, dâu tây, quả việt quất, lê… Đối với trẻ lớn hơn một chút, bạn hãy để tự bé xúc, bé sẽ học cách điều khiển vận động của tay một cách khéo léo để xúc thức ăn.

– Xắt đậu phụ ra thành miếng, cho vào bát cháo và cho bé ăn.

– Cắt miếng đậu phụ thành những miếng nhỏ và rán lên cùng với dầu ăn. Món này chỉ cho bé lớn tuổi và người trưởng thành.

– Váng đậu có thể dùng để trộng với hoa quả, sữa chua và nước ép trái cây tạo nên một cốc sinh tố tuyệt vời cho bé.

Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp đậu phụ với bí, táo đường. Bé sẽ có một bữa ăn ngon tuyệt hoặc bạn cũng có thể tạo nên hỗn hợp đậu phụ, lê, việt quất, chuối, khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ cải vàng.

Hãy sử dụng bàn tay khéo léo của bạn để tạo nên những món ăn giàu dinh dưỡng cho bé nhé!

Trứng gà chưng đậu phụ, món ngon cho bé

Hầu hết các bé đều thích, thậm chí “ghiền” trứng, nên không khó gì khi bạn muốn cho bé nếm món mới từ trứng. Bạn hãy thử món sau xem bé có thích thú không nhé!

Nguyên liệu

– 3 quả trứng gà ta

– 1 cây đậu phụ non

– 100ml nước dùng gà

– 1 thìa cà phê nước mắm

– 1/4 thìa cà phê đường

Cách làm

Đậu phụ non cắt hạt lựu cho vào 2 hoặc 3 chén nhỏ.

Trứng gà ta đánh tan với nước mắm, đường, chế nước dùng gà vào, khuấy đều rồi rót vào các chén.

Đem hấp cách thủy đến khi chín đặc lại, tắt lửa.

Dọn ra cho bé dùng khi còn hơi ấm.

Hướng dẫn chế biến bột đậu hũ, bí xanh cho bé

Nguyên liệu:

– Bột gạo (hoặc bột ăn liền cho bé): 4 muỗng canh

– Bí xanh (xay nhuyễn): lấy 1 muỗng canh (không lọc để giữ chất sơ)

– Đậu hũ non (nghiền nhuyễn): 1 muỗng canh

– Dầu Omega 3 (hàng ngoại nhập) : 1 muỗng canh

– Nước: 100ml (ít nước hơn vì đã có nước từ đậu hũ và bí)

Thực hiện:

– Cho bí xanh vào nấu với nước.

– Cho đậu hũ vào khuấy đều, đun sôi, để bớt nóng.

– Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều.

Súp đậu hũ cà chua – Món ăn dặm bổ dưỡng cho bé từ 9 tháng trở lên

Nguyên liệu

– Đậu hũ non: 2 miếng

– Gia vị: dầu ăn tinh luyện, tương cà, nước dùng, muối, đường (5g). bột ngọt, bột năng.

Thực hiện

– Đậu hũ xắt hạt lựu nhỏ, cho vào nồi nước sôi trụng sơ, vớt ra để ráo nước.

– Cho dầu vào chảo nóng, trước hết cho tương cà vào, khuấy thành nước xúp màu đỏ, lấy ra một ít nước xúp ấy, rồi cho vào một lượng nước dùng bằng như vậy, nêm muối, đường, cho đậu hũ vào, đun sôi, cho bột ngọt, bột năng đã khuấy nước lạnh vào làm sánh nước, rưới nước xúp đỏ đã lấy đi lúc đầu lên trên.

Đặc điểm – dinh dưỡng của món súp đậu hũ cà chua:

– Món xúp màu đỏ những không cay, trẻ nhỏ 9 tháng trở lên có thể ăn được.

– Đậu hũ có chứa nhiều protein thực vật dễ tiêu hóa, có nhiều chất béo, tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

Đậu phụ xốt phô mai con bò cười cho bé 15 tháng tuổi trở lên

Nguyên liệu:

Đậu phụ trắng Cà chua nấm rơm Hành, ngò, tiêu, hạt nêm và các gia vị khác Phô mai con bò cười

Đây là món ăn chay nóng kèm với cơm, mùi đậu phụ bùi bùi kèm với vị chua chua ngọt ngọt của cà chua và nấm, vị béo béo của món phô mai con bò cười khiến cho món ăn thêm đậm đà và chứa đầy dinh dưỡng.

Các bước thực hiện:

Bước 1:

Đậu phụ rửa sạch rồi cắt 1 miếng ra làm 8 (hoặc cắt nhỏ hơn nếu bé của bạn ăn thô còn kém)

Cà chua sửa sạch cắt hình hạt lựu

Nấm rơm ngâm nước muối pha loãng cắt hình hạt lựu.

Bước 2:

Cho chảo lên bếp, cho hành tím vào phi cho thơm, sau đó cho cà chua vào đảo nhẹ cho nước vào một chút cho cà chua nhanh nhừ, đợi cho xôi lên là cho nấm rơm vào đảo tiếp rồi cho một chén nước vào nồi, nêm đường, một chút muối, hạt nêm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. sau đó cho đậu phụ trắng vào chảo, đun liu riu lửa nhỏ cho nước cạn hơi sền sệt là được. giờ mới là công đoạn trộn phô mai con bò cười vào tán nhuyễn.

Vậy là chúng ta có món ăn tuyệt vời vừa ngon lành vừa bổ dưỡng.

Cháo đậu phụ tươi nấu với sữa tươi tiệt trùng có đường cho bé 1 tuổi trở lên

Nguyên liệu:

– 1 nắm gạo tẻ – 50g đậu phụ tươi – 1 hộp nhỏ sữa cô gái Hà Lan 20+ – 1 chút dầu ăn và nước mắm

Cách làm:

– Gạo vo sạch, ngâm 30 phút rồi nấu nhừ thành cháo đặc sệt rồi cho hộp sữa cô gái Hà Lan 20+ vào đảo đều cho cạn bớt nước thì cho đậu phụ tươi và chút nước mắm vào đảo đều liên tục cho tới khi cháo cạn vừa ăn thì tắt bếp, múc cháo ra bát và cho ít dầu ăn oliu vào, để nguội và cho con măm.

Để con phát triển tốt nhất cả về thể chất cũng như trí não, mẹ không chỉ cho con ăn thịt, cá, trứng mà đậu phụ tươi cũng là món ăn rất bổ dưỡng cho bé. Các mẹ nên cho bé ăn đậu phụ mỗi tuần 1, 2 bữa nhé.

Chế Biến Các Món Ăn Dặm Từ Đậu Hà Lan Thơm Ngon Cho Bé

Đậu Hà Lan từ trước đến nay vẫn luôn được biết đến là một trong những loại đậu bổ dưỡng, an toàn cho sức khỏe của mỗi người. Đậu Hà Lan được hấp chín ăn vã hay các món cháo chế biến cùng loại đậu này là những món ăn rất hấp dẫn và cuốn hút dành cho các bé ăn dặm ngay từ 7 tháng tuổi.

Giá trị dinh dưỡng của đậu hà lan

Giá trị dinh dưỡng của đậu Hà Lan lại lớn hơn nhiều so với kích thước nhỏ xinh của chúng. Mẹ có biết rằng một chén đậu Hà Lan có chứa lượng protein nhiều hơn cả hơn một muỗng canh bơ đậu phộng và cũng cung cấp rất nhiều canxi, vitamin A và C và sắt.

Đậu Hà Lan có vị ngọt, tính bình, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và có tác dụng tuyệt vời chữa các chứng khó tiêu ở trẻ. Đậu Hà Lan giảm lượng đường trong máu và giúp bé bổ sung thêm năng lượng. Món ăn này đặc biệt tốt cho những trẻ em bị béo phì do đậu chứa ít calorien, giàu chất xơ và chất sắt, cùng lượng lớn vitamin C làm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Cách lựa chọn và bảo quản đậu hà lan

Các mẹ khi mua đậu Hà Lan chú ý nên chọn những loại quả không sần, vỏ phải bóng và giòn. Sau khi mua đậu về, mẹ để nguyên hạt đậu chưa rửa trong túi buộc lỏng và bảo quản trong tủ lạnh mát. Thời gian bảo quản trong tủ mát có thể lên đến 4 ngày. Nếu mẹ để đậu trong tủ đá, thời gian bảo quản có thể lên đến 8 tháng.

Gợi ý mẹ một số cách chế biến đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan xay nhuyễn: cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên

Đậu Hà Lan trần: cho bé ăn dặm từ 12 tháng tuổi trở lên

Cháo thịt nạc đậu Hà Lan: cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên

Gạo trắng: 30g, thịt heo nạc: 100g, đậu Hà Lan tươi: 10g (tương đương 1 muỗng canh đầy), dầu: 5g (1 muỗng cà phê)

Cách chế biến:

Gạo trắng ngâm nước 30 phút trước khi chế biến sau đó xay nhuyễn. thịt heo băm miếng nhỏ, đậu Hà Lan ngâm nước rửa sạch

Đậu Hà Lan cho vào nồi nước xâm xấm mặt đun cho đến khi chín mềm, lấy ra nghiền nhỏ vừa ăn. Cho bột gạo, thịt heo vào đun cùng nước luộc đâu. Cháo chín, cho đậu đã nghiền vào quấy đếu. Nhanh tay bắc xuống rồi cho thêm một thìa dầu ăn hoặc dầu oliu. Múc ra bát và để bé ăn nóng.

Hướng dẫn chế biến món soup đậu hà lan cho bé

Món soup này cực kỳ dễ làm, ăn ngon và bùi vị đậu. Đây là món soup dành cho mọi lứa tuổi, từ em bé đang ăn dặm cho đến người già.

Khối lượng nguyên liệu cần thì tùy bạn định lượng miễn sao sau khi xay xong soup không quá đặc; bơ dùng nhiều hay ít cũng tùy ý. Có thể nấu soup hôm trước, hôm sau đun nóng lại cũng được. Món này ăn nóng sẽ ngon hơn. Hơi nóng làm tăng mùi thơm của bơ và làm tan cream fraiche, còn lỡ có để nguội mới ăn thì dễ bị ngán.

Đậu Hà Lan khô đã ngâm nước trở về hạt tươi sống.

Nước dùng

Muối

Cream fraiche

Cách làm món soup đậu hà lan cho bé:

– Cho nước dùng đủ ngập đậu và luộc đậu chín nhừ.

– Bắc nồi đậu ra để nguội bớt rồi cho cả đậu và nước luộc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

– Đổ hỗn hợp trên lại vào nồi. Nếu thích soup mịn thì lọc soup qua rây.

– Đun sôi lại nồi soup, cho bơ và nêm gia vị vừa miệng.

– Khi ăn múc soup vào bát và cho 1 thìa nhỏ cream fraiche vào bát soup. Ăn nóng

chúng tôi chúc các bà mẹ sẽ có 1 bữa ăn dặm từ đậu Hà Lan đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Chúc các mẹ và các bé luôn mạnh khỏe. Thân!