Top 12 # Các Món Ngon Ở Đồng Tháp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Misshutech.com

Các Món Ngon Đồng Tháp

Đến thăm Đồng Tháp bạn không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên với những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen bạt ngàn, mà còn có cơ hội được thử những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê như cá lóc nướng lá sen, ốc treo giàn bếp, chuột đồng quay lu, nem Lai Vung, hủ tiếu Sa Đéc ….

Dồi rắn đặc sản Đồng Tháp là một món ngon đặc biệt, vì chỉ mùa nước nổi mới có và hương vị độc đáo, lạ miệng không giống bất kỳ món ăn nào khác. Rắn ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi nhiều vô kể: rắn hổ, ri voi, hổ hành đến rắn bông súng, rắn nước nhưng để làm món dồi rắn người dân thường chọn rắn bông súng và rắn nước để chế biến vì loài rắn này khá “hiền lành” ít khi cắn người và không độc thịt rắn mềm và ngọt lịm.

Rắn bắt về, thui hoặc trụng nước nóng cho tróc vảy, rút ruột, rửa sạch bụng để ráo nước, rồi lột da. Thịt rắn bằm nhuyễn, nêm chút gia vị, tiêu, bột ngọt. Phần nguyên liệu này sau đó được dùng để dồn vào phần da rắn cho đến khi căng tròn, rồi dùng dây buộc kín hai đầu hoặc có thể phân thành từng đoạn rồi mang nấu lên. Dồi rắn có thể đem hấp, chiên hoặc nướng, mỗi cách chế biến đều có hương vị thơm ngon khác nhau. Món này ăn kèm với các loại rau sống, tía tô, xà lách, hoặc thêm gỏi bông điên điển nữa thì rất tuyệt.

5. Lẩu cá linh bông điên điển

Mùa nước nổi của Đồng Tháp bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, xuất hiện nhiều cá linh, đặc biệt đầu mùa chính là thời điểm cá ngon nhất của năm, bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo. Loại cá này được xem là đặc sản của mùa nước nổi và đây cũng là mùa mà loại hoa điên điển nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, mang màu sắc “hương đồng cỏ nội”.

Loài cá này chiến biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh, làm mắm . Bên cạnh đó, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến món lẩu cá linh bông điên điển. Tuy là một món ăn bình dị, nhưng đây là đặc sản nổi tiếng, một niềm tự hào của người dân miền Tây mỗi khi nước lũ về.

Bên cạnh nồi nước lẩu bốc khói là đĩa cá linh tươi roi rói, đĩa bông điên điển vàng rực, kèm theo đó là các loại rau khác như rau muống, rau nhút… . Cá linh rất dễ chín nên khi bắt đầu ăn, mới cho cá linh vào nồi nước lẩu đang sôi, khi nồi nước sôi lại thì cho các loại rau vào và thưởng thức. Ăn kèm với món này là bún tươi hoặc cơm trắng và dĩ nhiên không thể thiếu chén nước mắm ớt nguyên chất ăn kèm. Món lẩu cá linh hoa điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.

Ở vùng quê Đồng Tháp, không ai lại không biết đến bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có. Mỗi năm, hễ ăn tết xong là bà con bắt đầu tát mương, vũng, đìa để bắt cá đồng, con to đem bán, con nhỏ mang về làm mắm, chờ qua mùa nước nổi thì giở ra ăn dần…

Muốn kho mắm cho ngon, phải đổ nước dừa nạo vào xâm xấp, cao hơn mắm cỡ vài phân rồi bắc lên bếp cho tới khi thịt con mắm nhuyễn nhừ rồi mới nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương. Sau đó nêm nếm gia vị và đừng quên ớt, sả – hai thứ không thể thiếu trong món mắm kho là thịt ba rọi, kho với tép bạc, cá rô, cá trê… càng ngon. Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ cỡ chiếc đũa ăn cơm, ăn mới mềm, ngọt… Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng, nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để trong rổ cho ráo nước. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng, bông súng bỏ vào chén, chan nước mắm kho lên trên. Ăn mắm kho, nhớ ngắt bông súng thành từng đoạn ngắn, bóp nhẹ để mắm kho thấm vào khi chấm, cộng với mùi thơm của các loại rau sẽ cho một cảm giác không thể nào quên. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, cái dòn bông súng tạo thành món ăn tuyệt vời mang đầy màu sắc đồng nội.

Xem Các món ngon Đồng Tháp – Phần 1

10 Món Ngon Đặc Sản Ở Đồng Tháp

Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long trù phú và mênh mang sông nước. Đồng Tháp chỉ cách chúng tôi chưa tới 150 km, khí hậu ôn hòa quanh năm và đặc trưng với nhiều món ăn đậm chất quê hương, được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc, bình dị và gần gũi. Dưới góc độ của 1 con dân xứ này, tôi sẽ chia sẻ với bạn các món đặc sản ở Đồng Tháp mà bạn nhất định phải biết!

1. Sen Đồng Tháp

Về Đồng Tháp mà ko biết về các sản phẩm Sen thì thật là thiếu sót. Sản phẩm sen của xứ này vô cùng phong phú:

Sữa sen tươi: loại này được các cơ sở sản xuất hoặc các công ty làm bán thường xuyên ở các điểm du lịch

Hạt sen: gồm có sen tươi và sen sấy. Hạt sen ở đây to và ngọt, mua về chế biến các món ăn thì hết sẩy. Còn để làm quà biếu cao cấp thì hạt sen sấy giòn, ăn rất bùi và vui miệng. Hiện có nhiều công ty làm sản phẩm này, bạn có thể chọn nhãn nào cũng được.

Trà lá sen: ở Đồng tháp có tầm 10 công ty làm sản phẩm này, bởi công dụng cũng như khả năng tiêu thụ của thị trường.

Nem Lai Vung là 1 trong những món ngon quê tôi, những nhà sản xuất ở đây được duy trì theo dạng gia truyền – có khi được mấy thế hệ. Sản phẩm phổ biến ở các lò nem: nem chua thịt, nem chua bì, chả lụa, chả quế, bì mắm… Nem được gói với lá dong hoặc lá chùm ruột, kèm tiêu/ ớt xanh, tỏi. Nem Lai Vung có vị ngọt đặc trưng theo khẩu vị của người miền Tây, cho nên người miền Trung trở ra thì có vẻ không thích lắm. Các thương hiệu lớn phải kể đến như: Nem Cô Hoàn, Nem Giáo Thơ, Nem Tuấn Phát, Nem Hoàng Sơn, Nem Út Thẳng, Nem Hoàng Khánh. Tôi thì tôi thích ăn nem chua Hoàng Khánh và chả lụa Cô Hoàn, còn bì mắm thì ăn của Đồng Nguyên.

3. Quýt hồng Lai Vung

Trái quýt hồng là loại trái mùa vụ, chủ yếu là Tết cổ truyền. Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng của Lai Vung mà trái quýt to, mọng nước, màu vàng – vàng cam đặc trưng, múi quýt to có vị chua nhẹ nhưng hậu ngọt rất đậm đà. Ngày nay, đến mùa quýt thì những vườn quýt không chỉ bán trái mà còn làm điểm tham quan cho khách du lịch. Hình ảnh những cây quýt trái sai đầy cành nặng trĩu trở thành biểu tượng của Lai Vung thời kỳ mới.

4. Bánh phồng tôm

Nói đến lĩnh vực bánh phồng tôm thì người ta phải kể đến 2 đơn vị sản xuất lớn tại Sa Đéc đó là Sa Giang và Bích Chi. Ngày nay có nhiều đơn vị làm bánh phồng tôm, tuy nhiên dẫn đầu ngành vẫn là ở mảnh đất Đồng Tháp. Bánh phồng tôm Sa Đéc có rất nhiều loại khác nhau, từ có tôm nhiều đến ít tôm, từ màu trắng truyền thống đến vị – màu gấc, màu tím gạo lứt, màu rong biển… Bánh phồng tôm vừa là 1 loại snack vừa là bánh ăn kèm trong món gỏi các loại.

6. Bánh chuối phồng Tư Bông (Trái cây cuộn)

Về đất Đồng Tháp mà không chọn món ngọt mang về thì quả thật là không vui cho những người ở nhà. Đây là vùng trái cây trù phú nên các món bánh mứt lâu đời cũng từ đó mà ra, phải kể đến là mứt chuối – món mà hầu như lúc nào cũng xuất hiện trong các gia đình người miền Tây. Ngày nay gia đình Tư Bông đã cải tiến nâng cấp món này thành Mứt chuối cuộn bánh phồng được gọi là Bánh chuối phồng, đồng thời làm các loại trái cây khác cuộn với bánh phồng như: xoài cuộn, khóm (thơm) cuộn, mãng cầu cuộn, me cuộn… Trái cây cuộn Tư Bông là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và chất lượng truyền thống, nó tạo nên một khẩu vị đặc sắc cho người dùng.

Món chuột được chế biến như thịt gà, thường được nhắc đến như: chuột khìa, chuột nướng, chuột hấp cơm, chuột quay, chuột xào lăn, chuột xào sả ớt hoặc lá cách… Thịt chuột có vị ngọt, dai, rất thơm khi chế biến.

8. Lẩu cua

Đi ăn tại Đồng Tháp thì ngoài lẩu mắm quá phổ biến thì bạn nên biết tới lẩu cua. Lẩu cua được nấu từ cua đồng, thành phần gồm chả cua, mực, tôm, trứng cút, cá chả chiên hoặc tươi; rau thì dùng mướp, bông bí, bông so đũa, cải trời, bông súng… Lẩu cua Đồng Tháp có vị ngọt thanh và thơm mùi cua đồng.

9. Cá lóc nướng

Hầu như bạn có thể ăn cá lóc nướng ở bất cứ đâu trên đất Đồng Tháp, bởi nó quá phổ biến và thơm ngon. Cá được nướng thường là cá to tầm 600-800g mới ngon, cá phải dẻ thịt và ngọt, lớp vảy chỉ vừa cháy vàng. Nếu bạn ở các khu du lịch thì nên gói với lá sen non, hoặc không thì gói với cải xanh, rau mùi và chấm nước mắm cá linh chua ngọt. Đảm bảo ngon hết sẩy!

Hưởng lợi từ dòng sông Mekong là các vườn cây ăn trái, tạo nên những đặc sản ở Đồng Tháp có tên tuổi. Chủ yếu là các loại trái xoài, nhãn, quýt.

CÁC THỦY

Các Món Ăn Ngon Đặc Sản Đồng Tháp Nhất Định Phải Thử

Nhắc đến Đồng Tháp, du khách sẽ nghĩ ngay đến những cánh đồng sen bạt ngàn tỏa hương thơm ngát cùng khung cảnh thanh bình, thơ mộng ít nơi nào sánh được. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc đã tạo ra một vùng đa sinh thái, sản vật dồi dào, nguồn lương thực, thực phẩm phong phú. Không chỉ mang đến những chuyến tham quan đầy ấn tượng, mà “đất sen hồng” Đồng Tháp còn hút hồn du khách với những đặc sản địa phương dân dã mà ngon miệng. Xin giới thiệu những món ăn đặc sản Đồng Tháp bạn nhất định phải thử khi đến đây.

Các món ăn từ sen

Ðồng Tháp Mười là vùng đất trũng nhưng lại phù hợp cho loài cây sống trong bùn và vươn lên khỏi mặt nước. Trên con đường khẩn hoang của mình, người dân Ðồng Tháp đã được thiên nhiên bạn tặng loài cây sen và họ đã biết tận dụng cây sen từ vẻ đẹp đến công dụng y học và ẩm thực. Các món ẩm thực từ sen vô cùng hấp dẫn và đa dạng. Từ ngó sen đến hạt sen, tim sen, lá sen đều có thể sử dụng để tạo ra nhiều món ăn với hương vị hấp dẫn khó quên tốt cho sức khỏe.

Cơm hạt sen

Hạt sen được bóc vỏ, bỏ nhụy, luộc vừa chín tới. Gạo tẻ dùng nước luộc hạt sen nấu cho vừa chín thành cơm sau đó trộn hạt sen luộc với cơm, đậy nắp nồi lại để lấy hơi khoảng 5 – 10 phút sau đó bày ra đĩa để ăn như cơm trắng. Với món cơm này người ăn có thể thưởng thức được vị ngọt của cơm, vị bùi của hạt sen và phát huy được những công dụng của hạt sen giúp thanh mát cơ thể.

Cơm lá sen gạo huyết rồng

Cơm gói lá sen là một trong những món ăn chỉ Đồng Tháp mới có và ngon không đâu sánh bằng. Cơm được nấu bằng gạo huyết rồng (một loại gạo hạt nhỏ, trong, thon dài và màu đỏ). Lá sen, chọn những lá thật già và to, rửa sạch để ngửa bề lá xanh lên trên cho cơm gạo lức vừa nấu chín vào sau đó gói lại và lật ngược lá sen để không cho hơi nóng thoát ra ngoài. Với món ăn này người thưởng thức cảm nhận được vị béo và ngọt của gạo huyết rồng, cơm được ủ trong lá sen nên rất ấm và có vị thơm thoang thoảng của lá sen do bị sức nóng của cơm làm héo.

Cá lóc nướng cuốn lá sen non

Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Món ăn này gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi đất phương Nam của dân tộc Việt. Biến tấu từ món cá lóc nướng trui, người dân Đồng Tháp Mười dùng thêm lá sen non tạo ra món ăn đặc sản với tên gọi mộc mạc là cá lóc nướng trui cuốn lá sen non.

Cá được nướng nguyên con, giữ lại bộ đồ lòng. Sau khi nướng, Cá được bổ đôi dọc sống lưng và rưới lên hành lá trụng qua dầu sôi cùng một ít đậu phộng… Nước chấm được chế biến từ nước mắm cá linh và me chín dốt, nêm thêm ít gia vị, tỏi, ớt sao cho có vị mằn mặn, thơm lừng của nước mắm gốc, vị chua của me, vị ngọt của đường, cay của ớt.

Gắp miếng cá lóc lóc cuốn cùng lá sen non và các đồ ăn kèm, chấm thêm nước mắm me, thực khách cảm nhận đầy đủ vị chua, chát, mặn, ngọt… Da cá lóc vừa béo vừa giòn, thịt cá ngọt, thơm bùi, ruột cá đắng dịu, vị lá sen non chát nhẹ, thoang thoảng mùi hương sen, khiến thực khách khó thể cưỡng lại.

Ngoài ra, kết thúc bữa ăn là tráng miệng bằng món chè sen nước cốt dừa có tác dụng nhuận trường làm thanh mát cơ thể hay món hạt sen luộc, hạt sen rang. Ðặc biệt, có thể thưởng thức sữa sen – một loại thức uống được bào chế từ sữa của hạt sen non kết hợp với sữa tươi nguyên chất, nước tinh khiết và đường. Loại thức uống này được làm lạnh trước khi uống nên có thể giải khát tức thời và giải nhiệt cơ thể về lâu dài do tính nhuận trường của hạt sen non.

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu là một trong những món ngon đặc sản nổi tiếng và phổ biến của Sa Đéc. Hủ tiếu Sa Ðéc có sợi mềm, không bở, không dai, màu trắng sữa và rất thơm. Ðặc biệt, nước dùng rất thơm, ngọt thanh nhưng không quá béo ngậy. Khi nào khách gọi, đầu bếp sẽ cho hủ tiếu vào tô, rắc chút thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan,…cùng là hành lá và ngò băm nhuyễn lên trên rồi mới chan nước dùng vào.

Bánh tằm bì Sa Đéc

Đối với những thực khách có cơ hội đến với vùng đất Sa Đéc mà không thưởng thức bánh tằm bì Sa Đéc thì quả là một thiếu sót và cũng là một thiệt thòi lớn của bạn. Bánh tằm bì với sợi bánh tằm to mềm được xé nhỏ, bì cắt nhuyễn, xíu mại, rau sống, đặc biệt là nước cốt dừa béo ngọt bên trên. Bánh tằm bì được ăn chung với nước mắm chua ngọt và đồ chua dai dai kèm rau thơm.

Các món bánh dân gian làng bột Sa Đéc

Không chỉ là xứ sở hoa kiểng của cả đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Sa Đéc còn nổi tiếng với làng làm bột gạo truyền thống hơn 100 tuổi. Nằm bên dòng Sa Giang hiền hòa, các sản phẩm của làng bột Sa Đéc không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài nhờ chất lượng vượt trội và hương vị đặc trưng riêng biệt không nơi nào sánh bằng. Đến thăm làng bột Sa Đéc bạn nhớ thưởng thức các món bánh dân gian Nam Bộ được làm từ bột Sa Đéc trứ danh như: món bánh ngọt, bánh mặn như bánh chuối, bánh lá mít, bánh ít trần, bánh tầm ngọt, bánh bò, bánh đúc, bánh tét, bánh tằm bì, bánh xèo…

Ốc treo giàn bếp

Món này làm từ ốc lác. Ốc bắt được đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp; để lâu 4-5 tháng ốc vẫn sống, hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu.

Món ốc lác treo giàn bếp phải thưởng thức từ từ để nhâm nhi thịt vị mềm, béo ngậy của ốc, vị cay của ớt, vị thơm nồng của sả. Tất cả hòa quyện vào nhau thành hương vị hấp dẫn không thể tả nổi. Ai đã từng thử món ốc treo giàn bếp sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.

Nem Lai Vung

Nem Lai Vung là một trong những món đặc sản Đồng Tháp sở hữu hương vị vô cùng đặc biệt. Nem Lai Vung vừa có vị ngòn ngọt của thịt tươi, vị chua thanh thanh của lá vông, lá tầm ruột, quyện vào đó là vị cay cay của ớt xanh. Từng ấy thứ hương vị trộn lẫn với nhau trong chiếc nem chua nhỏ nhắn, khiến cho bất kỳ ai đã từng thưởng thức món đặc sản này đều không thể nào quên được.

Quý hồng Lai Vung

Quýt hồng Lai Vung vang danh bởi vị ngon, trái đẹp màu hồng cam rực rỡ đẹp mắt. Trái quýt đặc sản mỏng vỏ, ít hột, mùi thơm thoang thoảng mà cuốn hút, vị chua chua ngọt ngọt ăn hoài không chán.

Bánh phồng tôm Sa Giang

Bánh phồng tôm Sa Giang là một đặc sản hấp dẫn không chỉ trong và ngoài nước đều biết đến. Món này được làm từ bột, thịt tôm xay nhuyễn thêm một ít hạt tiêu giã nhỏ. Bánh phồng tôm Sa Giang dai, giòn, xốp.

Khô cá lóc Tràm Chim

Là vùng đất đầu nguồn sông Tiền, từ xưa đến nay, sản vật ở mảnh đất Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp) vào mùa nước nổi rất phong phú, đặc biệt là cá lóc nhiều vô số. Vì vậy, ngoài việc đánh bắt, nghề làm khô cá ở đây cũng rất phát triển. Khô lóc Tràm Chim được cho là đặc sản danh tiếng vùng đất này với những kỹ thuật tẩm ướp, phơi cá cực kỳ công phu khiến những miếng cá lóc vẫn giữ hầu như nguyên vẹn hương vị tươi ngon của loài cá đồng đất nơi đây.

Các món ngon mùa nước nổi

Mùa nước nổi về không những mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng mà còn mang về biết bao sản vật để rồi quá trình thích ứng của con người với môi trường thiên nhiên ấy làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc thù của vùng đất này có rất nhiều món ăn ngon:

Cá linh bông điên điển

Khoảng thời gian từ tháng 9 đến hết tháng 11 là mùa nước nổi ở Ðồng Tháp và cũng là mùa cá linh sinh sôi, mùa bông điên điển nở vàng ven các sông. Cá linh và bông điên điển là đặc sản mùa nước nổi của Ðồng Tháp, người dân địa phương thường dùng chúng để chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó món ngon đặc sản hấp dẫn như bông điên điển xào tép, gỏi bông điên điển, cá linh nấu canh chua, cá linh kho… và món ngon nhất nổi tiếng nhất khi Ðồng Tháp mùa nước nổi chính là lẩu cá linh bông điên điển.

Theo kinh nghiệm ăn uống ngon và rẻ khi du lịch Ðồng Tháp mùa nước nổi, thì lẩu cá linh bông điên điển ngon nhất là vào đầu mùa nước nổi, bởi lúc này cá linh chưa lớn hẳn nên xương rất mềm, thịt ngọt, bụng lại có chút mỡ nên ăn rất ngon và béo ngậy. Ðặc biệt, bông điên điển đầu mùa cũng thơm, bùi và giòn hơn những thời điểm khác. Sự kết hợp của cá linh và bông điên điển sẽ đem lại một hương vị thơm ngon, thanh mát và lạ miệng mà không món lẩu nào bạn đã từng ăn có được.

Bông súng mắm kho

Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nói đến món mắm kho bởi sự thể hiện đầy đủ nhất cái đặc trưng địa phương vừa đậm đà phong cách vùng đất phương Nam khi trong món này có mặt gần như hầu hết sản vật thiên nhiên nơi đây, từ các loại cá, lươn,… kho với mắm cá sặt hoặc mắm cá linh, ăn kèm với các loại rau thiên nhiên như rau đắng, ba khía, kèo nèo, tai tượng, rau choại,… đặc biệt là bông súng và hẹ nước là hai loại không thể thiếu.

Ếch vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp rất to, béo, đùi căng múp thịt và rắn chắc. Khi chế biến thành món ăn thường rất thơm, ngon và hấp dẫn. Chính vì thế, ếch đồng luôn là một trong những món ăn ngon dân dã đặc trưng và hấp dẫn nên thử ăn một lần khi du lịch Ðồng Tháp mùa nước nổi.

Chuột đồng quay lu

Nhắc những món ăn ngon đặc sản không thể không thưởng thức khi du lịch Ðồng Tháp mùa nước nổi, đến chắc chắn không thể bỏ qua món chuột quay lu Cao Lãnh.

Ẩm thực Đồng Tháp đặc sản Đồng Tháp món ăn Đồng Tháp món ăn ngon Đồng Tháp

10 Đặc Sản Đồng Tháp

Đứng đầu danh sách đặc sản Đồng Tháp không gì khác đó chính là sen. Có lẽ hình ảnh những cánh đồng sen xanh mướt đã dần trở thành biểu tượng du lịch nơi đây. Người ta đến Đồng Tháp không chỉ để chèo thuyền, chụp ảnh, ngắm sen mà còn để mua những sản vật của sen. Sen không chỉ cho hoa mà sen còn cho hạt, cho ngó,vv…

Xoài cát chu Cao Lãnh là một loại trái cây đặc sản Đồng Tháp đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Những quả xoài chín mọng, căng đầy, vàng óng luôn hấp dẫn khách du lịch. Xoài ở đây cho vị ngọt đậm, hạt nhỏ, thịt dầy thích hợp để ăn trực tiếp lẫn làm sinh tố.

Lại một lần nữa là vùng đất Cao Lãnh với nhiều món ăn ngon. Vịt là một đặc sản Đồng Tháp vô cùng nổi tiếng ở đây. Các nhà hàng phục vụ nhiều món vịt như: luộc, xào,… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là vịt nướng. Vịt ở đây được nêm nếm vừa vặn, lớp da vàng óng, giòn rụm.

– Hải Đông Quán – Võ Trường Toản, 1, tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam

– Nhà hàng Phong Lan – QL30, Mỹ Trà, tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam

Đến Tháp Mười xin đừng bỏ qua món bánh xèo trứ danh. Bánh xèo ở đây là một món ngon được nhiều du khách yêu thích. Bánh ở đây vừa giòn vừa dai, thơm vị dừa, ngậy vị tôm, thịt đậm vị tươi ngon của giá đỗ, hành hoa.

Hủ tiếu là món ngon không nên bỏ qua khi đến thăm Đồng Tháp. Hủ tiếu có tôm non, thịt lợn, nước dùng đậm đà ninh từ xương ống. Các quán hủ tiếu ở Cao Lãnh thường rất đông. Nổi tiếng nhất vẫn là hủ tiếu bà Năm, hủ tiếu Nam Vang Thùy Quyên,…

Hủ tiếu bà Năm: 21, Đường Ba Mươi Tháng Tư, Phường 1, Thành Phố Cao Lãnh, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

Hủ tiếu Nam Vang Thùy Quyên: Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

Nem Lai Đồng Tháp đã đi vào lòng người trong những câu thơ:

Một cục nem có giá chỉ từ 5000 đồng.

Đồng Tháp có vị trí thuận lợi, là vùng đất của cá tôm màu mỡ nên có nhiều món ngon từ hải sản. Bánh phồng tôm là một trong số đó. Bánh phồng tôm ngon, là một đặc sản được nhiều người yêu thích. Hiện nay phồng tôm Sa Giang Đồng Tháp đã có mặt trên khắp các tỉnh thành Việt Nam cũng như được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Cá lóc nướng bọc lá sen non là một đặc sản Đồng Tháp khó có thể chối từ. Cá lóc vốn nổi tiếng là một giống cá ngon, cho chất lượng thịt tốt. Cá ngọt, đậm vị lại được bọc trong lá sen nên có hương vị vô cùng riêng biệt. Đây là món ăn được nhận xét là ăn một lần nhớ mãi.

Ốc treo giàn bếp là một món ăn độc đáo của người dân xứ sen. Theo kinh nghiệm của dân bản xứ thì ốc lác là loại ốc ngon nhất để làm món ăn này. Ốc được cho vào giỏ treo gác bếp khoảng 4-5 tháng để ốc tiếp tục phát triển là có thể đem chế biến.

Lẩu cá linh bông điên điển là đặc sản Đồng Tháp mùa nước nổi. Đây là một món ăn mộc mạc, dân giã nhưng đậm chất miền Tây, rất nên thử khi đến du lịch tỉnh thành này.

MAI GẤU