Yêu cầu về thành phẩm món gà chiên
Dù các bạn đã biết nhưng mình xin phép giới thiệu sơ qua về món gà chiên “siêu giòn” karaage.
Tori no karaage (hay còn gọi là karaage) là một món gà chiên vô cùng nổi tiếng theo phong cách Nhật Bản. Cách làm món này thường là tẩm gà với bột chiên giòn như bột khoai tây, bột gạo,…Trong văn hóa của người Nhật, karaage có thể dùng trong bữa cơm gia đình, cũng có thể là món ăn vặt với bạn bè hay trở thành đồ nhậu.
Muốn làm món gà chiên karaage đạt chuẩn cần đảm bảo được các yếu tố:
– Lớp vỏ áo ngoài: có màu chín vàng đều, kết cấu không bị khô cứng.
– Cảm nhận được hương vị đậm sâu, giòn rụm bên ngoài và ngon ngọt bên trong của miếng gà.
Cùng bắt tay thực hiện ngay món karaage: Bên ngoài giòn rụm- Bên trong ngon ngọt nào!
Trông có vẻ cầu kỳ vậy thôi, chứ thực ra cách làm để có được món gà chiên đạt chuẩn không hề khó, bạn chỉ cần chú ý những vấn đề sau:
Trong công thức giới thiệu lần này, mình sẽ sử dụng phần thịt đùi. Lưu ý một chút, các phần mỡ màu vàng có trong thịt sẽ làm giảm kết cấu và mùi thơm, tốt nhất là nên loại bỏ chúng.
Độ ngon của món gà chiên quyết định bởi vị mặn.
Điểm quan trọng trong cách chế biến là phải tẩm ướt, nhào bột theo đúng tỉ lệ và quy trình.
“Độ tươi của dầu chiên” ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Dầu cũ đã qua sử dụng nhiều lần và bị oxy hóa sẽ trở nên dính và có mùi. Gà chiên với dầu già có độ nhớt kém và bột hấp thụ dầu dẫn đến kết cấu dính.
NGUYÊN LIỆU
– Thịt gà: 500g
– Bột gia vị tẩm karaage TVP: 25g
– Bột trộn sẵn karaage TVP: 200g
– Nước lọc: 200ml
– Dầu ăn vừa đủ.
CÁCH LÀM
Bước 2: Tẩm ướp thịt gà với bột gia vị tẩm karaage TVP.
Bước 1: Rửa sạch phi lê gà. Thấm khô thịt gà và thái thành khối vuông nhỏ
Bước 3: Lớp áo
– Pha 200g bột trộn sẵn karaage với 200ml nước, khuấy đều.
– Nhúng gà vào hỗn hợp bột ướt sao cho bột phủ đầy thịt gà.
Yếu tố quyết định chất lượng cuối cùng là chiên hai lần!
Dù bạn chế biến cho gia đình thưởng thức hay là kinh doanh thì phải chắc chắn luôn nhớ đến câu thần chú: CHIÊN HAI LẦN!
Bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp thịt chưa chín bên trong mà bên ngoài đã bị khô, cứng chưa? Hầu hết điều này là do nhiệt độ và thời gian làm nóng dầu chiên.
Trong quá trình chế biến thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao, các thành phần được làm nóng bằng nhiệt dư ngay cả khi chúng được đưa ra khỏi dầu chiên. Thực phẩm chiên ngập dầu là một kỹ thuật sử dụng nhiệt dư. Vì thịt gà bị cứng khi đun nóng đột ngột ở nhiệt độ cao, nên lúc đầu bạn có thể chiên ở nhiệt độ thấp, sau khi lấy ra và làm nóng từ từ với nhiệt dư thì thịt sẽ không bị cứng. Lần thứ hai, chiên ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn để đạt độ giòn.
Để dễ hiểu hơn, mình xin được giải thích chi tiết 3 bước làm.
Đầu tiên, đun nóng dầu đến nhiệt độ trung bình khoảng 160 độ.
Nhẹ nhàng cho từng miếng gà vào chảo để lớp áo không bị tách ra.
Chỉ lật thịt 1 lần, mỗi bên thịt chiên trong vòng 1 phút 30 giây.
Thời gian: 3 phút.
2.Thứ 2: Vớt thịt ra, để ráo dầu trong khoảng 3 phút.
Tắt dầu chiên và chuẩn bị hâm nóng lại sau 3 phút.
3. Cuối cùng, chiên lần 2.
Đun nóng dầu lên nhiệt độ cao, khoảng 180 độ C.
Cho gà vào chiên. Hãy cẩn thận khi thêm thịt gà vì dầu có xu hướng bắn ra khi nhiệt độ cao.
Dùng đũa lật miếng gà một đến hai lần đến khi gà chín vàng đều thì vớt ra, để ráo dầu.