Top 11 # Cách Làm Món Giò Lụa Chay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Misshutech.com

Cách Làm Giò Lụa Chay

Để thực hiện món giò lụa chay các bạn cần chuẩn bị:

– Một miếng váng đậu lớn (Miền Nam gọi là tàu hũ ky) khoảng 200gram. Váng đậu có hai loại: loại trắng và loại vàng. Để làm giò lụa chay thì bạn mua váng đậu loại trong có màu trắng để khi làm chả sẽ có độ dai.

– Lá chuối xanh và dây lát.

– Tiêu giã dập.

– Thuốc muối.

– Boa rô phi (loại hành có mùi hăng giống tỏi thường dùng để làm thơm các món chay).

– Bột ngọt.

Cách làm giò lụa chay

Bước 1: Bật bếp gas và đun một nồi nước khoảng 300ml nước. Trong lúc chờ nước sôi thì bạn rửa sạch váng đậu.

Bước 2: Khi nước sôi thì bạn cho vào một nửa muỗng cafe thuốc muối. Công dụng của thuốc muối là để váng đậu được mềm và có độ kết dính để khi gói chả thì giò lụa mới chắc tay. Tiếp theo bạn cho váng đậu vào nồi và đảo nhanh. Khi thấy váng đậu ngã màu đục thì bạn vớt ra và đem xả lại với nước lạnh. Lưu ý: sau khi xả nước lạnh thì bạn nhớ dùng khăn sạch lau khô váng đậu.

Bước 3: Cắt váng đậu thành những miếng nhỏ và cho vào bát lớn, thêm gia vị gồm 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng boa rô phi và trộn đều hỗn hợp.

Bước 4: Gói giò lụa chay. Cách gói giống như gói bánh chưng hoặc gói giò lụa thịt heo. Bạn nào chưa biết cách gói có thể gói theo hướng dẫn trong video sau.

Bước 5: Sau khi gói giò lụa chay xong bạn đem đi luộc trong nồi nước sôi. Luộc trong vòng 20 – 30 phút tùy theo cây chả lớn bạn gói lớn hay nhỏ.

Sau khi gói giò lụa chay xong bạn đem đi luộc trong nồi nước sôi. Luộc trong vòng 20 – 30 phút tùy theo cây chả lớn bạn gói lớn hay nhỏ.

Cuối cùng bạn vớt cây giò lụa chay ra và cắt thành từng khoanh nhỏ, bày thành phẩm lên đĩa và trang trí thêm một số ớt cắt lát cho món ăn thêm hấp dẫn và đẹp mắt.

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

CLICK ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

CHƯA CÓ LƯỢT ĐÁNH GIÁ

Chả Giò Là Chả Ram? Hay Chả Lụa? Giò Hay Giò Lụa?

Trong thời gian qua, có rất nhiều khách hàng của Dasaque nhắn tin hỏi – đáp về thuật ngữ “chả giò”, “chả ram” “chả lụa” “giò” và “giò lụa”. Và thực tế, đã có nhiều trường hợp nhầm lẫn trong đặt hàng và giao hàng.

Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 50 với những tên gọi khác nhau là nem rán, chả ram, chả giò và chả cuốn. Điều đó gây ra những nhầm lẫn về chả giò và lẽ thường tình. Theo từ điển Wikipedia, chả giò là chả được làm bằng cách dùng bánh tráng mỏng cuốn nhân (như tôm, thịt) sau đó cho vào chảo dầu chiên cho chín vàng. Như vậy chả giò là chả ram.

Năm 2011, Kênh truyền hình Mỹ CNN bình chọn Chả giò là một món ăn độc đáo 50 món ăn ngon nhất thế giới

Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận Chả giò là một trong mười hai món ăn ngon Việt Nam.

Chả giò có từ lúc nào? Một số chuyên gia ẩm thực cho rằng món ăn này có lẽ xuất hiện vào thời Pháp thuộc.

Các nước sử dụng Pháp ngữ gọi chả giò là “rouleaux de printemp” (cuốn mùa xuân). Các nước sử dụng tiếng Anh thì gọi chả giò là “spring roll” (cuốn mùa xuân)

Như vậy, do đặc điểm chế biến chả giò, do cách gọi mỗi vùng vùng miền có khác nhau nên chả giò có thể có các tên gọi: chả giò, chả cuốn, chả ram, nem rán. Chung quy là “chả”, tôi nghĩ chữ “nem rám” dễ gây nhầm lẫn nhất vì bản chất của chả giò là “chả” chứ không phải “nem” (NEM VÀ CHẢ khác nhau về bản chất). Riêng ở Bình Định xứ nẫu của tui, chỉ gọi duy nhất một tên là “chả ram”. Chả ram + thêm đặc tính của cách chế biến = tên chả ram. Ví dụ “chả ram tôm đất” “chả ram thịt mỡ” “chả ram bắp”, “chả ram chay” “chả ram giá”…Rất dễ hiểu đúng không?

Chả lụa là cách gọi của dân Bình Định và miền nam

Giò Cách gọi của người miền bắc

Giò lụa là cách gọi của người miền bắc.

Theo từ điển Wikipedia, “chả lụa”, “giò”, hay “giò lụa” thực chất chỉ là một. Đó là chả lụa – theo cách gọi của người dân Bình Định

Chả lụa hay giò lụa là “chả” được chế biến chủ yếu từ các loại thịt. Thịt được xay, quết nhuyễn thêm thắt, gia vị theo một công thức truyền thống riêng của mỗi vùng. Là một loại món ăn được gói chặt, chế biến chủ yếu bằng phương pháp luộc. Có nhiều loại giò như: giò lụa, giò nạc, giò mỡ, giò thủ; giò có thể làm bằng thịt lợn, thịt bò (giò bò) hay đậu hũ (giò chay)…

Cũng như Chả giò ở trên, do nguyên liệu chế biến, do mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau nên chả lụa, giò, giò chả hay giò lụa thường bị nhầm lẫn, khó hiểu.

Sử liệu thời Lê – Trịnh có ghi chép về cách làm giò như sau: “Chọn thịt thăn đừng hôi. Lấy ngón tay mà vặn cho dẻo tốt. Chớ mua thăn già, thăn non. Như bì thì bì lợn non, cho trắng, tốt, mỏng bì. Đem về đánh muối bì cho trắng. Luộc lá chuối cho lụi, rửa đi. Sắp lá cho sẵn. Lét thăn ra, dằn qua đi. Đâm cho chóng nhỏ. Phỏng cái giò thì ba đồng cân (1/10 lạng: 39gr) mỡ, trộn vào mà cùng đâm. Tra nước mắm cho vừa mà bó cho chặt, mà nấu cho chín. Phỏng nấu nó như luộc trứng chín thì nó chín. Sẽ lấy ra mà ép, mà châm (chọc thủng lá gói cho nước chảy đi) cho ráo” (Hoàng Xuân Hãn diễn giải trong Món ăn Việt Nam đời xưa)

Như đã phân tích về nguồn gốc từ ngữ, xuất xứ của cách gọi đã gây ra sự khó hiểu, nhầm lẫn cho nhiều người. Sự nhầm lẫn cách gọi chả ram, chả giò, chả lụa, giò, giò lụa chủ yếu xuất phát từ “nguyên liệu làm chả” và cách gọi tên chả theo “địa phương, vùng miền”.

Hỏi – Đáp – Đặc sản ẩm thực Bình Định nem chả tré gọi tên chả theo cách của người “xứ nẫu” và thống nhất cách danh từ:

– Chả ram: ví dụ “chả ram tôm đất Bình Định” là chả giò, chả cuốn, nem rán

– Chả lụa: ví dụ như chả lụa (thịt heo), chả lụa bò (thịt bò) tức là Giò, là Giò lụa. chúng tôi

Những Món Ngon Từ Giò Lụa Thừa Sau Tết

Nguyên liệu:

– 1 thìa súp nước mắm

– 1 thìa súp đường

– 1 thìa súp tương ớt

– 1 thìa súp nước cốt chanh

– 1 quả ớt sừng

– 3/4 củ hành tây

– 50g cà-rốt

– 100g tiến vua

– 100g ngó sen

– 200g giò lụa

Cách làm :

– Giò lụa thái que dài khoảng 5cm.

– Ngó sen thái khúc dài khoảng 5cm, ngâm với nước pha chút giấm cho trắng, dùng que tre khuấy đều theo một chiều để lấy bớt tơ trong ngó sen.

– Tiến vua rửa sạch, thái khúc 5cm. Cà-rốt bào vỏ, dùng dao có lưỡi răng cưa thái sợi dài khoảng 5cm.

– Hành tây bóc lớp vỏ ngoài, thái sợi. Ớt sừng bỏ hạt, thái sợi nhỏ dài 5cm.

– Làm nước trộn: cho nước mắm, đường, tương ớt và nước ốt chanh vào bát, khuấy đều.

– Trộn ngó sen, giò lụa, tiến vua, cà-rốt, hành tây, ớt, sau đó rưới nước trộn vào, dùng đũa trộn đều tay. Để 10 phút cho thấm, dùng ngay.

Giò lụa kho tiêu

Nguyên liệu:

– 250-300gr giò lụa

– Hành tím, tỏi băm, hành lá

– Nước mắm, nước tương, đường, nước màu dừa

– Tiêu xay, ớt băm

Cách làm:

Giò lụa bạn xắt thành miếng vừa ăn. Mách bạn kinh nghiệm chọn giò ngon: Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp.

Đó là do giò được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho độ quánh dẻo, bọc lớp không khí. Giò ngon, khi cắn, miếng giò không bị bở bạn nhé!

Cho giò lụa vào chảo dầu chiên sơ cho vàng đều các mặt.

Bạn để miếng giò bớt dầu bằng cách lót giấy thấm rồi rồi gắp bỏ vào đĩa nhé!

Ướp giò với hành tím băm, tỏi băm, 1 muỗng canh nước tương, ½ muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê nước màu dừa và 1 chén con nước. Trộn đều và để 15 phút cho ngấm gia vị.

Sau đó, bạn bắc lên bếp, đun sôi nước trong xoong rồi vặn nhỏ lửa, kho cho giò lụa săn lại và nước kho cạn đi là được. Bạn cho hành lá xắt nhỏ, ớt băm và tiêu xay lên giò rồi ăn cùng cơm nóng nhé!

Giò lụa kho xì dầu

Nguyên liệu:

200g giò lụa

1 củ hành khô, 4 tép tỏi

Nước màu, xì dầu, nước mắm, đường

Cách làm:

Thái giò thành từng miếng vừa ăn. Với hành khô thì các bạn thái lát, còn tỏi thì chỉ cần bóc bỏ vỏ là được.

Cho giò vào chảo, rán vàng đều các mặt. Bước này sẽ giúp khử một phần mùi ôi của giò do để tủ lạnh lâu ngày đấy!

Trộn đều giò với nước mắm, xì dầu, đường, nước màu cùng hành khô và tỏi.

Đổ một bát nước con vào nồi rồi kho giò cho đến khi nước cạn gần hết và hơi sánh lại.

Giò kho còn nóng, rắc thêm một chút hạt tiêu lên trên là sẽ thơm cực kì luôn!

Chỉ cần nhìn màu thôi là đã thấy hấp dẫn lắm rồi đúng không?

Miếng giò được rán vàng nên ăn thấy hơi dai dai, ngon lắm nhé!

Thêm bát cơm nóng và một chút hành muối nữa thôi là có một bữa hoàn hảo rồi!

Theo Khỏe và đẹp

Bí Quyết Làm Món Giò Lụa, Nem Chua Chuẩn Ngon Ngày Tết

Bí quyết làm món giò lụa, nem chua chuẩn ngon ngày Tết

Bí quyết làm món giò lụa truyền thống ngày tết

Bí quyết làm giò chả đúng chuẩn ngày tết :

1. Chuẩn bị nguyên liệu:

Để học cách làm giò lụa ngon tại nhà, bạn cần chọn mua loại thịt chân giò tươi, tức là phần thịt chân giò được lấy từ heo mới mổ. Thịt chân giò lúc đó vừa mềm, vừa dẻo lại không bị dính tạp chất nên khi làm giò lụa, giò sẽ dẻo mà vẫn chắc dính. Thịt chân giò lọc bỏ hết phần gân bên ngoài, rồi rửa sạch, để ráo. Xắt thịt thành từng miếng nhỏ, Phần mỡ cũng cắt thành từng miếng nhỏ. Có phần mỡ này, giò lụa sẽ không bị khô mà lại thêm mùi thơm, hương béo ngậy nữa.

Bước 3 : gói giò lụa

Bước 3. Cách gói giò lụa

Đến bước gói giò này, các bạn hết sức chú ý cách gói giò lụa sao cho chắc tay nhất nha.

1. Dùng lá chuối gói giò lụa là chuẩn nhất, vì giò lụa có ngon cũng là do có mùi thơm của lá chuối khi hấp quện lại. Hơ lá chuối trên hơi nước để lá chuối được mềm hơn, sau đó dùng khăn sạch lau khô nước trên lá. Bạn nhặt khoảng 2-3 lá ra, cắt thành từng miếng có chiều ngang khoảng 15cm để gói 2 đầu giò lụa.

2. Xếp 2 lá chuối cạnh mép nhau sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều dọc, sau đó xếp tiếp 2 lá chuối còn lại chồng lên 2 lá chuối trước sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều ngang.

3. Cho thịt vừa mới được giã xong vào giữa lá chuối, dùng tay quấn tròn lá lại. Bạn có thể dùng dây giữ lại ở giữa nếu tay bạn giữ bị yếu. Tiếp tục làm kín 2 đầu còn lại, bạn gấp 1 đầu lá chuối lại rồi dựng chả lụa dọc lên. Sau đó, bạn gấp lá chuối lại, lấy 2 miếng lá chuối cắt nhỏ ở bước 5 phủ hình chữ thập lên rồi dùng lạt buộc lại. Làm tương tự cho đầu bên kia, sau đó bạn buộc thêm 2 lạt ở giữa nữa để chả lụa thêm chặt.

Bí quyết làm nem chua đúng chuẩn ngày tết

– 1kg thịt nạc mông

– 100 g thính gạo

– 2 củ tỏi thái lát mỏng, ớt cay

– Lá chuối, lá đinh lăng hoặc lá ổi

– Đường, muối, hạt tiêu, nước mắn cốt cá, bột năng

Giờ bắt tay thực hiện thôi nào:

– Thịt nạc xay nhuyễn và nên chọn loại thịt còn tươi nóng.

– Da lợn rửa sạch, trần chín qua nước sôi, cạo sạch lông, cạo sạch phần mỡ còn sót lại trên bì cho đến khi lớp bì đạt màu trong suốt là được. Sau đó, đem thái sợi nhỏ.

– Cho hỗn hợp thịt xay và bì vào tô lớn, thêm gia vị muối, đường, bột ngọt, nước mắm ngon, tỏi, ớt, tiêu, thính và bột năng vào trộn đều.

– Lấy hỗn hợp đó chia nhỏ để gói nem chừng 6 cm và to bằng ngón tay cái là được.

– Khi gói xong, bạn đem nem gói được để nơi thoáng mát khoảng 2, 3 ngày để chờ nem chín và bắt đầu sử dụng.