Top 13 # Món Ăn Ngon Phú Thọ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Misshutech.com

Món Ăn Ngon Phú Thọ

Cơm nắm lá cọ thơm ngon (Ảnh: Internet)

Ngoài cọ ỏm, người ta còn làm dưa cọ muối, xôi cọ. Thậm chí là cơm nắm với lá cọ… Dù là món ăn gì đi nữa thì cây cọ vẫn luôn mang cái hồn và thần thái của người người vùng đất trung du này.

Thịt chua

Cũng là một loại thịt thính giống như nem chua Thanh Hóa, nem nắm Nam Định, nem Phùng, nhưng thịt chua Phú Thọ có sự khác biệt về hương vị. Đây là món ăn gốc của người Mường trên mảnh đất Thanh Sơn nhiều đồi núi. Nhưng bởi sự thơm ngon đặc biệt được ưa thích nên thịt chua đã lan truyền sang nhiều vùng khác trong tỉnh, khiến món ăn ngày càng trở nên nổi tiếng và trở thành một thứ đặc sản quà tặng đặc sắc nơi đây.

Thịt chua – đặc sản Phú Thọ – có cách làm khá đơn giản nhưng để có một lọ thịt chua hấp dẫn và đạt yêu cầu lại là cả một nghệ thuật, và nó thể hiện qua sự chọn lọc kỹ càng để có các nguyên liệu tốt nhất cũng như quy trình thực hiện chính xác, nghiêm ngặt. Bởi thế, dù nhiều nơi cũng có món thịt chua nhưng chỉ ở Thanh Sơn – Phú Thọ người ta mới tìm được thứ hương vị mà mình thích nhất.

Bí quyết tạo nên thành công cho món thịt chua chính là ở khâu rang thính. Thính rang phải đảm bảo yêu cầu chín kỹ, dậy thơm, vàng và không được để cháy. Sau khi được trộn đều với thính, thịt được cho vào ống bương, ống tre để chứa đựng (tuy nhiên, hiện nay để tiện cho thương mại hóa sản phẩm người sản xuất thường dùng lọ nhựa). Lót lá ổi xuống dưới dụng cụ chứa đựng thành một hai lớp, lèn thật chặt thịt vào trong và phủ vài lớp lá ổi lên lớp thịt trên bề mặt dụng cụ chứa đựng, nén chặt bằng một vài nẹp tre gài chéo.

Thịt chua ăn ngon nhất khi thưởng thức cùng với lá ổi, lá sung, đinh lăng, lá mơ tam thể, lộc vừng, nhội, rau thơm… Chỉ cần cho một miếng thịt chua thơm phức vào những chiếc lá này cuộn lại, chấm với tương ớt cay cay rồi thả vào miệng nhai chậm rãi. Đơn giản bấy nhiêu thôi mà thực khách có thể thưởng thức được bao nhiêu hương vị chua, ngọt của thịt, thơm của gia vị, và cả sức sáng tạo tài tình trong ẩm thực của con người. Nếu một lần đến mảnh đất Trung du mưa nắng thuận hòa này nhất định bạn phải nếm thử món thịt chua, và có lẽ sự hấp dẫn của thứ thịt là này chính là sợi dây níu bao lữ khách, đi rồi vẫn muốn trở lại đầy luyến tiếc.

Bánh Tai

Chẳng rõ từ bao giờ món bánh tai nổi tiếng lại xuất hiện ở thị xã Phú Thọ, món bánh làm nức lòng bao khách phương xa thưởng thức. Nghe nói, bánh tai trước kia được gọi là bánh trai vì bánh được nặn theo hình con trai, sau đó được gọi tắt là bánh tai. Bánh được làm vẫn những nguyên liệu đó nhưng dài hơn và nặng hơn.

Món bánh tai là đặc sản ngon của vùng thị xã Phú Thọ

Để làm được chiếc bánh tai ngon thì trước tiên là phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng, dẻo, đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng của chiếc bánh tai. Xong rồi đến kỹ thuật làm bánh, nhân bánh. Qua những bàn tay nhào nặn tài tình, những bí quyết gia truyền riêng, những chiếc bánh tai nóng hổi đã ra lò thơm mùi bột quyện trong mùi thịt, hành ngây ngất.

Ở nơi đây, bánh tai là thứ quà sáng rất đặc biệt bởi nó dễ ăn, lại lành tính. Khi ăn, phải nếm chậm rãi, cắn từng miếng nhỏ mới có thể cảm nhận hết được hương vị trong từng miếng bánh. Thưởng thức xong rồi mà mùi thơm của bánh vẫn còn phảng phất đâu đây mãi chẳng rời.

Rau sắn

Nhiều thực khách chỉ quen thưởng thức củ sắn trắng thơm, bở, bùi mà ít ai biết rằng rau sắn cũng là một đặc sản. Và chính ở mảnh đất trung du này đã biến thứ rau dân dã ấy thành những món ăn tuy không sang trọng nhưng ngon và ấn tượng. Để chế biến thành các món khác nhau, trước tiên rau sắn được hái về đem muối chua giống như bạn làm dưa cải vậy nhưng công đoạn có sự khác biệt.

Rau sắn muối ngon thì phải biết chọn nguyên liệu. Những búp sắn non mập mạp còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi, hái về ngâm qua nước cho bớt nhựa rồi được vò nát. Người vò phải khéo léo làm sao cho lá sắn mềm, sóng đều nguyên búp chứ không vụn thành từng đoạn.

Dưa rau sắn tuy đơn sơ, giản dị nhưng lại khiến người ăn mê mệt bởi hương vị ngon và lạ (Ảnh: Internet)

Sau khi vò xong, trộn lá sắn với chút muối cho thêm vị đậm đà. Cách này cũng giúp cho rau sắn nhanh chua hơn và để lâu ngày không bị hỏng, bị váng. Bởi vậy khi thêm muối cũng phải lựa sao cho rau không quá mặn mà khó nấu, cũng không quá nhạt để nổi váng, rau dễ bị hỏng. Rau sắn sau khi đã trộn muối đem cho vào vại hoặc bình, để 4 đến 5 ngày ủ chua.

Một kiểu nấu canh rau sắn (Ảnh: Internet)

Rau sắn muối có màu vàng đều, dậy mùi thơm hấp dẫn và tưởng chừng như dù có thưởng thức bất cứ món ngon nào cũng không thể quên hương vị món dưa sắn.

Từ thứ dưa rau sắn này, người ta có thể xào, nấu canh cá, làm nộm (gỏi), kho cá… Mỗi món ăn mang một hương vị thân thương của gia đình, của tình yêu quê hương của những người con xa quê khi nhớ về. Bao thực khách đến đây, dù sang trọng hay bình thường cũng đều bị thứ hương dưa sắn quyến rũ. Những bát canh cứ đầy lại vơi, những món xào chỉ hết trong nháy mắt… thật thích thú biết bao.

Rêu đá Thanh Sơn

Thanh Sơn là mảnh đất rộng và có lẽ là nhiều đồi núi nhất của Phú Thọ. Nó cũng là nơi sản sinh nhiều món ăn ngon, độc đáo. Bên cạnh món thịt chua đặc sắc, còn có món rêu đá mà không phải ai cũng biết đến. Nói đến rêu đá – đặc sản Phú Thọ, nhiều người sẽ nghĩ rêu làm sao mà ăn được, nhưng thực tế, đến với một số xã như Đồng Sơn, Thu Cúc, Thượng Cửu… của huyện này, quý lắm mới được người nơi đây mời, đãi món này. Nó được coi như là một thứ rau sạch của những người vùng cao.

Rêu đã được rửa và đập sạch (Ảnh: Internet)

Khi rêu được lấy về, làm sạch sẽ được đem tẩm ướp gia vị. Đó là tỏi thái mỏng, muối, mì chính, cộng thêm hành và chút mỡ lợn rồi trộn đều, dùng lá đu đủ (hoặc lá rong) gói thành nhiều lớp buộc chặt lại. Lớp lá đu đủ bén lửa bốc lên mùi cay cay, thơm thơm. Đợi đến khi những lá đu đủ bên ngoài chuyển thành màu đen, họ mới bóc từng lớp lá ra để thưởng thức. Mùi tỏi và hành quyện với mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng biệt và khó quên.

Rêu được chuẩn bị nướng (Ảnh: Internet)

Thông thường món ăn này được làm vào buổi tối vì đó là lúc có mặt đông đủ mọi thành viên trong gia đình.

Các Món Ăn Ngon Ở Phú Thọ

Với người Mường ở Thanh Sơn, họ đã biết cách chung sống cùng thiên nhiên, những món ăn đơn giản, dân dã nhưng luôn hài hòa và gắn liền với thiên nhiên cũng như bản tính hiền lành và đôn hậu của con người xứ Mường. Cho đến nay, những giá trị văn hóa đó vẫn được đồng bào bảo tồn và phát huy. Một trong số các món ăn điển hình phải kể đến là cơm lam.

Trước đây, người Mường trồng lúa nếp là chính. Theo các cụ cao niên ở bản Mường kể lại, người dân Mường xa xưa thường phải đi rừng, đi nương từ sáng sớm để kiếm thức ăn, thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Do đó đồng bào đã sáng tạo ra việc dùng ống tre, ống nứa rồi cho gạo vào trong, đem nướng trên lửa và nấu chín thành cơm gọi là cơm lam. Về sau, việc chế biến món ăn này trở thành thói quen và được người Mường ưa thích. Món cơm lam từ bao đời cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong thước đo giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

Cứ độ tháng 2, tháng 3 âm lịch, cây cối đương mùa đơm hoa, kết quả cũng là lúc những tổ kiến trên cây bắt đầu chắc trứng; đó cũng là lúc đồng bào Mường vào rừng tìm trứng kiến đem về làm bánh. Bánh trứng kiến là món ăn dân dã được chế biến tương đối cầu kỳ với vị thơm ngon riêng, trở thành một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Mường vùng Đất Tổ.

Tùy vào kích thước của từng tổ mà số lượng trứng kiến nhiều hay ít, có tổ lấy được một bát, nhưng có tổ lớn lấy được ba, bốn bát. Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần phi hành mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác. Bột bánh làm từ gạo nếp ngon, xay nhuyễn, nhào dẻo, dát mỏng, nhồi nhân, rồi nặn thành hình vuông, bọc vào 2 lớp lá ngõa, đem hấp chín.

Bắp chuối lam sườn là món ăn truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Mường. Hoa chuối rừng có trên khắp các các dãy núi, cánh rừng ở Yên Lập. Khi đi rừng người Mường thường hái bắp chuối mang về để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Để làm món bắp chuối lam sườn, bắp chuối sẽ được thái mỏng, ngâm với dấm, sau đó vớt ra để ráo nước và với các trộn gia vị: muối, tiêu, lá thơm và thịt sườn băm (trước kia là thịt thú rừng băm nhỏ) cho vào ống nứa và lam đều tay (như lam cơm) trên lửa nhỏ hoặc than hồng. Khi lam chín món ăn có mùi thơm đặc trưng của hoa chuối rừng vị ngọt của thịt sườn, có thể ăn cùng cơm nóng hay làm dùng đồ nhắm rượu đều rất tuyệt.

Văn hóa ẩm thực của người Mường hình thành từ những món đơn giản dân dã, in đậm hương vị núi rừng, sông suối như thịt, cá, măng, rau rừng… Trong số đó, sẽ là thiếu sót khi không nhắc tới gà nấu măng chua. Trong tiết trời lạnh của mùa đông rất thích hợp để thưởng thức món măng chua nấu gà với mùi vị chua dịu nhẹ và thịt gà mềm mượt. Món măng chua nấu gà từ lâu đã nổi tiếng. Với đồng bào Mường để thưởng thức món măng chua nấu thịt gà ngon thì không thể thiếu các loại rau ăn kèm như lá đu đủ, cải nương … ăn kèm thịt gà với các loại rau này sẽ tạo nên hương vị đặc sắc vị đắng lá đu đủ kết hợp với cay của rau cải nương cùng hương vị thơm ngon của măng chua nấu thịt gà sẽ tốt cho sức khỏe.

Người Mường ở Thanh Sơn bên cạnh sở thích ăn thức ăn có vị chua như: củ kiệu muối, quả cà muối chua, rau cải muối dưa, rau sắn muối dưa cá; vị đắng như: măng đắng; lá, hoa, quả đu đủ; rau đốm… thì đồng bào còn ưa dùng một loại củ rất đặc biệt có vị chát, đó là củ nâu.

Loại củ này được người Mường ở đây khéo léo chế biến thành món nộm tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, hương vị không thể lẫn với nét văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác. Nộm củ nâu hay còn gọi nộm nâu là tên gọi một loại phụ gia tổng hợp với thành phần chính là bột củ nâu được người Mường sử dụng để chế biến gỏi cá.

Tuy nhiên nếu gỏi cá người Kinh ăn kèm nhiều loại rau, lá, củ, quả thì gỏi cá người Mường chỉ trộn củ nâu. Củ nâu có tác dụng khử mùi tanh vì thế hương vị gỏi khá đơn điệu, nhưng giữ được vị ngọt nguyên thủy của cá sống.

Điều đặc biệt là củ nâu không chỉ dùng để làm gỏi cá mà hầu hết các loại thịt người Mường thường dùng củ nâu để tạo nên các món ăn. Món thịt nộm nâu được xem như món ăn “lạ” và đặc trưng của đồng bào Mường trên mảnh đất này.

Từ bao đời nay, rau rừng đồ đã trở thành một món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn. Do đặc điểm tập quán sinh sống, người Mường thích những vị chua chát, vị đắng, thích sử dụng phương thức đồ để chế biến rau nên món rau đồ được đồng bào khá ưa chuộng. Theo họ, rau đồ khác với các món ăn từ rau khác là sẽ giữ được hương vị của các loại rau. Món rau rừng đồ được tạo thành từ nhiều loại rau khác nhau, thông thường, đồng bào sẽ hái các loại rau quanh nhà như: rau lang, rau bí, rau dền cơm, rau ngải cứu, lá tía tô, lá lốt, cà rừng (loại cà quả nhỏ như cà pháo nhưng có gai), hoa chuối rừng, rau cải đồng… và không thể thiếu được trong món rau đồ đó là ngọn và lá đu đủ bánh tẻ cùng những chùm hoa đu đủ đực trắng tinh. Chúng được sử dụng để tạo ra vị đắng cho các món ăn.

Bánh tai còn gọi là bánh hòn, có hình dáng giống cái tai, được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn, và một số nguyên liệu đặc biệt khác. Đa phần du khách khi tới Phú Thọ đều rất muốn ăn thử bánh tai bởi vị đặc biệt ăn nhiều cũng không ngán

Nếp Gà gáy Mỹ Lung nổi tiếng là thứ gạo đặc sản ngàn năm của người dân tộc Mường ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) gắn liền với huyền thoại được nhiều người dân nơi đây truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Nếp Gà Gáy không được gặt bằng liềm hay máy mà phải thu hoạch từng bông bằng tay cùng dụng cụ có tên là “túm”. Lúa được bó thành từng “cúm”, gánh về phơi. Khi những cúm lúa đã săn, người Mường không đem đi suốt mà cho vào bao hoặc treo lên gác bếp. Hạt thóc khi xát ra nhìn nửa trắng, nửa trong, tỏa hương thơm dễ chịu.

Lúa nếp Gà gáy khi trồng thân cây cao ngang đầu người, mùi hương thơm nên rất dễ bị sâu bệnh. Đặc biệt là nếu thời tiết xấu, mưa bão vào dịp lúa chín, cây đổ thì coi như mất mùa. Bởi vậy, năm 2005, nếp gà gáy đứng trước nguy cơ mất giống vì chỉ có duy nhất xã Mỹ Lung còn trồng với diện tích ít ỏi, khoảng 4 – 5 ha.

Không biết món cuốn cão ở làng Sỏi có từ bao giờ, ai là người đầu tiên sáng tạo nên món ăn đặc biệt ấy. Xưa kia người dân nơi đây gọi con tôm càng là con cão, cách gọi tên này ngày nay vẫn còn không ít người trong làng sử dụng. Món ăn là sự tổng hợp của nguyên liệu, nhiều màu sắc với màu đỏ của tôm, màu xanh của rau thơm, củ kiệu, màu trắng của thịt ba chỉ luộc và bún, giò lụa, màu vàng của trứng rán… Những con tôm được lựa chọn to chừng ngón tay út, đều nhau được rang lên phải đạt độ giòn và ngả màu hơi đỏ. Củ kiệu để cả lá, nhặt bỏ rễ và đem luộc chín. Trứng rán, thịt lợn ba chỉ luộc, giò lụa và bún, tất cả được thái thành miếng nhỏ dài để dễ xếp và dễ cuốn với kiệu. Để có một miếng cuốn cão ngon vừa miệng, người ta xếp các loại thực phẩm đã thái sẵn mỗi loại một miếng cùng một ít rau mùi sau đó dùng lá của củ kiệu cuốn lại.

Việc trồng sắn, vừa lấy củ, vừa tận dụng lá để nuôi tằm đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân ở xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê …Nuôi tằm ở xã Đồng Lương vừa bán được kén, vừa bán được nhộng để làm thức ăn.

Thịt chua sử dụng thịt lợn tươi sống ướp trong thính gạo cho thành phẩm chín tự nhiên. Đây vốn là đặc sản của người dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Món thịt chua có thể ăn kèm với lá ổi, đinh lăng, lá sung… là món nhậu rất được yêu thích

Rêu đá là món đặc sản độc đáo mà không phải ai cũng biết khi đến Phú Thọ. Rêu đá mọc ở nơi sông suối chảy xiết, là một loại rau sạch, ăn ngon nhất vào mùa xuân, có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, xào me, làm nộm, hoặc nướng..

Mắt sáng quắc, mào đỏ tươi, đuôi cong vút tựa cầu vồng và đặc biệt những cặp chân to, mọc nhiều cựa, giống gà quý theo truyền thuyết xưa dùng để tiến vua Hùng vẫn được người dân Phú Thọ nuôi thả giữa rừng núi.

Những chú gà nhiều cựa ở đây sống trong môi trường tự nhiên, đôi khi kết bạn gà rừng, có lẽ vì thế mà thịt gà nhiều cựa rất ngon và rắn chắc. Món gà đặc sản này khi người dân thiết đãi khách gà thường mang hấp lá chanh hoặc ướp mật ong rừng và một số loại lá cây gia vị tẩm ướp rồi nướng trong bếp than đỏ, khi thưởng thức mang lại cho chúng ta một hương vị thơm ngon tuyệt hảo đặc trưng của núi rừng.

Xuyên rừng Xuân Sơn ăn vịt nhồi lam và nhiều món ăn khác đơn sơ mà hấp dẫn của đồng bào. Ăn no rồi, ra hỏi kĩ, cô chủ nhà đon đả kể: đầu tiên là thịt vịt, lọc xương, thái mỏng, nhưng vịt phải chọn vịt nuôi bằng ngô, thóc và thả ngoài suối, ngoài ruộng mới thơm. Vịt thái xong đem trộn hoa chuối xắt mỏng và các loại gia vị khác trong đó đặc biệt có hạt dổi và lá dổi, loại lá hiếm có của vườn quốc gia Xuân Sơn. Tất cả đem bỏ vào ống giang, nút kín và đun trên lửa cho đến khi không còn thấy sôi và sủi bọt nữa thì bỏ ra ăn.

Ở Phú Thọ, chế biến cá thính chua được coi như một phương pháp bảo quản cá. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến ở đây – nơi có truyền thống và nhiều kinh nghiệm chế biến đặc sản cá thính chua.

Cá thính, còn gọi là cá muối chua, là sản phẩm được làm từ các loại cá nước ngọt còn tươi đem sơ chế, ướp thính để lên men chua, thơm, làm chín món ăn một cách tự nhiên. Cá thính thịnh hành như một trong những món ăn mặn dân dã, phổ thông,

Nguyên liệu và cách thức thực hiện không khó, nhưng để làm được hũ (chĩnh, lọ) cá thính ngon, thơm, chua dịu, miếng cá cứng nguyên dạng và “chín” đều lại khá khó khăn, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm.

Măng rừng có ở nhiều nơi nhưng măng Sặt là giống măng rừng không phải vùng nào cũng có. Từ lâu rồi, măng Sặt mọc nhiều trên núi Buộm, dãy núi cao nhất ở Ấm Hạ. Loại măng này có đặc điểm thân nhỏ bằng đầu ngón tay cái, dong dỏng cao, lá nhỏ, sinh sản nhanh. Ở núi Buộm, măng Sặt mọc thành rừng và từng cụm dày. Sau tết nguyên đán, những cơn mưa xuân lất phất tạo cho đất rừng ẩm, tiết trời ấm, đây là thời điểm thuận lợi để Sặt mọc măng. Vì thế, từ tháng hai âm lịch đến hết tháng tư âm lịch là mùa măng Sặt mọc.

Cá nheo đồng dẫn đầu trong số những loài cá da trơn như trê đồng, trê phi, cá ngạnh, cá bò…Cá nheo sống ở hầu khắp các ao, vũng, đầm, hồ, thậm chí chúng có mặt cả ngoài sông Hồng. Ở mỗi môi trường nước khác nhau, nheo lại có màu sắc khác nhau. Khi thì đen tuyền, khi vàng ươm, vàng sẫm hoặc trắng đậm.

Cá nheo đồng được người dân miền trung du Hạ Hòa chế biến thành những món ăn đậm đà dư vị. Vì đây là loại cá da trơn nên khó lòng chế nheo thành món luộc, món hấp hay nấu canh.

Trám om cá Phú Thọ chẳng hề cầu kỳ về cách chế biến hay quá câu nệ về hình thức. Thế nhưng, nếu được một lần thưởng thức món ăn này do chính tay người dân nơi đây nấu, chắc rằng hương vị này sẽ khiến bạn vấn vương mãi không thôi.

Khi được nếm thử món ăn này, bạn sẽ chẳng còn thấy vị tanh của cá. Thay vào đó trám om kho cá vị béo ngậy, chua chua, chát chát nhưng nhai kỹ lại thấy vị bùi, thơm và ngọt. Hương vị độc đáo này khiến cho người ta cảm thấy thực sự ngon miệng và “đưa cơm” Món cá kho thú vị này rất thích hợp ăn vào những ngày ỏi ả. Khi người ta mệt mỏi với thời tiết oi bức thì một bát cơm trắng ăn cùng với món cá kho thực sự là rất tuyệt vời.

Xôi cọ với vị bùi ngậy của cọ, vị thơm dẻo của gạo nếp nương mang lại hương vị độc đáo, lạ miệng cho thực khách.

Không chỉ nổi tiếng bởi mảnh đất quê cha đất tổ, Phú Thọ còn đi vào lòng người bởi những món ăn thân quen qua câu ca dao truyền miệng. Cơm nắm lá cọ qua năm tháng đã trở thành món thương, món nhớ của người Phù Ninh.

Cơm nắm lá cọ vốn là món ăn dân dã nhưng vẫn cần đến những bàn tay khéo léo của người tạo nên. Cứ vào đúng mùa cọ, người ta lại lên đồi chặt những tàu lá cọ vẫn còn bánh tẻ về để nắm cơm. Những tàu lá cọ non còn chưa xòe hết, xanh mướt như uống trọn cái nắng ấm áp miền trung du.

Những chùm quả chín già, bóng, dai trĩu mời gọi. Người dân đi thu quả về, chọn những quả tròn, đầy, đều để làm cọ ỏm.

Người Phú Thọ có con mắt chọn quả tinh tường, chọn quả nào là quả đó ngon thơm, chứ du khách thập phương khó phân biệt được quả ngon, quả chưa ngon, quả nếp, quả tẻ.

Cọ được chọn đem xóc trộn để cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rồi đem rửa sạch, luộc chín. Luộc cọ nghe thì đơn giản, nhưng không khéo thì cọ sẽ không ngon. Khi nước sôi liu riu, cho cọ vào, đậy vung đun nhỏ lửa, để nước sôi lăn tăn. Dầu cọ từ quả phôi ra, nổi váng trên mặt nước, bám vào thành nồi, khi ấy cọ đã chín. Nếu không đúng phần lửa, phần nước, quả cọ sẽ chát và cứng, khó ăn.

Bánh chưng được gói từ gạo nếp cái hoa vàng, dẻo thơm đậm đà hương vị; bánh nẳng được làm cầu kỳ từ gạo nếp với nước cốt các loại lá thơm, mầu đỏ đậm, có độ trong và dẻo, chấm với mật mía đem lại cho du khách cảm giác mát giọng, ngọt ngào; bánh gai dẻo mềm hương vị của lá gai, bùi béo của mứt sen trần, của lạc rang, của cùi dừa; bánh đúc giòn, đậm đà vị tương quê, thêm lạc rang bùi ngậy thơm nồng; bánh giày mịn màng, dẻo thơm, ngọt dịu…

Để làm ra những chiếc bánh thơm ngon, người dân làng Dòng luôn chú ý chọn gạo tốt để làm bánh, cùng với đậu xanh, lá thơm, mật mía, lạc rang…dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đảm đang làng Dòng, đã tỉ mỉ tạo nênnhững chiếc bánh đậm đà như vậy.

Ngày xưa, khi kinh tế khó khăn, có rất nhiều “giai thoại” về bánh sắn. Thời bố mẹ mình còn trẻ thì món bánh sắn “sang chảnh” nhất là bánh sắn nhân đũa (tức là bánh sắn chỉ lấy cái đũa nén xuống rồi viên lại hấp chứ chẳng có cái gì làm nhân cả).

Lúc mình nhỏ thì bánh sắn bắt đầu có nhiều loại hơn, nhưng ngon nhất cũng chỉ có nhân đỗ xanh, mỡ hành trộn với tóp mỡ. Chỉ thế thôi mà những chiếc bánh thơm lừng cũng đủ làm xao xuyến hết thảy bọn trẻ con rồi. Khi mình lớn hơn, kinh tế của hầu hết các gia đình đều khá hơn thì mới có các loại bánh sắn nhân thịt, nhân đậu đỏ,…

Tương là món chấm quen thuộc của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Giọt tương sóng sánh vàng, thơm đượm mùi nắng, mùi đỗ tương và gạo nếp đã theo bao lớp người lớn lên. Làng Dục Mỹ, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nổi tiếng với nghề làm tương cổ truyền từ lâu. Tương ở đây được ủ chín đủ ngày có màu vàng hơi đỏ, vị thanh, không gắt, ngọt đậm mà không mặn.

Đoan Hùng là một huyện của tỉnh Phú Thọ, thuộc trung du Bắc Bộ, trên ngã ba của hai con sông sông Lô và sông Chảy. Nói đến Đoan Hùng, người ta thường nghĩ đến những đồi cọ, những đồi chè… và đặc biệt là một loại trái cây đặc biệt: bưởi Đoan Hùng.

Đây phải là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, quả chưa đầy 1 kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, đặc trưng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát. Giống bưởi đặc sản của Phú Thọ còn quý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt, ngon như thường!

Hồng Gia Thanh có nguồn gốc ở Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, được dân di thực về trồng tại các vườn hộ gia đình thuộc xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh ít nhất từ 50 – 70 năm trở lại đây, có những cây đã gần 70 tuổi. Hiện trên địa bàn huyện Phù Ninh đang có khoảng 50ha diện tích trồng Hồng mang lại thu nhập cho người dân.

Thưởng Thức 5 Món Ăn Ngon Ở Phú Thọ

Ở Phú Thọ, rau sắn là một món ăn phổ biến, thường có mặt trong bữa cơm của nhiều gia đình. Rau sắn thường được sử dụng cho nhiều món ăn khác nhau, như một nguyên liệu làm tăng hương vị cho bữa cơm hàng ngày. Để sử dụng, rau sắn sẽ được hái về, rửa sạch, vò nát và ngâm với nước, đậy kín trong 2 – 3 ngày cho chua. Khi đạt độ chua vừa ăn, rau sắn sẽ được dùng để nấu canh, xào,… tạo nên nhiều món ăn đa dạng.

Rau sắn là một món ăn ngon của Phú Thọ

Canh cá rau sắn có thể nói chính là món ăn phổ biến nhất, được xem như một món ngon Việt Trì Phú Thọ mà thực khách phải thưởng thức. Nguyên liệu nấu món ăn này rất đơn giản, bao gồm rau sắn và cá đồng. Hai nguyên liệu sẽ được nấu chung với nhau, tạo nên một nồi canh với phần cá mềm, và rau chín đều. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của cá, xen lẫn một chút chua của rau sắn.

Canh rau sắn là món ngon nổi bật nhất được làm từ rau sắn

Được biết đến như một loại đặc sản nức tiếng của vùng Thanh Sơn – Phú Thọ, thịt chua chính là một món ngon mà thực khách không thể bỏ lỡ. Với một phương pháp chế biến đặc biệt, thịt chua Thanh Sơn trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích, thường có mặt trên các mâm cỗ, nhất là các bữa nhậu. Đặc biệt, thịt chua Thanh Sơn còn là một loại đặc sản Phú Thọ làm quà được nhiều người lựa chọn.

Thịt chua Thanh Sơn – đặc sản hàng đầu Phú Thọ

Thịt chua Thanh Sơn được làm từ những nguyên liệu đơn giản, trông giống nem, nhưng có cách làm khác biệt. Thịt được lựa chọn kỹ càng, sau đó thái thành miếng và ủ chung với thính gạo xay nhuyễn. Thịt được trong nhiều ngày và chín một cách tự nhiên trong thính gạo, tạo nên hương vị chua chua đặc trưng. Khi ăn, thịt chua sẽ được phục vụ với lá sung, lá mơ, và tương ớt chấm kèm.

Thịt chua thường được phục vụ trong bữa nhậu

Tên gọi của bánh tai bắt nguồn từ hình dạng độc đáo của nó, hoàn toàn giống như một cái tai, đây là món ăn được khách du lịch phú thọ đánh giá cao. Về cơ bản, bánh được làm bằng nguyên liệu là bột gạo và thịt heo băm nhỏ. Hai nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản này khi kết hợp với nhau lại tạo thành món bánh tai thơm ngon, đặc sản của người dân Phú Thọ. Thực khách sẽ tìm thấy món ăn này ở nhiều quán ăn, nhà hàng khác nhau ở Phú Thọ đấy.

Món bánh tai độc đáo của Phú Thọ

Món bánh tai được làm đơn giản, với phần bột gạo được trộn đều, mịn màng, dùng để gói bánh. Phần nhân là thịt heo băm nhỏ, tẩm ướp gia vị vừa ăn, và không cần thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác. Bánh sẽ được gói lại thành miếng lớn, hấp chín rồi phục vụ cho thực khách. Bánh tai sẽ được ăn cùng với một ít dưa chuột và một chén mắm chấm để tạo hương vị cho món ăn.

Bánh tai thường được ăn với tương hoặc mắm

Cơm nắm lá cọ sẽ là một trong những câu trả lời dành cho bạn nếu thực sự chưa biết đi du lịch Phú Thọ ăn gì. Cơm nắm lá cọ là một món ăn gắn liền với mảnh đất Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ. Đây là một món ăn hoàn toàn mang hương vị của miền quê, được tạo thành từ những nguyên liệu đơn giản, gần gũi, có thể dễ dàng tìm thấy là lá cọ, và gạo.

Cơm nắm lá cọ có nguồn gốc từ Phù Ninh

Lá cọ được sử dụng cho món cơm này là loại lá cọ non, được hơ qua lửa rồi cuộn cơm phía trong. Tùy theo từng người chế biến mà phần cơm sẽ có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Khi thưởng thức món ăn dân dã này, thực khách sẽ cảm nhận được hương thơm của lá cọ, xen lẫn vị dẻo ngọt của cơm. Đặc biệt, cơm nắm lá cọ sẽ ngon hơn khi được ăn cùng với muối vừng, muối sả, hoặc sườn lợn rang muối.

Trám om kho cá – món ăn ngon của Phú Thọ

Trám sau khi được hái sẽ được ủ chua, khi đến độ chín muồi sẽ được sử dụng để kho với các loại cá đồng. Khi kho cá, vị chua của trám sẽ thấm vào phần thịt cá, giúp cho cá mềm và có một hương vị rất riêng khi thưởng thức. Chỉ cần ăn thử một lần món trám om kho cá này, bạn sẽ nhớ mãi mùi vị đặc biệt của món ăn này đấy.

Thu Hiền

Tiết Lộ Top 15 Quán Ăn Ngon Tại Phú Thọ

Cùng tham khảo Top 15 quán ăn ngon tại Phú Thọ

1.Kimpab House

Kimpab House phục vụ đa dạng các món ăn Việt Nam và cả Hàn Quốc. Menu của quán vô cùng đa dạng có cả các món ăn vặt và ăn no. Một số món hấp dẫn như kimpab, mì tương đen, mì tokbokki, miến trộn, mì udon, maki sushi, tào phớ, cơm rong biển, canh rong biển, canh kim chi, thịt heo xào cay, gà sốt cay, chả cá sốt cay,…

Quán còn phục vụ nhiều món thức uống, thực khách có thể thoải mái lựa chọn như sữa chua đủ vị, nước ngọt, chanh leo, me đá, nước mơ, nước chanh, nước sấu,…Món ăn ở đây được chế biến rất là kỉ và sạch sẽ. Đặc biệt là món kimpab, cơm được cuộn khéo khỏi chê, không bao giờ bị lỏng hay quá chặt.

Kimpab House – Quán ăn ngon tại Phú Thọ

Có cả món Hàn và Việt

Menu đa dạng

Địa điểm Kimpab House – Quán ăn ngon tại Phú Thọ:

Giờ mở cửa: 8h00 đến 22h00.

Địa chỉ: 51 Hàn Thuyên, Phường Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

2.Nhà hàng 19

Nhà hàng 19 với không gian rộng rãi, thoáng đãng và mát mẻ, rất phù hợp cho những bữa ăn gia đình hay những đoàn du lịch đến Phú Thọ. Đồ ăn ở đây hầu hết là đồ tươi sống, được chế biến an toàn và khéo léo, rất hợp vị. Nằm ở ngay đầu cồng Đồng Quang đi lên giữa cầu đã nhìn thấy nên khá dễ tìm.

Dù chỉ mới mở vài năm gần đây nhưng nhà hàng đã rất nổi tiếng với chất lượng ổn định, luôn đông đúc thực khách. Giá cả phải chăng, không chặt chém khách cũng là lí do nơi này trở thành địa điểm ăn uống tin tưởng của các thực khách trong và ngoài tỉnh.

Nhà hàng 19

Hương vị hấp dẫn

Trình bày hấp dẫn

Địa điểm Nhà hàng 19:

Giờ mở cửa: 9h00 đến 22h00.

Địa chỉ: Tỉnh lộ 87A, Xã Đồng Xuân, Thanh Thủy, Phú Thọ.

3.Bún đậu mắm tôm Trầm Sào

Bún đậu ở đây có nhiều combo và loại cho thực khách lựa chọn. Đậu rán rất giòn, ăn vào lại beo béo. Chả cốm vị khá ngon và hấp dẫn. Thịt luộc mềm và thái dày chứ không mỏng dính như nhiều nơi. Mắm tôm pha rất vừa vặn, bạn có thể thêm đường, tắt hay ớt vào nếu thích. Giá cả tương đối bình dân, phù hợp với chất lượng.

Bún đậu mắm tôm Trầm Sào

Không gian hoài cổ

Bún đậu hấp dẫn

Địa điểm Bún đậu mắm tôm Trầm Sào:

Giờ mở cửa: 7h00 đến 21h00.

Địa chỉ: 50 KĐT Trầm Sào, Lê Quý Đôn, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

4.Hangouts – Ẩm thực nướng

Hangouts chuyên phục vụ các món nướng siêu hấp dẫn, rất thu hút thực khách đông đúc. Không gian quán rộng rãi và thoải mái. Quán được trang trí xinh xắn, có nhiều view đẹp để chụp ảnh. Quán còn có cả khu vui chơi cho trẻ, phù hợp với những gia đình có em nhỏ. Quán thu hút cả khách địa phương và nhiều khách du lịch.

Nguyên liệu ở đây vô cùng tươi ngon, sạch sẽ, được chủ quản lựa chọn kỹ càng. Món ăn ở đây được ướp rất vừa vị, thấm đều ăn rất hấp dẫn. Ngoài ra, tại quán còn phục vụ âm nhạc cho thực khách có thể vừa ăn uống vừa thư giãn. Đây hứa hẹn sẽ là địa điểm không khiến bạn thất vọng khi có dịp đến Phú Thọ.

Hangouts – Ẩm thực nướng

Nguyên liệu tươi ngon

Ướp rất vừa ăn

Địa điểm Hangouts – Ẩm thực nướng:

Giờ mở cửa: 10h00 đến 23h00.

Địa chỉ: 383 Tiên Dung, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

5.Quán Vũ Dũng – Quán ăn ngon tại Phú Thọ

Quán Vũ Dũng phục vụ món bún riêu cua nổi tiếng và còn có các món nhậu bình dân, được các tín đồ ăn uống tại Phú Thọ tin tưởng. Bún riêu ở đây gồm các loại như bún riêu cua, bún riêu ốc, bún riêu cá, bún riêu mọc, bún riêu móng. Một tô bún riêu có giá 25.000 đồng vô cùng đầy đặn.

Nước lèo ở đây khá đậm đà, ăn rất hấp dẫn và bao no. Nguyên liệu tươi ngon, bạn có thể cảm nhận rõ độ tươi của nguyên liệu qua nước dùng ngọt thanh. Rau đi kèm cũng rất tươi, xanh và sạch. Một số món nhậu bình dân mà của quán cũng rất được yêu thích như móng giò, nem rán, đậu rán, trứng vịt lộn.

Quán Vũ Dũng – Quán ăn ngon tại Phú Thọ

Nước lèo đậm đà

Vô cùng đầy đặn

Địa điểm Quán Vũ Dũng – Quán ăn ngon tại Phú Thọ:

Giờ mở cửa: 15h00 đến 22h00.

Địa chỉ: Đại Nải, Phường Nông Trang, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

6.Chicken FC1 – Quán ăn ngon tại Phú Thọ

Chicken FC1 rất thu hút thực khách đặc biệt là các bạn trẻ tại Phú Thọ. Không gian quán đẹp, rộng rãi, rất sáng và sang trọng. Có nhiều view chụp ảnh, thích hợp cho các tín đồ thích “chụp choẹt”. Mọi người đến đây thường chọn cơm gà để lót dạ cho bữa ăn, vừa thơm ngon, dễ ăn lại no bụng.

Chicken FC1 – Quán ăn ngon tại Phú Thọ

Chất lượng xứng đáng

Chinh phục thực khách

Địa điểm Chicken FC1 – Quán ăn ngon tại Phú Thọ:

Giờ mở cửa: 8h00 đến 22h00.

Địa chỉ: Vincom Việt Trì, Đoàn Kết, Phường Tiên Cát, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

7.Taster’s BBQ

Taster’s BBQ có vị trí rất dễ tìm, thực khách từ nơi khác đến cũng sẽ có thể dễ dàng tìm đến để thưởng thức. Quán có để xe rộng rãi thoải mái khá tiện lợi. Không gian ở đây chỉ có một tầng thôi và là không gian dạng mở, có mái che nên không sợ nắng mưa. Nhìn chung không gian ở đây khá ổn vì thiết kế khá hiện đại và phù hợp để ngồi ăn đồ nướng.

Menu quán đa dạng món ăn, hầu hết là những món cơ bản của một quán nướng. Giá so với quán nướng bình dân ở các thành phố lớn là bình thường nhưng so với mặt bằng chung ở Việt Trì thì có nhỉnh hơn một chút, tuy vậy chất lượng rất xứng đáng. Có hai loại combo 175.000 đồng và 225.000 đồng, gọi theo combo sẽ tiết kiệm hơn và ăn được nhiều món hơn.

Taster’s BBQ

Thu hút đông đúc thực khách Phú Thọ

Thực đơn phong phú

Địa điểm Taster’s BBQ:

Giờ mở cửa: 17h00 đến 22h30.

Địa chỉ: 549 Châu Phong, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

8.Đồ nướng 277 – Quán ăn ngon tại Phú Thọ

Đồ nướng 277

Hứa hẹn sẽ khiến bạn hài lòng

Giá cả bình dân

Địa điểm Đồ nướng 277:

Giờ mở cửa: 9h00 đến 21h00.

Địa chỉ: Tiên Dung, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

9.Nhà hàng Quang Minh

Nhà hàng Quang Minh gây ấn tượng với thực khách bởi không gian đẹp và nhiều món ăn hấp dẫn. Dù ở địa điểm hơi khó tìm nhưng vẫn thu hút thực khách. Nhà hàng có không gian khá yên tĩnh có cách trang trí rất hợp lý và đẹp mắt. Menu ở đây vô cùng đa dạng từ nguyên liệu đến phương thức chế biến.

Nhà hàng sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn tìm một địa điểm để cùng gia đình đến an uống hay những buổi tụ họp cùng bạn bè và đồng nghiệp. Vì ở đây có các phòng riêng đi ăn rất ấm cúng và riêng tư. Món ăn được yêu thích nhất ở đây là ngỗng 9 món đặc biệt là các món ngỗng nướng, nem ngỗng, dồi cổ, chả viên …rất hấp dẫn.

Nhà hàng Quang Minh

Chế biến khéo léo

Trình bày thu hút

Địa điểm Nhà hàng Quang Minh:

Giờ mở cửa: 9h00 đến 22h30.

Địa chỉ: Nguyệt Cư, Minh Phương, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

10.Phở bò & gà Khánh Huyền

Phở bò & gà Khánh Huyền nằm ngay đại lộ Hùng Vương nên khá dễ tìm. Một tô phở ở đây có giá 25.000 đồng và rất đầy đặn, đảm bảo sẽ giúp bạn no bụng và ngon miệng. Nước lèo ở đây trong và có vị ngọt thanh. Vị ngọt đến từ nguyên liệu tươi ngon chứ không do gia vị như nhiều nơi khác.

Ở đây có các loại phở bò như tái, chín, nạm, gân và sốt vang. Ngoài ra còn có phở gà ta đặc biệt. Các món còn lại cũng được thực khách yêu thích là miến gà, ngan và chả, miến ga, miến ngan, cơm rang, phở xào, mì xào.

Phở bò & gà Khánh Huyền

Thịt bò mềm, dai ngon

Địa điểm Phở bò & gà Khánh Huyền:

Giờ mở cửa: 9h00 đến 22h00.

Địa chỉ: 1934 Đại Lộ Hùng Vương, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

11.Lẩu 88

Lẩu 88 nằm ở Vincom Việt Trì nên khá dễ tìm, sau khi vui chơi các bạn có thể ghé đây để ăn uống cũng vô cùng tiện lợi. Quán rất đông đúc thực khách hàng ngày. Không gian vô cùng sang trọng và lịch sự, đảm bảo bạn sẽ ấn tượng. Giá cả ở đây hơi cao nhưng từ thái độ phục vụ của nhân viên, không gian đến món ăn đảm bảo sẽ khiến bạn hài lòng.

Nước lẩu ở đây vị rất đậm đà, thơm ngon. Nguyên liệu rất tươi, chất lượng đa dạng gồm bắp bò, đùi gà, thịt vịt, bò viên, cá viên, tôm, cá ba sa, sườn sụn, mực, ba chỉ bò úc,… và một số món phụ như đậu phụ, váng đậu, miến, mì tôm,.. Rau ăn kèm cũng rất phong phú gồm bắp cải, rau cần, hoa chuối, rau muống, rau cải xanh, cải thảo, cải chip, cải cúc,…

Lẩu 88

Nguyên liệu rất tươi

Nước lẩu tuyệt vời

Địa điểm Lẩu 88:

Giờ mở cửa: 9h00 đến 22h00.

Địa chỉ: Tầng 5, Vincom Plaza, Đoàn Kết, Phường Tiên Cát, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

12.Sen Vàng Buffet & Beer Club

Sen Vàng Buffet & Beer Club là nhà hàng sang trọng, có view nhìn ra quảng trường Hùng Vương, khách sạn Mường Thanh, buổi tối nhìn ra quảng trường rất tuyệt vời. Không gian rộng rãi, đồ ăn rất ngon, để tiếp khách hay ngắm cảnh đều rất phù hợp,

Nằm trong khu Vincom nên sẽ vô cùng tiện lợi cho một ngày đi vui chơi của bạn, vô cùng tiện để ghé dùng món. Giá tuy hơi cao nhưng chất lượng vô cùng xứng đáng. Nhân viên phục vụ rất niềm nở, luôn vui vẻ và tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp.

Sen Vàng Buffet & Beer Club

Chất lượng đảm bảo

Hương vị khó quên

Địa điểm Sen Vàng Buffet & Beer Club:

Giờ mở cửa: 9h00 đến 22h00.

Địa chỉ: Tầng 5 Vincom Việt Trì, Hùng Vương, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

13.Vịt quay Tuấn Huyền

Thịt vịt tẩm ướp khá đậm đà, thịt mềm, không bị khô. Nước chấm có thêm vị chua nhẹ vừa làm cho món vịt thêm hấp dẫn mà còn giúp người ăn đỡ ngán. Da vịt quay mà vàng mật, bóng loáng siêu bắt mắt, da rất giòn. Thịt vịt được chế biến khéo léo đã mất hẳn đi mùi tanh vốn có của thịt.

Vịt quay Tuấn Huyền

Màu sắc bắt mắt

Giá cả bình dân

Địa điểm Vịt quay Tuấn Huyền:

Giờ mở cửa: 15h00 đến 23h00.

Địa chỉ: Đại Nải, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

14.Bầu’s Pizza

Bầu’s Pizza đã là quán ăn không còn xa lạ đối với người dân địa phương đặc biệt là các tín đồ ăn uống. Quán nằm ở khu không phải trung tâm lắm nên không dính xe cộ tắc tiếc cơ mà hơi khó tìm nếu bạn là thực khách ở nơi khác đến. Không gian quán ở đây khá sạch sẽ, rộng rãi, thoải mái. Nhân viên nhỏ nhẹ, nhanh nhẹn, làm đồ nhanh, chu đáo. Giá thành phù hợp. Chất lượng pizza cũng rất tuyệt.

Đế bánh giòn, thơm, phô mai đẫm bánh vô cùng hấp dẫn. Có nhiều loại pizza cho thực khách lựa chọn, loại nào cũng rất đáng thử. Giá cả ở đây có giá từ 30.000 đồng nên 150.000 đồng tùy vào loại và size. Ngoài pizza, quán còn phục vụ cả mì ý và nhiều món khác cũng rất đáng thử. Nước sốt đẫm vị và vừa ăn.

Bầu’s Pizza

Có rất nhiều loại pizza

Bánh giòn nóng hổi

Địa điểm Bầu’s Pizza:

Giờ mở cửa: 8h00 đến 22h00.

Địa chỉ: 134 Hòa Phong, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

15.Nhà hàng Đức Thụ – Quán ăn ngon tại Phú Thọ

Các món bình dân đều được nấu ngon, nêm nếm vừa vặn. Với lẩu thì nước lẩu rất đậm đà, cùng các nguyên liệu như bò, gà, cật,… đều khá tươi. Nhà hàng có không gian rất rộng, thoải mái vô cùng. Nhân viên ở đây đông và khá tận tâm, tác phong vô cùng nhanh nhẹn.

Nhà hàng Đức Thụ – Quán ăn ngon tại Phú Thọ

Luôn đông đúc thực khách

Phù hợp cho bữa ăn gia đình

Địa điểm Nhà hàng Đức Thụ – Quán ăn ngon tại Phú Thọ:

Giờ mở cửa: 8h00 đến 23h30.

Địa chỉ: Đại Nải, Phường Nông Trang, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.