Top 6 # Món Ngon Dễ Làm Cho Ngày Đông Lạnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Misshutech.com

Cách Làm Lẩu Lòng Bò Cho Ngày Đông Lạnh Giá

Công việc đầu tiên chúng ta cần làm là chuẩn bị lòng bò, chọn mua và sơ chế lòng bò sao cho sạch. Vì các bộ phận lòng bò thường có mùi hôi và chứa vi khuẩn.

Khi mua lòng bò ta cần ưu tiên mua ngay tại lò mổ là tốt nhất bởi vì đó là lòng tươi ngon hoặc ta có thể mua tại chợ vào sáng sớm, tránh mua phải lòng bò đã để lâu ngày.

Sau khi mua về, việc rửa sạch lòng bò thôi chưa đủ, vì đó là nội tạng ở bên trong của bò chứa thức ăn nên mùi hôi rất khó biến mất nên có một vài bí kíp giúp chúng ta có thể xử lý mùi hôi của lòng bò triệt để.

Mẹo chọn lòng bò ngon: Nội tạng động vật tươi thường có màu sắc tươi mới, màu hồng sáng, không bị chảy nước, không bị thâm, không bị beo, căng đều.

Cách chọn và sơ chế nội tạng động vật – Nguồn: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/cach-chon-va-so-che-noi-tang-dong-vat-684363.tpo

1.1 Làm sạch lòng với nước mắm

Pha một muỗng nước mắm ngon (loại đậm đặc có độ đạm cao), cho thêm muỗng giấm ăn (không có cũng được), rồi đem ngâm với lòng.

Nước nóng làm sạch chất nhờn và mắm có công dụng khử mùi thần kỳ. Nhất là cái bao tử, ăn thì ngon nhưng làm sạch chất nhớt rất khó, lại có mùi khó trị.

Dùng hỗn hợp nước mắm và giấm khử mùi còn giữ được cái vị ngon tự nhiên của lòng.

1.2 Làm sạch lòng với sả cây

Lòng bò đem về chỉ cần chà rửa sạch với muối.

Lấy mấy cây sả đập dập bỏ vào nước nấu cho sôi, đem ngâm với lòng bò, rồi xả sạch với nước lạnh.

Những loại lòng bò (như lá sách, tổ ong, khăn lông), sau khi ngâm với nước sả để làm sạch mùi, ta có thể đem bảo quản đông và lấy ra chế biến dần mà vẫn đảm bảo rất ngon ngọt.

Sau khi sơ chế, làm sạch lòng bò, ta cần chuẩn bị những nguyên liệu chính sau đây để tiến hành làm lẩu.

Thịt bò

Nước dừa tươi

Xương bò, cà rốt, hành tây, cỏ xạ hương

Gừng 1 nhánh, hành tây 1 củ, sả vài tép, 2 thanh quế, 2 miếng hoa hồi

Gia vị: Ngũ vị hương, bột cà ri, muối, đường, mì chính, hạt nêm, nước mắm, hành tím băm, riềng xay, chút sa tế.

Rau củ ăn kèm: Bắp cải, rau muống, rau cần, nấm các loại, đậu phụ…

3. Cách làm lẩu lòng bò đậm đà thơm ngon

Khi đã trở về căn bếp thân yêu cùng với các nguyên liệu đã sẵn sàng, sau đây sẽ là cách làm món lẩu lòng bò lạ miệng, ngon mắt dành tặng ngày mưa lạnh bên gia đình.

Hướng dẫn cách làm lẩu lòng bò hầm sả sưởi ấm ngày đông giá rét

3.1 Cách nấu nước lẩu lòng bò

Xương bò sau khi mua về, ta chặt khúc sau đó rửa sạch với nước.

Ta có thể nướng xương bò trực tiếp với lửa hoặc cho vào lò nướng nếu có điều kiện, cho đến khi xương hơi cháy thì dừng lại.

Cho xương bò đã nướng vào nồi cùng cà rốt, hành tây, cỏ xạ hương hầm trong khoảng 1 giờ với nồi áp suất, sau khi hầm xong ta mở nồi ra vớt váng và xương bò để riêng, nước chuẩn bị cho nồi lẩu.

3.2 Các bước làm lẩu lòng bò

Cùng đến với cách nấu lẩu lòng bò đơn giản chỉ với vài bước, bạn sẽ có một nồi lẩu cực thơm ngon.

Bắp cải, rau muống rửa sạch riêng, rau cần bỏ lá, thái khúc vừa ăn.

Nấm thái nhỏ nếu như là cây to, rửa sạch rồi để riêng.

Đậu phụ chúng ta có thể chiên vàng hoặc để nguyên, nhưng khuyến khích các bạn nên chiên đậu vàng lên, như thế khi ăn kèm sẽ không bị nát

Chuẩn bị một âu lớn, cắt lòng bò thành những khúc vừa ăn sau đó ướp với các gia vị đã chuẩn bị sẵn trong khoảng 30 phút.

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tím cùng chút ớt rồi cho lòng bò đã ướp vào xào hơi săn lại để lòng bò có thể dậy mùi.

Sử dụng một nồi lớn, cho nước dùng đã chuẩn bị ở trên, nước dừa tươi vào đun sôi, cho sả, quế, hoa hồi, các loại rau thơm và nấm vào cùng

Khi ăn ta nhúng thịt bò, lòng bò và các loại rau khác cho vừa chín tới rồi thưởng thức, ăn kèm bún hoặc ai thích ăn cay thì thêm sa tế để có vị cay nồng.

4. Yêu cầu thành phẩm

Nước dùng được xem là linh hồn của nồi lẩu, là đặc trưng quan trọng để phân biệt lẩu lòng bò với các loại khác.

Để có nước dùng chuẩn, người ta thường chọn xương ống bò, ninh trong khoảng 8 tiếng đồng hồ để mềm nhừ và chiết ra nước cốt từ tận trong tủy mới đảm bảo độ ngậy, thơm và ngọt của nước. Tuy nhiên ở trên, khi ta không thể mua nước dùng thì ta có thể tự ninh trong 1 thời gian ngắn, tuy không thể bằng nhưng vẫn có vị ngọt của xương bò.

Lòng bò phải đủ độ dai giòn, béo ngậy, nóng hổi chấm muối vắt chanh hay mắm ớt ăn mới đã miệng.

Món lẩu lòng bò với vị chua của cà chua, cốt me quyện hòa cùng vị ngọt của xương, cay thơm của gừng, vị nồng của nấm…Nhúng cùng với rau cải, cần, muống, bắp cải, mồng tơi…đã tạo thành món ăn lạ miệng, thơm ngon, đậm đà và giàu dinh dưỡng.

Không lo cholesterol khi ăn lòng bò ( 1)

Nội tạng động vật: Bổ dưỡng và nguy cơ ( 2)

Cách Làm Món Sườn Non Kho Tiêu Cho Ngày Đông Lạnh

Cách làm món sườn non kho tiêu

Chuẩn bị nguyên liệu làm món sườn non kho tiêu

Sườn non: 500g;

Tiêu sọ tươi: 2 nhánh;

Ớt: 5 trái;

Hành lá, rau mùi: 50g;

Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn, ớt bột, tiêu bột, đường.

Sơ chế nguyên liệu làm món sườn non kho tiêu

Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhuyễn;

Sườn non:

+ Rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn;

+ Đun 1 nồi nước khoảng 1 lít, cho vào một ít muối, khi nước sôi, thả sườn non vào luộc, để sôi tiếp trong 5 phút rồi đổ sườn ra rổ, rửa tiếp 1 lượt với nước lạnh, làm như thế sườn non sẽ sạch và miếng sườn non kho tiêu sẽ ngon hơn, căng bóng, đẹp mắt hơn rất nhiều;

Ớt : Bỏ cuống, rửa sạch, thái lát dài;

Tiêu sọ xanh: Rửa sạch, tách hạt;

Hành lá, rau mùi: Nhặt và rửa sạch, để ráo, phần lá hành thái nhỏ, phần cuống hành chẻ làm 4, rau mùi thái dài 3cm;

Làm nước hàng để kho sườn non: Bạn cho 1,5 thìa đường vào 1 chiếc nồi nhỏ, vặn lửa liu riu để đường nóng, tan chảy đến khi đường chuyển sang màu cánh gián đậm thì cho vào ½ chén nước, đun sôi, tắt bếp, để nguội.

Thực hiện làm món sườn non kho tiêu

Cho sườn non đã ngấm gia vị vào xào với lửa nhỏ vừa khoảng 10 phút, đảo đều tay, khi thấy sườn vừa chín tới, bạn cho nước hàng đã làm ở trên và tiêu sọ xanh, ½ ớt thái lát, 1 chén nước vào sao cho xâm xấp mặt sườn, vặn lửa liu riu, đậy nắp kín, đun trong khoảng 30-40 phút đến khi nước kho vừa sít, sườn non chín mềm chuyển sang màu cánh gián đậm, dậy mùi thơm đặc trưng là được;

Rắc lên bên trên phần hành lá đã sơ chế để độ nóng của món ăn làm cho hành lá chuyển sang màu xanh nuột hấp dẫn rồi bày món sườn non kho tiêu ra đĩa, rắc rau mùi và một ít tiêu bột lên trên là bạn đã hoàn thành công đoạn chế biến món ăn thơm ngon, hấp dẫn này rồi đấy.

Yêu cầu và thưởng thức món sườn non kho tiêu

Món sườn non kho tiêu được trình bày bắt mắt, hấp dẫn, có mùi thơm đặc trưng;

Sườn non chín mềm, ngấm đều gia vị, có màu cánh gián đậm, vị vừa ăn, đậm đà, thơm ngon hòa lẫn vị cay nồng của tiêu sọ và ớt sừng, cực kỳ hấp dẫn;

Cách Nấu Lẩu Gà Ngon Tuyệt Cú Cho Ngày Đông Lạnh

Cách nấu lẩu gà lá giang

Lẩu gà lá giang là món ăn quen thuộc của cả người dân Bắc Bộ và Nam Bộ. Mặc dù mùi vị có đôi phần khác nhau song về cơ bản, món lẩu gà lá giang thường được làm theo công thức sau đây.

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang

Gà tươi: Nên là gà non, có thể là gà mái tơ hoặc gà trống non tuỳ điều kiện. Bạn không nên chọn gà già vì như vậy thịt sẽ rất dai, không thích hợp cho món lẩu. Để chuẩn bị cho một nồi lẩu cỡ 5 – 6 người ăn bạn cần chuẩn bị 1 con gà khoảng 1,5 cân là đủ.

Lá giang: Lá giang là một loại rau rừng khá phổ biến, có vị chua và được sử dụng trong nấu canh, xào… Để chuẩn bị cho món lẩu này, bạn có thể mua khoảng 2 mớ lá giang (cỡ 3 lạng) là đủ, không nên nhiều quá vì như vậy sẽ rất chua, ảnh hưởng tới mùi vị chung của cả nồi lẩu.

Ớt: Ớt vừa làm nổi lẩu của bạn ngon mắt, vừa tạo thêm vị cho món ăn. Ớt nên là loại ớt sừng, ớt chuông. Không nên chọn các loại ớt cay nhỏ vì nó sẽ không ngon, không phù hợp với món lẩu. Chuẩn bị 1 quả ớt chuông là vừa xinh.

Rau gia vị: Rau gia vị cần có để tăng mùi vị của món ăn bao gồm sả, mùi tàu, hành tỏi. Với hành, tỏi, sả bạn chuẩn bị mỗi thứ 1 củ. Với rau mùi tàu bạn chuẩn bị khoảng 1 mớ nhỏ.

Rau để nhúng lẩu: Tuỳ thuộc khẩu vị và điều kiện mỗi vùng miền mà bạn lựa chọn loại rau nhúng lẩu khác nhau. Bạn có thể chọn giá đỗ, rau muống, rau cần, cải thảo…

Thực phẩm khác: Để tránh đói bụng, bạn có thể chuẩn bị thêm bún, mì hoặc phở để ăn kèm với lẩu.

Cách thực hiện làm món lẩu gà lá giang

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà: Thịt gà bạn chặt làm miếng vừa ăn sau đó ướp gia vị gồm có hành + tỏi + sả băm nhỏ + hạt nêm trong khoảng 30 phút cho ngấm

Lá giang: Tuốt lá, bỏ cuống sau đó đem rửa sạch. Sau khi rửa xong bạn để ra rổ thoáng cho lá ráo nước.

Mùi tàu: Cắt chân, rửa sạch và để ráo nước

Ớt: Bỏ cuống, rửa sạch sau đó bổ múi cau nhỏ.

Các loại rau ăn lẩu: Rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng sau đó vớt ra vẩy ráo nước.

Bước 2: Làm nước dùng

Phi thơm hành, tỏi và sả. Tiếp đó, bạn cho phần thịt gà đã ướp vào xào sơ rồi cho khoảng 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi.

Khi nước sôi, nêm gia vị cho vừa ăn rồi bỏ phần lá giang vào đảo đều và tiếp tục đun sôi nồi nước. Tiếp đó, bạn tắt bếp và trút phần nồi nước gà sang nồi nhúng lẩu.

Bước 3: Thưởng thức lẩu gà lá giang

Sau khi trút phần nước lẩu sang nồi lẩu chuyên dụng xong, bạn bật lại bếp cho nước sôi trở lại. Khi nước bắt đầu sôi là có thể dùng lẩu với phần rau lẩu + bún/mì tuỳ ý.

Cách nấu lẩu gà nấm ngon

Nguyên liệu làm món lẩu gà nấm cần có:

Thịt gà: Thịt gà bạn cũng chuẩn bị tương tự như món gà lá giang phía trên. Gà nên là gà non, gà ta vì như vậy thịt sẽ thơm ngon và dai. Chọn một con gà cỡ 1,5 cân là đủ 1 nồi lẩu cho 6 người ăn.

Nấm: Vì là lẩu gà nấm nên ngoài phần thịt gà thì nấm là phần quan trọng tiếp theo. Đối với nấm, bạn có thể chuẩn bị nhiều loại. Tuy nhiên, những loại nấm chính không thể thiếu cho món lẩu này gồm có: Nấm đông cô, nấm rơm, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm bảo ngư…

Các loại rau khác: Ngoài nấm là rau ăn lẩu chính thì một số loại rau nữa bạn cũng nên bổ sung bao gồm: xà lách (hoặc cải thảo), củ cải trắng (khoảng 0,5 kg), hành tươi, hành khô, tỏi, ớt

Các loại gia vị: Hạt nêm, nước mắm, sa tế, dầu ăn…

Cách thực hiện làm món lẩu gà nấm như sau:

Bước 1: Sơ chế các loại thực phẩm

Thịt gà: Thịt gà rửa sạch sau đó để cho ráo nước. Sau khi gà ráo nước, bạn lọc lấy xương và thịt để riêng ra hai phần.

Với phần thịt gà, bạn thái thành các miếng vừa ăn rồi sau đó đem ướp gia vị cho đậm đà.

Củ cải: Gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn

Nấm: Cắt chân, rửa sạch rồi sau đó ngâm qua với nước muối loãng từ 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Các loại rau ăn kèm: Các loại rau ăn kèm khác (nếu có) như xà lách, cải thảo bạn cũng đem rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi sau đó vớt ra rổ và để ráo nước.

Bước 2: Làm nước dùng

Phần xương, bạn cho vào nồi cùng với nước lọc, nêm một chút gia vị rồi bắc lên bếp ninh trong khoảng 30 phút cho ngọt nước.

Ninh khoảng 30 phút, bạn cho phần củ cải trắng đã thái trước đó vào ninh kèm trong khoảng 5 phút nữa. Tiếp đến bạn trút hết phần hỗn hợp sang nồi dùng lẩu.

Bước 3: Thưởng thức món lẩu gà nấm

Bật lại nồi nước dùng cho sôi và nêm lại gia vị. Cho thêm 1 chút sa tế cho đậm đà.

Khi ăn, bạn bỏ lần lượt các nguyên liệu muốn thưởng thức như thịt gà, nấm vào nồi lẩu và chờ cho chín là ăn được. Bạn cũng có thể dùng kèm với bún, phở để chống ngán.

3 Món Ăn Thơm Ngon, Đưa Cơm Cho Ngày Đông Lạnh

Một bữa ăn thơm ngon quây quần cùng gia đình trong mùa đông lạnh giá chính là hình ảnh hạnh phúc mà rất nhiều bà mẹ trẻ mong muốn có được. Làm sao để thực đơn mỗi ngày đều mới lạ và hấp dẫn các thành viên trong gia đình? Làm sao để các thành viên trong gia đình đều có được dinh dưỡng tốt nhất từ những bữa ăn tại nhà? Bài chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ bật mí giúp bạn cách chế biến 3 món ăn thơm ngon, đưa cơm cho ngày đông lạnh đơn giản nhất bạn có thể tham khảo.

Món thịt kho mắm thơm ngon hấp dẫn

Món thịt kho mắm là món ăn quá quen thuộc với người Việt Nam đặc biệt là với người dân miền Bắc, tuy nhiên chỉ cần một chút biến tấu món thịt kho của bạn sẽ trở nên mới lạ và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Để thực hiện món thịt kho mắm cho gia đình bao gồm 4 người ăn thì bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản sau:

400 gam thịt ba chỉ( bạn nên chọn loại thịt ba chỉ sạch, khổ thịt vừa phải)

Một thìa mắm tép, hành khô, muối, mì chính, hạt tiêu…

Bạn rửa sạch thịt, thái thành từng miếng nhỏ bằng khoản 3 đầu ngón tay.

Bạn bóc hành, thái nhỏ.

Sau đó, bạn đem thịt ướp với một thìa mắm tép, hạt tiêu, hành trong khoảng 10 phút để thịt ngấm gia vị. Sau đó bạn lấy một chút dầu ăn phi thơm hành khô rồi cho thịt vừa ướp vào đảo đều. Bạn đảo đều thịt đến khi thịt săn lại có màu vàng đậm là được. Sau đó bạn cho thêm mắm muối, hạt tiêu và một chút thìa cà phê đường vào và đảo đều khoảng 2 phút nữa là có thể mang ra thưởng thức.

Khi thực hiện món ăn này bạn lưu ý:

Thịt sau khi kho có vị mắm đặc trưng, không ngấy mỡ, hơi dai.

Thịt kho mắm nên ăn nóng ngay sau khi chế biến mới cảm nhận được độ thơm ngon .

Món cá bống rim mắm vô cùng hấp dẫn

Cá bống là loại cá khá phổ biến tại vùng biển Việt Nam. Cá mình tròn, to bằng hai đầu ngón tay, dài khoảng 20 cm. Cá bống sau khi được khai thác được người dân quạt qua lửa để giữ được độ tươi ngon.

Ba lạng cá bống quạt

Nước mắm, ớt khô, hạt tiêu, gừng, muối, mì chính..

Nồi đất để kho cá

Bạn cắt bỏ đầu cá bống sau đó cho lên bếp chiên qua.

Bạn cho cá bống vừa chiên vào nồi đất, sau đó cho nước mắm, muối, mì chính, ớt khô,hạt tiêu và một bát con nước vào để kho cá.

Bạn kho cá bống đến khi cạn nước thì rưới thêm một chút dầu ăn vào.

Món cá bống quạt rim mắm có vị dai, hơi cay thích hợp ăn vào những ngày mùa đông giá lạnh tại miền Bắc của nước ta.

Đây là món ăn dân dã nhưng lại cực kỳ đưa cơm vào những ngày tiết trời lạnh giá.

Bạn chuẩn bị 4 quả trứng vịt

1,5 lạng thịt nạc vai, 50 gam mỡ khổ.

1 đến 2 thìa cà phê mắm tôm tùy theo khẩu vị của mỗi người

Nước mắm, mì chính, tiêu, ớt khô.

Bạn xay nhỏ thịt nạc vai cho vào tô sứ.

Mỡ khổ luộc chín, thái hạt lựu.

Bạn phi hành khô, cho 1 nửa mắm vào chưng lên rồi cho một chén nước nhỏ vào mắm.

Trứng chưng mắm tép- món ăn ngon, dễ thực hiện

Đập trứng vào tô thịt rồi cho mỡ khổ, toàn bộ mắm tép, mì chính, hạt tiêu, hành khô vào đánh đều.Nếu bạn thích ăn cay có thể để một vài miếng ớt khô trên bề mặt tô sứ trước khi đem đi hấp cách thủy. Bạn hấp cách thủy khoảng 30 phút là có thể mang ra thưởng thức.Chú ý món ăn sau khi hoàn thiện cần có màu vàng rơm, thơm mùi đặc trưng của mắm. Món này bạn nên ăn nóng ngay sau khi chế biến tránh để nguội sẽ bị tanh, khó ăn.

Trên đây là cách thực hiện 3 món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt đưa cơm vào mùa đông bạn có thể tham khảo. Tùy theo khẩu vị của từng người bạn có thể điều chỉnh gia vị cho món ăn nhưng chắc chắn rằng món ăn này có thể làm siêu lòng bất kỳ các tín đồ yêu thích ẩm thực nào.